banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: tuytham  XML
Profile for tuytham Messages posted by tuytham [ number of posts not being displayed on this page: 3 ]
 
Lý thuyết CSDL là một môn học cực kỳ khó chịu khó nuốt, nhưng nếu chịu khó học để nắm vững nó thì cực kỳ có lợi sau này khi ra làm việc vì khả năng đáp ứng những công việc cụ thể của nó thì thật tuyệt, nhất là trong lĩnh vực thống kê để tối ưu hóa sản xuất. Mấy lão chủ Tây cực khoái những anh rành về CSDL.

Chúc bạn thành công.

Kasaki wrote:

tuytham wrote:
Máy sài một thời gian thì nó phải ì ạch thôi, vì sao ư? cái vụ này nói 3 ngày chưa hết 

Vậy anh nói vài cái nguyên nhân xem sao ! Chứ nói thế này thì chung chung quá !
Kasaki! 


Nói sơ thôi nhé Kasaki, bởi vì sài máy một thời gian thì nó sinh ra rác đủ loại đủ kiểu, rồi cái bảng ghi MFT (master file table) nó phải lưu lại các sự vụ thay đổi từ lút chút cho đến to tát (giống như cái cơ sở dử liệu vậy đó).

Do đó mình có delete files or folders, uninstall program, defrag hardisk thì nó chỉ loại bỏ, dọn dẹp, sắp sếp lại thôi chừ CSDL của các thứ hổ lốn vẫn còn đó.

Windows có công cụ index the last file, nó tạo sự thuận tiện cho user nhưng cũng làm cho hệ thống chậm chạp, rác càng nhiều thì windows phải thò mõm vào thùng để sục sạo càng lâu. Tắt quách cho nó nhẹ người.

Cái hệ thống registry mới rắc rối tợn, nó là CSDL của toàn bộ máy từ fần cứng cho tới phần mềm, sài máy lâu thì nó phình lên dữ tợn, cho dù mình có dọn sạch thì vẫn còn một số hỗ lốn mà nó lại liên kết chéo với nhau mới oải chứ, khi hoạt động nó lôi thằng a, thằng a đi kiếm thằng B, mà thằng B đã bị luộc rồi cho nên nó đi tìm thằng C để truy vấn... hỏi lòng vòng cho đến khi nào xác định rằng thằng A chả có tích sự gì nó mới chịu thôi, mất thì giờ vô ích.

Do đó Kasaki đã phát biểu hơi bị chính xác: defrag chả có đem lại lợi ích cho năng suất hoạt động của hệ thống, dọn dẹp registry cũng là bạn hiền của defrag.

Fall nói cũng hơi bị quá chính xác: defrag còn làm chậm máy hơn. (nếu Fall chịu nói thêm rằng sau vài lần restarr thì tốc độ hệ thống mới trở về bình thường như trước khi defrag)

Ngày xuân nâng chén, chúc Kasaki ngày càng tiến bộ. (nhớ chúc lại anh nhé Kasaki)
Chúc mừng năm mới các đồng chí ở HVA

Cái lão Fall nói đúng quá chừng rồi mà sao các đồng chí còn tranh cãi nữa nhỉ.

Máy sài một thời gian thì nó phải ì ạch thôi, vì sao ư? cái vụ này nói 3 ngày chưa hết, mà các đồng chí cũng chắc gì đã hiểu (vì thấy Fall diển đạt rỏ ràng vậy mà các đồng chí còn chưa hiểu nữa là) , muốn cải thiện năng suất thì cách đơn giản nhất là reinstall lại OS và các thứ ứng dụng đi kèm.
Nói đến Laptop thì nói cả ngày cũng không hết chuyện và cũng không biết chán, tôi có thằng bạn có một cửa hàng trên đường Trần Hưng Đạo bán toàn là máy dữ dằn, vào xem cả ngày cũng không chán. Nhìn mấy em Vaio mà chảy nước miếng: duyên dáng yêu kiều, mảnh mai nói tóm lại y như những cô người mẩu thướt tha trong bộ cánh của Amani, mấy em HP dù cố gắng lắm thì cũng giống như mấy em miệt Hóc môn cố trang điểm cho giống gái Lê Văn Sĩ nhưng vẫn để lộ cái bàn chân đen sì....

Nói cho vui vậy thôi chứ tiền nào thì của nấy và cũng tùy nhu cầu, em Vaio đẹp kiêu sa nhưng hơi đỏng đảnh và khó vươn tới, em HP trông cục mịch nhưng được cái chiều chồng, chịu lam lũ....

Do đó nó phụ thuộc vào người sử dụng thuộc type nào cơ.

Đánh giá sức mạnh của một hệ thống thì xin đừng quá phụ thuộc vào cấu hình (đây là trên quan điểm của một chuyên gia về hệ thống vi xử lý) và cũng xin đừng tin vào các phần mềm test sức mạnh (toàn là bịp bợm).

napoleon_tq wrote:
Hay đấy, rất tổng quan.
Lâu lâu không thấy tuytham đăng đàn nhỉ smilie smilie  


Đây có túy thâm đây, gần đây công việc hơi nhiều nên ít ghé phò rùm đàm đạo với chiến hữu, vả lại từ khi Giang hồ lãng tử GS bị hắc bang chủ đâm cho một nhát thấu tim, tại hạ đâm buồn muốn qui ẩn giang hồ luôn. cũng may là còn có Hoàng đế Pháp quốc nên tại hạ cũng còn chút an ủi. Cái site của hoàng đế hơi bị hay đấy, xin chúc mừng.

Bài viết trên khá công phu, nhưng kiến thức nền tảng của tác giả còn yếu quá nên sai tùm lum, tác giả chưa phân biệt nỗi đâu là bus ngoại vi và bus nội vi, chưa hiểu nỗi tần số sung nhịp của CPU là cái gì nữa là. Nhưng cố gắng vậy là tốt.

tatdat wrote:
ai còn ý nào nửa ko
túm lại là mua cái nào đây trời ?????????????????????????????? 


thì lấy luôn hai cái đi, để khi ở trong sân trường thì một để lót đít một để lướt web, khi nào hết pin thì hoán đổi vị trí.
Kasaki viết rằng:

Cmos là công nghệ ít tốn năng lượng thôi, nó còn được dùng để chỉ chip chứa những tập tin quản lí hay còn gọi là chứa BIOS. Đừng nhầm Bios và Cmos, nó khác nhau hoàn toàn.
Với lại màng hình xanh chỉ xuất hiện khi vào Windows mà bị lỗi thôi chứ, nếu Bios có vấn đề thì đâu có vào được trong Windows mà báo màng hình xanh! 

Sai rồi nhé.
Cmos: viết tắt của complementary oxit silic đây là công nghệ chế tạo transitor hiệu ứng trường cổng NPN
Bios: viết tắt của basic input output system (đây được xem là hệ điều hành cơ bản nhất của PC), PC được boot đầu tiên từ bios.

dungch84 cho thông tin:

Màn hình xanh báo lỗi sau: 0x0000008E(0x80000004,0x0012FA50,0xAA2C8D5C,0x00000000). 


Lổi màn hình xanh cực kỳ khó chuẩn đoán, hầu như chưa có ai chuẩn đoán được nó là cái gì, và những thông tin nó mang lại hầu như là bậy bạ.

Do đó bạn cần kiên nhẫn dùng pp loại trừ dần dần để tìm nguyên nhân, theo kinh nghiệm của tôi thông thường là do các chương trình ứng dụng, các trình điều khiển thiết bị...Hãy thực hiện các bước sau:
1. Reinstall OS
2. Setup các driver cơ bản nhất như mainboard, vga, sound.
3. Nghịch thử một số trình ứng dụng có tích hợp sẳn trong OS để test OS và drivers. Nếu mọi thứ đều ok thì đi tiếp
4. Setup từng trình ứng dụng một rồi chạy thử xem có báo lổi không, nếu không báo lổi thì tiếp tục trình kế tiếp...cho đến khi chạm lổi thì chính hắn đây.
5. Nếu mọi thứ đều ok thì sao đây? lúc đó gọi điện cho anh anh sẽ cho mượn cây búa ...

Laptop Dell nếu để nguyên thủy các hệ điều hành và các trình điều khiển thiết bị đi kèm thì sẽ hoạt động OK, nhưng nếu lỡ tay auto upgrade từ các site support của Dell thì chắc chắn là hoạt động bậy bạ ngay, các khách hàng của tôi đã chết rất nhiều vì ba cái vụ này: không thể kết nối internet, hay báo lỗi dump memory..., nhưng nhờ trời vì ba cái vụ này mà tôi cũng kiếm được kha khá. À cũng xin lưu ý thêm một điểm nữa: Dell rất kỵ BKAV home.
Trên cơ sở các thông tin này hy vọng bạn sẽ có hướng giải quyết rốt ráo.
Đem lại số 265 Bến Chương dương quận I sẽ có người sửa cho
Chào Kasaki, Anh xin nói tiếp phần còn dang dở của hôm qua:

Các tập thanh ghi tạm của CPU hoạt động cùng tốc độ với các đơn vị xử lý số học, số thực và dấu chấm động.

Các tiểu hệ bộ nhớ Cache L1 và L2
vì công suất tính toán của CPU quá lớn mà hệ nhớ SDRam thì quá chậm chạp trong việc cung cấp data nên CPU cứ phải ngồi chơi không để chờ, do đó các nhà phát triển mới đẻ ra các con L1 và L2 để giải quyết vấn đề này.
1. Cache L1
Cache L1 là hệ SRam có tần số hoạt động siêu cao (hiện nay có thể đạt đến 1500Mhz),Vào thời kỳ đầu của thế hệ P4 dung lượng L1 là 32KB, trong đó 16KB dành cho dử liệu 16KB dành cho mã lệnh, sau đó Intel nâng thêm 12KB cho nhóm mã lệnh thành ra là 28KB. L1 giao tiếp và cung cấp cho đơn vị nhận lệnh và giải mã lệnh theo đường bus 128 bit, và nó nhận dử liệu từ đơn vị giao diện bus (bus interface unit) gọi tắt là BIU với đường bus 256 bit. Do đó L1 hoàn toàn thỏa mãn cơn khát dữ liệu của CPU.

2. Cache L2.
Nếu như chỉ có L1 không thì chỉ trong một thời gian ngắn nó cũng rời vào hoàn cảnh cạn kiệt với cơn khát của CPU, do đó L2 cache ra đời, đó là bộ nhớ dạng SRam và hoạt động với tần số của FSB, L2 có đường bus lên đến 256 bit . Vào thời kỳ đầu của con P4 dung lượng của L2 vào khoảng 256 cho đến 512KB, hiện nay do giá thành chế tạo SRam đã giảm nên Intel hào phóng gia tăng nó lên 2MB. L2 sẽ sục sạo vào bộ nhớ ram ngoài để lấy dữ liệu, nó sẽ đọc hàng loạt các Byte theo từng đoạn mà CPU đã tiên đoán và yêu cầu. Nhờ đó mà nó có đủ dử liệu để cung cấp cho L1 cache. tuy nhiên đôi lúc CPU cũng tiên đoán dỏm (hoặc do chương trình ứng dụng đã được code tồi) cho nên một số dử liệu bị thừa ra và một số thì bị thiếu cho nên dù có cải thiện đến đâu thì tình trạng ALU chơi không vẫn cứ xảy ra hoài và đương nhiên hiệu suất của hệ thống giảm xuống đáng kể.

Trong dân dụng thì do tính chất quảng cáo để dụ người máu mê tốc độ cho nên các hãng cứ gia tăng công suất, tần số hoạt động của CPU lên liên tục, nhưng các hệ thống khác đâu thể nào theo kịp nhất là main board vì cấu tạo đường dây dẫn không cho phép nâng tần số bus lên quá cao (lúc đó sẽ xảy ra hiện tượng nhiểu tín hiệu). Do đó sự khập khiểng là điều không thể tránh khỏi, và chúng ta hãy là người tiêu dùng khôn ngoan: chớ có nghe lời quảng cáo có cánh của các hãng làm chip mà tốn tiền vô ích. Hãy để dành tiền đi uống bia hay hơn.

Ps: khi nào vào đại học, nếu còn hứng thú với CPU thì gặp anh, anh sẽ tặng cho vài chục cuốn sách của chính hãng Intel, Motorola, IBM...mấy cuốn này độc ở chổ là nó chỉ cung cấp cho các bạn hàng lớn của nó chứ không phổ biến rộng rãi.
Cảm ơn Kasaki đã có lời an ủi anh trong những lúc buồn chán. Anh sẽ trình bày thế nào là thanh ghi và các tiểu hệ bộ nhớ.
Trước tiên chúng nó giống nhau vì đều là bộ nhớ. Chúng khác nhau ở chổ nhiệm vụ khác nhau
Thanh ghi là gì:
- là các bộ nhớ có số bit nhớ rất nhỏ, dùng để thực hiện một số nhiệm vụ xác định, trong con P4 nó là:

1. Nhóm các thanh ghi công dụng chung:
a. 8 Thanh ghi đa năng 32 bit: EAX, EBX, ECX, EDX, ESI, EDI, DBP, ESP dùng để lưu trữ tham số của các phép tính, tham số của các phép tính địa chỉ, và con trỏ bộ nhớ (bên ngoài), thanh ghi ESP đặc biệt chỉ dùng làm con trỏ ngăn xếp.
b. 6 thanh ghi đoạn 16 bit: CS, DS, SS, ES, FS, GS dùng để lưu trữ bộ chọn đoạn để quản lý bộ nhớ trong mô hình phẳng hoặc phân đoạn.
c. Thanh ghi cờ EFLAGS 32 bit dùng để giám sát 32 trạng thái của dử liệu đang tính toán trong các thanh ghi nói trên
d. Thanh ghi con trỏ lệnh EIP dùng để lưu địa chỉ lệch của mã lệnh sắp tiến hành. thanh ghi này hầu như không cho phép truy cập, nếu muốn thì chỉ có thể dung lệnh call để đọc giá trị của con trỏ lệnh từ ngăn xếp.
e. 4 thanh ghi quản lý bộ nhớ 48 Bit đó là: GDTR, LDTR, IDTR dùng để quản lý bộ nhớ (ram)
f. 1 thanh ghi nhiệm vụ 64 bit dùng để điều khiển các chức năng đặc biệt khi hệ điều hành thay đổi cách quản lý bộ nhớ (ví dụ hệ điều hành dos thì quản lý bộ nhớ theo kiểu thực còn windows thì quản lý theo kiểu phân trang, bảo vệ...)
g. 5 thanh ghi điều khiển 32 bit: CR0, CR1, CR2, CR3, CR4
h. 8 thanh ghi 32 bit từ DR0 --DR7 debug dùng để kiểm tra quá trình debug bên trong vi xử lý.

2. Nhóm các thanh ghi tạm
đây là các thanh ghi trung gian từ 32 bit cho đến 127 bit, trong quá trình vi xử lý tiếp nhận mã lệnh từ tiểu hệ bộ nhớ L1, nó sẽ chia nhỏ cái lệnh đó ra thành nhiều vi lệnh rồi chuyển giao cho các bộ ALU tính toán, hoặc nếu có tính toán số thực thì nó sẻ chuyển giao cho bộ đồng xử lý toán học giải quyết, sau khi tính toán nó sẽ tổng kết số liệu lại rồi trả kết quả, đây là mô hình siêu đường ống cực kỳ phức tạp.

Thôi oải quá rồi, mai post tiếp.

Kasaki wrote:
Theo mình biết (Trong sách Tin học lớp 10) nói là một CPU gồm 4 thành phần, CU, ALU,Cache, Thanh ghi.Trong các thiết bị đó thanh ghi nhanh nhất (có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh nhất), sau đó là Cache.Vậy thanh ghi là gì, nó có thực là nhanh nhất không?Theo mình biết thì Cache L1 mới có tốc độ nhanh nhất máy tính (truy xuất), vì nó gần Core nhất(mình đọc trong một trang web mà không nhớ tên), vậy thì cái nào đúng, thực ra thì thanh ghi hay Cache L1 nhanh nhất, hay là hai cái đó là một?
Các bạn giúp mình nhé (làm bài kiểm tra tin mình chọn Cache, nhưng sách ghi là thanh ghi nhanh nhất, mình lo quá, không biết cuối cùng cái nào, nếu mình đúng thì mình có thể kiện để có thêm một điểm, còn mình sai thì đó là một bài học nhớ đời) :lolsmilie :lolsmilie
Thân 


Đang chán đời vì cái nghề vi xử lý bạc bẽo của mình, lại thấy có một em mới học lớp 10 mà lại thích tìm hiểu về vi sử lý nên mỗ thấy cũng an ủi được phần nào. Thôi thì đành phải chịu khó gõ bàn phím thôi.

Sách nào mà mà nói nhảm quá vậy hả Kasaki?
Trong cấu trúc của CPU (thế hệ P4 trở về sau) có khoảng đâu 20 thành phần hoạt động với 3 mức tần số khác nhau đó là:

1. Mức cao nhất: là cái mức mà nhà sản xuất hay ghi trên CPU đó, gồm có mấy em sau:
a. Đơn vị sử lý số nguyên và logic (ALU)
b. Đơn vị xử lý số thực
c. Đơn vị xử lý dấu chấm động
d. Trạm dự trữ và bộ góp lệnh
e. Tập 200 thanh ghi
f. Đơn vị giải mã lệnh
g. Đơn vị biên dịch vi lệnh
h. Hệ thống bus nội vi.

2. Mức thứ 2: (đây là mức thấp hơn mức cao nhất nhưng cao hơn mức FSB) gồm có mấy em sau:
a. Tiểu hệ bộ nhớ L1: dùng để chứa mã lệnh và dử liệu
b. Con trỏ lệnh
c. Bộ đệm dịch của lệnh rẽ nhánh
d. Bộ tái đặt bộ nhớ

3. Mức thứ 3 đây chính là bus bề mặt, gồm có:
a. Tiểu hệ bộ nhớ L2
b. Đơn vị giao diện BUS.

Đọc sơ cho vui thôi nhé Kasaki vì muốn hiểu cấu trúc vi xử lý phải mất đâu khoảng 10 năm ròng rả đấy. Như anh đây đã làm việc với nó gần 20 năm rồi mà vẫn cứ như mới vừa bắt đầu, oải lắm, nếu như không vì phải nuôi vợ con thì anh đã vứt hết xuống cống cho nó nhẹ người. Thân.
Tôi bỏ phiếu cho con Fujitsu.
Cá nhân tôi khoái sài hàng USA hơn hết theo thứ tự : IBM, Hp, Dell. Công ty cấp cho tôi con Dell 9300 chạy cực nhanh và bền, ném tứ lung tung, thậm chí con gái tôi nghịch dẩm lên mà chả bao giờ thấy hỏng hóc.
Câu chuyện Tuấn và Tú của anh Conmale làm tôi nhớ đến câu chuyện một người bạn, hắn là chuyên gia về hệ thống PLC, có một hôm hắn hì hục sửa một hệ thống lớn suốt một buổi sáng mà vẫn không xong, mồ hôi ướt đẩm cả người. Tôi nhẹ nhàng đến bên hắn hỏi: ông đã power on cái UPS chưa? Hắn ngã ngữa người ra vì bất ngờ...Kể từ dạo ấy tôi thấy hắn rất chăm đọc hướng dẩn công việc trong hệ thống ISO9001-2000.
Tại hạ xin trình bày nguyên tắc làm tươi bộ nhớ Dram:
1 Tại sao phải làm tươi dram
Do dram sử dụng điện tích cổng của mosfet để lưu trữ bit 1, điện tích này sẽ dần dần cạn kiệt và biến thành bit 0, cho nên sau khoảng thời gian khoảng 4ms nó cần phải được tích điện lại, hành động này được gọi là làm tươi dram (refresh).
Giả sử bộ nhớ có dung lượng là 512MB tức 4,3.10^6 bit nhớ, muốn làm tươi cần phải truy cập vào từng bit nhớ để biết nó đang là bit 1 hay là 0, nếu là bit 1 thì cần viết lại, còn như bit 0 thì bỏ qua (chứ nếu như đang là bit 0 mà ghi vào thành bit 1 thì bộ nhớ sẽ tầy quầy) , hành động này mất khoảng 10ns vậy để làm tươi 512MB theo phương pháp lần lượt từng bit nhớ ta mất khoảng thời gian là 43.106ns = 43ms. Như vậy khi làm tươi đến bit cuối cùng thì 9/10 số bít nhớ đầu đã bị mất. Do đó cần phải có phương pháp đặc biệt để làm tươi dram.
2 Phương pháp làm tươi hàng loạt theo hàng.
Các nhà phát triển đã chế tạo được Dram có khã năng tự làm tươi khi có hành động đọc/viết tại các ô nhớ, nhờ đó ta có thể tạo ra một hoạt động đọc trên mỗi hàng lần lượt từ hàng đầu tiên cho đến hàng cuối cùng trong khoảng thời gian 4ms thì bộ nhớ sẽ được làm tươi trọn vẹn.
Ví dụ trong chuẩn PC hiện nay, kênh địa chỉ có 32 bit, do đó dung lượng bộ nhớ tối đa là 4GB sẽ có số hàng là 65.536 hàng, để làm tươi tất cả số hàng này cần khoảng thời gian làm tươi = 65536 * 4ns = 262.144ns = 0,26ms.
Vậy phương pháp làm tươi này thỏa mãn yêu cầu đề ra là 4ms.




Đầu tiên bộ đếm (refresh counter) nạp giá trị địa chỉ hàng 0000000000000000, khi tín hiệu RAS được set về 0 thì hàng 0 sẽ được làm tươi.
Sau đó RAS được set lên 1, bộ đếm tăng 1 giá trị lên 0000000000000001.
Khi RAS được set về 0, thì hàng 0000000000000001 được làm tươi, hành động cứ tiếp diển cho đến khi hàng cuối cùng được làm tươi.
Ưu điểm của phương pháp làm tươi hàng loạt theo hàng là cấu trúc Dram đơn giản dể điều khiển.
Khuyết điểm là khi hành động làm tươi diển ra nó sẽ không cho CPU truy cập bộ nhớ điều này làm chậm tốc độ xử lý của hệ thống. Để khắc phục các nhà phát triển Dram đã cung cấp thêm cho ram khả năng làm tươi phân tán.
3. Phương pháp làm tươi phân tán.
Dựa vào đặc điểm của SDRAM là dữ liệu được gởi ra theo dạng khối (block) theo yêu cầu của CPU gồm nhiều dữ liệu có địa chỉ liên tục theo xung điều khiển chuẩn, bộ refresh counter sẽ dừng quá trình làm tươi và đọc các địa chỉ hàng này và tiến hành dồn kênh địa chỉ, để sao cho khi kết thúc giai đoạn CPU truy cập bộ nhớ thì bộ refresh couter sẽ bỏ qua các địa chỉ hàng mà CPU đã truy cập.
Phương pháp này không làm ảnh hưởng đến hoạt động truy cập bộ nhớ của CPU,tỏ ra thích hợp với các hệ thống PC hiện đại.
Khuyết điểm: nếu CPU chạy các chương trình có vòng lặp lớn nó sẽ truy cập nhiều lần vào một nhóm địa chỉ trong một thời gian dài, nếu thời gian này lớn hơn 4ms thì các vùng nhớ không được truy cập sẽ bị hỏng, để khắc phục các nhà phát triển đã lắp thêm một bộ thống kê để giám sát cái vụ này, nếu nó sảy ra buộc lòng bộ làm tươi phải nhảy ra chiếm quyền ưu tiên và buộc CPU phải chờ, điều này làm cho hệ thống bị chậm lại.
4. Còn có một phương pháp làm tươi mới nhưng tại hạ chỉ nghe giang hồ đồn đãi chứ chưa biết rõ nên chưa thể post lên được xin các bạn thông cảm.
Tại hạ xin trình bày thêm các thông số thời gian trong dram.


Khi CPU có yêu cầu ghi dữ liệu vào bộ nhớ nó phải gởi ba thông tin:
- Thông báo cho hệ thống biết rằng ta muốn lưu thông tin
- Dữ liệu cần ghi.
- Địa chỉ trong bộ nhớ để lưu dữ liệu.
1. Vào thời điển t0, xung phân kênh MUX sẽ được set về 0, sau đó xung RAS sẽ được set về 0, giai đoạn này diển ra trong khoảng thời gian là t1-t0.
2. Sau khi RAS set về 0 thì bộ nhớ tải địa chỉ hàng vào thanh ghi chốt địa chỉ hàng, giai đoạn này diển ra trong khoảng t2-t1.
3. Sau khi địa chỉ hàng đã được chốt thì xung CAS được set về 0, giai đoạn này diển ra trong khoảng t3-t2.
4. Sau khi xung CAS đã chắc chắn về 0 thì bộ nhớ chốt địa chỉ cột vào thanh ghi địa chỉ cột, giai đoạn này mất khoảng thời gian là t4-t3.
5. Sau khi địa chỉ cột đã được chốt thì xung cho phép viết R/W được set về 0, giai đoạn này mất khoảng thời gian là t5-t4.
6. Sau khi xung R/W đã chắc chắn về 0 thì dữ liệu sẽ được ghi chính xác vào thanh ghi đã được lựa chọn nhờ các bộ giải mã địa chỉ hàng và địa chỉ cột của bộ nhớ, giai đoạn ghi dữ liệu mất khoảng thời gian là t6-t5.
7. Kết thúc giai đoạn ghi dữ liệu các xung điều khiển được set về giá trị mặc định, giai đoạn này mất khoảng thời gian là t7-t6.
Công việc lấy dữ liệu từ bộ nhớ thì cũng tương tự vậy thôi. Các thông tin ghi trong Dram mà các bạn thấy là 2-2-2-2-2-3 là để chỉ thời gian (tính bằng nano second) để thực hiện các điều đã nêu trên.
Quả là oải quá phải không các bạn, chỉ có việc đọc ghi dữ liệu mà hệ thống yêu cầu tùm lum tín hiệu điều khiển, rồi còn phải nhịp nhàng nữa chứ, vì nếu không nhịp nhàng thì dữ liệu sẽ đi bụi hết....
Chưa hết đâu các bạn, hôm sau tại hạ sẽ trình bày tại sao dram phải được làm tươi và làm tươi như thế nào đễ dữ liệu toàn vẹn mà không ảnh hưởng đến quá trình truy cập bộ nhớ của CPU.
Xin lổi các bạn, lúc chiều con gái tại hạ đòi chở đi công viên chơi gấp quá tại hạ gõ sai hotlink nên hình nó không hiện ra đủ


các bạn chú ý cái tụ điện trong mạch Dram tại hạ vẽ ra cho các bạn dể hình dung điện tích ở cổng (gate) của T2 chứ thực ra nó không tồn tại
có nhiều phương pháp chế tại ram, nhưng hiện nay các hãng đều dùng phương pháp CMOS vì mật độ tích hợp cao, tiêu thụ năng lượng thấp phù hợp với xu hướng điện toán di động thời nay.
Các bạn có thấy để có được 1 bit nhớ SRam cần đến 6 con CMOS trong khi Dram chỉ cần 3 con cho nên giá thành của SRam đắt hơn Dram nhiều lần.
Xin lỗi vì hôm qua thiếu mất cái hình cấu tạo ram. nay tại hạ xin bổ xung:
[img][URL=http://imageshack.us]
[/URL]
Shot at 2007-07-07
Tại hạ mới đọc xong xin có đôi lời:
Tài liệu viết:
Có 2 loại Ram cơ bản là SRAM ( Static Ram ) hay còn gọi là Ram tĩnh và DRAM ( Dynamic RAM) hay còn gọi là RAM động .
SRAM là loại Ram ko cần phải refesh mà dữ liệu vẫn không bị mất. Do đó dung lượng lớn hơn và cũng đắt tiền hơn.

Câu này có vấn đề: vì dung lượng SRAM phụ thuộc vào số lượng đơn vị nhớ có trong chip nhớ.

Tài liệu viết:
SIMM : Single Inline Memory Module loại bộ nhớ dung trong các máy tính cổ, gồm loại 30 pin và 72 pin. Nhiều người cho rằng SIMM là loại Module RAM chỉ có 1 mặt ( Single Side) nhưng không hẳn vì vần có loại SIMM double sides. Bus width của loại RAM này là 32 bit.

DIMM : Double Inline Memory Module là loại bộ nhớ trong các máy tính ngày nay. Được biết đến với DIMM 168 pin (SDR-SDRAM hay còn gọi là SDRAM) 184pin (DDR-SDRAM chính là DDR1) và loại 240pin (DDR2-SDRAM hay còn biết đến là DDR2 ) ngoài ra còn có các loại khác 72 và 144 pin 200 pin (SODIMM cho laptop).Bus width của DIMM là 64 bit đây là khác biệt cơ bản nhất giữa DIMM và SIMM chứ không phải là…

Câu này chưa chính xác, cần viết lại:
- Single Inline Memory Module là loại modul nhớ một hàng chân
- Dual Inline Memory Module là modul nhớ 2 hàng chân gồm nhiều thế hệ, nhiều kiểu khác nhau. Trong tiêu chuẩn của PC, Data bus của loại này có thể là 32 hoặc 64 bit.

Tài liệu viết:
SDR-SDRAM : Single Data Rate Synchronous Dynamic RAM là loại chip RAM chỉ chuyển được 1 bit dữ liệu trong 1 xung nhịp.Được sử dụng rộng rãi từ những năm 1990. Chi tiết về SDRAM sẽ được đề cập trong những bài viết sau.
DDR-SDRAM: Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM là loại chip RAM truyển được dữ liệu trong cả 2 mặt lên và xuống của xung nhịp. Hay nói cách khác 1 xung nhịp DDR-SDRAM truyển được 2 bit dữ liệu. Đây được gọi là Double Pump.

Câu này chưa chính xác, cần viết lại:
SDR-SDRAM : Single Data Rate Synchronous Dynamic RAM là loại chip RAM chỉ chuyển được một word dữ liệu trong 1 xung nhịp
DDR-SDRAM : Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM là hệ thống RAM có thể chuyển được hai words dữ liệu trong 1 xung nhịp

Tài liệu viết:
Memory Cell : Còn gọi là ô nhớ bao gồm 1 transistor và 1 Capacitors thể hiện trạng thái 0 và 1. Transistor ở đây đóng vai trò như một công tắc để chuyển đổi giữa 2 trạng thái này.Có các cổng Data in Data out và Write Enable ( Mặc định là tắt khi mở thì sẽ chuyển từ chế độ Read sang Write lúc này dữ liệu sẽ được nạp vào ).

Câu này sai cơ bản, cần xem lại cấu tạo của một đơn vị nhớ:
Cái tụ điện vẽ trong hình chỉ để cho quí anh chị dể hình dung ra điện tích của cực cổng T2 so với mát thôi chứ nó không tồn tại. Nhìn hình ta có thể thấy để chế tạo một đơn vị nhớ DRAM cần có 3 con MOSFET kiểu CMOS (complementary MOS).


Tài liệu viết:
RAS ( Row Address Strobe ) Là tín hiệu để xác định địa chỉ nhớ theo hàng.
_CAS ( Column Address Strobe) là tín hiệu để xác định địa chỉ nhớ theo cột.
_Address Bus là đường truyền tín hiệu RAS và Cas.
_Data Bus là đường truyền dữ liệu giữa Memory Controler và chip nhớ.

Câu này sai nghiêm trọng, cần viết lại:
_RAS ( Row Address Strobe ) Là tín hiệu để điều khiển bộ nhớ xác định địa chỉ nhớ theo hàng.
_CAS ( Column Address Strobe) là tín hiệu để điều khiển bộ nhớ xác định địa chỉ nhớ theo cột.
_Address Bus là kênh địa chỉ mà CPU dùng để truy cập chính xác các thanh ghi trong bộ nhớ
_Data Bus là kênh truyền dữ liệu giữa CPU hoặc các thành phần khác đến bộ nhớ.
Thôi bây nhiêu đó oải rồi vì mới đi nhậu về, mai post tiếp.
BigbalVN viết:
DDR-II
Mặc dù đã xuất hiện được một thời gian dài nhưng DDR-II dường như chưa tạo được ấn tượng tốt với người dùng, chìa khóa chính để nhà sản xuất nâng băng thông của DDR-II lên chính là việc nhân chip nhớ chạy ở một nửa tần số của bộ đệm I/O và điều này đồng nghĩa với việc bộ đệm dữ liệu chạy ở tốc độ gấp đôi nhân. Thông thường nếu RAM có tốc độ 100MHz thì bộ đệm dữ liệu cũng chạy ở tốc độ 100MHz, nhưng với DDR, tốc độ này là 200MHz. Trong DDR-II, bộ đệm dữ liệu chạy ở 200MHz vẫn với xung nhịp 100MHz của RAM, điều này cho phép chúng xử lý được 4 bit dữ liệu trong một xung nhịp vì tốc độ gấp đôi nên khi áp dụng nguyên tắc DDR lên thì chúng ta sẽ được tần số dữ liệu thực lên tới 400MHz với chỉ 100MHz tốc độ hoạt động của RAM. Nói một cách đơn giản hơn:
Với DDR1: 100MHz xung thực -> 100MHz bộ đệm dữ liệu -> 200MHz tốc độ dữ liệu (DDR).
Với DDR2: 100MHz xung thực -> 200MHz bộ đệm dữ liệu -> 400MHz tốc độ dữ liệu (DDR).
Như vậy độ trễ CAS của DDR-II sẽ có nhiều điểm khác biệt so với DDR-I hiện tại và thường được đặt ở mức 4 hoặc 5. Hiện nay ở thị trường trong nước không có nhiều sự lựa chọn về bộ nhớ DDR-II do nhu cầu của người dùng chưa cao mà sản phẩm hiếm, giá đắt. Ngoài ra nếu bạn muốn sử dụng DDR-II cho máy tính để bàn của mình, bạn không có sự lựa chọn nào ở thị trường Việt Nam ngoài những bo mạch chủ có chipset Intel 915 và 925, điều này sẽ kéo theo nhiều nâng cấp khác như CPU Socket 775 và card đồ họa PCI-Express. Mặc dù vậy, tốc độ của DDR-II vào thời điểm hiện tại chưa chứng tỏ được sức cạnh tranh so với DDR truyền thống nên không được người dùng quan tâm nhiều. Bạn có thể tìm thấy một vài sản phẩm của Samsung, Kingston hay KingMax ở nhiều cửa hàng trong cả nước nếu cần.

tại hạ chưa biết kiến trúc của DDRII, nhưng có một thắc mắc là trong ram mà sao lại có bộ đệm dữ liệu được, xin chỉ giáo thêm.

bigbal viết:
TẦN SỐ LÀM TƯƠI
Thường thì khi nhắc tới khái niệm tần số làm tươi (RAM Refresh Rate), người ta thường nghĩ ngay đến màn hình máy tính, tuy nhiên bộ nhớ DRAM (Dynamic Random Access Memory) cũng có khái niệm này. Như bạn đã biết module DRAM được tạo nên bởi nhiều tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. Một số loại DRAM có khả năng tự làm tươi dữ liệu độc lập với bộ xử lý thường được sử dụng trong những thiết bị di động để tiết kiệm điện năng.

theo tại hạ được biết người ta lợi dụng trở kháng vào vô cùng lớn của MOSFET để sử dụng điện tích trên cực cổng của Mosfet (giống như cái tụ điện) đễ lưu trữ thông tin, thông tin này sẽ bị mất sau một khoảng thời gian nhất định. Do đó bộ nhớ ram động cần phải được làm tươi, công nghệ hiện nay đã tích hợp khả năng tự làm tươi ngay trong chip ram một cách tự động để không làm gián đoạn việc truy cập vào bộ nhớ của CPU.
Xin chỉ giáo thêm.

Chào cả nhà, không biết là các bạn đồng nghiệp nghĩ ra sao về nghề lập trình chứ tôi thì rất biết ơn cái nghề này vì nó cho tôi + vợ tôi + con tôi và mẹ tôi miếng ăn hằng ngày, và tôi cũng cảm ơn tập đoàn Eltromat đã tạo công ăn việc làm cho tôi và các bạn của tôi.
To Hunhfxvn: Nếu như bạn không là con cháu của các nhà lãnh đạo xứ Annam thì hãy ráng học để sau này còn có miếng cơm để ăn. Thân
Tutk thân mến, bạn cần phải phân định rõ ràng:
- Chỉ có TẦN SỐ của bus hệ thống, bus bề mặt (FSB) làm gì có chuyện TỐC ĐỘ ở đây.
- Mainboard phát ra rất nhiều xung nhịp có tần số khác nhau để điều khiển PCI, AGP, USB, Ram, CPU và phối hợp nhịp nhàng sự hoạt động giữa chúng với nhau. FBS là kênh điều khiển CPU có tần số lớn nhất trong main (FBS của CPU phải được thiết kế thỏa mãn yêu cầu này). Trong các máy tính chất lượng cao tần số bus điều khiển được fix và không cho phép sài CPU có FBS khác với tần số này. Bạn tìm hiểu thêm vấn đề này trong giáo trình vi sử lý và cấu trúc máy tính/nhà xuất bản KHKT đừng đọc ba cuốn sách linh tinh nói tào lao chả ra đâu vào đâu. Thân
Tại hạ mạo muội có 1 số ý kiến để giải thích thêm về những điều bạn fanlinux đã nêu:
1. Một điểm tiếp xúc không hoàn hảo sẽ tạo nên một mạch tải có thể phân tích thành một tải thuần trở và một tải thuần dung: R + Rc, trong đó dung kháng Rc = C/(2*M_PI*f)
với M_PI = 3.14159, f = tần số của dòng điện qua Rc, C là điện dung của tụ điện.
-do đó tần số f càng cao thì dung kháng càng nhỏ, lợi dụng tính chất này người ta dùng tụ điện để lọc tần số thấp và dòng DC (còn như muốn lọc tần số cao chẳng hạn như tiếng rít trong loa người ta dùng cuộn cảm)
- Điện áp dành cho điện thoại có thể dùng toán học để phân tích ra làm 2 thành phần là DC + A Sin(2*M_PI*F*t)
trong đó A là biên độ của sóng âm có tần số nằm trong dảy 0.2 - 20Khz, F là tần số của sóng mang (F vào khoảng 40Khz) , DC vào khoảng 50 Volta
- Mối nối có dung kháng nên cản gần hết dòng DC (vì DC cũng được xem như dòng xoay chiều có tần số f = 0). cho nên điện thoại không có nguồn nuôi nên không hoạt động, Dung kháng đối với tín hiệu thoại lớn hơn nhiều so với tín hiệu ADSL, cho nên bạn nghe tiếng chuông nhưng không thể liên lạc được mà vẫn có thể vi vu lướt Web. Các bạn có thể tham khảo thêm trong giáo trình lý thuyết mạch /nhà xuất bản KHKT. Thân
to fanlinux
câu trả lời của bạn thật chính xác , tại hạ chỉ xin điều chỉnh 1 chút xíu: dải tần thoại nằm trong khoảng 0.5 - 20khz. nếu có gì sai xin bỏ qua vì đi làm hơn 5 năm rồi bài học cũ cũng quên nhiều.
Anh có một thần tượng là lão xếp, lão có 2 bằng tiến sĩ, một bằng thạc sĩ, mỗi khi có dự án bên Đức gởi sang chỉ trong vài hôm lão đã phân tích và chẻ ra cho từng bộ phận để thực hiện, bộ phận nào lôi thôi là tiêu ngay với lão. Anh tuy coi lão là thần tượng nhưng cũng oải lão vô cùng. Anh em mình phải noi gương lão ráng học tập để hoàn thành một bằng tiến sĩ, một bằng thạc sĩ trước khi bước qua tuổi 40 nhé. Đồng ý thì ngoéo tay. Thân
Xin chào đồng môn. Anh đây cũng từng học khoa điện tử trước em khá lâu đấy. Anh có lời khuyên đây:
- Điều kiện tốt như em thì không nên tự học ngành cntt vì có nhiều lý do:
1. Mất nhiều thời gian và công sức.
2. Kiến thức không hoàn chỉnh lủng lổ chổ như cái rổ.
3. Không được công nhận (bằng cấp).
- Em đã có kiến thức vững chắc về kỹ thuật điện tử thì hãy:
1. Đăng ký học thêm bằng thứ 2 về chuyên ngành nào mà em yêu thích.
2. Nếu em có hứng thú học về phần cứng thì hãy theo học chuyên ngành khoa học máy tính em có thể nhìn sâu vào bên trong con vi xử lý coi nó hoạt động ra làm sao, hoặc có thể nhìn sâu vào các tế bào nhớ, các con chíp... hoặc nếu em có trí tưởng tượng bay bổng em có thể thiết kế một hệ thống điều khiển tự động trong các thiết bị công nghiệp và lập trình cho nó hoạt động theo ý muốn...
Chúc em sớm có sự chọn lựa.
Mình đã gặp phải một trường hợp cũng tương tự như bạn (máy trong công ty), Windows XP hoạt động bình thường nhưng không thể Ghost được, vì trong công ty có yêu cầu bảo vệ dữ liệu rất khắc khe nên tại hạ thay mới luôn HDD, ổ trục trặc tại hạ đem về nhà và dùng chương trình cổ điển là Diskedit (cũng của hảng Norton) để sửa và cho đứa cháu, nó sài đến nay vẫn còn tốt. Bạn thử dùng xem sao, chúc thành công
 
Go to Page:  Page 2 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|