banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Forum Index Thảo luận mạng và thiết bị mạng Một số thắc mắc về mô hình OSI  XML
  [Question]   Một số thắc mắc về mô hình OSI 20/11/2009 03:30:27 (+0700) | #1 | 198672
yankee
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 25/04/2007 13:08:19
Messages: 14
Offline
[Profile] [PM]
Hiện em đang bắt đầu tự học về mạng căn bảng và đang tìm hiểu về mô hình OSI, nhưng có một vài điểm mà em thắc mắc

1. Tại sao các dịch vụ như error handling, flow control và một số dịch vụ khác lại có ở nhiều tầng trong cùng một mô hình ? Các dịch vụ này có cùng chức năng như nhau ko ?

2. Vì mô hình này có phần trừu tượng và mỗi một cuốn sách đều có một vài điểm khác nhau về mô hình OSI, em không biết là có nên tiếp tục tìm hiểu thêm những cái thực tế hơn nhưng vẫn dựa trên mô hình này không, hay là vẫn cố gắng để hiểu thật rõ nó trước khi đi tiếp ?

Cám ơn mọi người đã quan tâm và giúp đỡ!
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Một số thắc mắc về mô hình OSI 20/11/2009 06:25:32 (+0700) | #2 | 198690
[Avatar]
conmale
Administrator

Joined: 07/05/2004 23:43:15
Messages: 9353
Location: down under
Offline
[Profile] [PM]

yankee wrote:
Hiện em đang bắt đầu tự học về mạng căn bảng và đang tìm hiểu về mô hình OSI, nhưng có một vài điểm mà em thắc mắc

1. Tại sao các dịch vụ như error handling, flow control và một số dịch vụ khác lại có ở nhiều tầng trong cùng một mô hình ? Các dịch vụ này có cùng chức năng như nhau ko ?
 

Một cách tổng quát mà nói, mỗi tầng giao thức có tính chất, trách nhiệm và giới hạn khác nhau. Bởi thế, bất cứ cơ chế, dịch vụ và giao ước cho mỗi tầng đều có tính đặc thù và mục đích khác nhau. Chức năng tổng quát có thể là "error handling" chẳng hạn nhưng tính chất cụ thể thường khác nhau bởi vì mỗi tầng mỗi khác nhau.

yankee wrote:

2. Vì mô hình này có phần trừu tượng và mỗi một cuốn sách đều có một vài điểm khác nhau về mô hình OSI, em không biết là có nên tiếp tục tìm hiểu thêm những cái thực tế hơn nhưng vẫn dựa trên mô hình này không, hay là vẫn cố gắng để hiểu thật rõ nó trước khi đi tiếp ?

Cám ơn mọi người đã quan tâm và giúp đỡ! 

Hãy tự đúc kết sự khác biệt ấy và tìm ra "mẫu số chung". Nắm vững mô hình OSI ở mức độ hiểu được một packet đi xuyên qua những tầng khác nhau sẽ có những quy trình nào và lý do tại sao là đủ. Đến khi "đụng" vào thực tế từng trường hợp thì có thể quay lại xem kỹ hơn, nghiền ngẫm sâu hơn thì sẽ thấy dễ hiểu hơn.
What bringing us together is stronger than what pulling us apart.
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Một số thắc mắc về mô hình OSI 30/11/2009 14:22:24 (+0700) | #3 | 199467
yankee
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 25/04/2007 13:08:19
Messages: 14
Offline
[Profile] [PM]
Cám ơn anh đã trả lời câu hỏi và cho em xin lỗi vì reply anh trễ quá !!

Một cách tổng quát mà nói, mỗi tầng giao thức có tính chất, trách nhiệm và giới hạn khác nhau. Bởi thế, bất cứ cơ chế, dịch vụ và giao ước cho mỗi tầng đều có tính đặc thù và mục đích khác nhau. Chức năng tổng quát có thể là "error handling" chẳng hạn nhưng tính chất cụ thể thường khác nhau bởi vì mỗi tầng mỗi khác nhau.  


Theo câu trả lời của anh thì em đã tìm hiểu kĩ hơn về chức năng của mỗi tầng trong mô hình, nhưng vẫn ko biết là kiến thức mà em hiểu đc có đúng không và còn nhiều thiếu sót ? Nếu được hy vọng anh và mọi người dành chút thời gian để góp ý và bổ sung.

Việc truyền thông máy tính được thể hiện qua mô hình OSI. Mô hình này bao gồm 7 tầng và mỗi một tầng có thể liên lạc với phía trên, phía dưới hoặc một tầng tương tự ở một mô hình OSI khác; tuy nhiên việc liên lạc với tầng tương tự ở một mô hình khác phải thông qua tầng phía trên hoặc phía dưới.

1. Physical layer

Tầng này xác định những vấn đề liên quan tới việc truyền dữ liệu giữa 2 nút mạng thông qua đường truyền vật lý, biến đổi tín hiệu dưới dạng nhị phân thành dạng tín hiệu có thể di chuyển đc trong đường truyền vật lý; đồng thời có liên quan tới các thiết bị kết nối, phần cứng, và một số cấu hình về mặt vật lý khác, v.v

2. Data Link layer

Tầng Data Link định nghĩa cách truyền dữ liệu ở tầng Physical giữa hai nút mạng liên tiếp nhau. Ngoài ra tầng này còn xác định địa chỉ vật lý, phát hiện lỗi xảy ra khi truyền dữ liệu ở tầng Physical và xử lý tranh chấp việc truyền dữ liệu giữa các nút mạng. Đối với chuẩn IEEE 802 thì tầng Data Link được chia làm 2 tầng con và được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống là tầng Logical Link Control và tầng Media Access Control.
2.1 Logical Link Control hỗ trợ việc kiểm soát lỗi và điều khiển luồng dữ liệu.
2.3 Media Access Control định nghĩa địa chỉ vật lý, xử lý tranh chấp việc truyền dữ liệu.

3. Network layer

Tầng Network định nghĩa về địa chỉ logic của mỗi thực thể trên một hệ thống mạng. Đồng thời xác định đường đi của gói tin từ nguồn tới đích, xác định hướng đi nào là tốt nhất.

4. Transport layer

Tầng Transport chia data thành nhiều gói nhỏ tạo thuận lợi cho việc truyền dữ liệu, đánh số thứ tự cho từng gói tin.
Tầng này cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu tin cậy hoặc ko tin cậy. Tầng Tranport hỗ trợ việc kiểm lỗi, sửa lỗi, gửi hồi báo và yêu cầu truyền lại gói tin có lỗi.

Ở chỗ này nếu em hiểu truyền dữ liệu tin cậy là connection-oriented và ko tin cậy là connectionless đc ko anh ? Theo như em nghĩ thì connection-oriented sẽ hỗ trợ việc kiểm lỗi, sửa lỗi, gửi hồi báo, yêu cầu truyền lại gói tin có lỗi, ko cần phải đánh số thứ tự mỗi gói tin và connectionless thì ngược lại và phải đánh số thứ tự ? Như vậy có đúng ko anh

5. Session layer

Chịu trách nhiệm việc thiết lập, duy trì và ngắt một phiên trao đổi với nút mạng cần trao đổi thông tin.

6. Presentation layer

Tầng này sẽ biên dịch thông tin cần trao đổi thành định dạng nhất định mà ở máy đích có thể hiểu và biên dịch thành ngôn ngữ mà máy đó có thể hiểu. Ngoài ra tầng này còn bao gồm việc mã hóa, và nén dữ liệu.

7. Application layer

Tầng Application trao đổi thông tin trực tiếp với ứng dụng đang được sử dụng. Đáp ứng các nhu cầu truyền thông do ứng dụng và người dùng đặt ra thông qua các tầng bên dưới.


Theo anh và mọi người thì em hiểu về mô hình OSI như vậy thì có đúng chưa và còn thiếu sót chỗ nào trong những kiến thức trên để em có thể tiếp tục đi sâu hơn nữa ? Cám ơn mọi người đã đọc và giúp đỡ.
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Một số thắc mắc về mô hình OSI 30/11/2009 14:45:51 (+0700) | #4 | 199470
StarGhost
Elite Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 29/03/2005 20:34:22
Messages: 662
Location: The Queen
Offline
[Profile] [PM]
Mọi người và sách vở thường nói mô hình OSI dùng để dạy và học về networking vì nó dễ hiểu. Nhưng mình thì thấy nó vô cùng phức tạp và thừa thãi. Mình nghĩ bạn nên đọc qua loa thôi, rồi tập trung vào mô hình TCP/IP, vì nó thực tế và đơn giản hơn nhiều. Khi bạn xem xét và phân tích các giao thức ở mỗi layer thì sẽ hiểu ngay tại sao mỗi tầng lại có các chức năng như người ta đã liệt kê.
Mind your thought.
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Một số thắc mắc về mô hình OSI 30/11/2009 17:03:29 (+0700) | #5 | 199476
lamer
Elite Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 26/02/2008 13:28:49
Messages: 215
Offline
[Profile] [PM]
Mô hình TCP/IP cũng "thắng" mô hình OSI ở chỗ nó được sử dụng cho Internet. Còn OSI thì chỉ dừng lại ở bàn giấy.
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Một số thắc mắc về mô hình OSI 30/11/2009 20:25:43 (+0700) | #6 | 199484
myquartz
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 04/01/2005 04:58:30
Messages: 563
Offline
[Profile] [PM]
OSI Model luôn luôn là mô hình lý thuyết. Dù có một số protocol dựa vào mô hình đó xây dựng nên (từng phần một), nhưng nó chỉ ứng dụng ở một số chỗ.
Người ta xây dựng mô hình OSI khi đã có TCP/IP rồi, là 1 cách tổng hợp lý thuyết về mạng máy tính.

Các lớp theo Protocol TCP/IP với OSI thì chỉ tương ứng từ Transport Layer 4 xuống dưới thôi, còn từ 5 trở lên của OSI, ở TCP/IP, nó mixed lại thành Application Layer. Đúng hơn là thời phát minh ra TCP/IP người ta chưa nghĩ tới các lớp trên.
Giờ, các ứng dụng mạng, ko chỉ là mạng TCP/IP, mà cả mạng không dây, hồng ngoại, hay có 1 lớp SSL chạy trên TCP/IP mới vả cả mạng chuyển mạch ATM... người ta đều tham chiếu sang mô hình lý thuyết OSI để mô tả ngắn gọn chức năng của nó (của từng lớp), TCP/IP chỉ có định nghĩa từ layer 4 trở xuống và TCP/IP nhằm 1 mục đích cụ thể là mạng Internet thôi.

Lý thuyết thì lúc nào cũng nhạt nhẽo, nhưng nó là cơ sở để có thể hiểu 1 cái mới hoặc để tạo ra 1 protocol mới cho môi trường mới. Đôi khi học chưa hiểu nhưng sau này khi có kinh nghiệm rồi thì lại ngấm mớ lý thuyết đó.

Đố các bác đang học mạng 1 tẹo, trong chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS, thì nó thuộc những layer nào của OSI? Nó chắc chắn không so sánh với TCP/IP được vì nó nằm ở data-link của TCP/IP rồi. Nhưng nó lại có chức năng của tầng IP, đó là chuyển mạch (hay gần như là định tuyến).
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Một số thắc mắc về mô hình OSI 30/11/2009 20:57:23 (+0700) | #7 | 199485
myquartz
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 04/01/2005 04:58:30
Messages: 563
Offline
[Profile] [PM]

yankee wrote:

4. Transport layer

Tầng Transport chia data thành nhiều gói nhỏ tạo thuận lợi cho việc truyền dữ liệu, đánh số thứ tự cho từng gói tin.
Tầng này cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu tin cậy hoặc ko tin cậy. Tầng Tranport hỗ trợ việc kiểm lỗi, sửa lỗi, gửi hồi báo và yêu cầu truyền lại gói tin có lỗi.

Ở chỗ này nếu em hiểu truyền dữ liệu tin cậy là connection-oriented và ko tin cậy là connectionless đc ko anh ? Theo như em nghĩ thì connection-oriented sẽ hỗ trợ việc kiểm lỗi, sửa lỗi, gửi hồi báo, yêu cầu truyền lại gói tin có lỗi, ko cần phải đánh số thứ tự mỗi gói tin và connectionless thì ngược lại và phải đánh số thứ tự ? Như vậy có đúng ko anh

 


Transport layer theo OSI thì nó định nghĩa cái chức năng: gồm kiểm tra đúng đắn checksum, gửi hồi báo, truyền lại, kết nối lại (TCP ko có cái này), đánh số thứ tự gói tin, trộn kênh, conn-ori hay conn-less, hợp các mảnh nhỏ (IP làm cái này, IP fragment đấy).
OSI nó chẻ nhỏ chức năng ra như thế, định nghĩa hết sức cụ thể từng cái 1, để làm gì... và định nghĩa tới 5 tập hợp các chức năng trên, tạo thành 5 chế độ. Còn TCP/UDP là 2 tập hợp chứa các chức năng trên tạo thành 2 chế độ truyền (và nhận biệt chủ yếu bằng conn-ori và conn-less).

UDP trong TCP/IP thì hỗ trợ duy nhất việc checksum để đảm bảo gói nhận được ko sai hay đúng. và khả năng trộn kênh qua port.
TCP thì support đủ hết và 1 tí chức năng của tầng 5 session của OSI (khả năng tạo/ngắt phiên).

Tức là nôm na, TCP và UDP là gần bằng như 2 trong 5 chế độ của OSI, OSI nó định nghĩa đầy đủ hơn các loại thôi.

Nhưng với TCP/IP, 2 là khá đủ nhu cầu rồi, dù 1 số cái thiếu người ta đẩy lên cho tầng trên xử lý.
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Một số thắc mắc về mô hình OSI 07/12/2009 11:20:40 (+0700) | #8 | 199977
[Avatar]
dabu
Elite Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 03/03/2003 03:31:20
Messages: 226
Offline
[Profile] [PM]
hi myquartz,

MPLS nằm tầng 2,5 giữa tầng data-link và tầng network : trừu tượng là như thế. Vì nó vừa làm nhiệm vụ tầng data-link vừa làm nhiệm vụ của tầng network.

Trường checksum: là trường hơi khó hiểu: thực chất đó là trường bảo đảm sự toàn vẹn của dữ liệu trong gói tin: Nó dùng các thuật toán đơn giản để kiểm tra sự toàn vẹn đó.

Việc gửi hồi báo, truyền lại : hầu hết các tầng của mô hỉnh OSI đều có nhưng cách thực hiện khác nhau.

UDP trong TCP/IP có khả năng trọn kênh theo port là sao? myquartz: Mình không hiểu điểm này.







It's time to build a new network.
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Một số thắc mắc về mô hình OSI 07/12/2009 17:04:16 (+0700) | #9 | 200013
myquartz
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 04/01/2005 04:58:30
Messages: 563
Offline
[Profile] [PM]

dabu wrote:

UDP trong TCP/IP có khả năng trọn kênh theo port là sao? myquartz: Mình không hiểu điểm này.

 


Đó chính là phân biệt các stream bằng port đấy. Giữa 2 end-point có thể gửi nhiều luồng dữ liệu khác nhau, cho nhiều ứng dụng khác nhau sử dụng. điểm để phân biệt 2 end-point đó chính là các port (gồm cả source và dest). 1 dest có thể nhiều source cùng comunicate tới (dù cùng hay khác end-point), dest phân biệt được các stream khác nhau đó dựa trên source port (cố định dest port rồi).
Với OSI, transport layer class nhất định có thể ko có chức năng đó. Tức giữa 2 máy với nhau chỉ có thể có 1 kênh duy nhất, ứng dụng này sử dụng rồi thì ứng dụng khác ko dùng được nữa. Nó từa tựa như bạn nối dây cổng COM 2 máy với nhau đấy, cùng 1 thời điểm chỉ có 1 stream ở một máy gửi đc tin đi, và bên nhận cũng vậy. Muốn chia sẻ, nhiều stream phân biệt nhau, thì ng ta cần 1 lớp trên cái đó, mux lại với nhau (và ở đầu nhận thì demux).
UDP mặc dù là connection-less, nhưng nó vẫn cho phép bạn tạo các stream độc lập, ví dụ như các ứng dụng VoIP có thể truyền/nhận voice/video độc lập nhau, dựa trên 2 port khác nhau, giữa 2 end-point đấy.
TCP thì hiển nhiên là phải là các stream độc lập rồi (mỗi phiên là 1 stream).

Theo tớ biết, Transport Layer của hầu hết các protocol tớ biết đều làm việc mux cả.
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Một số thắc mắc về mô hình OSI 08/12/2009 08:52:14 (+0700) | #10 | 200062
[Avatar]
dabu
Elite Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 03/03/2003 03:31:20
Messages: 226
Offline
[Profile] [PM]

myquartz wrote:

dabu wrote:

UDP trong TCP/IP có khả năng trọn kênh theo port là sao? myquartz: Mình không hiểu điểm này.

 


Đó chính là phân biệt các stream bằng port đấy. Giữa 2 end-point có thể gửi nhiều luồng dữ liệu khác nhau, cho nhiều ứng dụng khác nhau sử dụng. điểm để phân biệt 2 end-point đó chính là các port (gồm cả source và dest). 1 dest có thể nhiều source cùng comunicate tới (dù cùng hay khác end-point), dest phân biệt được các stream khác nhau đó dựa trên source port (cố định dest port rồi).
Với OSI, transport layer class nhất định có thể ko có chức năng đó. Tức giữa 2 máy với nhau chỉ có thể có 1 kênh duy nhất, ứng dụng này sử dụng rồi thì ứng dụng khác ko dùng được nữa. Nó từa tựa như bạn nối dây cổng COM 2 máy với nhau đấy, cùng 1 thời điểm chỉ có 1 stream ở một máy gửi đc tin đi, và bên nhận cũng vậy. Muốn chia sẻ, nhiều stream phân biệt nhau, thì ng ta cần 1 lớp trên cái đó, mux lại với nhau (và ở đầu nhận thì demux).
UDP mặc dù là connection-less, nhưng nó vẫn cho phép bạn tạo các stream độc lập, ví dụ như các ứng dụng VoIP có thể truyền/nhận voice/video độc lập nhau, dựa trên 2 port khác nhau, giữa 2 end-point đấy.
TCP thì hiển nhiên là phải là các stream độc lập rồi (mỗi phiên là 1 stream).

Theo tớ biết, Transport Layer của hầu hết các protocol tớ biết đều làm việc mux cả. 


Bạn giải thích sao khó hiểu vậy, Sao gọi là stream nhỉ ? tại sao không gọi là 1 connection.
Transport layer class: mình không hiểu khái niệm này.
Bạn đang nói đến tầng transport thì có chuyện mux hay demux ở đây nhỉ?

It's time to build a new network.
[Up] [Print Copy]
[digg] [delicious] [google] [yahoo] [technorati] [reddit] [stumbleupon]
Go to: 
 Users currently in here 
1 Anonymous

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|