banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: St Konqueror  XML
Profile for St Konqueror Messages posted by St Konqueror [ number of posts not being displayed on this page: 0 ]
 

giangnx wrote:
Các bác cho em hỏi nhờ chút câu lệnh show tất cả quyền trong FreeBSD là gì? và câu lệnh để add thêm quyền hoặc remove bớt quyền đi 


Chào giangnx, bạn vui lòng tìm trước khi hỏi nhé, vì các câu hỏi đi về nội dung căn bản thì sẽ có kết quả rất nhiều trên mạng.

Ví dụ mình google với một từ khoa hết sức đơn giản như *BSD permissions command* thì lập tức có ngay kết quả:
http://www.freebsd.org/doc/handbook/permissions.html
http://en.wikipedia.org/wiki/Ls

Thân mến.
-stk
Chào bạn, bạn search cụm từ đó trên google thử xem kết quả thế nào nhé. smilie Một lưu ý nhỏ cho bạn là khi gặp các thông báo lỗi của GNU/Linux thì bạn hãy thử chọn ra vài từ khóa trong thông báo đó để tìm kiếm, khả năng tìm được giải pháp là rất cao.

Thân
-stk

links8x wrote:

Mình muốn cắt bớt một phân vùng trên máy.Như /var chẳng hạn.Và chỉ dùng command (qua putty)
 


Chào links8x,

Bạn đọc topic này của HVA nhé, xem post áp chót của chú conmale ấy. smilie
/hvaonline/posts/list/6791.html

Thân mến.
-stk
Mình thường dùng Emacs để soạn code, gcc để biên dịch, và dùng kết hợp thêm splint, gdb,... Đ/v với nhu cầu của mình thì vậy là đủ, chạy nhanh và không phải dùng đến chuột. Còn nếu là code trong X11 thì mình chỉ kết Codeblocks vì chạy rất nhanh, ít ngốn bộ nhớ và đơn giản.

Thân mến.

dang113 wrote:

St Konqueror wrote:


Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ những năm 80s trở lại đây, một số nhóm/cá nhân/công ty đã phát triển những hệ điều hành có nguyên lí thiết kế gần giống với UNIX nguyên thủy (tức là phát triển dựa trên UNIX Philosophy, chứ không phải dựa trên mã nguồn của UNIX nguyên thủy) và được gọi là các hệ điều hành UNIX-like. Trong số đó ta có thể kể đến:
+ Solaris của Sun (phát triển tiếp tục dựa trên SunOS)
+ GNU của GNU project
+ BSD (phát triển dựa trên Berkerly UNIX)
+ GNU/Linux
 


Anh có thể cho em biết khái niệm về UNIX Philosophy được không ạ. Em search google nhưng không đọc được gì cả vì em không đọc được tiếng anh.smilie (Em đang cố gắng học tiếng anh). smilie
 


Chào dang113,

Mình tò mò không biết bạn muốn tiếp cận *nix theo hướg của người dùng bình thường hay là theo hướng người làm kĩ thuật? Nếu bạn chỉ muốn sử dụng *nix cho công việc bình thường thì có lẽ cũng không cần quan tâm đến các dòng *nix khác làm gì mà có lẽ chỉ cần biết về GNU/Linux là đã đủ. Còn nếu bạn muốn học về *nix thì mình đảm bảo rằng bạn sẽ cần đọc rất nhiều tài liệu tiếng Anh, do vậy bạn có thể xem như đây là cơ hội để bồi bổ vốn tiếng Anh của mình. smilie

Còn về khái niệm UNIX Philosophy thì bạn nên tham khảo trực tiếp từ Wikipedia:
http://en.wikipedia.org/wiki/Unix_philosophy

Thân mến.
An.

dang113 wrote:
Em đang tìm hiểu về họ HĐH Unix/Linux nhưng em không biết được từ lúc ban đầu đến bây giờ nó gồm những phiên bản nào cả? Mong các bác giúp đỡ. smilie  


Chào dang113,

Mình có một bài viết về đề tài này, đã từng post lên HVA cách đây ít lâu, mời bạn tham khảo thêm.
http://projektantos.wordpress.com/2009/07/16/unix-concepts/

Thân mến
Icon nó báo không chính xác đâu bạn ơi, vì nó chỉ ước tính thôi. Yên tâm nhé. smilie
Chà bộ font này có vẻ hay ta, nhưng mà có đỡ mỏi mắt hay không thì phải dùng thử 1 hay 2 tuần rồi mới biết được.
Mình thì về màu font vẫn là truyền thống, nền đen chữ trắng

m3onh0x84 wrote:
Em ở HN đang dùng debian nhưng k0 có sources.list toàn links mạng chậm, em đã google rồi nhưng vẫn tìm toàn sources.list chậm hay k0 dùng được. Ai dùng debian ở VN cho em xin cái bảng /etc/apt/sources.list được k0 ạ.
Em cám ơn nhiều smilie. Synaptic của debian k0 có ping nên khó chọn mirror sources quá và lượng mirror lại ít nữa smilie 

Thử netselect đi bạn. Nhân tiện, synaptic thì làm gì có vụ chọn mirror tốt nhất mà do gói phần mềm khác nhúng vào đó. smilie Bạn xem bên Ubuntu hay Trisquel hoặc gNewSense mà tìm hiểu thử xem cái tính năng đó trong Synaptic là do gói nào cung cấp. smilie

PS: Kinh nghiệm của mình là đừng xài mirror trong nước vì không nhanh như mình tưởng đâu. Bạn xem xét mấy cái mirror sau:
  • tw
  • hk
  • jp
  • jp2

Thế thối, mấy cái đó là nhanh nhất trong số các Debian Mirror khi truy cập từ VN đó.
SCIM-Unikey thì mình chẳng biết nó thế nào nên không giúp bạn dược. Tuy nhiên về SCIM thì phải có set một vài biến môi trường mới chạy được, không biết là bạn đã làm bước này chưa?

lamer wrote:

Các nhận xét này đều có một điểm chung là cần gì mua nấy. Đừng thấy thiên hạ chạy theo CCNA thì mình cũng phải có CCNA. Mà khi đã thấy cần thì phải xem việc lấy chứng chỉ là một sự đầu tư, nó đem lại lợi thì lấy, còn công sức và tiền bạc bỏ ra quá cao so với lợi thu lại thì cần suy nghĩ thêm.

Mình thấy các bạn lôi ra cả đống tài liệu (và lại là tài liệu lậu) thế này làm người khác ngợp chứ có lẽ không mang giá trị định hướng hay thực tiễn lắm. 


Lâu lắm rồi mới thấy một lời bàn xác đáng như thế này. Mình tuy chưa có chứng chỉ nào trong tay nhưng cũng nghĩ là chạy theo phong trào, thi cho có rồi cuối cùng đem cái chứng chỉ về bỏ xó thì mất thời gian và tiền bạc vô cùng. Chưa kể chuyện bỏ cả đống tiền ra thi rồi không đạt (vì thi kiểu theo phong trào mà) thì giống như ném tiền ra cửa sổ.

Còn về vấn đề tài liệu luyện thi, mình thì nghĩ không nên đăng lên ở topic này. Down về một đống tài liệu mà chắc gì đã có ai đọc hết. Theo quan điểm của mình thì tài liệu cũng như chứng chỉ, cần thì lấy chứ đừng "tham" lôi cho nhiều về cuối cùng chả đi tới đâu. Muốn thi một chứng chỉ thì cùng lắm cần 1 đến 2 cuốn sách là đã quá đủ rồi, lôi cho nhiều về mà không đọc còn tệ hơn.

Về vấn đề tài liệu lậu, mình nghĩ đ/v các bạn SV hoặc chưa có thu nhập ổn định (bản thân mình cũng nằm trong số này) thì có thể download những cuốn ebook nào mình thật sự rất cần để học. Tuy nhiên cần tự nghiêm khắc với bản thân là khi có điều kiện thì nên cố gắng mua những cuốn sách mà đã giúp cho mình trước đây như là một sự tôn trọng đ/v tác giả. Mình cũng đang cố gắng làm điều này tuy rằng chưa mua được nhiều. Ngoài ra thì có thể tìm tài liệu miễn phí trên mạng, số này cũng không phải ít ỏi gì. Về network và về hệ thống *nix thì mình nghĩ số lượng tài liệu miễn phí không hề nhỏ bé chút nào. Và hãy nhớ rằng tài liệu miễn phí không hề kém hơn tài liệu thương mại! Ví dụ đ/v các kiến thức về hệ thống *nix thì mình cũng chả bao giờ động đến các tài liệu thương mại (lậu) mà chỉ cần đọc tài liệu từ cộng đồng trên Internet là thấy đã quá tốt rồi.

Vài lời

wild life wrote:
mình đang tìm hiểu về hệ điều hành Linux,đọc tài liệu thấy có ghi: " Linux thỏa mãn chuẩn POSIX.1 "? Mình không hiểu lắm. có bạn nào biết về chuẩn POSIX 1 rất mong chỉ giáo. Vì mình đã thử tìm kiếm thông tin trên gôgle nhưng không thấy có bài viết nào về chuẩn này cả.
rất mong sự góp ý của các bạn!!!!
 

Hơ, POSIX mà google không ra thì mình cũng thua luôn.
POSIX là viết tắc của Portable Operating System Interface for UNIX, và bạn hãy google lại lần nữa đi vì các kết quả về POSIX có thể nói là tràn ngập trong google. Hoặc là bạn có thể cần tìm hiểu cách sử dụng google.

Thân mến.

PS: Mình vừa thử google với từ khoá POSIX xong, có 3.890.000 kết quả. smilieMình ngó qua thôi thì đã có 500 kết quả đầu tiên nối tiếp nhau nói đến chuẩn POSIX (một cách trực tiếp hay gián tiếp). vậy mà bạn nói google không ra thì mình cũng chẳng biết nói sao.

PXMMRF wrote:

X11 là chế độ nhiều người dùng, giao diện đồ họa (#5 ----> id:5)
Ban thử kiểm tra dòng cấu hình:
nếu đang là
id:3:initdefault: (id:3 là chế độ ngầm định hệ thống sử dụng để khởi động- chế độ text)
thì có lẽ phải sửa thành
id:5:initdefault:

Ngoài ra nếu máy bạn không là laptop, mà là 1 desktop, bạn đang dùng VGA onbord, thì cũng nên tìm một card màn hình rời khác, loại thông dung cằm vào. Linux là hay có trục trặc liên quan đến card màn hình khi cài đặt và khi khởi động đấy.
 

Dạ, cái này là cấu hình runlevel mặc định của dòng RPM cũng như đa số distro khác nhưng trừ dòng Debian ra bác ạ. Dòng Debian về mặc định đồng nhất tất cả runlevel từ 2 đến 5 như nhau với cùng ý nghĩa là: Network services enabled, GUI enabled (if available), Multi user mode. Cháu nghĩ là bạn odouroflove không chỉnh sửa lại cấu hình runlevel mặc định của Ubuntu nên chắc chắn là bạn ấy không thể tìm thấy mấy dòng này trong hệ thống.

Với lại thì đúng là cháu từng gặp vô số lỗi với chip đồ hoạ tích hợp trên *nix, nhưng mà tất cả cuối cùng cũng fix được. Do vậy cháu nghĩ đây cũng là dịp tốt để bạn odouroflove rèn luyện thêm với *nix, thay vì mua card mới thì sẽ tốn thêm chi phí. smilie


@ holiganvn: Mong bạn hãy có trách nhiệm với những gì mình nói. Nếu bạn chưa rõ vấn đề thì đừng phán bừa làm bạn odouroflove hoang mang.


@ odouroflove: Vậy là bạn khởi động máy được bằng LiveCD nhưng không thể khởi động được bản Ubuntu đã cài trong máy đúng không? Vậy có thể kết luận chắc chắn là máy bạn không có vấn đề gì, không cần đem đi bảo hành hay thay thế linh kiện nào cả. Vấn đề bạn gặp phải chỉ là do việc cấu hình bị sai. Và mình muốn chia sẻ một kinh nghiệm là trong *nix, bất cứ vấn đề nào (mà không liên quan đến phần cứng) thì cũng có hướng giải quyết triệt để dù nó có vẻ trông như "vô vọng" đến đâu. smilie Do vậy bạn cứ an tâm và coi đây là cơ hội là rèn luyện thêm kĩ năng của bạn về *nix.

Bây giờ mình đi vào vấn đề của bạn: Khi khởi động máy lên, đến GRUB, bọn nhấn "e" để edit cái boot entry của Ubuntu trên máy bạn. Tìm và xoá từ "usplash" đi để khi boot lên có thể xem được các thông báo. Bạn xem kĩ có thông báo nào bất thường trong số đó không thì thông báo lại lên đây.

Bên cạnh đó, khi máy boot đến khi gặp lỗi, bạn thử nhấn tổ hợp Ctr+Alt+F1 xem có ra được môi trường dòng lệnh hay không. Nếu có thì đăng nhập vào rồi gõ
$ sudo pkill gdm
$ sudo gdm
 

để khởi động lại gdm xem có được không.

truong.ln wrote:
hi mọi người! em có 2 server linux (server1 và server2), trên server1 có chứa dữ liệu cần được backup về server2.
+ trên server1: dữ liệu cần backup nằm trong 1 folder (vd: /data) và dữ liệu được lưu theo ngày của hệ thống có các dạng khác nhau như yyyymmdd-*, yyyy_mm_dd-*, yymmdd-*... (vd: /data/20090827-log, /data/2009_08_27-*...)
+ trên server2: em muốn viết 1 cái script sao cho cứ vào 23h00 hằng ngày nó sẽ tự động backup dữ liệu từ folder /data trên server1 về folder /backup trên server2, nhưng với điều kiện chỉ backup những file có định dạng trùng với ngày của hệ thống (vd: ngày hôm nay là 27/08/2009 thì chỉ có những dạng dữ liệu sau: 20090827*, 2009_08_27*, 090827* được backup về)
em mới làm quen với script nên mong mọi người giúp em! thanks all !!! 


Chào truong.ln

Nếu bạn muốn lên lịch backup tự động thì tìm hiểu về http://en.wikipedia.org/wiki/Cron xem sao. Bạn nhớ ngâm cứu thêm các links tham khảo trong trang đó để hiểu rõ hơn về cron. Trên HVA cũng có khá nhiều bài viết hay về cron rồi, bạn cũng có thể search để đọc thêm. Còn về việc backup sao cho đúng ý bạn thì mình nghĩ có lẽ bạn nên tham khảo về khái niệm regex pattern là đủ.

Một vài hướng. và mình nghĩ bạn nên tự viết script thì hay hơn là nhờ người khác viết hộ.

Thân mến

PS: Lần sau bạn viết bài thì nhớ chừa khoảng trống ra một tí cho dễ nhìn (ví dụ xuống dòng giữa các đoạn)
Hi tuan1912ha

Vài góp ý nhỏ: Lần sau muốn chụp ảnh màn hình thì bạn chụp ảnh của cái cần chụp thôi là đủ, không nên chụp full như vậy rất tốn diện tích khi đăng bài.

Ngoài ra nếu bạn nói là "không kết nối được với pidgin" thì phải nói rõ là không kết nối được tới dịch vụ IM nào, bởi vì pidgin hỗ trợ rất nhiều dịch vụ khác nhau. Theo như bạn mô tả thì đó là dịch vụ IM của Yahoo!, bạn đổi pager server thành cn.scs.msg.yahoo.com là được hoặc nâng cấp lên bản 2.5.7 trở lên

Thân

cdv1010 wrote:
khi chạy thì chỉ cần đánh lệnh chạy trực tiếp (dù mình ở bất cứ thư mục nào), không cần phải vô thư mục cài và chạy chương trình đó thì mình phải làm thế nào 

Bạn cần tìm hiểu thêm về khái niệm biến môi trường và biến $PATH

cdv1010 wrote:
muốn lập trình 1 phần mềm 

Mình không nghĩ là có liên quan gì đến chuyện lập trình ở đây. smilie

PS: Bộ gõ của bạn có vấn đề, hãy dùng bộ gõ của diễn đàn.
@ BQT: Đề nghị move topic này qua box "Những thảo luận khác" để tránh làm loãng box kĩ thuật này. Lí do: Có quá nhiều bài trong đây mang tính tám gẫu và xa rời các nội dung kĩ thuật. Cám ơn

@ all:
Tôi chưa thử qua Fenix Desktop 2009, tuy nhiên dù gì thì nó cũng còn đang là bản thử nghiệm nên mong các bạn đừng quá vội vàng quy kết. Bản beta vừa ra mắt thì tất yếu sẽ có lỗi, tất yếu sẽ có những điểm không làm mọi người hài lòng.

Bên cạnh đó, bài báo mà các bạn đọc về Fenix thì mình nghe các bạn developers của Fenix nói là họ đã không lường trước được nội dung. Do vậy chuyện bài báo đó thổi phồng sự thật rất có thể không liên quan gì tới nhóm Fenix mà là lỗi của người viết bài. Mong các bạn đừng đem nội dung bài báo để chỉ trích nhóm phát triển. Và tôi xin nói rõ là tôi không quen biết ai cũng như không có liên quan gì tới nhóm phát triển Fenix, đây chỉ là vài quan điểm cá nhân của tôi.

Quan điểm cá nhân của tôi là tôn trọng ước mơ và tham vọng của người khác. Ai cũng có quyền được mơ ước làm những điều tốt đẹp, do vậy mong các bạn đừng đi sâu vào chỉ trích Fenix theo lối "sản phẩm này không thực tế", "sản phẩm của người Việt sao cạnh tranh lại ai", vân vân...

Thân mến
An Nguyễn.

StarGhost wrote:
Kinh nghiệm:
- nếu bạn muốn chạy nhanh sau đó chạy chậm thì đọc các giáo trình của Cisco.
- nếu bạn muốn chạy chậm xong rồi chạy nhanh thì đọc TCP/IP illustrated.

2 lời bàn của anh thật là xác đáng. Hiện em cũng đang đi theo hướng đầu tiên là học nhanh qua để có cái nhìn tổng quan rồi quay lại học kĩ và chậm hơn bằng TCP/IP Illustrated.

StarGhost wrote:

- nếu bạn muốn chạy cực kì chậm sau đó vọt đi thì bắt đầu bằng wikipedia, nhưng nhớ là đừng có đọc gì nhiều trong đấy, cứ tìm các reference về RFC rồi truy ra tài liệu RFC mà đọc. Trong RFC lại có các references khác, cứ thế truy ra đọc. 

Cái này thì hơi lạ. Ủa mà muốn tìm RFC sao không search trên google mà lại đọc qua wikipedia là sao hả anh? Em chưa rõ điểm này.

strongwilloflove wrote:
Mình nên học distro linux nào. 


Theo mình nếu học quản trị Linux thì nên học trên những distros nào mà người ta thường dùng cho doanh nghiệp thì hay hơn. Một vài cái tên Fedora, Centos, Ubuntu, Debian, OpenSUSE.

quanta wrote:

Theo các bạn thì dùng UUID sẽ hữu hiệu nhất khi nào? 

Để định danh một phân vùng đĩa cứng "bình thường" trong GNU/Linux (ý em là không LVM, không RAID) thì theo em được biết là có 3 cách:

1. Bằng đường dẫn trực tiếp: /dev/?d??
Ưu điểm là cực kì ngắn gọn, dễ nhớ
Nhược điểm là rất dễ bị thay đổi khi tạo thêm phân vùng đĩa cứng hay lắp đĩa cứng mới vào hệ thống.

2. Bằng UUID: lấy thông tin này bằng cách $ls -l /dev/disk/by-uuid
Ưu điểm là tương đối cố định, và mang tính duy nhất (trừ trường hợp cloning thì mới cho ra các phân vùng trùng UUID)
Nhược điểm là quá dài, khó đọc và khó nhớ.

3. Bằng LABEL: lấy thông tin này bằng $ls -l /dev/disk/by-label
Ưu điểm là tương đối cố định, ít có khả năng bị thay đổi, ngắn gọn và dễ nhớ
Nhược điểm dễ bị trùng lắp do đây là giá trị do con người gán.

(Ngoài ra trong thư mục /dev/disk còn có 2 thư mục con là by-idby-path, nhưng em chưa thử để biết có dùng làm định danh cho đĩa được không?)


Vậy, em nghĩ rằng cách định danh trực tiếp /dev/?d?? chỉ có lợi trong các trường hợp như lệnh mount(8) chứ không nên dùng trong các tập tin quan trọng như grub.conf (menu.lst). /etc/fstab hay lilo.conf vì rất dễ dẫn tới trường hợp hệ thống không boot được.

Hai cách sử dụng UUID và LABEL thì sẽ tương đối an toàn và ổn định hơn, đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng của hệ thống.

Vậy, quay trở lại câu hỏi ban đầu của anh quanta, thì đơn giản là dùng UUID trong trường hợp người dùng không muốn quan tâm (hoặc không biết) về mấy vấn đề này và muốn để cho hệ thống của mình hoạt động ổn định lâu dài.

Tuy nhiên em mở rộng bài viết ra một chút: Nếu người dùng muốn quản lí hệ thống của mình ở mức cao nhất thì có thể tham khảo cách dùng LABEL thay cho UUID, Chỉ riêng đối với LABEL thì người dùng nên tạo thói quen đặt tên LABEL theo 1 quy luật nào đó để cho đảm bảo không bị trùng lắp, dẫn đến định danh sai phân vùng.

Ví dụ vài cách đặt tên LABEL mà đa số mọi người hay dùng nhưng lại là các đặt tên "xấu":
LABEL=home cho mount point /home
LABEL=root cho mount point /

Giả sử đem đĩa cứng chứa các phân vùng này qua hệ thống GNU/Linux khác có cách đặt tên LABEL tương tự hoặc ngược lại thì sẽ gây ra nhập nhằng, có thể dẫn tới hệ thống không hoạt động được.

Em thử ví dụ vài cách đặt tên LABEL "tốt"
/home trên đĩa cố định thì có thể LABEL=home-local
/home trên đĩa di động thì có thể LABEL=home-portable
/home trên vùng lưu trữ qua mạng thì có thể LABEL=home-network

Hoặc là nếu không thì có thể đặt tên LABEL mang tính cá nhân ví dụ như em (St Konqueror) thì sẽ đặt LABEL theo dạng stk-* (như stk-home, stk-root...)

Vài lời

Hình như bài viết của bạn có hình ảnh, nhưng nó lại không hiển thị phải không. Mình thấy giữa các bước có chừa khoảng trống khá lớn nên mình đoán là vậy.

Về phương pháp này thì mình không có ý kiến, nhưng có thật sự cần thiết phải tải cả một bộ phần mềm để làm điều này không? Tại sao không cắm một cái USB Drive (tầm 4 GB là tốt nhất) vào máy, dùng fdisk tạo phân vùng ext2 (nhớ là trên USB tuyệt đối không dùng định dạng journaling như ext3). Sau đó dùng rsync chép sạch con GNU/Linux trên ổ cứng bạn qua USB. Cuối cùng cài extlinux làm bootloader cho nó, boot vào xóa bớt các gói dư thừa đi. Thế là xong, toàn dùng công cụ sẵn có của GNU/Linux mà.

FourleafClover wrote:

Bạn nói vậy là sai rồi.
Trẻ con như tờ giấy trắng, một khi đã viết gì lên đó dù có tẩy bằng cách nào đi chăng nữa cũng để lại vết hằn.
Cái mình nói đến ở đây là cách dạy Tiếng Anh của thầy cô giáo, chứ không đề cập tới tư tưởng gì ở đây hết.
Nếu khi bé chúng ta mà đã có cái gọi là tư tưởng như bạn nói, đã biết suy nghĩ thì chúng ta đã không gặp phải khó khăn như bây giờ. 


Thật tình mà nói thì mình thấy bạn PhanPhungTien nhận xét rất đúng đấy, bạn nên chú ý tham khảo. Cứ cho bạn nói là điều kiện bạn không tốt từ bé nên bây giờ khó khăn với tiếng Anh là đúng đi. Thì sao nào? It makes no sense. Mỗi người đều phải tự lo lấy cho chính mình, nếu gặp khó khăn mà vượt qua được thì trở thành người thành công, còn nếu không vượt qua được mà cứ đổ lỗi vào người khác thì sẽ trở thành kẻ thất bại. Chẳng ai quan tâm bạn khó khăn về vấn đề gì đó nên khả năng/kiến thức bị hạn chế, người ta chi quan tâm bạn làm được gì mà thôi.

Còn phương pháp học thì mình chỉ học tiếng Anh trong đúng 2 năm lớp 8 và 9, trước đó mình rất tệ về môn này (có thể gọi là không biết gì cả), còn từ lớp 10 tới giờ là 4 năm thì mình chỉ tăng thêm được kĩ năng giao tiếp và từ vựng nhưng ngữ pháp ko có gì mới cả. Còn hồi lớp 8 và 9 thì mình cũng chỉ được sự giáo dục từ nhà trường trung học thôi, chưa bao giờ mình ra học ngoài cả. Cái chính mình muốn nói là tuy chương trình tiếng Anh trong nhà trường còn đơn giản và có một số điểm chưa chính xác nhưng mà vẫn đủ để nắm ngũ pháp căn bản rồi chứ thật sự không cần gì nhiều hơn nữa. Còn lại chỉ là khả năng giao tiếp, sử dụng từ ngữ thôi. Cái này thì luyện tập thì dần dà sẽ có. Ngoài ra, nếu bạn đang ở các thành phố như Hà Nội hay Sài Gòn thì có thể đi ra ngoài gia nhập các nhóm thảo luận về CNTT. Các nhóm này thường có những người bản xứ, giao tiếp dần với họ cũng sẽ thấy quen. Theo mình biết thì Hà Nội có HanoiLUG, BarCamp Hanoi còn Sài Gòn có SaigonLUG, BarCamp Saigon, H3 (Hacker Happy Hour) và ViPLUG.

Ngoài ra vấn đề cuối cùng về ngữ pháp, thì mình có vài người bạn là người Mĩ tại Sài Gòn, cũng dân CNTT và họ đều nói là đừng quan tâm gì về ngữ pháp. Chính họ cũng thường dùng sai ngữ pháp nên khi viết cái gì off-line thì họ sẽ phải proofread (đọc để kiểm tra) còn nếu viết cái gì online thì chẳng bao giờ họ proofread cả.
Tớ nói thật nhé, khi bạn viết bài, mong bạn suy nghĩ kĩ xem mình sẽ viết cái gì trước đã. Tớ đã đọc nhiều bài của trên HVA này rồi. Tới dùng cụm từ "hài hoà về thị giác" thì bạn lại chuyển hướng sang mấy trang tuổi teen màu mè nhức mắt. Nếu như bạn nói màu mè chỉ có hại cho mắt, còn đen trắng đỡ nhức mắt thì việc quái gì ngành truyền hình lại sáng chế ra TV màu thế? Còn chuyện HVA dễ nhìn hơn mấy trang tuổi teen màu mè gì mà bạn hay vào ấy là do cách thiết kế và bố trí "hài hoà với thị giác" của HVA mà thôi chứ không liên quan gì đến chuyện đen trắng hay có màu sắc gì ở đây cả.

Tôi lấy ví dụ nhé: Netbeans, Eclipse, Geany, codeblocks mấy cái IDEs đó có phải là hài hoà về bố cục và thiết kế giao diện và thuận lợi cho lập trình viên làm việc không? Không lẽ bạn nói mấy cái ấy là khó nhìn, màu mè như mấy trang tuổi teen gì đấy àh?

Ngoài ra, các Virtual Terminals của *nix chẳng hạn, chủ yếu chỉ có 2 màu đen trắng, chữ chi chít nhau thay vì có bố cục cửa sổ như trong môi trường giao diện đồ hoạ. Vậy là dễ nhìn hơn là khi có giao diện GUI à?

Thật tình tôi mong bạn suy nghĩ kĩ về mỗi lời mình nói trước khi phát biểu.

Thân!
St. Konqueror
Bạn cận bao nhiêu độ? Nếu nặng quá thì nên đi khám mắt và tăng cường dùng các thứ bổ mắt như cà rốt (ăn sống nhé) hoặc thuốc bổ mắt. Về phần tớ thì tớ khuyên nên ăn mỗi ngày 1 đến 2 củ cà rốt, ăn sống hoặc xay nước để uống vì rẻ hơn và an toàn hơn là dùng thuốc bổ mắt (các chất hoá học). Còn nếu không khắc phục được thì bạn nên chọn nghề khác, mình thật sự nghĩ vậy chứ làm về IT thì phải ngồi cả ngày với máy tính, không tránh khỏi đâu. Giống như anh K4i nói thì bạn có ý định học làm quản trị mạng thay vì lập trình vì lí do cận thị thì đúng là nguy hiểm. Coders dù sao còn có các IDE có GUI hài hoà về thị giác để mà dùng, chứ quản trị mạng thì cứ cái console đen ngòm với chi chít chữ trắng cả năm trời mà thôi.
Em xin phép bàn luận thêm theo ý kiến của em về các khái niệm UNIX, UNIX-based và UNIX-like

1. Xét về mặt lịch sử:

UNIX là hệ điều hành được nhóm các chuyên gia tại phòng thí nghiệm Bell viết ra vào khoảng thập niên 70 của thế kỉ trước.

Sau đó, nhiều công ty, trường đại học cũng đã phát triển những hệ điều hành dựa trên cấu trúc UNIX cho riêng mình, ví dụ như:
+ Berkerly UNIX của trường UCB
+ AIX của IBM
+ UX của HP
+ SunOS của Sun

Các hệ điều hành này có cấu trúc, phương thức hoạt động và mã nguồn rất giống với UNIX nguyên thuỷ từ Bell Lab, do đó người ta gọi chúng là các hệ điều hành UNIX-based.

Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ những năm 80s trở lại đây, một số nhóm/cá nhân/công ty đã phát triển những hệ điều hành có nguyên lí thiết kế gần giống với UNIX nguyên thủy (tức là phát triển dựa trên UNIX Philosophy, chứ không phải dựa trên mã nguồn của UNIX nguyên thủy) và được gọi là các hệ điều hành UNIX-like. Trong số đó ta có thể kể đến:
+ Solaris của Sun (phát triển tiếp tục dựa trên SunOS)
+ GNU của GNU project
+ BSD (phát triển dựa trên Berkerly UNIX)
+ GNU/Linux

Như vậy, đó là 3 khái niệm UNIX, UNIX-based UNIX-like xét theo mặt lịch sử. Tuy nhiên ngày nay thì UNIX nguyên thủy từ AT&T Bell Lab đã không còn tồn tại, cho nên dần dần người ta bắt đầu phân chia gia đình UNIX theo cấu trúc của hệ điều hành (như đề cập dưới đây).


2. Xét về mặt cấu trúc hệ điều hành

Sau một quá trình lịch sử thì mã nguồn UNIX gốc được chuyển về cho SCO group ngày nay còn thương hiệu UNIX được nắm giữ bởi The Open Group. The Open Group đã đưa ra một hệ thống tiêu chuẩn được gọi là "Single UNIX Specification" và bất kì hệ điều hành nào có được đầy đủ các tiêu chuẩn được quy định và được chứng nhận bới The Open Group sẽ được mang tên thương hiệu là UNIX. Còn các hệ điều hành khác không tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn này nhưng có nhiều điểm tương đồng vớ các nguyên tắc thiết kế của UNIX thì thường được gọi là UNIX-like.

Các hệ điều hành nổi tiếng đã tham gia hệ thống Single UNIX Specification: (tức là được chứng nhận là UNIX)
+ IBM AIX
+ HP UX
+ SCO Unixware
+ SCO OpenServer
+ Sun Solaris
+ Mac OS X "Leopard" (on Intel processors)

Ngoài ra các hệ điều hành sau không tham gia hệ thống chứng nhận trên và được gọi là UNIX-like
+ BSD
+ GNU/Linux
+ GNU (still under development, no stable release yet)
+ Mac OS (tất cả phiên bản trừ Mac OS X Leopard chạy trên các bộ xử lí Intel)
+ Open Solaris

Các nhà phát triển của BSD và GNU/Linux không đưa sản phẩm của mình vào hệ thống chứng nhận này vì 2 lí do: chi phí của việc chứng nhận và sự thay đổi quá nhanh chóng trong quá trình phát triển 2 hệ điều hành này dẫn đến chi phí để duy trì thương hiệu UNIX sẽ trở nên khổng lồ.

@ Doorkeeper: Bạn có phải là tác giả bài này hay không? Nếu không phải thì tôi không có ý kiến. nhưng nếu bạn là tác giả thì bạn post bài trên nhiều forum để làm gì, phải chăng là 1 hình thức câu bài?

Như Mr.Bi đã có trích dẫn, những lời lẽ bài viết này dùng khi nói về games làm tôi có cảm tưởng chủ quan là kĩ năng viết bài của tác giả bài này có vấn đề. Một bài viết với tiêu đề có thể nói là "đầy tham vọng" mà dùng những lời lẽ thiếu tính nghiêm túc và có chứa chút nhạo báng như vậy thì tôi thấy thật sự là không ổn.

Thứ nhì, bài viết này tuy có nhiều chỗ không đạt về thuật ngữ ví dụ như "Ubuntu Linux" hay là "Ubuntu là một hệ điều hành", tuy nhiên đây là common mistakes đ/v cả người VN cũng như nước ngoài nên có thể bỏ qua.

Tuy nhiên có rất nhiều đoạn nội dung không ổn:

Phần cứng ít được hỗ trợ: Ồ, đây là một nhận định sai lầm 

Tác giả bài này có lẽ chưa bao giờ trải qua những trục trặc drivers với GNU/Linux nên phát biểu khá là... hay!


Riêng tôi, ngoài lệnh Exit ra khỏi Terminal thì lúc này có ai bảo tôi nêu một vài lệnh minh họa tôi cũng sẽ lúng túng.  

Miễn bình luận. 1 câu này thôi đủ phá sập niềm tin của người đọc bài viết mà chưa biết nhiều về GNU/Linux.

Vì không ai có thể xem web, nghe nhạc hay xem phim bằng giao diện CLI. 

Hàng ngày tôi vẫn lướt web để đọc tài liệu và nghe nhạc bình thường ở môi trường Virtual Terminal với CentOS mà thôi.

4 cách cài đặt  

Cụ thể?

100.000 phần mềm 

Nguồn?
ÔI, các bạn đã bao nhiêu tuổi rồi mà còn nghĩ về Games chứ. 

Tuy đã nói ở trên, nhưng đây là câu... đáng chú ý nhất bài viết, không thể không dẫn lại.

- Forget about drivers  

Có nghĩa là GNU/Linux không cần drivers???

- Vì sao cài đặt xong hệ điều hành bạn vẫn phải cài thêm các ứng dụng nữa.  

Bình luận gần tương tự với câu trên

- Đừng trả 300$ cho hệ điều hành.  

Lí do?


- Tự do muôn năm
- Cứu đất nước của bạn và chính bạn thoát khỏi ưu thế độc quyền của Microsoft  

Một lần nữa, tác giả bài này không biết là có vấn đề gì về nhận thức không nữa? Càng đọc càng thấy bực mình. Việc thích hay ghét M$ thì không nên đưa vào 1 bài viết mang tính chất giới thiệu và phân tích.
Nếu nói về backup cho 1 hệ thống mạng hoặc backup từ xa thì em hoàn toàn không đủ trình độ để bàn luận nên chỉ mong các anh (chị) đã đi làm, đã có kinh nghiệm nhiều thì chỉ ra, phân tích cho lớp đàn em như em hiểu. smilie

Còn nếu nói về việc xây dựng backup strategy cho một hệ thống cá nhân, theo mình nghĩ thì cách dùng tar thật sự rất tiện, nhanh chóng và đảm bảo chủ quyền nguyên thủy của dữ liệu, đồng thời có thể tạo incremental backups. Tuy nhiên như mình đã nói thì tar hoạt động ở filesystem level, liệu điều này có thể dẫn tới trường hợp có những tập tin đang có trên hệ thống sẽ không được đưa vào bản backup hay không? => bản backup sẽ không được toàn vẹn. Đây chính là cái vấn đề mà mình lo ngại nhất khi dùng tar, rsync hay cp...

Còn về partimage, nó khá giống với các bản Ghost chạy trên nền DOS ngày xưa, tuy nhiên có 1 vấn đề là không thể backup các partitions đang được mount vào hệ thống. Do vậy việc backup 1 hệ thống này sẽ bị lệ thuộc vào 1 hệ thống khác (ví dụ LiveCD hay Live USB có cài sẵn partimage). Vậy thì hoàn toàn không phù hợp để xây dựng 1 phương án backup (ví dụ mọi thao tác sẽ phải được làm thủ công chứ không thể lên lịch trình backup tự động). Coi như loại công cụ này ra khỏi danh sách.

I Stupid ! wrote:
em kết partimage vì đọc trên sf.net và trên trang chủ của nó thấy tên này "chiến" hệ thống file nhất, lại có thêm tar nữa
...
Các anh em cứ tìm trên sf có nhiều lắm. 

Hình như bạn hiểu sai ý định lập topic của mình. Mình muốn lập topic để mọi người nhận xét về ưu nhược của công cụ backup hệ thống và cùng chia sẻ những backup strategy mà bản thân đang áp dụng. Mục đích của topic này không phải là nơi thử nghiệm phần mềm mới hay để bàn tán về những công cụ mà mình chỉ "thấy thích, thấy kết" nhưng chưa bao giờ áp dụng.

I Stupid ! wrote:
sao tớ đọc mất 1 lúc mới hiểu được vậy 

Trong bài viết của mình, có chỗ nào bạn chưa hiểu hoặc là thấy lời lẽ rối rắm thì mong bạn vui lòng chỉ ra là chính xác ở đoạn nào và nếu có thể mong bạn góp ý cho mình cách sửa (qua PM để tránh loãng topic).
Thân mến
St.Konqueror
Hình như có sự nhầm lẫn ở đây thì phải. smilie

mR.Bi wrote:

ý của em chỉ có Slackware mới có initrd?  

Trời, em có nói thế bao giờ đâu. Em đâu có dám nói bậy như thế được. smilie smilie Có lẽ anh hiểu nhầm em ở điểm nào đấy rồi. smilie

câu hỏi thứ nhất của anh là "vì sao khi tạo initrd phải dùng cờ -m để liệt kê các module cần sử dụng" thì câu trả lời tương ứng của em là em đã đọc đến nó nhưng sau đó vì không chú ý nhiều lại không nhớ lí do.
Câu hỏi thứ nhì của anh là "vì sao phải để initrd trong /boot" thì câu trả lời tương ứng của em là đó chỉ là 1 thói quen tốt.
Chào các bạn, theo mình nghĩ thì cho dù là end-user hay là developer hoặc sysadmin thì việc sao lưu dự phòng hệ thống vẫn rất quan trọng. Người dùng Microsoft Windows thì có thể hài lòng với Norton Ghost hoặc Acronis True Image, còn đối với *nix thì chúng ta có nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn. Do vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để lên phương án backup một cách phù hợp nhất cho mục đích vận hành của hệ thống. Đó chính là mục đích thảo luận của chủ đề này.

Nếu xét về bản chất của việc backup, mình nghĩ nó là copy các dữ liệu cần thiết ra 1 nơi riêng biệt nào đó, đến khi cần thì lấy ra sử dụng lại. Tuy nhiên việc sao lưu/sao chép dữ liệu từ chỗ này sang chỗ khác sẽ đi kèm thêm nhiều vấn đề như: tính toàn vẹn của khổi dữ liệu đã được sao lưu, permissions đ/v các dữ liệu sau khi sao lưu, ..v.v.. và ngoài ra là thêm cả khả năng sao lưu khác biệt (a.k.a incremental backup) nữa.

Thử liệt kê ra một số công cụ có thể thực hiện công việc này

1. Các công cụ có sẵn của *nix:
cp : copy files and directories
cpio : copy files to and from archives
dd : copy files to and from archives
dump : ext2/3 filesystem backup
tar : the tar archiving utility

2. Các phần mềm ứng dụng:
AMANDA
Bacula
Mondo
Partimage
rsync


Nếu mình không nhầm thì các công cụ cp, cpio, tar rsync hoạt động ở filesystem level còn dd, dumppartimage hoạt động ở sector level. Filesystem level và sector level khác nhau ra sao thì chú conmale đã có nói rất rõ ràng ở /hvaonline/posts/list/0/6791.html#39557.

Theo suy nghĩ của mình thì các ứng dụng hoạt động ở sector level sẽ đảm bảo độ chính xác cao nhất (hay thường gọi là disk cloning hay disk imaging) đối với khối dữ liệu mà mình muốn sao lưu, tuy nhiên lại không có khả năng incremental backup để giảm dung lượng lưu trữ các tập tin backups.
Trong khi đó, các ứng dụng hoạt động ở tầng filesystem tuy bị hạn chế ở chỗ chỉ sao lưu những gì mà nó đủ chủ quyền để can thiệp hoặc là nó có thể đọc/nhìn thấy được trên filesystem nhưng bù lại là khả năng sao lưu khác biệt, có thể dùng để giảm đáng kể dung lượng cho việc lưu trữ.
Tuy nhiên đây chỉ là suy nghĩ của riêng mình, và chỉ mới bàn về các ứng dụng hoạt động ở hệ thống cá nhân, còn các ứng dụng sao lưu từ xa cho hệ thống mạng như AMANDA hay Bacula thì sao? Mong các bạn cùng vào thảo luận và đưa ra ý kiến.

Thân mến
St.Konqueror

Crunch wrote:
Các bác cho hỏi làm thế nào để gõ được tiếng Việt trong slack vậy? Em cài xvnkb thì gõ tốt trong konsole nhưng mà trong OOo và một số editor khác như Kedit chẳng hạn thì lại không được, toàn ra ô vuông. Lạ thật. 

Chào Crunch,
Mình không xài xvnkb, tuy nhiên trước đây vài tháng có thử cài và nhận thấy nó hoạt động không tốt với KDE, có trường hợp làm cho việc khởi động của KDE bị đứng khựng lại. Trong Slackware 12.x thì có sẵn các gói SCIM, tại sao bạn không dùng SCIM thay cho xvnkb, vì SCIM thì ổn định hơn hẳn?
 
Go to Page:  First Page Page 2 4 5 6 Page 7 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|