banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: mikamehi  XML
Profile for mikamehi Messages posted by mikamehi [ number of posts not being displayed on this page: 1 ]
 
Archive chỉ có thể sửa được nếu lúc nén nó lại thêm thêm một đoạn Recovery, còn nếu không thì thua, phải down nó lại thôi.
Cái này thường là do phần cứng gặp lỗi, cho nên CPU cứ request hoài mà giá trị trả về là error, CPU lại request tiếp cho nên làm chậm máy, lỗi này hay gặp nhất ở do ổ cứng, thay mới nó đi.
Cài lại DirectX 9.0c đi.
Muốn viết OS thì ít ra cũng phải biết Kernel, Memory Management, process, thread.
Hồi TRÍ TUỆ VIỆT NAM năm nào có một bạn bị khuyết tật dịch cái OS Menuet sang tiếng Việt rồi dự thi ấy.
Rồi sau này có nhóm gì đó dịch Linux sang tiếng Việt cũng đoạt giải TTVN luôn.
Bạn có thể tìm đọc trong tài liệu Using Softice mô tả sơ lược về cấu trúc của Windows NT.

knonk wrote:
Tôi đã đọc qua một số bài nói về Crack trên diển đàn HVA. Theo cách crack đó thì mỗi khi phần mềm (chưa đăng ký) hiện lên cửa sổ Register thì cracker liền lấy được đoạn mã kiểm tra mã đăng ký trên bộ nhớ dưới dạng mã asembler, và đão đoạn mã này lại là xong mọi việc . Vậy làm cách nào thì cracker mới không thể làm được điều này ?  


Có nhiều loại bảo vệ phần mềm lắm bạn à:
- Demo, phần mền dạng này phân phối bản dùng thử bị hạn chế chức năng, có nghĩa người dùng chỉ xài thử được một số chức năng, những module chứa những chức năng khác không được kèm theo gói cài đặt dùng thử. Loại này tất nhiên là không bao giờ crack được, vì có gì đâu để mà crack, hạn chế của loại bảo vệ này là vì chức năng bị hạn chế cho nên người dùng sẽ không thấy được cái đặc điểm nổi bật của phần mềm, cho nên chưa chắc họ sẽ quyết định mua nó.
- Loại đầy đủ chức năng nhưng giới hạn ngày thử, lần thử, thường là từ 1 -30 ngày, lần. Loại này có chức năng đăng kí để đi đến bản hoàn thiện. Tùy vào trình độ bảo vệ của phần mềm và trình độ phá hoại của cracker mà phần mềm có bị crack hay không.
-Loại bảo vệ product activation: Loại này lưu trữ thông tin đăng kí trên một sever, mỗi khi phần mềm chạy sẽ kết nối với máy chủ này và máy chủ sẽ kiểm tra thông tin đăng ký có là duy nhất hay là bị clone ra nhiều phiên bản, nếu phát hiện thông tin đăng ký đã bị ăn cắp thì sẽ không cho sử dụng, nếu crack được thì cũng chỉ xài bình thường mà không thể cập nhật vì bị máy chủ đó từ chối.

knonk wrote:
Tôi đã đọc qua một số bài nói về Crack trên diển đàn HVA. Theo cách crack đó thì mỗi khi phần mềm (chưa đăng ký) hiện lên cửa sổ Register thì cracker liền lấy được đoạn mã kiểm tra mã đăng ký trên bộ nhớ dưới dạng mã asembler, và đão đoạn mã này lại là xong mọi việc . Vậy làm cách nào thì cracker mới không thể làm được điều này ?  


Có nhiều loại bảo vệ phần mềm lắm bạn à:
- Demo, phần mền dạng này phân phối bản dùng thử bị hạn chế chức năng, có nghĩa người dùng chỉ xài thử được một số chức năng, những module chứa những chức năng khác không được kèm theo gói cài đặt dùng thử. Loại này tất nhiên là không bao giờ crack được, vì có gì đâu để mà crack, hạn chế của loại bảo vệ này là vì chức năng bị hạn chế cho nên người dùng sẽ không thấy được cái đặc điểm nổi bật của phần mềm, cho nên chưa chắc họ sẽ quyết định mua nó.
- Loại đầy đủ chức năng nhưng giới hạn ngày thử, lần thử, thường là từ 1 -30 ngày, lần. Loại này có chức năng đăng kí để đi đến bản hoàn thiện. Tùy vào trình độ bảo vệ của phần mềm và trình độ phá hoại của cracker mà phần mềm có bị crack hay không.
-Loại bảo vệ product activation: Loại này lưu trữ thông tin đăng kí trên một sever, mỗi khi phần mềm chạy sẽ kết nối với máy chủ này và máy chủ sẽ kiểm tra thông tin đăng ký có là duy nhất hay là bị clone ra nhiều phiên bản, nếu phát hiện thông tin đăng ký đã bị ăn cắp thì sẽ không cho sử dụng, nếu crack được thì cũng chỉ xài bình thường mà không thể cập nhật vì bị máy chủ đó từ chối.
Cái này thì dễ thôi bạn à, bạn chèn một script sau:
rem---------------
set pathdir=0
rem biến pathdir sẽ chứa đường dẫn chứ trong file path.txt (cụ thể ở đây là d:\chat) muốn truy xuất một biến dùng thêm 2 dấu % bọc nó (%pathdir%)
rem Ví dụ: khi gõ %systemroot% sẽ tương đương với C:\windows (với WinXp)
for /f "skip=2 delims== tokens=2" %%a in ('find /i "abc=" c:\winnt\path.txt') do set pathdir=%%a
rem nếu gõ lệnh trực tiếp thì bỏ bớt %%a thành %a.
Muốn xem thử biến pathdir có chứa đường dẫn d:\chat hay không thì gõ
echo %pathdir%
Chả có bị gì hết chứ sao!
Để hiểu cặn kẽ mở Device Mangager (Run->devmgmt.msc)
Vào nhánh "Disk Drives", chọn Ổ USB (nhớ cắm vào trước), kích phải chọn Properties
Cửa sổ Properties mở ra, chọn tag Policies, tùy vào tùy chọn cho phép rút ra nhanh hay chậm:
Nếu chọn là "Optimize for quick removal" rút vô tư (mặc định).
Cũng không hẳn đâu bạn à!. Bởi vì một bản ghost từ ở primary partition (được gán drive letter là C) đầu tiên sang primary partition (D) thứ hai rồi đặt active partition là partition thứ hai thì khi khởi động lên pc sẽ boot ở ổ D và vẫn cứ là D chứ không đổi sang C.
Chẳng qua là bạn duyệt web xxx bị dính virus đó mà, mỗi lần máy khởi động lại virus tự quay số để két nối đến một nơi nào đó, cho nên máy bạn kết nối bình thường không được, hãy tìm một phần mền diệt virus mới nhất để diệt nó, và để phòng tránh thì đừng duyệt các trang xxx nữa. Nếu đó là nhu cầu không thể kìm chế được thì có thể ra tiệm nét down film, ảnh tầm bậy vào ổ USB rồi về nhà coi, chứ đừng có duyệt web bậy ở nhà.

iat wrote:

Thomas_Black wrote:
Nếu muốn trở thành lập trình viên giỏi thì bạn nên làm quen với việc đọc tài liệu bằng tiếng Anh, nếu cứ ngại thì đến bao giờ mới giỏi được 


Bạn nói thì đúng đấy nhưng đối với newbie thì "kiến thức chuyên ngành + anh văn chuyên ngành" chưa đủ "thâm hậu" để đọc sách tiếng anh liền . Do đó cần đọc sách tiếng việt trước, đọc sách anh văn sau cũng đâu có sao 


Xuất phát điểm của bất kì ai trong trong bất kì lĩnh vực nào chẳng giống nhau, điều quan trọng là bạn phải tự lực cánh sinh, nâng cao trình độ Anh văn ngay từ bây giờ chứ cứ hứa hẹn để bữa sau thì đợi mãi cho đến khi nào mới hết dựa dẫm đây.
Nhìn cái tiêu đề tưởng là cái gì ghê gớm lắm, cứ việc tạo một account mới CÓ PASSWORD cho máy cần share là xong. Nhớ mở dùm mấy cổng này trong firewall giùm cái: 139,445
Sau khi tạo card mạng trên máy khách rồi thì cấu hình cho nó: hãy chọn tùy chọn thứ 3:
Host only: A private network shared with the host.
Và lưu ý là phải đặt địa chỉ IP và subnet mask thích hợp cho máy chủ lẫn khách thì mới kết nối cả hai máy được, và cấu hình cả firewall ở cả hai máy nữa.
Còn muốn kết nối Internet trong máy khách thì dùng trước tiên phải cấu hình Virtual Network chọn cái card mạng thật mà máy kết nối với Router , rồi trong bước cấu hình card mạng ảo thì chọn thiết lập tươgn ứng đó.
@tieuvuong_net: moị người lên diễn đàn thì ai cũng đều muốn chia sẻ + học hỏi kiến thức lần nhau thôi.
Tuy việc phân biệt dos hay command line chẳng có quan trọng gì, nhưng nếu phân biệt rõ ngay từ đầu sẽ giúp nhiều bạn mới bắt đầu khỏi bị lẫn lộn, mà đôi khi sự lẫn lộn có thể gây hại cho việc tiếp nhận kiến thức sau này.
@learn2hack: Hồi trước giờ mình chỉ duy nhất tham khảo về chúng là Help and Support, lần mò dần dần từ lệnh vòng lặp For, rồi sang If thì mới phát hiện ra là chúng có thể lập trình đơn giản được, cho nên mình nghiên cứu kĩ thêm thì mới ra mấy cái đó đấy chứ. Mình đảm bảo là trong đó có tất cả những kiến thức về file batch mà mình có được ở các ví dụ trên, tất nhiên là cộng thêm một chút kinh nghiệm về dos nữa.
gõ vào của sổ Run 2 dòng này cho nó lẹ:
reg add "hkcu\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Policies\Explorer" /v NoFolderOptions /t reg_dword /d 0 /f
reg add "hklm\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Policies\Explorer" /v NoFolderOptions /t reg_dword /d 0 /f
Mấy cái này là command prompt chứ DOS cái gì, là một dạng tương tác với máy tính theo kiểu dòng lệnh, thay vì kiểu đồ họa là dùng cách rê chuột, tương tác dòng lệnh thì làm sao mà chết được, còn DOS (disk operating system) là một hệ điều hành (OS) mà Microsoft đã dừng phát triển từ lâu, có có shell tương tự như command prompt của Windows cho nên nhiều người cứ nhầm lẫn, bực nhất là cả ở hệ thống giáo dục tin học từ trung học cho đến cả đại học vẫn tồn tại những khái niệm sai lầm như vậy.

Bạn nào còn thích xài kiểu tương tác dòng lệnh như thế này thì nên chuyển sang Linux đi, nó có shell cực mạnh xài sướng hơn nhiều, còn ở Windows nếu gượng ép xài thì cũng không tệ lắm.

Có một số lệnh cũng khá hay ho:
gọi một file batch, nhãn
GOTO label
CALL [[Drive:][Path] FileName [BatchParameters]] [:label [arguments]]
Gán biến; nhập biến
SET [[/a [expression]] [/p [variable=]] string]
vòng lặp:
FOR {%variable|%%variable} in (set) do command [ CommandLineOptions]
Kiểm tra điều kiện
IF [not] errorlevel number command [else expression]

IF [not] string1==string2 command [else expression]

IF [not] exist FileName command [else expression]

Sau đây là các ví dụ:
VD: tạo hàng loạt thư mục có tên là phần đầu cũng là tên nghệ sĩ trong tên file chẳng hạn:
eminem-the real slim shaddy.mp3
Abenza-7_notas.wma
Abenza-Brise_Piano.wma
ALFa_Centauri-Anniversary.mp3
.......................................
..........................
Bạn có thể làm bằng tay trong Windows Explorer, nhưng nếu số file nhạc quá lớn thì sẽ rất lâu, có thể gõ lệnh lặp sau đây, rất gọn gàng:

For /f "delims=- tokens=1" %a in ('dir /b') do md %a


VD:tính số đảo của một số đã cho: ví dụ nhập vào 123456->654321
rem-----------------------------
@echo off
set tiep=0
:lap
set /p n=nhap so n:
set so=0
:repeat
set /a so=(so*10+ (n%%10))
set /a n=n/10
if not %n%==0 goto repeat
echo sodaola: %so%
set /p tiep=tiepkhong:
if /i not %tiep%==k goto lap
pause
rem-----------------------

VD: Tính tổng từ 1 cho đến một số tự nhiên đã cho dùng đệ qui:
rem----------------------------------------------------------------
@echo off
set /p a=nhapsocantinhtong:
call :congdon %a%
goto end
:congdon
setlocal
set /a c=%1-1
if not %1==1 ((call :congdon %c%) & (set /p d=<as) & (set /a e=%1+d)) else set /a e=0
echo %e% >as
endlocal
goto :eof
:end
set /p f=<as
echo ketquala:
echo %f%
pause
rem----------------------------------------------------------------------
VD: Hiện cây thư mục của thư mục hiện hành, dùng đệ qui:
rem----------------------------------------------------------------------------
@echo off
set a=%cd%
set b=0
call :recursion "%cd%"
goto end
:recursion
set /a b=b+1
call :tree %b%
cd %1
if not %1=="" (for /d %%a in smilie do ((echo %c%%%a) & (call :recursion "%%a")))
cd ..
set /a b=b-1
call :tree 5
goto :eof
:end
cd %a%
goto endtree
:tree
rem @mikamehi
set c=+
set i=0
goto trong
:lap
set /a i=%i%+1
set c=%c%---
:trong
if not %i%==%1 goto lap
goto :eof
:endtree
pause
rem---------------------------------------------------------
Bác Bill là kiến trúc sư trưởng đó khỉ ạ! Ổng không biết thì ai biêt nữa.
Deepfrz.sys chặn mọi tác vụ truy xuất ổ cứng cấp thấp, khi có chương trình đòi hỏi thao tác write đến ổ cứng, bất kể là chép đè hay không nó sẽ ghi tạm lên phần ổ cứng không được đánh dấu là dữ liệu trên file system, khi reset máy lại thì sẽ phục hồi nguyên trạng. Do đó phương pháp nhanh tay nhấn nút reset máy sẽ không có tác dụng.
Cái deepfrz.sys này nó cứng đầu lắm. Nếu bạn vào recovery console disable deepfrz.sys hay set start type là system_start, hay auto-start, demand_start thì máy không tài khởi động lên đươc, phải là boot_start
Tui đã cài phần mềm server lên máy nhà (ip 192.168.1.1), còn client lên một máy tại máy ảo Vmware(ip 192.168.1.34). Biểu tượng các máy mà server quản lý khi đã connect nhưng chưa login là màu xanh lá cây, khi connect và login là xanh dương, còn disconnect là màu đỏ lúc đó nếu suppend process trên máy (192.168.1.34) đồng nghĩa với việc disconnect máy client với máy chủ cho nên máy có màu đỏ, nếu trên máy chủ rê chuột đến thì luôn thấy thời lượng sử dụng internet luôn đứng yên, chẳng chịu tăng thêm.
Thực tế luôn nè, chỗ tớ có một tiệm nét mà máy quản lý ở dưới đất còn máy client ở trên lầu, chỉ cần tôi chơi kiểu đó là chủ quán sẽ lên sửa lại đầu cắm mạng lan liền, vì họ tưởng là máy bị sút dây chứ đâu biết bị chơi xấu. Tớ mới bắt ADSL cho nên cũng hết ra tiệm rồi nên cũng chẳng quan tâm với mấy chiêu này.
Xài Opera đi!
Ai bảo xài cái mặc định của Win làm gì xài Zone Alarm đi, bảo vệ tốt hơn nhiều.
Cái này không chơi được đâu khi bạn suppend process easy cafe thì trên máy chủ biểu tượng của máy tính bạn đang dùng là màu đỏ, nếu người thâu tiền để ý là biết liền.
Nếu tớ không lầm thì code có bự hay không là do trình biên dịch chứ, ngôn ngữ thì có lỗi gì đâu, ngôn ngữ nào có cú pháp sáng sủa, rõ ràng, nhằm phục vụ cho một mục đích chuyên biệt thì sao ta lại không dùng. Nếu muốn code ngắn lại chạy nhanh thì xài quách asm cho rồi, chẳng hạn cái Notepad mà bạn nói viết trong asm cỡ chừng một chục kB là cùng.
Còn chuyện quản lý bộ nhớ hình như là phần việc của người lập trình cơ mà.
Tớ đã viết xong một chương trình giúp Dos boot trên ổ đĩa định dạng NTFS, mẹo vượt qua nó cũng dễ thôi, thay vì dựa vào bảng FAT hoặc MFT (Master file table) thì tớ định địa chỉ trực tiếp bằng địa chỉ sector tương đối. Đang đóng gói chúng lại thành file cài đặt với mấy cái tiện ích trong đĩa Hiren boot, xài cho tiện, chờ nhé, mai mốt post lên bà con ủng hộ xài chơi.
Tất nhiên là các bạn cài đặt nó trực tiếp luôn không cần phải cài Windows lại, lại được thêm vào Boot.ini để có thể lựa chọn cho nó tiện.
Đã test trên máy nhà, Microsoft virtual Pc, Vmware.
Cứ tưởng bác sẽ phân tích thuật toán coding mp3 và decoding mp3 chứ, đọc tới dấu ngoặc đơn mới biết bác trích tứ Wikipedia là thấy thất vọng rồi.
RapidShare hồi trước cũng một dịch vụ lưu trư miễn phí, chỉ sau này quá nổi tiếng rồi mới tiềm cách kiếm tiền bằng cách bán account Premium, web nhạc của bạn mới ra đời nếu chơi như rapidshare liền thì làm sao có khách được, như thế không phải là tự giết mình hay sao.
 
Go to Page:  Page 2 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|