banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: StarGhost  XML
Profile for StarGhost Messages posted by StarGhost [ number of posts not being displayed on this page: 3 ]
 
Có thể có một trong số lí do sau:
- Router firewall chặn incoming connections.
- IP của bạn nằm trong dải private IP (10.0.0.0/8, 172.16.0.0/12, 192.168.0.0/16).
- ISP firewall chặn incoming connections.
Brilliant!!! Congratz, Duong and Rizzo. Keep up your productivity.
@mrro: theo mình thì vấn đề không phải là online hay offline gì, mà nên gọi là cách bố trí detection và filtering components. Cách bố trí nối tiếp tức là nhận packet nào thì đối chiếu với statistics luôn xem có hợp lệ hay không. Cách bố trí song song như của mrro thực ra cũng khá là "intuitive". Experiments trong các research về DDoS thì cũng sử dụng mô hình này thôi, ví dụ bừa như http://www.cs.columbia.edu/~smb/papers/pushback-impl.pdf hay http://www.itsec.gov.cn/docs/20090507162132811217.pdf

Sự khác nhau duy nhất là mrro sử dụng "người học", còn họ thì dùng "máy học". smilie

conmale wrote:
Chậc... mấy cái position như thế này mà đăng bên Úc thì lương có còm lắm cũng phải $3000 / tháng. Đám IBM chắc tham khảo thị trường kỹ nên ra giá $300 - $400 một tháng thì hơi... keo.

Mà thấy hơi lạ, làm cho IBM sao không thấy đề cập đến AIX nhưng lại đề cập đến "Sun" là sao? smilie  


Ôi, thế thì phải sang Úc khẩn cấp thôi. smilie Chứ $300 - $400 thì tiền đổ xăng cũng chẳng đủ. Đề nghị anh conmale tư vấn chút. smilie Serious đấy nhá.
Không biết ở đây có ai học chưa, chứ mình thì chưa bao giờ học tiếng Anh chuyên ngành gì cả. Nếu mình có học tiếng Anh thì chỉ học thứ tiếng mà người Anh (hoặc Mỹ, Úc, etc.) thường thường vẫn sử dụng để làm những việc như: cãi nhau, mặc cả, tán phét, khích bác, etc.
@myquartz: ôi mình nhớ 50MB thì hình như là 50 triệu bytes thì phải.
@eyestv: bạn biết những gì về Linux: kernel design, memory management (context switching, swapping techniques, memory protection), file system, scheduling (process, disk), clocks&timers, network stack, SELinux, etc? Bạn có hay làm những việc như: đọc kernel source, recompile kernel (ví dụ disable caching), debug kernel.

Nếu bạn chưa làm quen với những việc trên thì mình nghĩ bạn khó có thể làm được 1 đề tài về Linux, vì khi đó bạn hầu như chỉ làm việc ở mức độ user applications, ví dụ Java này nọ.

myquartz wrote:
...em đã từng chứng kiến con server nó chuyển tải file tốc độ đến 50Mbytes/s qua mạng LAN Gigabit, tương ứng khoảng 30 triệu packet/s 

Hì hì, 50MB/s có thật là 30 triệu packet/s không bạn? Có gì đâu, bạn myquartz chắc cũng có mấy con servers hàng khủng, bạn thử "đốt" trong LAN tầm 10000 SYN/s thì biết ngay ấy mà. Mình thì không có máy móc gì cả nên đành chịu, chứ không mình cũng thử phát.
@bathong: nếu mình không nhầm thì bạn viết cái này dựa trên cái hình trong Wikipedia. Đáng tiếc là cái hình đó lại sai hoàn toàn, mặc dù đoạn text bên cạnh thì khá là chuẩn.

Mình đề nghị bạn xem qua cái này:
http://www.cacr.math.uwaterloo.ca/hac/about/chap11.pdf
@bathong: mình đề nghị bạn đọc các tài liệu của RSA (hoặc kiếm một quyển sách về cryptography) để hiểu rõ chữ kí số hoạt động ra sao, chứ mình thấy bạn toàn đoán với lại nhớ mang máng ở đâu. Mình đã nói là trong quá trình kí không được phép thêm bớt gì hết vào văn bản được kí, và với các thuật toán hiện tại thì đã được chứng minh (dựa trên một số điều kiện) rằng kẻ xấu không thể làm gì với cái chữ kí đó (bao gồm copy, sửa chữa, thêm bớt).

Còn về chuyện CA, mình thấy wikipedia cũng nói khá rõ. Nếu bạn không tin tưởng thì có thể kiếm một quyển sách về network security để đọc. Đây mình tìm bừa được một cái cho bạn:
http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.28.3067&rep=rep1&type=pdf

p/s: mình thấy bạn học cái ngành này mà những vấn đề đơn giản vậy cũng google không ra thì rất khó đi sâu được.
@bathong: mình thấy Wikipedia cũng đã cung cấp khá chi tiết về chữ kí số rồi còn gì.

@ORA2009: mình có cảm tưởng bạn cũng chả rõ chữ kí số nó hoạt động ra sao nhỉ.

ORA2009 wrote:

Ký thì dùng private key (của người gửi) để mã hóa 1 đoạn định danh , người nhận văn bản đã ký này sẽ nhận được 2 phần : phần định danh và phần định danh đã được mã hóa, sau đó người nhận dùng public key (của người gửi) lấy từ CA để xác thực người gửi (mã hóa đoạn định danh đó và so sánh với định danh gửi kèm) xem anh ta có đúng là anh ta hay ko. 
@bathong: bạn nói chống copy là chống copy cái gì? tái sử dụng là tái sử dụng cái gì? Và theo như mình hiểu thì không có chuyện dùng thời gian hiện tại hay seed gì kí kèm với văn bản cả. Nếu văn bản đó chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định thì trong nội dung văn bản phải ghi rõ (hoặc ngầm hiểu), chứ quá trình kí không được phép thêm thắt gì cả.

Cũng theo mình hiểu thì mã hóa là để bảo vệ nội dung văn bản khỏi bị đọc trộm thôi, còn việc sử dụng private key để ký là đủ để xác nhận danh tính người gửi văn bản rồi.

bathong wrote:

Lỡ như có người thứ 3 thì sao, nó nhận được tài liệu kèm chữ kí, nó thay đổi tài liệu này thành tài liệu mới rôi gữi kèm với chữ ký thì sao ???
 

À, vì thế cho nên trong các kĩ thuật chữ kí điện tử người ta mới cần một thuộc tính là existential unforgeability.
Vì không rõ trình độ bạn đến đâu, nên mình đưa bừa một đề tài vậy. Ý tưởng thì rất đơn giản: bạn viết một chương trình trợ giúp network engineer trong việc thiết kế hệ thống. Chương trình đó sẽ có input là một cái form trong đó engineer sẽ điền các thông số liên quan đến network cần được xây dựng. Output của chương trình sẽ là proposed topology và các thông số liên quan.

Đề tài trên có 3 đặc điểm chính:
- Mặc dù không phải mới, nhưng cũng khó dẫn đến chuyện conflicting contributions (trừ phi bạn lấy ý tưởng từ papers của người khác, dẫn đến chuyện plagiarism), vì dù cả trăm người làm thì mỗi người sẽ làm một kiểu.
- Mức độ khó của đề tài có thể được quyết định hoàn toàn bởi sinh viên và người hướng dẫn. Thậm chí ở mức độ cao nhất có thể làm luận án PhD được.
- Đề tài này có thể bao quát nhiều topic: networking, network optimization, algorithms, database, security, cryptography, etc.

Thân mến.
Bạn cho biết bạn có thể bỏ ra bao lâu để làm luận án (tính theo giờ)?

Kiến thức của bạn có những gì, bao gồm các môn Toán và chuyên ngành (càng cụ thể càng tốt, giống như bạn đang khoe khoang kiến thức ấy)?

Bạn muốn làm đề án theo dạng scientific research (đọc specifications, standards, papers, phân tích, một chút implementation) hay là applied research (coding, designing, installing, etc.)?

Liệu việc chọn đề tài trên đây có được nhà trường chấp nhận? Nếu được chấp nhận liệu có giảng viên nào chịu đứng ra hướng dẫn đề tài bạn chọn (hay họ chỉ hướng dẫn đề tài do họ chọn)?
@WinDak, longkt90: vậy chớ i với n không phải biến tạm sao?
@WinDak, rickb: ờ, nhưng đây có phải là câu swap 2 số đâu. Câu này chỉ cho dùng một biến duy nhất có phải không nhỉ Z0rr0? Và nếu như vậy cũng có nghĩa là không được dùng thêm bất cứ một built-in function nào khác phải không nhỉ?
@Z0rr0: Mình thấy có câu "đảo ngược chuỗi mà không dùng biến tạm" rất là hay, nhưng mà có vẻ hơi khoai khi mà hỏi phỏng vấn. Mình ngồi nghĩ 15 phút mới ra được 1 cách recursion, dưng mà lại tốn kém cả về bộ nhớ lẫn tính toán. Kiểu này đi phỏng vấn chắc trượt quá.
@prof: câu trả lời đây: http://media.cs.tsinghua.edu.cn/~ahz/

Thực ra nói về ranking trong lĩnh vực CS thì vẫn còn là quá rộng rãi. Cần thiết phải cụ thể hơn, ví dụ ranking theo nghiên cứu về OS, Networking, security, crypto, distributed computing, bioinformatics đều khác nhau.
@noWhere_man: ừ, công nghệ học và thi English của tung của thì tuyệt vời rồi. Gì đâu mà đi thi IELTS băng còn chưa bật đã làm được 3/4 bài. Reading thì thậm chỉ còn chả thèm ngó đến articles. Những đồng chí mà IELTS 7.5 trở lên mình gặp nhan nhản ra.

Mình đoán là xin vào học ở Tsinghua có khi còn khó hơn là vào NUS, có phải không nhỉ?
Mọi người và sách vở thường nói mô hình OSI dùng để dạy và học về networking vì nó dễ hiểu. Nhưng mình thì thấy nó vô cùng phức tạp và thừa thãi. Mình nghĩ bạn nên đọc qua loa thôi, rồi tập trung vào mô hình TCP/IP, vì nó thực tế và đơn giản hơn nhiều. Khi bạn xem xét và phân tích các giao thức ở mỗi layer thì sẽ hiểu ngay tại sao mỗi tầng lại có các chức năng như người ta đã liệt kê.
@noWhere_Man: he he, cái vụ sinh viên TQ nói tiếng Anh hơn nhiều nhiều sinh viên VN thì mình không đồng ý nhé. Nhiều cậu sinh viên TQ từ trường bình thường đến trường top mình gặp nói cứ lắp ba lắp bắp, còn phát âm thì... khỏi phải nói. Ngay cả đến mấy tay giảng viên cũng vậy. Tất nhiên cũng có người tiếng Anh rất hay, nhưng số này rất hiếm, vì để sửa được cách phát âm thì... gian khổ vô cùng. Hoặc giả sinh viên TQ ở TQ nói tiếng Anh tốt hơn sinh viên TQ ở ngoài TQ thì coi như mình nhận định sai.

@conmale: đâu chỉ có TQ anh. Rất nhiều nơi đều bắt học ngôn ngữ và (có thể) văn hóa vậy.
@WinDak: ở trường hợp thứ nhất, anh A giao quyền quản lý quá trình hoàn thành việc X cho anh B. Ở trường hợp thứ hai, anh A trực tiếp quản lý quá trình hoàn thành việc X. Còn việc anh A có quản lý anh B hay không thì không quan trọng, miễn là anh A được quyền phân công công việc cho anh B.

Còn VAddress với PAddress có phải là virtual address với Physical address không? Nếu vậy câu trả lời là "có thể có, có thể không", ví dụ 2 virtual addresses liên tiếp nhau cũng có thể có 2 physical addresses khác hoàn toàn, và ngược lại.

myquartz wrote:

Rất biết, đó chính là cái mà tớ đã nói post trước đó, việc ánh xạ khi ổ thật có 2 plate mà có tới 64 head. Xem kỹ lại. HDD nó có virtual geometry riêng, thậm chí còn có vùng dự trữ dành khi chỗ nào đó bị hư thì thay thế, tất cả được quy ra CHS. Nhưng tựu trung lại, kỹ thuật này chỉ là cách để khắc phục việc đánh địa chỉ kiểu CHS khi dung lượng HDD lớn lên đến mức mà CHS theo đúng như vật lý đánh dấu không thể biểu diễn được, ví dụ không thể có HDD dành cho PC có tới 255 cái Head ~ 128 plate, thực tế chỉ là 2 plate/4 head và CHS được ánh xạ sang CHS vật lý của đĩa.
Tóm lại câu này có thể close được, SG ko phản đối là OS sử dụng CHS (dù là ảo hay thật) để gửi đến HDD? Nếu HDD nhỏ, đời cổ (ví dụ ổ cứng 2 heads, 63 sectors/track, 9729 cylinders ~ 598MB) thì CHS ảo đó chính là CHS thật đấy. 

À ra vậy, bây giờ mình mới thấy. Tuy nhiên, CHS mới chỉ là các con số, và còn chưa thể hiện được cái gọi là geometry. Mặc dù CHS ảo có thể chính là CHS thật, nhưng virtual geometry vẫn có thể khác physical geometry đấy. smilie


myquartz wrote:


Đó không phải giá trị địa chỉ vật lý trên RAM, mà là virtual address. Vì CPU (đây chắc là Intel - thanh ghi eip) theo chỉ định của OS Linux nó còn phải dựa vào bảng TLB http://en.wikipedia.org/wiki/Translation_lookaside_buffer) nữa mới ra địa chỉ vật lý, cũng là chuỗi số 32bit như trên nhưng ý nghĩa tương tự là "vị trí của 1 ô nhớ". Lúc đó thao tác read/write vào RAM mới thực sự thực hiện.
Còn SG nói rằng vì thế nên PC ko phải là địa chỉ vật lý, hihi, thì đúng đó là PC ảo, PC vật lý phải là PC ảo + TLB, đó chỉ là cách biểu diễn thôi. Mà PC ảo này sẽ chính là PC vật lý khi CPU chạy ở x86 real-mode. Mà CPU loại 8086 cổ đại thì PC đó luôn luôn là vật lý rồi.
Anyway, kiểu gì thì kiểu CPU vẫn phải đụng đến địa chỉ vật lý của RAM, dù nó map qua TLB hoặc dùng nhiều thanh ghi hợp lại mới thành. Như thế ko phải là nó quản lý trực tiếp địa chỉ vật lý của RAM à? (à, nếu tranh cãi thêm việc này do OS đảm nhiệm thì cũng có lý, nhưng đó là xét khi ứng dụng yêu cầu OS cấp phát và quản lý việc cấp phát/thu hồi đó).
Câu này chắc cũng close được rồi chứ SG?

Mọi câu hỏi về kiến trúc máy tính, cơ bản như bài bạn kia hỏi, đều xét trên 1 cái rất cơ bản, cổ điển, sơ khởi chung chung của computer. Trong trường ĐH người ta dạy như thế, còn trên thực tế, việc có các work around hay là cải tiến, hoặc là đặc thù theo hãng, đều là các nghiên cứu thêm dựa trên cơ bản kia.
Câu trả lời của mình là 4. cũng là câu trả lời cho kiến thức cơ bản, cổ điển như thế. Bạn SV kia có thể hỏi lại thày giáo hướng dẫn coi, xem có được điểm ko? 


Hì, mình không tưởng ra được bây giờ có ai dạy là PC chứa địa chỉ vật lý của instruction trên RAM. Nếu có thì người ta cũng phải nói rằng ngày xưa nó thế, còn tất cả các thiết kế hiện tại đều khác xa, còn vì lý do gì thì chắc bạn cũng hiểu.

Còn khái niệm PC ảo và vật lý, thì nói thật là đây là lần đầu mình nghe thấy. Mình cho rằng PC chỉ có một cái, và là cái PC của CPU. Bạn đã nói rằng PC chứa virtual address, tức là CPU chỉ biết đến virtual address thì làm sao mà quản lý được địa chỉ vật lý của RAM?

Kể cả bạn cho rằng TLB là một phần của CPU, vậy chứ thông tin trong cái TLB đó có phải do CPU quản lý không? Đấy còn chưa kể đến việc cái TLB chỉ là một yếu tố phụ với mục đích performance, tức là không có nó thì mọi thứ vẫn hoạt động, chỉ có điều chậm hơn. Còn chuyện chạy trên mode nào thì cuối cùng cũng vẫn không phải do CPU quyết định (trừ phi nó chỉ có một mode duy nhất). Vậy mình không thấy CPU có cái quyết định gì trong việc quản lý địa chỉ vật lý của RAM cả.

p/s: bạn myquartz bảo mình thích nói chuyện lý thuyết làm mình xấu hổ quá. Mình cũng thích nói chuyện thực tiễn lắm chứ, nhưng mà có biết gì đâu mà nói.

myquartz wrote:
Vậy để StarGhost thử xem: OS ko truy xuất HDD qua cylinder, head, track (track thực ra chính là cylinder + head), sector thì OS truy xuất HDD bằng cái gì? chả nhẽ bảo là cho tao cái file tên là x.avi trên HDD? SG thử tìm trên Internet coi có giống vậy không.
Có cái test này có vẻ hay ho, gõ thử lệnh: hdparm -i /dev/sda trên 1 máy linux (giả sử sda là ổ cứng chính), có xem các thông số CHS (Cylinder/Head/Sector) xem. Hoặc xem lại các BIOS API (các ngắt của BIOS) do OS sử dụng, xem tham số yêu cầu khi truy xuất đĩa cứng là cái gì? 

Vậy cái thông số CHS kia có phải là đúng như những gì xuất hiện trên HDD hay không? Bạn myquartz có biết cái gì là virtual/logical geometry hay không?

myquartz wrote:

Còn vụ CPU quản lý địa chỉ của RAM chưa hiểu ý SG ko hiểu là gì cả, CPU ko truy xuất bằng địa chỉ chả nhẽ truy xuất bằng tên hãng? tóm lại, xem thử cái này: http://en.wikipedia.org/wiki/Addressing_mode

Memory Controller ko phải là 1 cái IO Interface, vì RAM ko đc coi là IO device. Coi cái này: http://en.wikipedia.org/wiki/Memory_Controller

Nếu coi CPU chỉ là cái lõi xử lý ALU, CU, thanh ghi... thì thực ra, CPU vẫn sử dụng địa chỉ vật lý mỗi ô nhớ RAM (nếu ko hiểu khái niệm địa chỉ xem lại link bên trên) và thao tác trên nó. Memory Controller như 1 cái vùng đệm giữa CPU với lại RAM, và thêm khả năng refresh cái DRAM và ánh xạ từ địa chỉ vật lý do CPU sang tín hiệu điện "address bus" của mỗi thanh RAM (khi khả năng đánh địa chỉ của CPU là lớn hơn dung lượng RAM thực tế, và hoạt động ở các chế độ khác nhau như là interleaved hay mirror của các thanh RAM). Nói CPU ko quan tâm gì đến địa chỉ vật lý RAM thì ko đúng, nhưng bảo mỗi mình CPU làm việc đó thì cũng ko đúng hoàn toàn (mặc dù thời máy tính cách đây 20 năm điều đó là đúng vì lúc đó ko có MC).
Người ta tích hợp memory controller lên CPU ko chỉ là vì tốc độ, còn là giá thành, nó cũng khiến thay đổi cả kiến trúc của computer, nhất là khi máy tính với multi-processors.

Giá trị PC chính là giá trị địa chỉ vật lý của lệnh tiếp theo được thực thi của CPU. Chính là địa chỉ của RAM đấy. Nếu không, nó là cái gì?
 


Vậy theo bạn myquartz, trong đoạn thông tin dưới đây:
Code:
52 user@server% gdb null
GNU gdb Fedora (6.8-37.el5)
Copyright (C) 2008 Free Software Foundation, Inc.
License GPLv3+: GNU GPL version 3 or later <http://gnu.org/licenses/gpl.html>
This is free software: you are free to change and redistribute it.
There is NO WARRANTY, to the extent permitted by law. Type "show copying"
and "show warranty" for details.
This GDB was configured as "x86_64-redhat-linux-gnu"...
(gdb) start
Breakpoint 1 at 0x8048398: file null.c, line 5.
Starting program: /smt/null
main () at null.c:5
5 bzero(&arr, 400);
(gdb) i r $eip
eip 0x8048398 0x8048398 <main+20>


thì 0x8048398 có phải là địa chỉ trên RAM chứa instruction của program null hay không?

myquartz wrote:

- Vị trí vật lý được hiểu là gì? tức là ổ đĩa HDD lắp ở khay nào? bằng ốc vít nào hay đặt ở mặt bàn nào? Nếu thế thì cả disk controller cũng ko biết.
OS nó ko hẳn là quản lý theo block, nó quản lý theo sector, cụ thể nó định vị được cylinder, head và sector number của HDD, dù có thể các thông số này do HDD ánh xạ logic, vì có thể đĩa cứng có 2 đĩa - 2 plate - 4 mặt, tức là tương đương với 4 head, nhưng được ánh xạ có thể nhiều head hơn (ví dụ 64). Còn vị trí thực tế của dữ liệu nằm trên đĩa tất nhiên chỉ cái HDD (đúng hơn là cái mạch điều khiển ở trên ổ đĩa nó mới biết), chả có phần nào, kể cả SATA hay IDE controller biết được cái đó.
 

Vị trí vật lý ở đây có nghĩa là sector nằm ở cylinder nào, track nào, plate nào trên HDD. Và cái này thì OS thường thường mù tịt.

myquartz wrote:

- Xem kỹ lại, CPU quản lý địa chỉ của RAM chứ ko phải là quản lý RAM. RAM được điều khiển bởi memory controller (với các chip AMD, từ Athlon, memory controller nằm ngay trên CPU, còn của Intel thì dòng core i3, i5, i7 trở về sau thì cũng tích hợp luôn trên đó). Thêm nữa, RAM được cấp điện và cấp xung nhịp hoạt động bởi main board.
Quản lý địa chỉ của RAM tức là nó có đánh số địa chỉ này, đọc/ghi trực tiếp vào ô nhớ được đánh địa chỉ này, có thể sử dụng các phép toán của CPU trực tiếp và quan trọng nhất là PC (Program Counter) chứa giá trị địa chỉ RAM này. CPU 32bit thì thường quản lý bộ nhớ RAM với độ dài địa chỉ 32bit (tức ~ 4GB RAM), còn 64bit thì độ dài địa chỉ quản lý được có thể lên đến 64bit. Tất cả phụ thuộc vào khả năng của CPU, thậm chỉ cache L1, L2 cũng là 1 phần của CPU luôn (tức là các cơ chế cache hit/miss, các set, các tag, hay instrution/data cache, đều là 1 phần của CPU cả).
 

Hì hì, CPU cũng quản lý địa chỉ của RAM hay sao? Memory controller là gì, nó chỉ là một cái io interface không hơn không kém, liên quan gì đến quản lý địa chỉ ở đây?

Việc memory controller nằm ngay trên CPU không có nghĩa là nó được coi là một phần của CPU, mà chỉ là cách đặt chỗ với mục đích liên quan đến performance. Nên tỉnh táo với khái niệm CPU.

---> Bạn myquartz có chắc không vậy?

myquartz wrote:

2,3. quản lý và sắp xếp thông tin trên bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ ngoài theo định nghĩa thì nó là thiết bị lưu trữ lâu dài nói chung như là HDD, đĩa mềm, hay thẻ nhớ. Tóm lại là truy nhập theo block. OS làm việc này và cung cấp API lại ở mức cao hơn cho ứng dụng. Ứng dụng ko cần quan tâm đến dữ liệu được lưu ở đâu ở bộ nhớ ngoài, hoặc theo thứ tự nào, có phủ kín 1 block hay không, cái này hoàn toàn do OS làm.
Khác với bộ nhớ ngoài là bộ nhớ trong, là khái niệm chỉ RAM hoặc cache L1, L2 (của CPU). Đây thường được coi là vùng nhớ truy cập ngẫu nhiên, tốc độ cao, đặc điểm là nó được truy cập từng byte một và quan trọng là do CPU quản lý địa chỉ một cách trực tiếp (bộ nhớ ngoài ko phải do CPU quản lý địa chỉ mà do OS quản lý, CPU chỉ giúp OS giao tiếp theo cổng hoặc ngắt như bất kỳ thiết bị nào khác).
------------------------
Chúc các bạn hiểu được mấy khái niệm do nền giáo dục CNTT VN nghĩ ra. 


---> cái "lưu ở đâu" này thường thường có 2 nghĩa: block và vị trí vật lý. OS chỉ biết dữ liệu được lưu ở block nào, chứ không biết vị trí vật lý của dữ liệu.
---> CPU mà thông minh đến mức quản lý được RAM sao?
 
Go to Page:  First Page Page 2 3 4 5 7 8 9 Page 10 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|