banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: _VoT_  XML
Profile for _VoT_ Messages posted by _VoT_ [ number of posts not being displayed on this page: 2 ]
 
Bạn nixrous đang dùng Fedora 10 i386 hay x64 vậy?
vikjava có thể xem onl tại
http://nmap.org/book/toc.html

Nmap Network Scanning
The Official Nmap Project Guide to Network Discovery and Security Scanning
Gordon “Fyodor” Lyon

Book URL: http://nmap.org/book/
ISBN: 978-0-9799587-1-7
ISBN-10: 0-9799587-1-7
rút điện hay rút dây thì phải làm từng cái một, rất mất thời gian
bạn có thể show arp table trên từng PC rồi so sánh với MAC của từng cổng của sw
Có lẽ tại số tớ xui thật, máy tớ in liên tục thì khá nóng. Khi in 2 mặt thì có hiện tượng các dòng chữ hơi bị lệch đi (hỏi 1 số người thì được trả lời là lỏng tụ cuốn gì gì đó). Lỗi này nhỏ thôi nhưng cũng khá khó chịu nếu in tài liệu quan trọng
Máy của 2 người kia cũng thấy hiện tượng đó, tớ đang tính tới khả năng gọi bảo hành
Theo tớ cậu ko nên dùng 2900, vì nó có lỗi rất hay gặp là in bị lệch chữ ( khoảng 0.5cm). Lỗi này xuất hiện cả trên máy của tớ lẫn của 2 người khác mà tớ biết
Bạn có thể tham khảo blog về KHMT của bác Hưng

Ngô Quang Hưng wrote:
Cụm từ “công nghệ thông tin” (information technology - IT) có khi được dùng đồng nghĩa với “khoa học máy tính” (computer science - CS). Không nên đánh đồng IT và CS.

Theo tự điển Wikipedia thì IT là công nghệ dùng để xử lý thông tin, thường dùng theo nghĩa là công nghệ ứng dụng máy điện toán và phần mềm để chuyển đổi, bảo vệ, xử lý, truyền, lưu giữ và truy cập thông tin. Nhưng rõ ràng là các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, đã dùng các công nghệ khác (trước cả khi có máy tính) để xử lý, phân phối, truyền, lưu trữ và truy cập thông tin! Như vậy, bản thân chữ IT theo định nghĩa này đã có lấn cấn.

CS mang nghĩa rộng hơn IT rất nhiều. Theo tự điển thì CS bao gồm IT cộng thêm một khái niệm rất sâu sắc gọi là sự tính toán (computation). Giáo sư Don Knuth (giải Turing năm 1974) trong bài “Khoa học máy tính và quan hệ của nó với toán học” (xem một tuyển tập có bài này) viết: “có lẽ hai khoa học gia máy tính sẽ cho bạn hai định nghĩa khác nhau về CS … Định nghĩa của tôi là: CS là sự nghiên cứu khái niệm giải thuật“.

Ta thử lấy ví dụ một đối tượng nghiên cứu của CS không nằm trong IT: lý thuyết tính toán (theory of computation). Đây là một ngành của CS nhằm vào câu hỏi: “cái gì có thể tính được?” Câu hỏi này ngoài ý nghĩa thực tiễn còn mang đậm tính triết học và liên quan mật thiết đến logic. Máy tính đã làm được nhiều việc tuyệt vời, từ đánh cờ thắng Kasparov, mô phỏng Big Bang, đến hiện thực mạng thông tin toàn cầu. Vậy khả năng giới hạn của máy tính là gì? Nó có giới hạn không, hay là vài chục năm nữa sẽ có máy tính thông minh hơn người? Biên giới của các giới hạn, nếu có, là ra sao về mặt thời gian (time) và bộ nhớ (space)? Để trả lời các câu hỏi loại này, ta cần nhiều hơn cái gọi là công nghệ thông tin. 

Mình thấy bạn rất dũng cảm khi chọn ngành vừa rộng vừa sâu này. Chúc thành công
/hvaonline/posts/list/22916.html
Chủ đề và câu trả lời đã có ở đây rồi
Bachkhoa Network Academy và BKACAD là một, trang chủ là http://www.bkacad.com/
Hiện BKAD còn lại được 1 vài giáo viên tận tụy (hoặc chờ thời), còn lại đi từ lâu rồi do lương lậu ít quá. Nghe nói có phòng lab mới dựng + kéo vài chị admin xinh đẹp bên IPmac để cạnh tranh lại các trung tâm khác
Với tớ, BKAD chỉ còn là lịch sử
Nếu cậu có nhiều tiền thì cứ BKAD mà téng, tầm 500$/khóa chính hãng
Còn nếu là người tiết kiệm thì tớ gợi ý http://hocit.com/forum/ 75$/khóa ,tài liệu và lab ko thua kém
PS:chả hiểu sao BKAD thu học viên lắm thế mà trả lương giáo viên cực bèo

chienfet wrote:
Chào các anh em chiến hữu,
Mình lập ra topic này để mọi người củng cố lại kiến thức về IP, Subnet.
Để trả lời được các câu hỏi các bạn cần hiểu rõ về cấu trúc của lớp A,B,và C
Câu hỏi của ngày hôm nay như sau:
" Đưa ra 1 subnet mask 255.255.255.0 và IP address là 66.68.100.1:
a, Có bao nhiêu bít được sử dụng cho phần subnet ID? tại sao?
b, How many IP address are lost due to the subnetting? ( câu này mình không biết dịch thế nào smilie )

Mọi người cho ý kiến sau, sau đó có thể đặt câu hỏi cho người khác trả lời nhé!(đáp án mính sẽ nói sau) 


Đọc câu hỏi đến lần thứ 3 mới dám reply vì có điểm băn khoăn
ở câub: có bao nhiêu địa chỉ IP sẽ bị mất trong quá trình subnet? nhưng là subnet từ cái gì đây?
Bình thường có thể đọc và nghĩ ngay đến việc mạng 66.0.0.0/8 bị subnet thành /24 như trên.
Nhưng nếu có người đưa ra 1 mạng 66.68.0.0/16 và yêu cầu subnet thành /24 thì sao?
Câu hỏi đầy đủ nên để là: How many IP address of major network are lost due to the subnetting ?

Tôi nghĩ lời giải của cho câu b theo nghĩa subnet từ mạng /8 thì chienfet làm đúng
Tớ nghĩ là đoạn này

trong Internet layer của TCP/IP thì chỉ có các protocols : IP,IMCP,ARP,RARP 

Theo Wiki thì
Internet Layer bao gồmIP (IPv4 · IPv6) · ICMP · ICMPv6 · IGMP · IPsec · (more)
Theo RFC 1122 thì ARP-RARP ở Link Layer
tớ tham khảo tại http://en.wikipedia.org/wiki/Link_layer

hoadqtk4 wrote:
Đáp án cho câu : 1 (beo 's)
Chắc chắn là IP
Vì trong Internet layer của TCP/IP thì chỉ có các protocols : IP,IMCP,ARP,RARP
trong lớp Transport là : TCP (reliability) & UDP (unreliability)
còn thắc mắc về các layer thì các bạn cứ reply !!! hoadqtk4 CCNA 


Đọc kĩ lại câu hỏi đi bạn
Which of the following protocols are examples of TCP/IP network interface layer protocols? Họ không hỏi về Internet layer
Ngoài ra "trong Internet layer của TCP/IP thì chỉ có các protocols : IP,IMCP,ARP,RARP" là sai hoàn toàn

FaL wrote:
Thích hack thì cứ học hack thôi, có gì mà phải bàn cãi nhiều.

Chỉ là quan niệm của bạn như thế nào về chữ HACK, HACKER,... quan niệm này có được trình bày khá rõ ràng, và được anh conmale chú giải thấu đáo trong bản dịch: How to become a hacker của Raymond Murphy. Bạn có thể tham khảo thêm. Biết đâu đọc xong lại càng thích hơn việc trở thành hacker? smilie 


Không biết người khác thì ra sao, chứ bản thân mình đọc xong tài liệu đó thấy hack hiếc xa vời kinh khủng, cứ cố làm tốt việc học + làm đã đủ phờ râu trê rồi.....
Mà bạn nhìn ngay trong diễn đàn này xem, những người chưa nhận mình là hacker đã suốt ngày kêu ca thiếu thốn tiền bạc, tình cảm, lại phải thức đêm hôm uống cafe đốt thuốc lá....cố học hack làm gì cho khổ thân ra smilie
Đó là câu hỏi mình đi sưu tầm
Đáp án:
trường hợp 1: port bị block: port 2 switch 2, port 3 switch 1
trường hợp 2: port bị block: port 2,3 trên switch 1

Giải thích:
Sw2 làm RB
1) tất cả các port trên Sw2 là Designated Port (DP)
2) bầu chọn root port trên Sw1: dựa vào tham cố root-path-cost thì P1=P2=P3=19 (nếu link tốc độ 100Mbps), đến tham số thứ 2 là sender-bridge-ID thì P1=P2=P3=Bridge-ID-Sw2, phải dùng tham số thứ 3 là sender-port-ID thì P1=P3=Port1(Sw2) < Port2(Sw2)=P2, như vậy đến đây chỉ còn P1,P3 là ứng cử viên cho Root-Port. Vì P1,P3 nối với nhau (nối qua switch) nên sẽ dùng tiếp tham số sender-port-ID của P1 và P3, vì Port-ID-P1(Sw2)
3) bầu chọn DP: segment giữa P2(Sw1) và P2(Sw2) đã có P2(Sw2) là DP nên P2(Sw1) là block-port (BP), segment giữa P1,P3(Sw1) và P1(Sw2) có P1(Sw1) là RP, P1(Sw2) là DP nên P3(Sw1) là BP

Sw1 làm RB, giải thích tương tự trường hợp trên:
quy trình bầu chọn trong STP là:
1. Bầu chọn Root Bridge: Switch có BridgeID nhỏ nhất là RB, trong đó BridgeID=Bridge-Priority và MACAddress (là Mac của Interface Vlan1)
2. Bầu chọn Root Port trên các Switch không phải RB: Port có metric nhỏ nhất sẽ là RP, trong đó metric là tập hợp của các tham số với độ ưu tiên giảm dần:Root-Path-Cost, Sender-Bridge-ID, Sender-Port-ID, trong đó Port-ID=Port-Priority và Port-Number
3. Bầu chọn Designated Port (DP) trong các Segment theo thứ tự:
a. Tất cả các port trên RB là DP (trừ trường hợp có loopback port)
b. Trong 1 segment chỉ tồn tại 1 RP, 1 DP và có thể có nhiều BlockPort
c. Port có metric nhỏ nhất trong segment đó sẽ là DP (segment được hiểu là 1 collision domain)
4. Các port còn lại sẽ được đưa vào trạng thái block (gọi là non-designated-port hoặc Alternated-Port)

@ anh PXMMRF: theo các bài viết của anh, em thấy có vài điểm hơi băn khoăn
Public IP là IP có thể xác định được 1 thực thể trên Internet
Private IP là IP chỉ dùng trong LAN, ko được router đưa ra ngoài internet
Public IP theo em hiểu từ đầu topic đến giờ đều là IP của modem nối ra bên ngoài

Vậy nếu mô hình sử dụng NAT sau:
LAN A (IP 192.162.x.x)-----Modem(NAT thành IP 10.0.x.x)-----DSLAM(NAT thành 172.16.x.x)-----Router(NAT thành IP 203.16.x.x)---Internet
Vậy IP public của máy trong LAN A ở đây sẽ là IP nào?
Mình cũng đang có băn khoăn về STP




SW1 là root bridge, thì block port nào trên SW2
SW2 là root bridge, thì block port nào trên SW1
Một chủ đề rất hay smilie
Góp ý thêm chút về vụ dùng p4s để ôn: bạn nào muốn thi BCMSN của CCNP cẩn thận, vì nó trùng rất ít câu hỏi và vừa thay đổi nên p4s chưa có kịp

simba_vn2210 wrote:
Cám ơn bạn napoleon_tq nhiều.Mặc dù mình down ở bên rapid hay bị ngắt giữa chừng, ức lắm, nhưng vẫn cám ơn công sức của bạn đã up.
Hy vọng bạn sẽ tiếp tục cơn "book flood"này để anh em ta ngày càng giỏi hơn. 

Bạn nói thế nào chứ, mình down rapid bình thường mà
Ngập trong ebooks thích thật, hỏi là có smilie Thank napoleon_tq


Bạn có cuốn Cisco.Press.CCNP.BSCI.Portable.Command.Guide 642-901 xuất bản năm 2008 không cho mình xin.
Thanks
Có nhầm lẫn khi upload thì phải
link rapid là cuốn ISCW chứ không phải ONT
thư viện sách xem lại hộ với nhé smilie
Mình có mấy đứa bạn học Aptech, sách giáo khoa chủ yếu là sách bản in, có bản quyền và được giữ gìn cực kỳ cẩn thận. đên mượn photo cũng ngại
Không hiểu sao bạn lại có tài liệu ebooks thế này
Dù sao cũng cám ơn tinh thần chia sẻ
http://www.porcupine.org/forensics/forensic-discovery/
Destroying information turns out to be surprisingly difficult [Gutmann, 1996] and [Gutmann, 2001]. Memory chips can be read even after a machine is turned off. Although designed to only read ones and zeroes, memory chips have undocumented diagnostic modes that allow access to tiny left-over fragments of bits. Data on a magnetic disk can be recovered even after it is overwritten multiple times. Although disk drives are designed to only read the ones and zeroes that were written last, traces of older magnetic patterns still exist on the physical media [Veeco, 2004]. 


Có vẻ C15 cũng đã từng làm thế trong vụ Huyremy. Nhưng cụ thể là ntn? đến sách dậy về cấu trúc máy tính cũng ko thấy đề cập đến cái này. Thật đáng tiếc smilie
Cám ơn nhé, các reply rất đáng tham khảo
@pnco: Mình đang xài FC9, các link bạn đưa toàn là cho ubuntu. Giả sử nếu mình muốn tìm tài liệu tham khảo soft cho bất cứ 1 distro nào thì phải làm gì ?
Mình đang tập chuyển hẳn sang linux nhưng một trong các vấn đề gặp phải là ko biết dùng phần mềm nào thỏa mãn các nhu cầu tương ứng bên window. Tìm kiếm thì thấy rất nhiều, nhưng mình muốn đc tham khảo từ mọi người
Chả hạn nghe nhạc, xem film các định dạng, chỉnh sửa ảnh, cắt ghép nhạc......bạn đang dùng gì?
Nếu ai đã, đang dùng các phần mềm cho linux và cảm thấy hài lòng với nó thì vào đóng góp đc ko? gợi ý tên là đủ rồi
Cám ơn nhiều smilie
Gần đây tôi hay phải đi giải quyết các "sự cố" máy tính, chủ yếu xoay quanh vấn đề virus, đứt mạng, font chữ, các thiết bị máy in ko nhận....nói chung là công việc ko có gì quá khó hay cao siêu nhưng rất dễ nổi khùng vì cực kì nhàm chán
Về cơ bản, tôi nhận thấy những người dùng văn phòng thường có rất ít kiến thức, kĩ năng sử dụng máy tính, và họ sẵn sàng kêu hỗ trợ khi gặp 1 lỗi rất nhỏ. Vì muốn tối giản các cuộc gọi đi xử lý những vụ như vậy, tôi muốn tìm hiểu 1 mô hình tương đối ổn cho người dùng văn phòng

Các điều kiện ban đầu cho như sau:
_Có toàn quyền với 1 hệ thống mạng nhỏ, bao gồm 1 vài PC, laptop và các thiết bị như modem, router (đểu thôi smilie), 1 đường ADSL ra ngoài
_Các máy chủ yếu vẫn là WinXP, WinServer ko có bản quyền. Vẫn biết là phải tôn trọng bản quyền nhưng đó là quyết định của đa số khách hàng, tôi ko thể thay đổi

Yêu cầu đặt ra:
_Giải pháp càng kinh tế càng tốt
_Nếu có thể ,áp dụng các thay đổi như cấu hình phần mềm, cài đặt phần mềm cùng 1 lúc cho tất cả các máy. Có chính sách sao lưu, dự phòng dữ liệu với chi phí rẻ, thuận tiện sử dụng ngay cả với người ko rành tin học.
_Có các chương trình cơ bản cho văn phòng : soạn thảo, slide, tính toán, AV, film ảnh nhạc...

Nếu là bạn, thì bạn sẽ làm ntn? Rất mong sự đóng góp (ý kiến càng cụ thể càng tốt) của tất cả smilie
Bạn nên cung cấp đầy đủ, cụ thể nhãn hiệu, model của sản phẩm thì mọi người mới giúp được.

I Stupid ! wrote:
Tớ thấy nên dùng chip CPU AMD( rẻ ) , và chơi màn hình LCD (đỡ tốn điện và bớt hại mắt) . Muốn tốt hơn nữa thì có thêm hệ thống làm mát bằng nước ( giá hơi đắt nhưng được lâu dài) hay bằng quạt (tốn điện, nhiều bụi) 



có 9 tr mua cả màn LCD thì ko có chỗ chơi cho tản nhiệt nước đâu, trừ khi xài đồ cùi bắp quá, hỏng ráng chịu
Chip AMD rẻ thật, nhưng Intel vừa có đợt hạ giá khá lớn. Bạn tham khảo thử

CPU Previous Price Current Price % Change
Intel® Core™2 Quad Processor Q6700 (8M Cache, 2.66 GHz, 1066 MHz FSB) $530 $266 50%
Intel® Core™2 Quad Processor Q6600 (8M Cache, 2.40 GHz, 1066 MHz FSB) $266 $224 16%
Intel® Core™2 Duo Processor E8300 (6M Cache, 2.83 GHz, 1333 MHz FSB) - $163 0%
Intel® Core™2 Duo Processor E7200 (3M Cache, 2.53 GHz, 1066 MHz FSB) - $133 0%
Intel® Core™2 Duo Processor E6850 (4M Cache, 3.00 GHz, 1333 MHz FSB) $266 $183 31%
Intel® Core™2 Duo Processor E4600 (2M Cache, 2.40 GHz, 800 MHz FSB) $133 $113 15%
Intel® Pentium® Dual-Core Processor E2200 (1M Cache, 2.20 GHz, 800 MHz FSB) $84 $74 12%
Intel® Pentium® Dual-Core Processor E2180 (1M Cache, 2.00 GHz, 800 MHz FSB) $74 $64 14%
Intel® Celeron® Dual-Core Processor E1400 (512K Cache, 2.00 GHz, 800 MHz FSB) - $53 0%
Intel® Celeron® Dual-Core Processor E1200 (512K Cache, 1.60 GHz, 800 MHz FSB) $53 $43 19%
Intel® Celeron® Processor 440 (512K Cache, 2.00 GHz, 800 MHz FSB) $53 $44 17%
Intel® Celeron® Processor 430 (512K Cache, 1.80 GHz, 800 MHz FSB) $44 $34 23%
Intel® Celeron® Processor 570 (1M Cache, 2.66 GHz, 533 MHz FSB) - $134 0%
Intel® Celeron® Processor 560 (1M Cache, 2.13 GHz, 533 MHz FSB) $134 $107 20%
Intel® Celeron® Processor 550 (1M Cache, 2.00 GHz, 533 MHz FSB) $107 $86 20%
Quad-Core Intel® Xeon® Processor X3230 (8M Cache, 2.66 GHz, 1066 MHz FSB) $530 $266 50%
Quad-Core Intel® Xeon® Processor X3220 (8M Cache, 2.40 GHz, 1066 MHz FSB) $266 $224 16%
Dual-Core Intel® Xeon® Processor 3085 (4M Cache, 3.00 GHz, 1333 MHz FSB) $266 $188 29%
Editor's Note: This story was updated at 11:04 AM PDT with a summary table and more details from Intel. 
Hồi trước đọc đối thoại với rookie có đoạn:


docco hỏi:
"Vậy hồi xưa anh 'bắt đầu từ đâu' vậy? anh có thể bật mí cho tụi em một tí được không?"

Tôi (tức conmale smilie) đáp:
"À, hoàn cảnh của anh lúc đó khác với hoàn cảnh mấy đứa bây giờ lắm. Anh cũng chẳng biết phải 'bắt đầu từ đâu', chỉ biết phải kiếm một công việc để làm kiếm sống và vừa làm vừa học. Đến khi học càng nhiều, biết càng nhiều thì tự nhiên đòi hỏi phải tìm công việc thích hợp hơn. Anh đoán hồi đó anh chẳng trằn trọc với chuyện 'bắt đầu từ đâu'. Anh chỉ lao thẳng vào công việc và học hành rồi nó đưa mình từ điểm này sang điểm kia thôi."
 


Một thầy giáo trong KMA thì lại tâm sự:
"Chúng ta đang làm chuyện ngược đời: đáng lẽ học bảo mật là những người làm việc trong 1 ngành cụ thể, đã hiểu căn bản và cần đi sâu để làm bảo mật thì chúng ta lại đang học bảo mật từ con số 0 "

Có lẽ học bảo mật theo cái cách anh conmale nói là chuẩn, những con đường khác có khó hơn chăng nữa nhưng phận SV thì chỉ biết cố thôi chứ biết làm sao ?
Mình hiện đang học đh khối kĩ thuật, kể lại 1 vài vết xe để bạn tránh nhé:
Hồi lớp 12 mình nghĩ đại học là thứ cao cấp lắm, hoàn hảo lắm, ra trường là có việc ngon ăn ngay, nên cắm đầu ôn thi cho qua cái gọi là "kì thi đại học"
Vào học năm 1, tâm lý thất vọng vì chả thấy nó khác gì cấp 4 cả
Đến năm 2, vẫn còn rơi rớt chút suy nghĩ coi thường đại học. Đọc được vài bài định hướng của các anh trên 4r và có chút suy ngẫm nhưng vẫn lăn tăn lắm
Giữa năm 2, tham gia vài khóa học luyện thi chứng chỉ và thấy rằng những gì được học ở đại học cơ bản thật, nếu nắm được nó thì thấy những gì học ở ngoài dễ hiểu hơn nhiều
Giờ đang là năm 3, đã có chút ít ý thức về vẻ đẹp của cái bảng điểm, và cũng không dám coi thường các môn học của ĐH nữa (ngoài mấy cái tư tưởng, tâm lý học thì ko bàn)

Mình thích câu này :"Tấm bằng là tờ giấy thông hành, còn kiến thức là đôi chân để đi lại" Nếu bạn ko có tờ giấy đó, liệu có mấy ai dám cho bạn đi ? Đang nói ở việt nam, nước ngoài tớ không biết gì hết.

 
Go to Page:  2 3 4 Page 5 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|