banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: No. 47  XML
Profile for No. 47 Messages posted by No. 47 [ number of posts not being displayed on this page: 1 ]
 

blackwidow wrote:
nếu như mình cài centos lên box đó, rồi vmware. Thì những file của centos guest của vmware windows tạo ra có phải convert qua host centos mới không? hay chỉ đơn giản là copy qua thôi? 

Bạn dùng VMWare thì chỉ việc sao chép cả thư mục máy ảo CentOS từ Windows XP host sang CentOS host thôi.

blackwidow wrote:
có 1 vấn đề này, nhờ các bác góp ý, cái server trên là centos chạy trên windows xp bằng vmware, nối trực tiếp vô modem ra internet. Không có cái gì bảo vệ thằng xp hết trừ cái firewall có sẵn của xp.

Mình rất muốn cài centos thẳng lên cái box đó nhưng mình vẫn chưa tự tin cho lắm vì nếu cài thẳng lên box nếu bị fuked up cái gì đó thì phải lên trực tiếp cái box để sửa. mình xài vmware như vậy nếu có gì hư thì còn vnc vô xp để sửa thằng centos được còn không thì restore từ snapshot của vnware.

các bác nghĩ xp (tắt hết mấy services không quan trọng, và không chạy gì trừ vmware) có khả năng đứng ra thẳng internet như vậy không? mình vẫn thích vmware vì rất tiện cho mình. 


Thay vì dùng Windows XP là host thì bạn chuyển sang CentOS hoặc Windows Server 2012 làm host rồi đưa VMWare Server chạy CentOS lại như vậy an toàn và tiện lợi hơn cho bạn.

Một giải pháp khác đó là dùng FreeBSD và Jail thay thế (không chắc, chỉ nghe người khác nói).

khang0001 wrote:

vậy là phải cài X Window , mình trước h chỉ điều khiển bằng terminal thôi à, còn nếu xài x window thì mình điều khiển băng gì cậu, mình xài ubuntu và centos lun 


Nếu tôi nhớ không nhằm thì trong X Windows cũng có Terminal. Nhưng máy chủ thì dùng lướt web + Flash thì không nên vì Flash trên nền "non-Windows" lề mề, chiếm tài nguyên vô cùng.
Cãi vã ầm ỹ cũng không đến đâu. Quan điểm mỗi người mỗi khác. Bạn panfider thay vì "hầu chuyện" thì "cuốn gói lên núi tu hành", đợi khi "thành chính quả" quay lại cống hiến cho anh em HVA.

Bản thân tôi cũng từng "chót chét" như bạn. Và tôi thành thật khuyên bạn rằng dù chiro8x, conmale và TQN có phần nặng lời với bạn nhưng lời họ khuyên là hoàn toàn chính xác. Đặc biệt là danh sách quá trình của "khao khát thực hiện một việc gì đó" (tôi gọi bừa vì không nghĩ ra cách dùng từ hay hơn) của bạn chiro8x. Đối với lời khuyên của conmale thì khỏi phải bàn bởi định hướng luôn từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp. Ai cũng biết một điều, đó là muốn cống hiến cho Tổ quốc, trước tiên bạn phải cống hiến cho quê hương, muốn cống hiến cho quê hương bước đầu bạn phải làm những điều tốt đẹp cho gia đình, người thân của bạn trước đã.

chiro8x wrote:

BlueMM wrote:
Ubuntu còn có Xubuntu, Kubuntu, Edubuntu, Lubuntu,... mà smilie
Mình nghĩ ý của bạn panfider chỉ là thay đổi giao diện và các gói liên quan chứ không phải viết lại kernel. 


Bạn tìm các chủ đề của anh bạn hoang tưởng của chúng ta đi, từ thiết kế vi mạch cho tới dạy C. Kiến thức thì ba cọc ba đồng, suy nghĩ thì hoang tưởng muốn chứng tỏ bản thân. Trong topic lúc đầu thì người ta còn góp ý, đến khi người ta chuyển qua châm biếm chửi thẳng vào mặt cũng không chừa. Đọc lại mấy topic của "người mộng du này" tớ té ghế mấy lần rồi. Bây giờ mình biết thêm một điều.

Không chỉ người ngu mới tỏ ra nguy hiểm, mà người hoang tưởng cũng tỏ ra nguy hiểm nhưng lại luôn che giấu cái ngu. 


Bạn nặng lời quá. Tuổi trẻ, kiến thức được "kha khá" thì muốn làm cái này, muốn làm cái kia. Nếu giúp, khuyên không được thì để họ tự làm rồi tự rút được bài học. Cần thiết chi nặng lời nhau vậy.

Cách đây mấy năm tôi thực sự không nhớ rõ ai đã phát biểu "Vô tuyến truyền hình (Tivi) sẽ không bao giờ có hệ điều hành". Ai cũng đồng ý là đúng. Nhưng thực tế hiện tại lại hoàn toàn ngược lại. Bạn thấy đó, dù ý tưởng có hoan tưởng, bệnh hoạng như thế nào đi nữa nhưng nghiêm túc nghiên cứu thì rất nhiều khả năng ý tưởng đó sẽ thành hiện thực. Tuy nhiên, về góc độ xã hội chúng ta phải xem xét ý tưởng đó có khả năng áp dụng thực tế không, nếu có giúp ích được đến đâu. Đừng bao giờ cấm đầu vào làm và đến khi có kết quả thành công lại nhận ra, giá trị ý tưởng và thành quả có được không đáng một xu.
Giả sử bạn đã giải quyết thành công vấn đề. Bạn sẽ học được gì từ sự cố bạn đã khắc phục thành công? Nếu dùng RedHat Enterprise Linux 6 hiện tại bạn có cần giải quyết vấn đề đó không? Ngoài ra nếu bạn trở thành "cao thủ" dùng bản RedHat bạn đang có, bạn có chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn khi xin việc?
Tôi thường dùng Internet Explorer 9 và 10 để duyệt web. Tuy nhiên tôi không thể truy cập nội diễn đàn thông qua hai phiên bản mới nhất của trình duyệt này.

Các Quản trị viên vui lòng giải đáp vấn đề tôi đang gặp phải.

Tôi đã cố gắng tìm trên diễn đàn về vấn đề này nhưng không thấy. Nếu đã giải đáp vui lòng bỏ qua cho.
Tôi cũng đã bị cùng vấn đề như bạn. Bạn thử tháo pin ra rồi lấp lại xem. Tôi bị trên Linux. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn nên đem đến dịch vụ bảo hành. Tôi có hỏi nhân viên của họ, họ bỏ không nguy hiểm đến người dùng như cháy nổ...

tmd wrote:
Có người này người kia.
Không biết thì hỏi không hợp thời, bữa nay là "không biết thì tìm hiểu, không thể hiểu vì thiếu cơ sở thì mới đi học, học cũng không hiểu thì hỏi nhờ khai sáng".
 

Suy nghĩ còn thiếu sót, rất tán đồng.
@jackietl: Có rất nhiều cách để viết đuợc virus, trojan... bạn à. Tôi cho rằng bạn nên học lập trình cơ bản, tìm hiểu sâu hơn sau đó bạn sẽ tự trả lời cho câu hỏi "Làm thế nào để lập trình virus?".

Ar0 wrote:

Trả lời câu hỏi của tôi ở trên đi đã, code ở đây là code gì? 

Chạc...! Sao anh bạn không giải thích cho mọi nguời cùng tham khảo mà chỉ biết bắt bẻ nguời khác?
Tôi khuyên anh không nên tham gia vào bất cứ chủ đề nào cả bởi những ý kiến của anh bạn đưa ra chẳng những không giúp ích mà còn phá hoại, đã kích nguời khác, làm người khác rất khó chịu, dị ứng khi tiếp xúc với anh bạn. Nếu anh còn đang là sinh viên thì yên không sớm thì muộn cũng có một nhóm nguời sẽ dạy anh biết cách đối xử với mọi nguời. Nếu anh đã tốt nghiệp thì xem lại mọi nguời xung quanh anh đối xử với anh như thế nào. Còn tôi thấy anh là con nguời hai mặt, chỉ biết nịnh bọ gía trị không đáng một xu. Xem lại các bài viết và các chủ đề của anh rồi sẽ rõ. Không có lối tôn trọng nguời khác nào trong anh.
Anh cho rằng phong cách anh đang có là của một hacker? Đúng nhưng đó là "stupid hacker". Hãy theo dõi từng bài viết của các hacker chính thống trên diễn đàn rồi sẽ thấy sự khác biệt của "stupid hacker" và họ.
PS: Các anh em cứ tiếp tục tranh luận, không biết thì hỏi.

Ar0 wrote:
Chẹp, bạn No. 47 cứ lo xa làm chi thế. Dĩ nhiên là các thành viên trong BQT chắc đã có cách làm riêng của họ, ví dụ như tớ thì tớ cứ cho thi tuyển elite nhưng chỉ bạn nào cảm thấy phù hợp mới set, còn bạn nào điểm chỉ 70/100 thì vẫn mặc kệ. 

Vậy thi tuyển để làm gì? Những người vừa tham gia được ngày một ngày hai nếu vượt qua có được "set" không...?

Quan Lý Trưởng - 28/08/2006 wrote:
Thành viên được chọn lựa vào nhóm Elite members phải do một hoặc nhiều thành viên khác thuộc BQT đề cử. Thành viên này sẽ được chính thức làm Elite member sau khi đã BQT xét duyệt. Tiêu chuẩn xét duyệt như sau:
- Phải có tư cách của một thành viên xuất sắc: hoà nhã và kiên nhẫn.
- Phải có khả năng kỹ thuật có những đóng góp, trao đổi tích cực và hiệu quả.
- Phải nắm vững quy định chung và tuyệt đối không vi phạm nội quy diễn đàn.
- Số lượng bài viết hoặc trao đổi trên diễn đàn sẽ không dùng để xét duyệt. 

Tôi nghĩ thi tuyển chỉ đo được khả năng kỹ thuật còn các kỹ năng, tư chất khác của một Elite Member thực thụ từ trước hoàn toàn không đánh giá được.
Theo hình thức thi tuyển thì mọi đối tượng đều được tham gia, vậy những thành viên ngày một, ngày hai tham gia diễn đàn có chắc sẽ "nắm vững quy định chung và tuyệt đối không vi phạm nội quy diễn đàn"? Làm sao biết trong các thí sinh dự tuyển ai "hoà nhã và kiên nhẫn", "có những đóng góp, trao đổi tích cực và hiệu quả"? Đối với các thành viên "dính sẹo" thì sao nếu vượt qua kì thi? Họ có xứng đáng với danh hiệu "Elite" không?
Nói chung, tôi cho rằng Elite Member vẫn giữ nguyên cách tuyển chọn như cũ, Moderator sẽ thi tuyển và chỉ do Elite Member dự tuyển. Như thế biết đâu sẽ hay hơn?!
Vài lời góp vui! smilie

xnohat wrote:
Phần Rootkit detect trông nó có vẻ hao hao giống Kaspersky Antivirus 

vietco21 wrote:
chắc thế rùi BKA chán quá 

Không cần thiết giống ai, miễn sao chất lượng, không vi phạm bản quyền... là được rồi. Có gì đâu phải chán!
Ủng hộ BKAV hết mình smilie
Paravirtualization
This technique also requires a virtual machines monitor, but most of its work is performed in the guest OS code, which in turn is modified to support this virtual machines monitor and avoid unnecessary use of privileged instructions. The paravirtualization technique also enables running different OSs on a single server, but requires them to be ported, i.e. they should «know» they are running under the hypervisor. The paravirtualization approach is used by products such as Xen and UML.  

Có lẽ VirtualBox, VMWare Workstation, Xen khác OpenVZ là ở đó. Tôi xin đính chính lại, theo tài liệu quanta cung cấp, ảo hoá gồm ít nhất 3 loại:
  • Virtual machines: VMWare Workstation, QEMU...
  • Paravirtualization Xen và UML
  • Virtualization on the OS level: OpenVZ, Virtuozzo, Linux-VServer, Solaris Zones và FreeBSD Jails

Để có thông tin đầy đủ tham khảo thêm tại: http://en.wikipedia.org/wiki/Platform_virtualization

quanta wrote:
Mình thấy câu "hệ điều hành ảo hoá cấp" không có nghĩa gì cả.
 

Hoàn toàn đồng ý. Theo tôi thì từ góc (Operating system-level virtualization)là một cụm từ hoàn toàn không rõ nghĩa trong tiếng Việt nên Việt hoá dù ích nhiều gì cũng không chính xác, rõ nghĩa như nghĩa góc tiếng Anh. Cũng có thể tôi sai do kiến thức cả về tiếng Việt lẫn thuật ngữ về tin học còn yếu kém. Vì thế khoản này cần thêm ý kiến của anh em.
1. OpenVZ có phải là một hệ điều hành không?
2. Theo cái link trên Wiki thì bạn dịch thiếu từ "technology". Mình đề nghị dịch là "công nghệ ảo hoá ở mức hệ điều hành". Vậy những cái như VMWare, VirtualBox hay Xen thì xếp vào loại nào
 

OpenVZ không phải là hệ điều hành nhưng...
root@debian:~# uname -r
2.6.32-5-openvz-amd64
root@debian:~# 

Vấn đề là ở đây. Nó khác với "các giải pháp ảo hoá khác như VMware và các công nghệ Paravirtualization như Xen" vì thế công nghệ của OpenVZ có tên là Operating system-level virtualization.
Tôi nhặt được đoạn này:
Further, in most situations, different operating systems are not required on the same server, merely multiple instances of a single operating system. OS-level virtualization systems have been designed to provide the required isolation and security to run multiple applications or copies of the same OS (but different distributions of the OS) on the same server 

Kiến thức có hạn, chưa hiểu ý của quanta lắm. Mong được tiếp tục thảo luận!
Cảm ơn quanta đã giúp đỡ smilie

quanta wrote:
Vừa mở đầu đã có một "hạt sạn" bạn à:
OpenVZ là một hệ điều hành ảo hoá cấp (Operating system-level virtualization)... 
 

Cảm ơn quanta đã quan tâm. Nói thật, tôi suy nghĩ mãi mà cũng không biết nên dịch như thế nào là đúng. Thấy "Hệ điều hành ảo hoá cấp" gần giống nghĩa "Operating system-level virtualization" nên chọn. Bạn có thể đề xuất giúp tôi sửa lỗi này không?
Ngoài lỗi trên bạn còn phát hiện ra lỗi nào khác không?
PS: Lỗi bao gồm chính tả, các dùng từ, đặt câu smilie .
Do kiến thức còn hạn hẹp nên ắc hẳn sẽ có nhiều sai sót trong quá trình dịch thuật vì thế các bro nào thấy sai sót trong bài viết vui lòng thông báo và bỏ qua cho smilie. Đây là bài viết tôi viết riêng cho các thành viên HVA, những ai sao chép vui lòng tôn trọng tôi bằng cách ghi rõ nguồn góc và tên tác giả bài viết.
Trong bài viết sau tôi sẽ hướng dẫn bạn cài đặt và thiết lập OpenVZ trên Debian Squeeze x64.
Trước tiên, tôi xin giới thiệu sơ lược về OpenVZ.
OpenVZ là một hệ điều hành ảo hoá cấp (Operating system-level virtualization) cho phép máy chủ vật lý có thể chạy độc lập cùng lúc nhiều hệ điều hành trên cùng một phần cứng được gọi là máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS) hay môi trường ảo (Virtual Environments - VE). Vì sao lại độc lập? Bởi tất cả hệ thống ảo đều được cấp phát một tài nguyên nhất định và hoạt động không liên quan đến nhau, khi bất kì hệ thống ảo nào xãy ra sự cố đều không ảnh hưởng đến các hệ thống còn lại kể cả máy chủ vật lý. OpenVZ tuơng tự như FreeBSD Jails và Solaris Zones. So với các giải pháp ảo hoá khác như VMware và các công nghệ Paravirtualization như Xen, OpenVZ hạn chế ở chỗ nó yêu cầu cả hai hệ điều hành máy chủ và khách đều là Linux (mặc dù bản phân phối Linux có thể khác nhau). Tuy nhiên, trên trang chủ của OpenVZ khẳng định rằng OpenVZ lợi thế về hiệu năng hoạt động so với các giải pháp khác. Theo đó, chỉ mất từ 1-3% hiệu năng hệ thống cho OpenVZ so với một máy chủ vật lý thông thường.
OpenVZ là cơ sở của Virtuozzo Containers - một sản phẩm phần mềm độc quyền cung cấp bởi Parallels, Inc. OpenVZ được phân phối dưới giấy phép GNU GPL 2 và được tài trợ cũng như hỗ trợ bởi Parallels, Inc. OpenVZ chỉ có "độc quyền" trên Linux và có thể chạy trên các vi xử lý kiến trúc x86, x86-64, IA-64, PowerPC, SPARC, ARM. Bạn có thể tham khảo thêm về giải pháp ảo hoá này tại trang chủ www.openvz.org.
Miễn trừ trách nhiệm:
Trước khi thực hiện, xin lưu ý rằng đây là một bài viết thực nghiêm của chính bản thân tác giả và cũng xin lưu ý thêm đây không chỉ là cách duy nhất để thực hiên, tác giả không chịu bất kỳ tổn thất nào với hệ thống của bạn trong quá trình thực hiện. Nếu bạn đã đồng ý, chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện.
1. Cài đặt OpenVZ:
Để cài đặt bạn vào Terminal và gõ lệnh:
Code:
su -

để có quyền root
Hạt nhân OpenVZ và các gói vzctl, vzquota, vzdump đều có sẵn trong các kho ứng dụng của Debian, do đó, chúng ta có thể cài đặt chúng như sau:
Code:
apt-get install linux-image-openvz-amd64 vzctl vzquota vzdump

(Nếu bạn thực hiện trên nền x32 thì gói nhân có tên là linux-image-openvz-686 thay vì linux-image-openvz-amd64)
Tạo liên kết từ /var/lib/vz đến /vz để tạo tính tương thích ngược:
Code:
ln -s /var/lib/vz /vz

Mở /etc/sysctl.conf bằng lệnh:
Code:
vi /etc/sysctl.conf

và đảm bảo rằng tệp đang được mở có các thiết lập sau:
Code:
[...]
net.ipv4.conf.all.rp_filter=1
net.ipv4.icmp_echo_ignore_broadcasts=1
net.ipv4.conf.default.forwarding=1
net.ipv4.conf.default.proxy_arp = 0
net.ipv4.ip_forward=1
kernel.sysrq = 1
net.ipv4.conf.default.send_wwwects = 1
net.ipv4.conf.all.send_wwwects = 0
net.ipv4.conf.eth0.proxy_arp=1
[...]

Nếu cần thay đổi, hãy gõ:
Code:
sysctl -p

Chú ý: Các bước sau đây rất quan trọng nếu địa chỉ IP của máy ảo của bạn là từ một subnet khác với địa chỉ IP của hệ thống máy chủ. Nếu bạn không làm các bước này, mạng trong các máy ảo sẽ không làm việc!
Mở /etc/vz/vz.conf và thiết đặt NEIGHBOUR_DEVS thành all:
Code:
vi /etc/vz/vz.conf

[...]
# Controls which interfaces to send ARP requests and modify APR tables on.
NEIGHBOUR_DEVS=all
[...] 

Cuối cùng, bạn hãy khởi động động lại hệ thống bằng lệnh:
Code:
reboot

Nếu hệ thống khởi động lại một cách bình thường đồng nghĩa mọi việc đều ổn!
Tiếp đến bạn hãy vào Terminal và gõ lệnh:
Code:
uname -r

để xem phiên của bản nhân Linux. Bạn sẽ nhận được kết quả tương tự như sau:
root@debian:~# uname -r
2.6.32-5-openvz-amd64
root@debian:~# 

2. Sử dụng OpenVZ:
Trước khi chúng tôi có thể tạo máy ảo với OpenVZ, bạn cần có khuôn mẫu (template) của bản phân phối Linux muốn dùng http://wiki.openvz.org/Download/template/precreated.
Chú ý: Nếu phiên bản phân phối Linux của máy tính bạn là bản 32 bit thì bạn chỉ có thể sử dụng khuôn mẫu 32 bit
Các lệnh cơ bản của OpenVZ:
Ví dụ để thiết lập một VPS từ mẫu debian-6.0 amd64-minimal hãy thực hiện lệnh sau:
Code:
vzctl create 101 --ostemplate debian-6.0-amd64-minimal --config basic

Số 101 là số hiệu ID duy nhất mà mỗi máy ảo đều phải có. Bạn có thể sử dụng phần cuối của địa chỉ IP của máy ảo cho nó. Ví dụ, nếu địa chỉ IP của máy ảo là 192.168.0.101, bạn sử dụng 101 để làm số hiệu ID.
Nếu bạn muốn máy ảo tự chạy ngay khi hệ thống khởi động xong hãy gõ lệnh:
Code:
vzctl set 101 --onboot yes –save

Để thiết lập một tên máy và địa chỉ IP cho máy ảo, bạn có thể dùng lệnh sau:
Code:
vzctl set 101 --hostname test.example.com --save
vzctl set 101 --ipadd 192.168.0.101 –save

Tiếp theo, bạn có thể thiết lập số socket thành 120 và chỉ định máy chủ định danh (nameservers) gõ:
Code:
vzctl set 101 --numothersock 120 --save
vzctl set 101 --nameserver 145.253.2.75 --nameserver 8.8.8.8 --save

(Ngoài cách thiết lập trên, bạn cũng có thể truy cập vào thư mục /etc/vz/conf và chọn số hiệu ID bạn muốn thiết lập. Ví dụ bạn muốn thiết lập máy ảo có số hiệu ID là 101 thì dùng trình biên tập bất kì mở tệp 101.conf với đường dẫn cụ thể là /etc/vz/conf/101.conf.)
Để chạy một máy ảo dừng lệnh:
Code:
vzctl start 101

Để thiết lập mật khẩu của máy ảo, thực hiện lệnh
Code:
vzctl exec 101 passwd

Bây giờ bạn có thể kết nối với máy ảo qua SSH hoặc vào trực tiếp bằng lệnh:
Code:
vzctl enter 101

Để thoát giao diện điều khiển gõ:
Code:
exit

Để dùng gõ:
Code:
vzctl stop 101

Để khởi động lại gõ:
Code:
vzctl restart 101

Để xoá một máy ảo nào đó từ trong đĩa cứng (máy ảo đó phải được tắt từ trước) gõ:
Code:
vzctl destroy 101

Để xem danh sách và trạng thái của máy ảo gõ:
(Với 101 là số hiệu ID máy ảo bạn muốn chạy.)
Code:
vzlist -a

Bạn sẽ nhận được danh sách tương tự như sau:
root@debian:~# vzlist -a
CTID NPROC STATUS IP_ADDR HOSTNAME
101 8 running 192.168.0.101 test.example.com
root@debian:~# 

Để xem tài nguyên được cấp cho một máy ảo nào đó gõ:
Code:
vzctl exec 101 cat /proc/user_beancounters

Bạn sẽ nhận được kết quả tuơng tự như sau:
Code:
Version: 2.5
uid resource held maxheld barrier limit failcnt
101: kmemsize 500737 517142 11055923 11377049 0
lockedpages 0 0 256 256 0
privvmpages 2315 2337 65536 69632 0
shmpages 640 640 21504 21504 0
dummy 0 0 0 0 0
numproc 7 7 240 240 0
physpages 1258 1289 0 2147483647 0
vmguarpages 0 0 33792 2147483647 0
oomguarpages 1258 1289 26112 2147483647 0
numtcpsock 2 2 360 360 0
numflock 1 1 188 206 0
numpty 1 1 16 16 0
numsiginfo 0 1 256 256 0
tcpsndbuf 17856 17856 1720320 2703360 0
tcprcvbuf 32768 32768 1720320 2703360 0
othersockbuf 2232 2928 1126080 2097152 0
dgramrcvbuf 0 0 262144 262144 0
numothersock 1 3 120 120 0
dcachesize 0 0 3409920 3624960 0
numfile 189 189 9312 9312 0
dummy 0 0 0 0 0
dummy 0 0 0 0 0
dummy 0 0 0 0 0
numiptent 10 10 128 128 0

Cột failcnt rất quan trọng, nếu mọi thứ đề tốt đẹp giá trị của nó bằng 0. Ngược lại, nếu giá trị khác 0 đồng nghĩa máy ảo đó cần được cấp nhiều tài nguyên hơn. Bạn phải vào /etc/vz/conf để thiết lập lại.
Để biết thêm về lệnh vzctl bạn có thể gõ:
Code:
man vzctl

Nguồn: http://howtoforge.com/installing-and-using-openvz-on-debian-squeeze-amd64
http://en.wikipedia.org/wiki/OpenVZ
http://en.wikipedia.org/wiki/Operating_system-level_virtualization
Bạn vào Computer hiển thị như thế nào?
Đọc xong bài viết về mrro rồi bạn nopain_nogain_e tính hướng đi cho riêng mình.
@dexxa: Có lẽ bạn đã hiểu nhằm ý của St Konqueror.
Vậy mục Thông tin về các địa chỉ và tài liệu hữu ích dùng để làm gì? Có sẵn cả mục yêu cầu, tải lên lại sách.

taisaothe wrote:
Tuyển cho cố vào viết mấy cái soft chẳng ai thèm xài...
 

Tuyển nhiều hay ít đó là quyền của nhà tuyển dụng miễn sao "thuận mua, vừa bán", không làm gì trái với Pháp luật Nhà nước là được.
Tiêu chuẩn cho lắm vào rồi cuối cùng chả có cái nào chuyên sâu cả thành ra cái gì cũng biết mà chả có cái nào trùm. 

Đây cũng lại là quyền của nhà tuyển dụng. Họ trả tiền cho người lao động vì thế tiêu chuẩn thế nào thì mặc họ. Còn chất lượng công việc thì dựa trên tiêu chuẩn đầu vào họ đã đề ra lúc đầu vì thế nhà tuyển dụng sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm. Như vậy có liên quan gì đến người lao động mà bạn lại phải nói thế?
PS: Tôi không định tham gi chủ đề này nhưng thấy bức xúc nên "góp vui" vài dòng, Z0rr0 thông cảm.

Ky0 wrote:

vn.rocket wrote:
có người bảo em vb chính là vb.net mới nhập môn này mà lan man quá.
Anh chị nào biết giải thích chi tiết giúp em với. 

Đoạn màu đỏ cần phải xem lại. 

Có lẽ ý của vn.rocket là thế này:
có người bảo em vb chính là vb.net, mới nhập môn này mà lan man quá. 

Dù gì cũng đều trùng nghĩa với nhau.
Theo tôi thì nếu anh Quản trị đó làm sai luật hay xử ép anh em thì nên report cho cấp trên, họ xử lý sao tuỳ họ. Nếu bạn tìm cách vượt ra giới hạn mà Quản trị cho phép thì không nên vì bị cấp trên biết có thể làm họ sẽ thiếu tin tưởng ở bạn. Dùng công cụ để tấn công máy chủ thì nên biết trước hậu quả.
Không phải chỉ một trường hợp, mà dần như tất cả các tước hiệu ngoài Member đều bị hiển thị sai như thế. Để ý thấy [ số bài không được hiển thị trên trang này: ]0 thì mới không bị lỗi hiển thị trên. Lỗi này chẳng ảnh hưởng gì quan trọng đến sinh hoạt trong diễn đàn.
Trên Fedora 14, CentOS đơn giản bạn chỉ cần vào Terminal gõ lệnh "yum update" với quyền root rồi khởi động lại hệ thống sau đó tiếp tục vào Terminal gõ lệnh "/etc/init.d/vboxdrv setup".
Ở HCM, làm việc bán thời gian được không bạn?
Tôi cho là không. Bạn xem thử tấm ảnh dưới đây.

Bạn chỉ việc tạo một phân vùng để cài CentOS và một vùng nhớ đệm Swap thôi. Nhưng khi cài lại Windows bạn không thể vào CentOS vì thế bạn phải cài lại GRUB hoặc các trình quản lý boot khác.
 
Go to Page:  Page 2 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|