banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: batdoi  XML
Profile for batdoi Messages posted by batdoi [ number of posts not being displayed on this page: 1 ]
 

thangchodekia wrote:
Em nghe nói nó còn gắn được card đồ họa nữa có đúng không các pác? PCI thường có cắm được card màng hình, card đồ họa không Về phần cứng em hơi yếu mong các bác chỉ dạy thêm 

"card màn hình" và "card đồ họa" chỉ là 1 thôi smilie
Chào anh Loveanygirls, em cũng đang dùng bộ LANGMaster Interractive Language 4.0 - 13 CD (1 CD từ điển + 12 CD các cấp độ), đang học đến CD thứ 6 rồi smilie)
nếu anh cần hôm nào rỗi em có thể up cho anh. ( 1 đĩa thôi nhá smilie anh bảo cần 1 đĩa thôi mà). Vậy anh cần CD nào ? (viết tên nó, hoặc không nhớ thì viết số thứ tự cũng được)
với lại em dùng bộ LANGMaster này không tốn đĩa cứng như anh nói đâu. Chỉ cần cài sẵn CD0 (từ điển), còn 12 CD kia, học đến CD nào thì cài CD đó thôi (VD: học CD1 thì cài CD1 vào máy, đến khi học xong thì uninstall đi rồi install CD2), với lại mỗi 1 CD Langmaster cài vào đĩa cứng chỉ hết có ~ 13 MB thôi smilie)
đề nghị anh thêm vào chỗ free hosting cái bandwith cái.
em nghĩ anh nên thêm đánh giá về mấy cái free hosting đó (VD: cái này nhanh hay chậm, hoặc chấm điểm từ 1 sao đến 5 sao ( * ==> ***** ) ) cho mọi người tham khảo, tại free hosting có nhiều quá, nhìn các thông tin với các loại support na ná nhau nhưng dùng thử mới thấy nhanh/chậm khác nhau, hay dở khác nhau.

hvaphp wrote:

Mọi người đã có kinh nghiệm lập trình web bằng PHP có thể chỉ cho mình các bước để tạo ra một trang web sao cho tối ưu về thời gian cũng như công sức mình thực hiện. Mình nên dùng những tool gì cho việc lập trình bằng PHP và việc thiết kế giao diện?
Bạn nào đã từng có kinh nghiệm lập trình web xin cho mình vài lời .
Thanks các bạn!
 

PHP Expert Editor (khá nhiều người dùng)
http://www.ankord.com/phpxedit.html
PHP Designer 2007 ( http://www.mpsoftware.dk/ ) - tool của Micheal Phạm, 1 Việt kiều - nghe nói cũng rất 'hay ho' và đầy đủ tính năng, mỗi tội không có crack smilie
anh search trên google các tên card cần so sánh sẽ ra 1 đống kết quả benchmark đấy

FaL wrote:
Chuyện là thế này: Fal vừa cho thằng em cái PC vẫn dùng lâu nay, giờ không có gì dùng smilie) Định tậu 1 con 2X dùng xem nó thế nào, sau này đỡ nâng cấp sớm, nhưng không có thời gian lên mạng tham khảo lắm. Trước đây Fal có vào VOZforum nhưng thời gian có trục trặc gì đó giờ không biết thay đổi domain thế nào. Bây giờ tham khảo ý kiến anh em vậy! Fal có 2 câu hỏi:
1. con Pentium D 820 (2.8Ghz) thế nào?
2. Mainboard chipset nào đi với nó thì được đây?
(Bro nào phân tích 1 ít về các dòng chipset khác nhau thì "nghìn lần cám ơn!!!", đặc biệt là từ i945 trở đi, tại Fal chưa xem mấy cái này)
Fal định chọn Intel tại thấy mấy con AMD có vẻ nhiều $$ quá, SV cả mà ko có nhiều $$ lắm đâu.
Xin cám ơn các Bro trước nhé! 

nếu anh không quá hạn hẹp về tiền thì tốt nhất là không nên mua con 820 này. Đây là 1 trong mấy con đời đầu của Pen D, nói chung Pen D 8xx series rất nóng và húp điện như húp bia. Nếu anh sợ nóng, tốn điện thì chọn AMD. Có nhiều con tương đương mà giá tốt hơn, còn nếu anh vẫn thích dùng Intel thì cố gắng chọn mấy con Pen D 9xx - tiết kiệm điện hơn và ít lo chuyện tản nhiệt hơn.

Anh tham khảo CPU Chart để tìm con vừa ý (so sánh luôn price/performance):

http://www.tomshardware.com/cpu/index.html
thông tin phần cứng mà Device Manager (có sẵn trong Win) nói chung là sơ sài, nó chỉ cho biết những thông tin tôí thiểu nhất như tên thiêt bị, hãng SX, driver version, driver date. VD: mục Processors chỉ có thông tin đơn giản "Intel Celeron Processor", vào xem Properties thấy thêm Manufacturer: Microsoft, Driver version: 5.1.2600.0, Driver DateL:7/1/2002. Ngoài ra không có gì. Chỉ có vậy thôi, quá ít. Còn chẳng hạn muốn 'nâng cấp' máy, muốn biết main mình có khả năng nhận tối đa bao nhiêu RAM, main có mấy khe PCI, AGP loại 2x, 4x hay 8x, CPU socket 478 hay 775, 754 hay 939... thì cái Device Manager không đáp ứng được.
Tóm lại là vẫn nên cài phần mềm chuyên dùng để xem thông tin phần cứng, không mất gì vì nó cũng rất nhẹ
SiSoftware Sandra 2007 là phần mềm nổi tiếng nhất để xem thông tin cấu hình máy, ngoài những thông tin cơ bản (rất đầy đủ và chi tiết) như về RAM gì, main gì, CPU nào,.... còn có các mục benchmark - mục này rất hay - đánh giá được khả năng hoạt động của phần cứng mình cao hay thấp cỡ nào qua số điểm, so sánh với các phần cứng loại khác.... , và các ver mới được cập nhật thông tin để nhận diện các loại thiết bị phần cứng 'hot' mới ra lò (chẳng hạn Core 2 Duo) thường xuyên nên nó nhận diện và cho thông tin về phần cứng hầu như là chính xác --> rất nên dùng cái này

ngoài ra còn có HWinfo32 cũng khá tốt, đơn giản dễ dùng hơn nhưng không có mục benchmark

nhưng nếu nhu cầu chỉ để xem thông tin chi tiết thì nói chung các phần mềm loại này đều tốt cả
Dùng thử:
Visual Zip Password Recovery Processor
Advanced ZIP Password Recovery
Zip Password Recovery
Zip Password Recovery Fast and Easy
Zip Password Recovery Key
ZIP Password Finder
....

em ít dùng mấy cái này, nhưng hình như nó khá rối rắm, có khá nhiều chế độ scan pass khác nhau phải thử lần lượt, và rất lâu
dùng bản Google Earth free thì chỉ có 1 số nơi như ở Mỹ là nhìn rõ và ảnh mới, còn như ở Việt nam thì thường là ảnh đã chụp cách đây 2-3 năm rồi, và lại mờ mờ, không được chi tiết lắm

monkeyit wrote:
hình như crack thôi thì ko đc, vì chạy được thì nó lấy data đâu ra để use. ko tin ..bạn thử đi smilie 

tuỳ, có cái được cái không
VD nhá: FIFA 2005 hồi trước em chơi, ngại mua mượn CD thằng bạn cài vào chơi, sau đấy em nhỡ tay....ngấm nước....cái CD đó em nhìn xuyên được từ mặt đĩa này sang mặt đĩa kia smilie em lên http://www.fifax.net down cái patch của FIFA2005 về chạy ==> từ lần sau khỏi cần CD hay ổ đĩa ảo vẫn chơi ngon lành.
Thực ra không hẳn là chương trình cần đĩa trong lúc chạy để dùng data trong đĩa. Khi chạy file .exe của chương trình, nó sẽ thực hiện kiểm tra xem có CD chương trình trong ổ CD không. Cái patch/crack (vd cái patch fifa2005 nói trên) thay thế cho file .exe sẽ gỡ bỏ phần lệnh kiểm tra này. Em nghĩ chắc là thằng nhà sản xuất chương trình nó làm cái phần lệnh kiểm tra CD có trong ổ không là để bắt mỗi người dùng đều phải mua 1 CD (hạn chế chuyện mượn mõ smilie )
tiện thể quảng cáo luôn :lolsmilie , em thấy cái http://www.fifax.net hay lắm đó, có các loại crack/patch, demo, ball, face, utility, video, kit, update... cho mấy games thể thao như FiFA, Winning Eleven/Pro evolution Soccer, Football Manager, Championship Manager, TCM... mọi người ai chơi game này rất nên ghé qua smilie

luckyboa wrote:
các bác ơi giúp em với. em đang dùng XP SP2, trên máy em chỉ có 1 tài khoản với quyền Admin và lúc em cài đặt win em ko đặt pass(sau khi nhấn power máy chạy thẳng vào win ko đòi hỏi fải nhập user hay pass gì cả),cái computer của em chạy rất ngon ko có vấn đề gì. nhưng vào 1 ngày tối thui, sau khi nhấn power thì win của em ko vào mà nó lại bắt em đánh pass vào mới chết chứ(pass đăng nhập vào win chứ ko fải pass CMOS). em đánh cở nào nó cũng ko vào, nhấn Ctrl+Alt+Delete rồi với user là Administrator còn pass là khaỏng trắng(vì lúc cài win em ko đặt pass) nó cũng ko vào, nó cứ bảo là kiểm tra lại pass. các bác thấy có ghét ko chứ. các bác có cách nào để vào win ko hướng dẫn cho em.
và em cũng đã dùng cái tool có trong cái đĩa LHT để reset lại cái pass, và em cũng đã reset thành công và em khởi động lại win và vào win ok. nhưng khi em khởi động lại máy hay là logout thì nó lại bị giống như ban đâu, em ko biết nó bị làm sao, các bác giúp em. em muốn biết là tại sao như thế là cách khắc fục 

em không biết tại sao nhưng anh thử cách này có thể khắc phục được
anh vào Safe Mode (Lúc hiện màn hình khởi động ấn F8 vài phát). Win có 1 tài khoản ẩn có quyền Admin và không cần pass. Anh Login vào = account đó rồi chỉnh lại pass của account cũ. Hoặc nếu vẫn bị tiếp thì del béng cái account cũ đi cho nhanh rồi lại create 1 account mới nữa. Nếu vẫn không được thì.... post lên đây tính tiếp :wink:

cafe_nau wrote:
Em không hiểu Ram có ghi 266, 333, 400 buss là zì.
Em đang dùng ram 256buss 266 muốn mua thêm 1 ram 512 buss400 thì có được ko ạ? 

anh search lại trong forum nhiều bài giới thiệu RAM lắm rồi
cái ông anh đang cần là Dreamweaver (Macromedia). Cái này chức năng nhiều, nhưng mò dễ ẹc.

it8x wrote:
Dịch vụ Webhosting có khái niệm Bandwith, anh em làm ơn định nghĩa hộ. Nếu càng lớn thì sao.

Cảm ơn nhiều !
 

anh xem qua:
http://en.wikipedia.org/wiki/Bandwith
thêm:
http://www.pcmag.com/encyclopedia_term/0,2542,t=bandwith&i=38401,00.asp
http://www.webopedia.com/TERM/B/bandwidth.html


bandwith có nhiều nghĩa # nhau. Riêng về Web hosting thì anh đọc phần này (trích từ wikipedia):
"....
Web Hosting

In website hosting, bandwidth is the amount of information downloadable from the webserver over a prescribed period of time. In essence, it is the rate [data/time], but the time in this case is not seconds but rather a month or a week. So this rate is not like 56K or broadband, etc., which are also bandwidth but are measured per second. Web hosting companies often quote a monthly bandwidth limit for a website, for example 2GB/month. If visitors to the website download a total greater than 2GB in one month, the bandwidth limit will have been exceeded.
......."
===>
"......
Về Website hosting, băng thông là lượng thông tin có thể được vận chuyển từ webserver trong 1 khoảng thời gian nhất định. Thực chất đây chính là tốc độ (lượng dữ liệu/thời gian), nhưng thời gian ở đây không tính theo đơn vị giây, mà theo tháng hoặc tuần -> tốc độ này không giống như "56K" hoặc broadband v.v... - cũng được gọi chung là băng thông nhưng thời gian tính theo giây. Các công ty cung cấp web hosting thường đưa ra thông tin về mức giới hạn băng thông hàng tháng cho 1 website của người dùng, VD: 2 GB/tháng......"

===> vì thế khi chọn web hosting nên chọn cái nào có bandwith lớn, càng lớn càng tốt (tất nhiên còn phụ thuộc nhiều thứ khác)


anh làm ơn đổi hộ cái màu chữ cái.

hoang_tu_taliban wrote:
Bây giờ đa số dùng Sk 775 cho intel và 954 cho AMD. 

AMD không có socket 954, có 754 và 939, chắc anh gõ lộn smilie
Mình thấy AMD đắt hơn chứ mà lại tốn điện hơn nữa nói chung dùng intel là hợp lí cả về giá cả và chất lượng. 

AMD đắt hơn ? Còn tuỳ loại nào chứ lị, sao vơ đũa cả nắm vậy. Nhiều CPU AMD đang đứng đầu top các CPU có price/performance tốt nhất (thấp nhất) đấy (dù cũng có nhiều CPU AMD giá không với tới nổi - mấy cái FX cao cấp chẳng hạn).
AMD mà tốn điện á? Anh lại vơ đũa cả nắm rồi. Ngày xưa AMD nóng, tốn điện, bây giờ thì không. VD anh so sánh Athlon 64 Venice với P4 Prescott, cụ thể có Venice 3000+ vs P4 Prescott 630 - khá tương đương về hiệu năng - xem cái nào nóng và tốn điện hơn? P4 Prescott húp điện như húp bia.
mỗi loại có 1 cái hay riêng. Intel thì nghiêng về catch, bây giờ mấy con processors của Intel hình như có 2x 2 mb catch cho máy để bàn. Còn AMD thì nghêng về FSB, hỗ trợ 2000 MHZ, so với intel loại mới nhất chỉ có 1000 mhz. catch của AMD bây giờ có 1 mb rồi ^_^.
nói chung là giá cả vẫn same same mà thôi 

cache. 2 * 2 MB cache L2 chỉ là ở Pen D thôi. AMD không dùng FSB mà là HyperTransport bus. Đối với CPU AMD hiện nay L2 cache ít quan trọng hơn đối với CPU Intel

namnhac wrote:
tui co cay ram pc 2700 , 256 mb , gan them 1 cay pc2700 256 mb ecc
may chi thay co 256 mb , cung khong biet tai sao nua , ai biet chi dum cai , cam on
 

có thể thanh RAM mới bị hỏng. Anh thử tháo thanh RAM cũ ra, gắn thanh RAM mới vào, nếu máy không chạy được tức là RAM mới hỏng.
Còn nếu gắn thanh RAM mới vào máy nhận đủ 256 MB thì anh thử xem lại main, chắc nó chỉ nhận tối đa 256 MB RAM. Anh thử dùng HWINFO32 hoặc SiSoftware Sandra kiểm tra xem mức RAM tối đa mà main hỗ trợ là = ?.

K4i wrote:
anh chỉ xem báo giá thôi. Cứ thử lôi vài cái về mà đọc 

CPU AMD rẻ + nóng hơn Intel là chuyện ngày xưa rồi
tuỳ thôi, VD, mấy chú AMD FX và X2 giờ đắt hơn mấy cái Pentium D tương đương của Intel 1 khoản kha khá đấy
còn main cũng tuỳ chứ, nhiều main AMD giá rẻ lắm (tầm 50-60 USD cũng có), cũng nhiều main Intel cao cấp lắm (trên 300 USD cũng có).
AMD thì ra socket A2 rồi thì phải 

AM2
Nhưng có một sự thật đáng buồn: tuy giá của AMD luôn được hô hào rẻ hơn của thằng Intel nhưng mainboard của AMD bao giờ cũng đắt lòi ra ==> kết quả giá tiền máy như nhau cả thôi! 

:shock: sao anh biết CPU AMD luôn rẻ hơn Intel :?: :shock: Và sao anh biết main cho AMD luôn đắt lòi hơn cả Intel :?: :shock:
Các thế hệ CPU AMD

AM286




AM386



AM486



K6



K7



K7 Thunderbird



K7 Duron



K7 Athlon XP/Sempron



K8 Sempron





K8 Athlon 64







K8 Athlon 64 X2



K8 Athlon 64 FX




Thông tin về K5 thì tui chỉ có tổng quát,chưa có cụ thể tất cả model nên chưa post
SSA/5

* Sold as 5K86 P75 to P100, later as K5 PR75 to PR100
* 4.3 million Transistors in 500 or 350 nm
* L1-Cache: 8 + 16 KB (Data + Instructions)
* Socket 5 and Socket 7
* VCore: 3.52V
* Front side bus: 50 (PR75), 60 (PR90), 66 MHz (PR100)
* First release: March 27, 1996
* Clockrate: 75, 90, 100 MHz

5k86

* Sold as K5 PR120 to PR166 (200)
* 4.3 million Transistors in 350 nm
* L1-Cache: 8 + 16 KB (Data + Instructions)
* Socket 5 and Socket 7
* VCore: 3.52V
* Front side bus: 60 (PR120/150), 66 MHz
* First release: October 7, 1996
* Clockrate: 90 (PR120), 100 (PR133), 105 (PR150), 116.6 (PR166), 133 MHz (PR200)

Nếu bạn ́ thông tin đầy đủ thì post lên.
Athlon đời đầu là K7 slot A.
Ở đây tui chỉ quan tâm đến dòng CPU desktop,các CPU như athlon MP và opteron tui ko đề cập đến.



Thông tin về các loại core AMD K8 dòng desktop:


Clawhammer (130 nm SOI)

* CPU-Stepping: C0, CG
* L1-Cache: 64 + 64 KB (Data + Instructions)
* L2-Cache: 1024 KB, fullspeed
* MMX, Extended 3DNow!, SSE, SSE2, AMD64, Cool'n'Quiet, NX Bit (chỉ có stepping CG)
* Socket 754, 800 MHz HyperTransport (HT800)
* Socket 939, 1000 MHz HyperTransport (HT1000)
* VCore: 1.50 V
* Công suất tiêu thụ (TDP): 89 Watt max
* Ngày xuất hiện: 23/09/2003
* Xung nhịp: 2000 - 2600 MHz



Newcastle (130 nm SOI)

* CPU-Stepping: CG
* L1-Cache: 64 + 64 KB (Data + Instructions)
* L2-Cache: 512 KB, fullspeed
* MMX, Extended 3DNow!, SSE, SSE2, AMD64, Cool'n'Quiet, NX Bit
* Socket 754, 800 MHz HyperTransport (HT800)
* Socket 939, 1000 MHz HyperTransport (HT1000)
* VCore: 1.50 V
* Công suất tiêu thụ (TDP): 89 Watt max
* Ngày xuất hiện: ?/?/2004
* Xung nhịp: 1800 - 2400 MHz



Winchester (90 nm SOI)

* CPU-Stepping: D0
* L1-Cache: 64 + 64 KB (Data + Instructions)
* L2-Cache: 512 KB, fullspeed
* MMX, Extended 3DNow!, SSE, SSE2, AMD64, Cool'n'Quiet, NX Bit
* Socket 939, 1000 MHz HyperTransport (HT1000)
* VCore: 1.40 V
* Công suất tiêu thụ (TDP): 67 Watt max
* Ngày xuất hiện: ?/?/2004
* Xung nhịp: 1800 - 2200 MHz



Venice (90 nm SOI)

* CPU-Stepping: E3, E6
* L1-Cache: 64 + 64 KB (Data + Instructions)
* L2-Cache: 512 KB, fullspeed
* MMX, Extended 3DNow!, SSE, SSE2, SSE3, AMD64, Cool'n'Quiet, NX Bit
* Socket 939, 1000 MHz HyperTransport (HT1000)
* Socket 754, 800 MHz HyperTransport (HT800)
* VCore: 1.35 V or 1.40 V
* Công suất tiêu thụ (TDP): 67 Watt max
* Ngày xuất hiện: 04/04/2005
* Xung nhịp: 1800 - 2400 MHz



San Diego (90 nm SOI)

* CPU-Stepping: E4, E6
* L1-Cache: 64 + 64 KB (Data + Instructions)
* L2-Cache: 1024 KB, fullspeed
* MMX, Extended 3DNow!, SSE, SSE2, SSE3, AMD64, Cool'n'Quiet, NX Bit
* Socket 939, 1000 MHz HyperTransport (HT1000)
* VCore: 1.35 V or 1.40 V
* Công suất tiêu thụ (TDP): 67 Watt max
* Ngày xuất hiện: 15/04/2005
* Xung nhịp: 2200 - 2800 MHz



Paris (130 nm SOI)

* L1-Cache: 64 + 64 KB (Data + Instructions)
* L2-Cache: 256 KB, fullspeed
* MMX, 3DNow!, SSE, SSE2
* Enhanced Virus Protection (NX bit)
* Tích hợp DDR1 memory controller
* Socket 754, 800 MHz HyperTransport
* VCore: 1.4 V
* Ngày xuất hiện: 28/07/2004
* Xung nhịp: 1800 MHz (3100+)
* Stepping: CG (Đuôi *AX)


Palermo (90 nm SOI)

* L1-Cache: 64 + 64 KB (Data + Instructions)
* L2-Cache: 128/256 KB, fullspeed
* MMX, 3DNow!, SSE, SSE2
* SSE3 chỉ có với stepping E3 và E6
* AMD64 chỉ có với stepping E6
* Cool'n'Quiet (Sempron 3000+ trở lên)
* Enhanced Virus Protection (NX bit)
* Tích hợp DDR1 memory controller
* Socket 754, 800 MHz HyperTransport
* VCore: 1.4 V
* Ngày xuất hiện: ?/02/2005
* Xung nhịp: 1400 - 2000 MHz
o 128 KB L2-Cache (Sempron 2600+, 3000+, 3300+)
o 256 KB L2-Cache (Sempron 2500+, 2800+, 3100+, 3400+)
* Steppings: D0 (Đuôi *BA), E3 (Đuôi *BO), E6 (Đuôi *BX)


Toledo (90 nm SOI)

* CPU-Stepping: E6(Đuôi *CD)
* L1-Cache: 64 + 64 kB (Data + Instructions), mỗi core
* L2-Cache: 1024 kB fullspeed mỗi core, 3800+/4200+ chỉ có 512KB
* MMX, Extended 3DNow!, SSE, SSE2, SSE3, AMD64, Cool'n'Quiet, NX Bit
* Socket 939, HyperTransport (1000 MHz, HT1000)
* VCore: 1.35 V - 1.4 V
* Công suất tiêu thụ (TDP): 110 Watt max (4400+: 89 hoặc 110 Watt phụ thuộc vào version)
* Ngày xuất hiện: 21/04/2005
* Xung nhịp:: 2000 - 2400 MHz


Manchester (90 nm SOI)

* CPU-Stepping: E4(Đuôi *BV)
* L1-Cache: 64 + 64 kB (Data + Instructions), mỗi core
* L2-Cache: 512 kB fullspeed, mỗi core
* MMX, Extended 3DNow!, SSE, SSE2, SSE3, AMD64, Cool'n'Quiet, NX Bit
* Socket 939, HyperTransport (1000 MHz, HT1000)
* VCore: 1.35 V - 1.4 V
* Công suất tiêu thụ (TDP): 89 Watt max (4600+: 110 Watt max)
* Ngày xuất hiện: 21/04/2005
* Xung nhịp:: 2000 - 2400 MHz

*SOI:Silicon on insulator


Các revision của CPU AMD K8 tính đến tháng 12/2005:







bài viết của t_hoanganh (Amtech 01/10/2005)
- Cùng với PCI Express người ta còn thường nói nhiều tới SLI, vậy SLI là gì?

SLI (Scalable Link Interface) là công nghệ có khả năng sử dụng cùng lúc hai card đồ họa riêng biệt của nVidia để đem lại hiệu quả cao hơn. Điều kiện là card đồ họa và mainboard của bạn phải hỗ trợ công nghệ này. Bạn có thể hình dung cách làm việc của SLI là chia sẻ công việc đồ họa nặng nề cho hai card đồ họa xử lý cùng lúc (xu hướng này dễ hiểu khi mà mọi thứ đều làm việc “có đôi” như Hyper Threading của bộ vi xử lý và Dual Channel của bộ nhớ RAM, nhờ đó công việc nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều). Chẳng hạn, hai card 6600GT sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều so với chỉ một card 6800GT hay X800 dù giá cả thấp hơn việc bạn mua hai card 6600GT riêng biệt. Vấn đề duy nhất là hiện giờ công nghệ SLI còn mới và chỉ giới hạn sử dụng trên hệ thống AMD 64 / AMD FX socket 939. Tương lai tới sẽ có sự đổi khác và công nghệ này có thể sử dụng phổ biến trên nhiều nền tảng hơn.  

hiện nay SLI đã rất phổ biến, không chỉ trên hệ thống AMD 64/ 64 FX mà cả Intel nữa.
Bên cạnh SLI là CrossFire của ATi. 1 công nghệ tương tự SLI, chỉ khác là dành cho card đồ hoạ ATI. 2 công nghệ đồ họa kép này tương tự nhau cho phép chạy đồng thời 2 card để tăng khả năng xử lý. Nhưng CrossFire của ATI có thể hoạt động mà không nhất thiết phải có 2 card ATI giống hệt nhau, có thể khác nhau nhưng phải có ít nhất 1 trong 2 card là CrossFire ready. Còn muốn chạy SLI, bắt buộc 2 card đồ họa nVidia (dĩ nhiên hỗ trợ SLI) phải y sì nhau
SLI và CrossFire có nhiều ưu điểm: ngoài việc tăng khả năng xử lý còn mang lại ưu thế cho phép nâng cấp đồ họa sau này. VD lúc đầu mua CPU, RAM, mobo... hết béng tiền nên không đủ mua card cao cấp, đành mua 1 con 6600GT xài tạm vậy, đợi đến Tết năm sau lấy tiền lì xì mua thêm con 6600GT nữa chạy SLI. Nhưng chắc là cách này xét ra lại tốn tiền hơn việc ngay từ đầu mua sẵn 1 card cao cấp, và tất nhiên không phải cứ chạy SLI/CrossFire là tăng hiệu năng gấp đôi, chẳng hạn mua thêm 1 con 6600GT nữa để chạy SLI thì chắc chắn không thể xử lý tốt đến gấp 2 lần lúc trước được, tăng thêm khoảng 30-40% hiệu năng là cùng lắm thôi. Nên tốt nhất, nếu có đủ tiền thì cứ mua xừ cái card high-end từ đầu luôn đi.
Nếu như bạn đã từng tự hỏi không biết CPU trong máy tính của bạn đang làm gì? Và nó làm việc như thế nào? Thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn tìm hiểu xem: làm sao mà các kỹ thuật luận lý số vô cùng
đơn giản lại cho phép máy tính làm rất nhiều việc, từ chơi game, soạn văn bản cho đến việc đọc thư điện tử hay nghe nhạc, xem phim…

CPU là gì?


CPU là từ viết tắt của cụm Central Process- ing Unit (Đơn Vị Xử Lý Trung Tâm), là một bộ phận tính toán chính của máy tính. Nó được cấu thành bởi đơn vị số học-lôgic (ALU) và đơn vị điều khiển. Ngày nay, CPU trong hầu hết các máy tính được chứa trọn vẹn trên một chip .

CPU, đồng hồ và bộ nhớ là những thành phần chính yếu tạo nên máy vi tính của bạn. Nhưng một hệ thống máy tính hoàn chỉnh cần đòi hỏi thêm các thành phần khác như: các đơn vị điều khiển, các thiết bị nhập, xuất, các thiết bị lưu trữ dữ liệu và một hệ điều hành.


Lịch sử phát triển của CPU như thế nào?


Intel là nhà tiên phong trong việc sản xuất bộ vi xử lý (BVXL) khi tung ra Intel 4004
vào năm 1971. Khả năng tính toán của Intel 4004 chỉ dừng lại ở hai phép toán: cộng hoặc trừ và nó chỉ có thể tính toán được 4 bit tại một thời điểm. Điều đáng kinh ngạc ở đây là toàn bộ “cỗ máy” tính toán được tích hợp “nằm” gọn trên một chip đơn duy nhất. Trước khi cho ra đời Intel 4004, các kỹ sư đã chế tạo ra máy tính hoặc là từ một tổ hợp nhiều chip hoặc là từ các thành phần rời rạc (các transistor được nối từng cái lại cùng lúc).
Thế nhưng BVXL đầu tiên “đặt chân” vào ngôi nhà số của chúng ta hiện nay lại không phải là Intel 4004 mà là BVXL thế hệ kế tiếp của nó - Intel 8080, một máy tính 8 bit hoàn hảo trên một chip duy nhất, được giới thiệu vào năm 1974. Trong khi đó, Intel 8088 là thế hệ BVXL đầu tiên “loé sáng” thực sự trên thị trường. Được giới thiệu năm 1979 và sau đó được tích hợp vào các máy tính cá nhân IBM, xuất hiện trên thị trường vào năm 1982. Intel 8088 có thể được xem như “người tiền nhiệm chính” của các bộ xử lý thế hệ tiếp theo: Intel 80286, 80386, 80486 rồi đến Intel Pentium, Pentium Pro, Pentium II, III và IV. Do tất cả đều được cải tiến dựa trên thiết kế cơ bản của Intel 8088. Ngày nay, BVXL Intel Pentium 4 có thể thực hiện bất kỳ đoạn mã nào đã chạy trên BVXL Intel 8088 nguyên thủy nhưng với tốc độ nhanh hơn gấp 5000 lần.


CPU hoạt động như thế nào?

Để hiểu được CPU hoạt động như thế nào, chúng ta hãy cũng nhìn vào bên trong và tìm hiểu cơ chế luận lý được dùng để tạo ra CPU. Ngoài ra, để có cái nhìn sâu hơn về CPU, bạn cũng cần phải tìm hiểu thêm về ngôn ngữ Hợp Ngữ (hay nôm na là ngôn ngữ máy) cũng như một số việc mà các kỹ sư chế tạo đã làm, để gia tăng tốc độ cho CPU. CPU thực hiện một tập hợp các chỉ lệnh máy để bảo các bộ xử lý (BXL) của mình phải làm gì. Và dựa trên nền tảng các chỉ lệnh, CPU thực hiện ba việc cơ bản sau:
Bằng cách sử dụng đơn vị ALU của mình, CPU có thể thực hiện các phép toán số học như cộng, trừ, nhân hoặc chia. Các CPU mới hiện nay chứa thêm các BXL dấu chấm động cho phép nó có thể thực hiện các tính toán cực kỳ phức tạp trên các số dấu chấm động lớn.
CPU có thể di chuyển dữ liệu từ một vị trí bộ nhớ này đến một vị trí khác.
CPU có thể đưa ra các quyết định và nhảy đến một tập hợp các chỉ lệnh mới dựa trên các quyết định này.


Pipeline (Đường ống dẫn)
Trong thiết kế máy tính, đây là một tuyến lắp ráp thuộc mạch cứng làm tăng tốc độ một cách đáng kể quá trình xử lý các lệnh thông qua việc truy tìm, thực hiện và ghi trở lại.
Được sử dụng trong UNIX, đường ống dẫn này có trong bộ xử lý Intel 80486 đã làm cho nó có khả năng xử lý lệnh trong mỗi một chu kỳ nhịp đồng hồ. Bộ vi xử lý Intel Pentium có hai đường ống dẫn, một dùng cho dữ liệu và một dùng cho các lệnh và do đó có thể xử lý hai lệnh (một lệnh trong đường ống) trong mỗi chu kỳ nhịp đồng hồ. 

Tuy CPU có thể thực hiện nhiều tính toán rất phức tạp nhưng tất cả đều quy lại ba việc cơ bản trên. Biểu đồ sẽ cho thấy khả năng thực hiện ba việc này của một CPU đơn giản.
Nhìn vào biểu đồ bên, ta có thể thấy CPU này có:
Một tuyến địa chỉ - address bus (độ rộng có thể là 8, 16 hoặc 32 bit) để gửi địa chỉ đến bộ nhớ.
Assembly language (Hợp ngữ ngôn ngữ as- sembly)
Ngôn ngữ lập trình bậc thấp, trong đó mỗi câu lệnh chương trình tương ứng với một chỉ lệnh mà bộ xử lý có thể thực hiện được.
Hợp ngữ là một ngôn ngữ thủ tục. Chúng báo cho máy tính biết phải làm gì theo từng chi tiết chính xác (với hàng vài chục dòng mã cần thiết phải có, chỉ để thực hiện một phép cộng hai con số 

Một tuyến dữ liệu – data bus (độ rộng có thể là 8, 16 hoặc 32 bit) để có thể gửi dữ liệu đến bộ nhớ hoặc nhận dữ liệu lại từ bộ nhớ.
Một đường đọc – RD và ghi – WR để CPU “nói chuyện” với bộ nhớ nếu nó muốn thiết lập hoặc lấy vị trí địa chỉ.
Một đường đồng hồ - clock line cho phép bộ xử lý nhận các xung đồng hồ tuần tự.
Một đường reset – reset line để reset bộ đếm của chương trình về zero và khởi động lại sự thi hành.


Tại sao chúng ta cần đến CPU 64 bit?

Lý do duy nhất là vì chúng ta cần đến không gian địa chỉ được mở rộng của các CPU này. Các CPU 32 bit có thể hỗ trợ truy xuất tối đa 2 GB hoặc 4 GB bộ nhớ RAM. Nghe thì có vẻ quá nhiều vì các máy tính cá nhân của chúng ta hiện nay chỉ cần đến 256 MB hoặc 512 MB. Nhưng giới hạn 4 GB có thể khiến các máy chủ cũng như máy tính chạy các chương trình cơ sở dữ liệu lớn phải “đau đầu”. Đó là chưa nói đến với xu hướng phát triển hiện tại, ngay cả các máy tính gia đình cũng sẽ sớm tiến đến vạch 4 GB. Trong khi, các CPU 64 bit lại không gặp phải “rào cản” này vì không gian địa chi 64 bit về căn bản sẽ là một không gian vô tận (264 Bytes).

Nhờ tuyến địa chỉ 64 bit cùng các tuyến dữ liệu rộng và nhanh trên bo mạch chủ, các hệ thống 64 bit gia tăng tốc độ nhập/xuất cho các thiết bị như đĩa cứng hay bo mạch đồ họa. Nhờ vậy mà tốc độ của toàn bộ hệ thống được nâng cao rõ rệt.
Với các máy chủ, lợi ích mà 64 bit mang lại quá rạch ròi. Còn với người dùng gia đình thì sao? Ngoài việc phá bỏ rào cản giới hạn bộ nhớ hệ thống, 64 bit hiện tại vẫn chưa mang lại lợi ích xác thực nào cho người dùng gia đình.
Tuy nhiên, nó có thể rút ngắn thời gian xử lý các dữ liệu phức tạp gồm rất nhiều số thực. Nhờ vậy, các ứng dụng đồ họa lớn, ứng dụng hiệu chỉnh video hay các trò chơi máy tính thế hệ mới sẽ là những lĩnh vực đầu tiên hưởng lợi từ sức mạnh xử lý 64 bit.

ALU - arithmetic-logic unit
(Đơn vị số học-logic)

Một bộ phận trong bộ xử lý trung tâm
(CPU) dùng để thực hiện các phép tính số học và logic cơ bản trên cơ sở các dữ liệu 


CPU BÌNH DÂN- TIỀN NÀO CỦA NẤY?


Phục vụ cho số đông người dùng có khả năng tài chính eo hẹp, hai hãng sản xuất CPU hàng đầu: Intel v� AMD, đều cho ra những dòng CPU giá rẻ. Các CPU loại này có hiệu năng chấp nhận được. Tuy tốc độ xử lý không cao nhưng chúng hoàn toàn phù hợp với các tác vụ thông thường như xử lý văn bản, duyệt web, nghe nhạc, xem phim... Đó l� các dòng Celeron, Celeron D của Intel v� Sempron của AMD. Chúng ta cùng nhau lướt qua các tính năng đặc trưng của các dòng CPU “bình dân” này thông qua ba đại diện: Intel Celeron 2.0 GHz, Intel Celeron D 2.4 GHz v� AMD Sempron 2400+.
 



Celeron D và Sempron cùng so kè !!!

Cấu trúc Celeron Northwood (N) không có gì thay đổi nhiều so với dòng Celeron Williamete (W) cũ. Chúng chỉ khác nhau ở công nghệ sản xuất chip (công nghệ 130 nm so với 180nm). Nhờ vậy, chúng có thể hoạt động với điện thế thấp hơn (1,525V so với điện thế 1,75V). Nhưng nhìn chung, tốc độ của dòng Celeron (N) “không” cải thiện nhiều.Khác với Celeron (N), Celeron D là một ứng viên “xuất sắc” cho dòng CPU cấp thấp, được Intel “ưu ái” sản xuất trên công nghệ 90 nm (nhân Prescott) với bộ đệm L2 (256K) lớn hơn gấp đôi Celeron (N). Nhờ có Front Side Bus (FSB) cao hơn – 533 MHz, cùng việc bổ sung thêm bộ lệnh SSE3 vào tập lệnh hỗ trợ, hiệu năng xử lý của Celeron D thật sự vượt trội so với dòng Celeron thế hệ cũ. Với mức giá khoảng 74 $ (Celeron D 2.4GHz) cộng với một Mainboard chất lượng tốt (giá khoảng 50~70 $) và 256 MB RAM, Celeron D là một sự đầu tư hợp lý cho hệ thống máy tính của bạn.


Sánh vai cùng Intel, AMD cũng cho ra dòng CPU cấp thấp – Sempron - của riêng mình. Chúng làm cho thị trường càng thêm sôi động, đem lại nhiều sự lựa chọn cho người dùng bình dân. Sempron là dòng CPU tiếp theo Duron nhưng được “trang bị” tốt hơn (có lẽ để đối phó với Celeron D của Intel?). AMD không thay đổi cấu trúc nhân để chạy đua xung nhịp với Intel mà cố gắng gia tăng hiệu quả xử lý dữ liệu trên mỗi xung nhịp CPU. Bằng việc tăng bộ đện L1 lên gắp đôi, L2 lên gắp 4 lần so với Duron, AMD cho thấy một “biện pháp” tốt để phát huy hiệu năng của CPU.


Qua kết quả thử nghiệm thực tế cho thấy, CPU Intel Celeron D2.4 GHz thật sự “vượt trội” trong các ứng dụng đồ họa và video. Trong khi đó, AMD Sempron 2400+ lại tạm vượt lên ở ứng dụng 3D Max 7 và nén Mp3. Còn Celeron 2 GHz đành “ngậm ngùi” ở vị trí thứ ba ở đa phần các phép thử !!!

Lời kết
Một khi hướng tới dòng CPU cấp thấp, đa phần người dùng chọn là vì lý do kinh tế. Do đó, giá thành của những CPU loại này là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Theo quan niệm của “người xưa”, giá của CPU
AMD lúc nào cũng rẻ hơn Intel. Nhưng thực tế cho thấy, cả khi AMD có đại diện phân phối chính thức tại Việt Nam, giá thành cũng không mang tính cạnh tranh nhiều so với Intel – “đội bóng” có số cổ động viên đông đảo nhất tại thị trường Việt Nam.


CPU TẦM TRUNG - BẠN ĐƯỢC GÌ?


Để đánh giá các CPU có tốc độ cao hơn dòng “Bình dân”, có giá thành nằm trong khoảng 120~130 $, chúng tôi xin giới thiệu ba “đại diện” tiêu biểu: Intel Pentium 4 2.4GHz, AMD Sempron 2800+ (462 chân) và AMD Sempron 3000+ (754 chân).
Hy vọng, bạn bớt băn khoăn hơn khi chọn lựa các CPU trong khung giá này.

“Lướt” qua các thông số kỹ thuật, bạn dễ dàng biết được CPU AMD Sempron 2800+ hoạt động với xung nhịp thật là 2.0 GHz trong khi Sempron 3000+ chỉ có xung nhịp thật là 1.8 GHz Bộ đệm 128 KB của Sempron 3000+ chỉ bằng một nửa so với bộ đệm 256 KB của Sempron 2800+. Nếu chỉ với những thông tin trên thì chưa đủ để nói lên toàn bộ hiệu năng của chúng. Thật ra, điểm khác biệt mang tính quyết định về hiệu năng đó là Sempron 3000+ được thiết kế theo một kiến trúc mới với bộ điều khiển bộ nhớ (memory controller) được tích hợp trong “nhân” của CPU. Khác với kiến trúc điều khiển bộ nhớ của Intel (khi CPU muốn liên lạc với bộ nhớ chính phải thông qua bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp trên chip cầu bắc của bo mạch), cấu trúc điều khiển bộ nhớ mới của Sempron 3000+ cho phép CPU liên lạc với bộ nhớ chính thông qua một tuyến liên lạc được thiết lập riêng hoàn toàn (tuyến HyperTransport) mà không phải thông qua chip cầu bắc. Nhờ vậy, sự trao đổi dữ liệu giữa CPU và bộ nhớ chính cực kỳ nhanh chóng. Chính điều này đã làm cho Sempron 3000+ qua mặt Sempron 2800+ mặc dù trên thực tế Sempron 3000+ có tốc độ xung thật và bộ đệm thấp hơn.


Phát huy thế mạnh về tuyến bộ nhớ của mình đã giúp Sempron 3000+ dành được điểm “ưu” ở hầu hết các ứng dụng đồ họa 3D. Trong trường hợp này, lợi thế về xung nhịp và bộ đệm đã không giúp ích gì nhiều cho Sempron 2800+, khiến nó phải nhường bước cho người anh em 3000+ của mình. Nếu như thế mạnh trên môi trường đồ họa 3D thuộc về Sempron 3000+ thì Pentium 4 Prescott 2.4 lại chứng tỏ mình là một “studio” tuyệt vời khi cho kết quả vượt trội ở cả khả năng dựng phim có tạo hiệu hứng ba chiều lẫn mã hóa Mp4.
Nhìn chung, “chạy” các ứng dụng văn phòng đối với CPU tầm trung là một việc dễ dàng. Điều cần quan tâm đối với người sử dụng khi mua chính là hiệu năng của chúng khi chạy các ứng dụng tương đối “nặng” hơn một chút như AutoCAD 2004, CorelDraw12, Photoshop CS…


CPU CAO CẤP- NHIỀU CHỌN LỰA.

Có vẻ như “mặt trận” chúng ta đang đứng lại là nơi “gay go” nhất khi có sự tham gia của nhiều đại diện từ Intel và AMD. Gồm có: Pentium 4 2.8E GHz, Pentium 4 520 (2.8GHz), Athlon 64 3000+ (754 chân), Athlon 64 3000+ (939 chân) và Pentium 4 530 (3.0 GHz). Với giá thành dao động trong khoảng 165~ 190$, người dùng sẽ có thêm nhiều lựa chọn CPU cao cấp cho hệ thống máy tính của mình.

Bạn có thể băn khoăn “Nên chọn CPU nào đây?” khi giá thành và tốc độ của chúng chênh lệch nhau không nhiều. Thực tế, CPU Intel Pentium 4 530 đắt hơn loại 2.8 GHz
(Pentium 4 520) khoảng 25$. Nếu số tiền này là “chuyện nhỏ” với bạn, hãy chọn loại nhanh nhất. Ngược lại, bạn có thể cân nhắc loại Pentium 4 520. Khoảng chênh lệch có thể dùng vào việc tăng RAM hay tăng dung lượng đĩa cứng,… Cả hai loại đều là dòng CPU Pentium 4 mới của Intel, sử dụng chân cắm dạng tiếp xúc điểm (775 chân), hỗ trợ Siêu Phân Luồng (HT), bộ đệm L2 1MB và có FSB 800 MHz. Trong khi đó, CPU Pentium 4 2.8E GHz sử dụng chân cắm cũ (478 chân) lại có giá cao hơn. Đây có thể là cách Intel “tiếp thị” các bộ xử lý 775 chân mới của mình.



Đến đây, có người sẽ thắc mắc “mainboard và các linh kiện dành cho hệ thống CPU 775 chân thường có giá đắt hơn loại hệ thống dùng CPU 478 chân?”. Không sai, nhưng bạn hãy yên tâm. Các nhà sản xuất là những người rất “nhạy” chuyện này. Chắc chắn, họ sẽ không để bạn thiệt thòi. Điều này được chứng minh khi thị trường lần lượt xuất hiện các Mainboard dùng chipset cũ (865PE) nhưng hỗ trợ kiểu đế cắm cho các CPU mới. Do đó, theo chúng tôi, bạn hãy mạnh dạn chọn loại CPU 775 chân. Dù không có những cải thiện về mặt tốc độ, nhưng kiểu đế cắm mới sẽ giúp CPU của bạn “mát mẻ” hơn, hạn chế các rủi ro về việc làm hỏng chân CPU khi lắp đặt và dĩ nhiên còn “tân thời” hơn nữa chứ!

Lựa chọn thứ hai ngoài Intel là 2 CPU, được đánh giá tương đương với CPU Pentium 4
3.0GHz, đến từ nhà sản xuất CPU lớn thứ hai thế giới – AMD gồm: Athlon 64 3000+
754 và Athlon 64 3000+ 939.

Hai CPU này có giá thành chênh nhau khá ít. Cụ thể là bạn cần đầu tư thêm 14$ cho loại 939 chân mới. Xét về đặc điểm xung thật của CPU, loại 754 chân (rẻ hơn) lại có xung thật cao hơn loại 939 chân. Tương ứng lần lượt là 2.0 GPHenztiuvmà 412.8.8EGHz. Tuy nhiên, do CPU mới của AMD được tích hợp bộ điều khiển bộ nhớ kênh đôi ngay trong nhân (thay vì bộ điều khiển bộ nhớ đơn) nên hiệu năng tổng thể của loại 939 chân mới sẽ cao hơn loại 754 chân cũ. Dẫn đến, tuy có xung thật thấp hơn nhưng nó được nhà sản xuất đánh giá là tương đương (đều 3000+).


Ngoài ra, loại 939 chân mới được sản xuất trên công nghệ 0.09 Micron. Với đặc điểm này, CPU của bạn sẽ hoạt động với điện thế thấp hơn, ít nóng hơn và tiết kiệm điện hơn. Nhìn chung, cả hai loại đều là dòng CPU cao cấp của AMD, hỗ trợ tính toán 64 bit và “sở hữu” bộ đệm L2 là 512KB. Giá thành thì không quá chênh lệch. Nếu xét về “diện mạo” công nghệ, loại 939 chân tỏ ra vượt trội hơn so với loại 754 chân. Nhưng đặc điểm xung thật thấp lại khiến nó “về sau” ở đa số các thử nghiệm của chúng tôi.
Tuy nhiên, với một số người dùng kinh nghiệm, CPU 939 chân một khi được ép xung sẽ cho hiệu quả rất cao nhờ khả năng hỗ trợ bộ nhớ kênh đôi.
Nói tóm lại, nếu bạn không quan tâm đến 5v3ấ0n đề ép xung, bạn có thể giảm được một ít chi phí đầu tư cho CPU và mainboard khi chọn hệ thống dùng CPU Athlon 64 3000+ 754. Ngược lại, nếu bạn là người đam mê công nghệ và khả năng tài chính cho phép thực hiện các “nghiên cứu” về ép xung, hãy chọn CPU Athlon 64 3000+ 939. Về hiệu năng thực tế của nhóm CPU cao cấp, bạn vui lòng tham khảo biểu đánh giá tốc độ cũng như bài viết “CPU – Muôn hình vạn trạng” của chúng tôi.


bảng thông số CPU mà mình sưu tập thêm (click vào hình bên dưới để xem cho rõ)
www.tomshardware.com/2005/11/21/the_mother_of_all_cpu_charts_2005/index.html












bài viết của vtalinh http://www.banvacntt.com 01/03/2006)
Bài viết này chủ yếu lượm lặt thông tin trên internet và tham khảo 1 số bài viết của các member vOz, cộng với 1 số kinh nghiệm ít ỏi của bản thân.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được được 1 phần nào cho những ai “đang ở cái buổi ban đầu ngơ ngác ấy” tìm hiểu về A64 (giống như tui vậy ^_^).

Do thời gian chuẩn bị không nhiều và với kiến thức còn hạn chế của bản thân nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Mong mọi người cùng tham gia góp ý xây dựng thêm nhé ^_^.


PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG, CHUNG……CHUNG (tức là không có gì rõ ràng cả ^_^)

Có lẻ A64 đã từng và sẽ hiện diện trong giấc mơ của nhiều người hàng đêm ^_^. Bản thân tôi đã nhiều lần mơ về 1 hệ thống A64 để thỏa mãn cơn thèm khát về công nghệ mới ^_^.

A64 “có gì hay” mà thu hút niềm đam mê của nhiều người đến thế nhỉ? Câu trả lời thật đơn giản,

“AMD đã làm 1 cuộc cách mạng lớn khi đưa vào nhân bộ xử lý A64 2 công nghệ thật tuyệt vời, đó là khả năng xử lý 64bit và tích hợp luôn bộ điều khiển bộ nhớ " (có lẻ điều tuyệt vời nhất chính là cái này đây ^_^)


1. Bộ điều khiển bộ nhớ (Memory controller)

Kể từ dòng K7 trở về trước, bộ điều khiển bộ nhớ do chipset cầu bắc đảm nhận, nhiệm vụ chính của chipset cầu bắc là làm cầu nối trung gian giữa CPU và bộ nhớ chính thông qua FontSideBus (FSB).

Do đó về mặt lý thuyết bus bộ nhớ sẽ bị giới hạn theo bus của CPU hay bus của chipset, trong khi đó, bus bộ nhớ hiện nay đã được đẩy lên rất cao, ta thường nghe nói đến bộ nhớ DDR500, DDR550, DDR600 và cao hơn nữa.

Đến dòng K8 - A64, AMD đã tích hợp luôn bộ điều khiển bộ nhớ vào trong nhân của CPU (core) nên có thể nói rằng trong chừng mực nào đó bus bộ nhớ cao đến bao nhiêu CPU đều có thể đáp ứng được (hay quá anh em nhỉ ^_^).


Bên cạnh đó việc tích hợp bộ điều khiển bộ nhớ còn góp phần rất lớn trong việc giảm đáng kể “độ trễ” của dữ liệu do không phải truyền từ CPU qua chipset cầu bắc và ngược lại, đồng thời “vứt bỏ” nút thắt dữ liệu giúp gia tăng băng thông giữa CPU và bộ nhớ chính. (Edit bởi linhVNDIY)

Theo đánh giá chủ quan chính điều này đã góp phần đáng kể trong việc kéo dài tuổi thọ của RAM DDRI, trước sự cạnh tranh lăm le thay thế của RAM DDRII ^_^.


2. HyperTransport Technology (HTT)


Công nghệ HyperTransport là 1 kết nối tốc độ cực nhanh theo kiểu điểm đến điểm để kết nối các thành phần trên motherboard. Công nghệ này được phát minh bởi AMD và được ứng dụng trong những lĩnh vực đòi hỏi dữ liệu được truyền đi với cường độ cao, tốc độ lớn và độ trễ nhỏ. Và AMD đã ứng dụng luôn công nghệ này vào bộ xử lý A64 (thật tuyệt vời).

Bằng công nghệ HyperTransport, bộ xử lý A64 sẽ giao tiếp với 2 thành phần chính trong hệ thống là memory và chipset thông qua HyperTransport bus (gọi là HTT). Tuyến giao tiếp giữa CPU và chipset được gọi với tên mới là HT bus. Và điểm đặc biết là 2 tuyến giao tiếp này hoàn toàn độc lập với nhau, sự thay đổi của tuyến bus này sẽ không gây ảnh hưởng đến bus kia và nguợc lại (lạ quá ^_^). Do đó AMD đã không gọi HT bus là FSB nữa, mặc dù nhìn bề ngoài chúng có vẻ giống nhau.

Ở dòng K7 trở về trước, FSB đóng vai trò quan trọng nhất trong tốc độ của hệ thống, FSB thấp đồng nghĩa với việc đang sỡ hữu 1 hệ thống có tốc độ chậm.
A64 thì hoàn toàn không xảy ra điều này, có thể bạn đang cài đặt HT bus ở mức thấp (thấp hơn cả mức mặc định của nhà sản xuất chẳng hạn), nhưng tốc độ của toàn bộ hệ thống lại không thấp tí nào thế mới lạ chứ ^_^. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn cái HT bus này ở phần sau nhé ^_^.


3. Hệ số nhân :

Trong hệ thống A64 có 2 HSN khác nhau cần quan tâm đó là :

Hệ số nhân của CPU – Multiplier (hay còn gọi là CPU Ratio)

HSN này có nhiệm vụ xác lập tốc độ thực của CPU (core speed). HSN này giống như các dòng CPU K7 trở về trước.

Core speed sẽ được xác định qua công thức sau :

Core speed = HTT x Multiplier

Căn cứ vào HSN, có thể thấy rằng A64 được chia thành 2 dòng riêng biệt :
dòng cao cấp - AthlonFX : không bị khóa HSN (unlocked), điều chỉnh HSN thoải mái theo cách của người sử dụng (đã quá hén ^_^)
dòng phổ thông - Athlon64 : bị khoá HSN 1 nửa (Hafl locked), chỉ có thể điều chỉnh HSN giảm xuống so với HSN chuẩn của CPU mà thôi.


Hệ số nhân của HT bus – LDT (Lightning Data Transport)
HSN LDT dùng để xác lập tần số HT bus khi CPU giao tiếp với chipset, HT bus được tính bằng công thức sau :

HT bus = HTT x LDT

Ở dòng A64, để có hệ thống ổn định và hiệu quả nhất thì HT bus phải được cài đặt với tần số tối đa trong khoảng 1.000Mhz. Do đó trong quá trình sử dụng chúng ta nên cài đặt HTT và LDT ở mức độ hợp lý để luôn đảm bảo rằng HT bus chạy trong khoảng 1.000Mhz.

Lấy ví dụ cụ thể :
Với HTT = 200Mhz, LDT = 5
Với HTT 200 - 250Mhz, LDT = 4
Với HTT 250 - 330Mhz, LDT = 3


4. Bộ chia (Divider):

Bộ chia nhằm xác định tỷ lệ giữa HTT bus và Memory bus, được sử dụng trong trường hợp memory bus không theo kịp với HTT bus, hay nói cách khác ta vẫn có thể đẩy HTT bus lên cao khi sử dụng bộ nhớ có tốc độ chậm thông qua bộ chia.

Trên hệ thống A64 thông thường có các bộ chia sau :

Divider 250 (bộ chia 5: 4)
Divider 233 (bộ chia x ^_^)
Divider 200 (bộ chia 1: 1)
Divider 180 (bộ chia 9:10)
Divider 166 (bộ chia 5: 6)
Divider 150 (bộ chia 3: 4)
Divider 140 (bộ chia 7:10)
Divider 133 (bộ chia 2: 3)
Divider 120 (bộ chia 3: 5)
Divider 100 (bộ chia 1: 2)

* Chú ý : Một số bộ chia có thể không có sẵn trên các mainboard thông thường

Kết quả sử dụng bộ chia xem thêm ở phần II nhé


PHẦN II : NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ CỦA HỆ THỐNG


1. Băng thông (Bandwidth)

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu xem A64 mà cụ thể là A64 socket 939 có khả năng cung cấp băng thông cho hệ thống bao nhiêu nhé ^_^

Băng thông giao tiếp giữa CPU và chipset

Chipset cho CPU A64 socket 939 thường sử dụng 1 đường link HyperTransport cho việc chuyển dữ liệu đồng thời lên (upstream) và xuống (downstream) khi giao tiếp với CPU.

Mỗi đường lên và xuống có giao tiếp 16bit và đạt tốc độ 1.000 Mhz/s.

Do đó ta có thể tính được băng thông giữa CPU và chipset thông qua công thức sau :
[(2 x 16bit) x (2 x 1.000Mhz/s)] /8bit = 8.000MB/s (1)

Băng thông giao tiếp giữa CPU và bộ nhớ chính (Bandwidth Memory)

A64 socket 939 sử dụng kênh bộ nhớ đôi (Dual Memory), mỗi kênh có giao tiếp 64bit và bộ nhớ DDR (Double Data Rate) hoạt động với tần số 400Mhz/s.
Do đó ta có thể tính được băng thông giữa CPU và bộ nhớ chính thông qua công thức sau :
[(2 x 64bit) x (2 x 200Mhz/s)] /8bit = 6.400MB/s (2)


Từ (1) và (2) ta có thể thấy rằng tổng băng thông mà A64 socket 939 có thể đáp ứng được cho toàn bộ hệ thống là 14.400Mb/s ~ 14,4GB/s (1 con số khủng khiếp quá anh em nhỉ ^_^)


2. Ảnh hưởng của HT bus đến Bandwidth của chipset:

Như đã nêu ở phần trên HT bus chịu ảnh hưởng của HSN LDT và HTT, và HT bus sẽ hoạt động ổn định và hiệu quả ở tần số tối đa khoảng 1.000Mhz.

Trong hệ thống A64 thông thường mọi người sẽ cố gắng đẩy HTT lên cao để đạt băng thông bộ nhớ cao, để đảm bảo vừa đạt HTT cao vừa có HT bus trong khoảng 1.000Mhz, ta phải giảm HSN LDT.


Trước khi xem xét sự ảnh hưởng của HT bus lên hệ thống, ta sẽ tìm hiểu xem băng thông mà chipset cần đến như thế nào nhé ^_^

Giả định rằng chipset sẽ cung cấp bandwidth tối đa cho toàn bộ hệ thống (các thành phần khác trên mobo), ta có mức bandwidth tối đa như sau :
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thiết bị ------------------Max bandwidth----------------Diễn giải
------------------------------------------------------------------------------------------------
2 kênh IDE 133 --------- 266MB/s --------------------- (133MB/s x 2 kênh)
8 kênh USB 2.0 -------- 480MB/s --------------------- ((480Mbit/s : 8bit) x 8 kênh)
5 kênh PCI 2.2 -------- 105MB/s --------------------- ( 21MB/s x 5 kênh)
4 kênh SATA 150 ------ 600MB/s --------------------- (150MB/s x 4 kênh)
1 kênh AGP 8X --------2.100MB/s
2 kênh 1394a --------- 100MB/s --------------------- ((400Mbit/s : 8bit) x 2 kênh)
2 kênh Gigabit LAN ---- 250MB/s --------------------- ((1.000Mbit/s : 8bit) x 2 kênh)

Tổng băng thông khoảng 3.900MB/s

So sánh tổng mức băng thông ~ 4GB/s này với mức băng thông mà CPU cung cấp cho chipset như đã nêu ở phần (1), ta có thể đưa ra nhận xét đơn giản sau :

Việc giảm HT bus (tức là làm giảm băng thông giữa CPU và chipset) vẫn đảm bảo CPU cung cấp đủ băng thông cho chipset, nghĩa là không ảnh hưởng gì nhiều đến hệ thống của chúng ta ^_^.


3. Ảnh hưởng của Core speed đến Bandwidth của bộ nhớ chính :

Do A64 đã tích hợp Memory controller vào trong nhân của CPU, nên có thể nói rằng tần số hoạt động của Memory control sẽ tương đương với tần số của core speed.

Do đó tốc độ thực của core speed có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến tốc độc của memory control, hay nói cách khác ảnh hưởng đến hiệu suất băng thông của bộ nhớ (Bandwidth Efficiency).

Ngoài ra có 1 yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến băng thông bộ nhớ, tạm gọi là “tỷ lệ chia giữa core speed và Memory bus”

- Khi sử dụng bộ chia 1:1 (còn gọi là bộ chia 200 – divider 200) “tỷ lệ chia giữa core speed và Memory bus” sẽ bằng chính hệ số nhân Mutiplier, tức là bus Ram sẽ bằng Core Speed chia cho Multiplier.

-Khi sử dụng bộ chia khác ngoài 1:1, cụ thể là bộ chia 5:6 (divider 166) A64 và motherboard sẽ điều chỉnh bus Ram theo cách này : đầu tiên là xác định “tỷ lệ chia giữa core speed và Memory bus” bằng cách lấy 6 chia cho 5 (vì là “tỷ lệ chia giữa core speed và Memory bus” nên bộ chia 5:6 sẽ bị đảo ngược thành 6:5), sau đó số vừa chia được nhân với Multiplier và làm tròn số theo số nguyên gần nhất (VD 13,2 ~ 14); và bước cuối cùng là lấy Core Speed chia cho kết quả vừa làm tròn ở trên (phức tạp quá anh em nhỉ)

Bảng minh họa dưới đây (file đính kèm) sẽ cho thấy bandwidth efficiency giảm dần theo mức độ giảm của core speed, với cùng 1 seting khi sử dụng bộ chia 200 (1:1) và bộ chia 166 (5:6).

Từ bảng minh hoạ trên, ta có thể tạm thời rút ra kết luận sau :

Mỗi 1 “tỷ lệ chia giữa core speed và Memory bus” ứng với 1 Bandwidth Efficiency cố định. Tỷ lệ chia giữa Core Speed và Memory bus càng cao thì Bandwidth Efficiency càng cao.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Tỷ lệ chia giữa ---------------------------- BandwidthEfficiency
core speed và Memory bus ----------------------------(Int / Float)
------------------------------------------------------------------------------------------------
-------- 11 -------------------------------------------- 93% / 92%
-------- 10 -------------------------------------------- 87% / 86%
-------- 9 --------------------------------------------- 82% / 81%
-------- 8 --------------------------------------------- 75% / 74%
-------- 7 --------------------------------------------- 67% / 66%


PHẦN III : NHẬN DIỆN CPU AMD A64 QUA PART DEFINITION

Bài viết chỉ nêu 1 phần nhỏ trong các cách để nhận diện CPU AMD dòng K8, và chủ yếu là các dòng socket 754 và 939 đang thịnh hành tại Việt Nam ^_^.

Trước đây ở dòng K7, gần như không có phần Part Definition trên CPU. Đến dòng K8 AMD đưa thêm Part Definition vào code của CPU

Ví dụ :
- Dòng K7 Barton 3200+ sẽ là : AXDA3200DKV4E -> chữ E để xác định FSB 400Mhz của CPU

- Dòng K8 Athlon64 3200+ sẽ là : ADA3200DIK4BI -> chữ BI này có phải để xác định FSB của CPU K8 không nhi?

Hoàn toàn không phải vậy, vì từ dòng K8 CPU của AMD đã không còn cái gọi là FSB (FontSideBus) nữa, nó được gọi với cái tên mỹ miều hơn là HTT, và cái HTT này luôn hoạt ở bus 200Mhz trên các loại CPU K8 hiện nay.

ADA3200DIK4BI -> BI chính là Part Definition

Part Definition có thể hiểu đơn giản là bí danh của CPU (code name), mỗi 1 code name như vậy sẽ đặc trưng cho 1 seri CPU có một số đặc điểm khác với seri CPU khác.

Dựa vào cái code name này mà nhà sản xuất AMD "may ra có thể nhớ được" mình có bao nhiêu đứa con và mỗi đứa sẽ có đặc điểm gì nổi bật

Người tiêu dùng bình thường có lẻ không quan tâm mấy đến Part Definition, tuy nhiên chúng ta những người tiêu dùng "sành điệu" luôn quan tâm đến công nghệ mới có thể sẽ để mắt tìm hiểu chút xíu về nó, hehehehe

---------------------------------------------------------------------------
Part Definition.......Revision...........Process....... ..L2 cache............Code name
---------------------------------------------------------------------------

1. Socket 754 :
AP/AR......................C0 ..............130nm ........ 512KB/1MB ..........ClawHammer
AX ..........................CG ..............130nm ........ 512KB..................NewCastle
BA ..........................D0 ................90nm ........ 256KB .................Palermo (Winchester)
BO ..........................E3 ................90nm ........ 256/128KB............Palermo (Venice)
BX ..........................E6 ................90nm ........ 512KB/256/128KB.. Venice (A64)/Palemo (Sempron)


2. Socket 939 :

AS ..........................CG ..............130nm ........ 512KB/1MB ...........ClawHammer
AW..........................CG ..............130nm ........ 512KB ...................NewCastle
BI ...........................D0 ................90nm ........ 512KB ..................Winchester
BP ...........................E3 ................90nm ........ 512KB ..................Venice
BW ..........................E6 ................90nm ........ 512KB ..................Venice
BN ...........................E4 ................90nm ........ 512KB/1MB ...........San Diego/Venus (Opteron)
BV ...........................E4 ................90nm ........ 2x512KB ...............Manchester (A64 Dual core)
CD ...........................E6 ................90nm ........ 2x1MB .................Toledol (A64 Dual core)/Denmark (Opteron Dual core)

bổ sung (by t_hoanganh)

Tất cả các revision core CPU AMD K8 tính tới 12/2005:







bài post của tác giả iMax (AMTECH 04-02-2006)

Từ hồi đến giờ , chắc chúng ta đã nghe nói nhiều đến từ Modem , hầu như ai cũng nôm na hiểu đựoc modem là cái gì , và công dụng của nó ra làm sao ,
Hôm nay nghèo mạo muội lập ra 1 topic để nói về cái modem , trong khi viết bài , sẻ có nhiều chỗ thiếu sót , mong các bạn , thông cảm cho ,
Chân thành kêu gọi những ngừoi am hiểu về modem cùng vào đây thảo luận

dự định của bài sẻ bao gồm 3 phần

Phần một : Khái niệm về modem

trong mục này sẻ có các mục

I : modem là gì

II : sự cần thiết của modem

III : Phân loại modem

Phần Hai Căn bản sử dụng modem
Trong mục này sẻ có

I : Các chế độ hoạt động

II : Các tập lệnh thông thường

III : Làm việc với modem qua máy tính

Phần Bốn : Cách cài đặt và khắc phục sự cố lỗi

Trong mục này sẻ có

I : Lắp đặt modem ngoài

II : cài đặt modem trong

III : Cấu hình modem để truy cập net

IV : khắc phục sự cố hư hỏng và 1 số lổi cơ bản


Một lần nữa mong những ngừoi có kiến thức cao về mođem như : tuandinh dabu , cùng tham gia greensmile.gif


không dài dòng lôi thôi , ta vào vấn đề luôn


Phần Một


I : modem là gì

Nói 1 cách khoa học thì modem là cụm từ tiếng anh được ghép từ phần chữ cái đầu tiên của 2 từ tiếng anh Modulation và DEModulation , 2 từ này có nghĩa là , Điều chế và Giải điều chế

Còn nói 1 cách nom na thì cái modem là cái mà nhờ nó chúng ta có thể chát đựoc Email đựoc , và vào hva để đọc và viết bài greensmile.gif .

Nếu nói về khía cạnh phần cứng thì đây là 1 loại thiết bị ngoại vi của máy tính , nó được dùng để thông tin giữa 2 máy qua các dây dẩn thông thường . Dây dẩn thông thường đựoc dùng nhiều cho công việc này là dây cáp điện thoại

II : Sự cần thiết của modem

Như chúng ta đả biết , kỷ thuật điện thoại ra đời và phát triển rất sớm , trứoc cả kỷ thuật máy tính , thời đó để đưa kỷ thuật điện thoại trở thành 1 dịch vụ thông tin nổi tiếng , mạng điện thoại công cộng , đả được xây dựng bởi các công ty , và qua đó cung cấp dịch vụ đàm thoại đến từng khách hàng , nói nôm na là từ khi có dịch vụ này , 1 ngừoi ở mỹ , có thễ nói chiện với 1 ngừoi ở úc bình thừong greensmile.gif , làm cho mọi người có thể xích lại gần nhau hơn greenbigrazz.gif

Sau đó thì kỷ thuật máy tính ra đời , và phát triển mạnh mẽ , từ đó , ngừoi ta đả nảy sinh ra ý tửong dùng đường dây điện thoại để làm cầu nối giữa 2 máy tính , tuy nhiên ngay từ đầu đừong dây điện thoại chỉ được thiết kế để truyền tín hiệu dạng tiếng nói , vì vậy máy tính không thể truyền tín hiệu của nó 1 cách trực tiếp lên điện thoại được , tuy nhiên giải pháp này đả đựoc thực hiện , các nhà kỷ thuật tạo ra 1 thiết bị trung gian giữa đừong điện thoại và máy tính , thiết bị này có nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu dữ liệu máy tính chuyển sang dạng tín hiệu của đừong dây điện thoại truyền đi , đồng thời tiếp nhận tín hiệu từ đường điện thoại , chuyển chúng sang dạng tín hiệu dữ liệu của máy tính

Như vậy modem là thiết bị cần thiết cho việc liên lạc giữa các máy tính qua đừong dây điện thoại thông thừong . Modem hoạt động theo 2 hướng : điều chế dữ liệu khi phát , và giải điu chế dữ liệu khi nhận

III : Phạm vi sử dụng modem

Modem chủ yếu làm công việc chuyển giao tín hiệu số ) digital singnal ) sang tín hiệu tưong tự ( analog signal ) và ngược lại , như vậy modem sẻ đựoc sử dụng ở bất cứ nơi đâu có yêu cầu công việc , nói 1 cách đơn giản nhất mà chúng ta thừong thấy là modem được dùng làm thiết bị truy xuất internet từ các máy tính cá nhân qua mạng điện thoại công cộng . Khi đó các trung tâm cung cấp internet hay các nhà cung cấp dịch vụ internet ( ISP _Internet Service Provider ) cần phải đón nhận những cuộc gọi vào của các khách hàng và đáp ứng dịch vụ , tín hiệu đến và đi từ đường dây nối với khách hàng.
Để đáp ứng với lượng klhách hàng lớn , các ISP ( ISP _Internet Service Provider ) sử dụng hàng loạt các modem tốc độ cao , loạt các modem này thường đựoc gọi là ngân hàng mođem
Ngân hàng mođem được nối vào nhiều kênh điện thoại , nhưng chỉ có một hay vài số điện thoại tương ứng , nhớ đó mà nhiều khách hàng quay đồng thời cùng một số điện thoại nhưng đều được đáp ứng kết nối , kỹ thuật này đựoc gọi là nối nhòm liên tụ

Hiện nay , dứoi áp lực đòi hỏi truy cập internet ngày càng cao , một số giải pháp kỷ thuật đả được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu này , một trong những giải pháp đó đựoc thực hiện trong mấy năm gần đây là tạn6 dụng mạng truyền hình cáp có sẵn , đềiu này không những cho khách hàng thu tín hiệu truyền hình mà còn truy xuất được cả dịch vụ internet , trong môi trường dẫn như vậy , tốc độ rất cao . Ở đây mỗi khách hàng đựoc trang bị 1 modem làm thành phần trung gian giữa các máy tính và cáp truyền hình , modem này được gọi là modem cáp greensmile.gif ( về vấn đề cáp này thì nghèo cũng không rành cho lắm , hy vọng ngừoi nào rành về vấn đề này thì xin chỉ giáo thêm )

IV : Phân loại modem

Thông thừong thì modem là một khối riêng lẻ , được nối với máy tính hoặc thiết bị đầu cuối , qua sợi cáp dùng chuẩn RS232 hoặc RS449 của EIA . Các modem như vậy gọi là modem ngoài ( Ễtrnal Modem ) . . một số máy tính hay thiết bị đầu cuối tích hợp bên trong chúng , các modem mà không cần giao tiếp theo chuẩn cua EIA gọi là các modem trong
( Internal Modem )
Có thể gọi modem là 1 Crad rời gắn váo các khe mở rộng ( Slot ) của máy tính hoặc đựoc gắn liền ( on board ) vớimạch chính ( main board ) của máy tính

Thực tế modem được phân loại theo các đặt tính của nó như :

* Tầm hoạt động
- Short haul
- Voice grade ( VG )
- Wideband
* Loại đừong dây
- Dial - up
- Private
- Leased Line
* Sự đồng bộ
- Aýnchronous
- Synchronous
* Chế độ hoạt động
- Half duplex
- Full duplex
- Simplex
* Sự điều chế
- AM
- FM/FSK
- PM

* Tốc độ truyền dữ liệu

* Kỷ thuật truyền dẫn

1. Tầm hoạt động của modem

a. Modem tầm ngắn ( Short haul modem )
Short haul modem , có xu hướng rẻ hơn các loại khác bởi các lý do sau
- không có mạch đien75 sữa chữa , sự khác biệt giữa tần số sóng mạng nội bộ giải điều chế và tần số sóng mang của bộ điều chế .
- Không có mạch điện làm nhiệm vụ khác phục nhiễu , có 2 loại Short haul modem chính
- Analog modem , dùng phương pháp điều chế đơn giản , kjhông thiết bị phúc tạp cho việc kiểm soát lỗi , hay bộ cân chỉnh
- Các bộ điuề khiển đường dây nhắm tăng cường độ tín hiệu số , tín hiệu số đựoc truyền vào kênh thông tin mà không truyền tín hiệu sóng mang như các modem tiêu chuẩn , các bộ điều khiển này rẻ tiền , và gọn , kết nối vào bộ RS 232 của đâu và cuối , chúng không có nguồn cung cấp riêng , vì vậy chúng sẻ dùng tín hiu65 của giao tiếp DTE - DCE cho mục dích cáp nguồn hoạt động greensmile.gif

b. Modem đặc chủng VG ( Voice Grade )

Các VG sử dụng tốc độ dữ liệu cao . Chúng rất mắc , cộng thêm vào đó là việc bảo trì và điều chỉnh phúc tạp hơn , các kênh thông tin là Leased và dialup

Một kết nối ủe-to-ủe có thể cố định hoặc quay số các liên kết trong cuộc nối của cả 2 trường hợp này là giống nhau , và chỉ khác nhau ở chổ là có thể vđụng đến sự biến dạng tín hiệu . Một đường cố định ( Private hay Leased Line ) đảm bảo chắc chắn kết nối được thiết lập vào mọi thời điểm , trong khi đó quay số lại có tính xác xuất greensmile.gif

2. Loại đừong dây

a. Đường thuê riêng
Các đường thuê riêng thường thường dùng 4 dây , phục vụ cho các mục dích khác ,, các đường như vậy dùng các modem một cặp cho kết nối điểm hoặc là nhìu hơn 1 cặp cho các kết nối mạng đa điểm
b, Đường quay số ( dial up line )
Các modem quay số thường có thể thiết lập các kết nối điểm nối điểm trên mạng điện thoại công cộng PSTN ( Public Switching Telephone network ) , thông qua các thao tác chợp đồng giữa 2 thủ tục quay số và trả lời , hiểu nôm na chỗ này như : Request và Reply dzậy đó greenbiggrin.gif
cái này tuy chất lượng mạch không đảm bảo , nhưng tất cả các công ty điện thoại đều phục vụ được . các liên kết đựoc thiết lập thì hầu hết là 2 dây , bởi vì quay 4 số quá rườm rà ,

kết luận : nó quá rườm ra và quá đắt tiền greensmile.gif

4 : Sự đồng bộ

a. Các modem bất đồng bộ

- Các modem mà có tốc độ hoạt động thấp và trung bình là các modem bất đồng bộ . Các modem bất đồng bộ thường hoạt động điều chế theo FSK , và dùng 2 tần số để truyền , và dùng 2 tần số để thu . Dữ liệu bất đồng bộ không đi cùng với bất kỳ tín hiệu nào , các modem truyền và các modem thu , nhận biết tốc độ dữ liệu , chỉ mang tính chất danh nghĩa mà thôi

b. Các modem đồng bộ

Các modem đồng bộ hoạt động trong tần dải âm , đươc dùng trong hệ thống điện thoại , tốc độ đạt được đến 56Kbps . Phương pháp điều chế thường được dùng là PSK hay ÁK coherent PSK . Trong các modem này bộ cân chỉnh ( equalizer ) được dùng để điều chỉnh các khía cạnh không phù hợp , của đường điện thoại . Các bộ cân chỉnh này được chèn thêm vào các bộ cân bằng có sằn trong hệ thống điện thoại

+ Các bộ cân chỉnh equalizer được chia làm 3 nhóm phụ

- Bộ equalizer cố định .
Các bộ cân chỉnh này điều chỉnh tín hiệu , phụ thuộc vào giá trị trung bình của sự suy giảm tín hiệu trong mổi tần số . Việc tinh chỉnh bộ cân chỉnh được thực hiện trong nhà mày , và được dùng trên các đường quay số tốc độ thấp

- Bộ equalizer được điều chỉnh bằng tay .
Các bộ cân chỉnh này được tinh chỉnh tối ưu với đường dây cho trước , và sẻ được cân chỉnh lại với đường dây cho trước , và sẻ được cân chỉnh lại khi đường dây được thay thế theo định kỳ . Đặc biệt chúng được điều chỉnh thường xuyên khi mà đường dây có chất lượng thấp và các tham số bị thay đổi theo tần số .
Việc cân chỉnh thông qua một nút đặt bên ngoài

- Bộ equalizer tự động
Các bộ cân chỉnh này được chỉnh một cách tự động khi kết nối được thiết lập . tùy thuộc vào chất lượng đường dây trong từng thời điểm , trong qua trình hoạt động sau khoảng 15 đến 25 ms so với lần tinh chỉnh trước , bộ cân chỉnh lấy mẩu đường dây 1 cách liên tục và tự động chỉnh theo các điều kiện thay đổi , nhờ đó modem sẻ hoạt động tại mổi thời điểm theo các điều kiện tối ưu . Tốc độ tinh chỉnh trong vài modem là 2400 lần trong giây

Nhìn chung : Các modem đồng bộ hoạt động với cách thức giống modem bất đồng bộ , tuy nhiên các modem đồng bộ , hoạt động với tốc độ cao và vì vậy các yêu cầu truyền ứng dụng với các tốc độ này gia tăng ,
nhìn chung hầu hết các cải tiến được thực hiện cho modem động bồ

5 : tốc độ truyền tải dữ liệu

Căn cứ vào tốc độ làm việc của modem , phân loại theo tốc độ modem 2400 , modem 9600 modem V.34 , modem 56k

Tốc độ làm việc của modem đặt trưng cho việc truyền dữ liệu nhanh hay là chậm của modem . Thường đại diện bằng số bit dữ liệu , được truyền trong một đơn vị thời gian , gọi là bps ( bit per second )

, nhiều khi người ta cũng dùng tốc độ baud ( baud rate ) để chỉ tốc độ của modem , tốc độ baud là đại lượng đo lường tốc độ6 thay đổi trạng thái , tín hiệu trên đường truyền . Tùy vào phương pháp điều chế và nén dữ liệu , đôi khi tốc độ pbs bằng tốc độ baud , nhưng không phải lúc nào tốc độ baud = tốc độ pbs , tyuy nhiên chúng ta cũng nên để ý một điệu , chúng ta không nên nhầm lẫn giữa 2 tốc độ này
thường thường , tốc độ của modem được xác định theo chuẩn mà nó được chế tạo . ở đó tùy thuộc vào công nghệ chế tạo kỷ thuật điều chế , giải điều chế

6 : Kỷ thuật dẫn truyền

một số modem được chế tạo cho phép làm việc với một số kỷ thuật truyền dẩn nào đó ,
ví dụ : modem quang đồng bộ / bất đồng bộ tốc độ cao dùng trong tin quang , modem cáp dùng trong mạng truyền hình cáp , modem ADSL dùng trong hệ thống đường thuê bao số , nói chung các modem này mang tính đặt chủng , có thiết kế tương đối phức tạp , và giá thành thì rất đắt

Phần Hai Căn bản sử dụng modem

I : Các chế độ hoạt động

Nói về các chế độ hoạt động của modem thì thông thường modem có 2 chế độ hoạt động cơ bản

- Chế độ lệnh : còn gọi là command mode , nó cho phép người sử dụng gởi các lệnh từ bàn phím vào modem , để yêu cầu modem thực hiện 1 việc nào đó . Thông qua chế độ lệnh này , người ta có thể tham khảo về modem , và cấu hình cho modem , và để thường xuyên kiểm tra modem của mode , đảm bảo 1 cách an toàn nhất

- Chế độ dữ liệu : data mode , nó chó phép người dùng trao đổi dữ liệu xuyên qua các đường truyền đến đầu xa . Trong chế độ dữ liệu modem , có 2 chế độ làm việc . Đó là chế độ hội thoai, và chế độ truyền nhận tệp tin

+ Chế độ hội thoại :
Trong chế độ hội thoại này modem cho phép 2 thiết bị đầu cuối dữ liệu dữ liệu ở 2 đầu cầu nối có thể đàm thoại qua màn hình , vì lúc đó chế độ chế độ thông tin trên cầu nối qua modem là song công hoàn toàn , giông như trường hộp 2 người ở cách nhau khá xa , có thể trò chiện cùng nhau

+ Chế độ truyền nhận tệp tin : trong chế độ này , modem cho phép các đầu và cuối nhận tệp tin vời nhau Công việc truyền nhận tệp tin của của modem có sự phối hợp với các giao thức truyền được sử dụng trong các phần mềm truyền số liệu , được cài đặt trong các đầu cuối dữ liệu hay máy tính

II : Các tệp lệnh thông thường

Khi modem ở chế độ lệnh , chúng ta có thể dùng bàn phím để gởi lệnh vào cho nó . Các lệnh có thể là 1 riêng biệt , hay là 1 dòng gồm nhiều lenh , dòng lệnh có ký tự chứa , trong đó không được quá 40 . có thể chứa gạch nối và dấu ngoặc để cho dễ đoc

Sau đây chúng ta sẻ tìm hiểu 1 số lệnh căn bản

1. Lệnh A
Là lệnh dùng để tiếp nhận cuộc gọi khi modem không ở chế độ trả lời tự động . đồng thời là lenh65 dùng để chuyển từ các cuộc thoại sang cuộc dữ liệu

2. Lệnh A/
Lệnh này chúng ta yêu cầu modem ( có thể hiểu là ra lệnh cho modem ) thực hiện lại lệnh ngay trước đó , dòng lệnh thực hiện sau cùng được lưu vào bộ nhớ , nếu không bị xóa thì có thể thực hiện lại được nó bằng lệnh A/

3. Lệnh AT
Là lệnh luôn được gỏ vào trước các lệnh , ngoại trừ lệnh A/ , nhằm báo cho modem biết tốc độ hiện tại , khuôn mẫu ký tự , thông số kiễm tra

4. Lệnh ,
Là lệnh tạm dừng trong chuỗi lệnh quay số

5. Lệnh D
Là lệnh quay số kết nối với đầu xa , dùng để kết hợp với DS=n để quay 1 số điện thoại đả được lưu trong bộ nhớ

6. Lệnh E
Là lệnh lặp ký tự , lệnh có 2 tham số :
- 0: không lặp ký tự
- 1: lặp ký tự

7. Lệnh +++
là ký tự thoát tam ra các chế độ lệnh mà không ngắt cuộc gọi nối

8. Lệnh !
Là lệnh chuyển cuộc gọi . Dùng sau số điện thoại trong chuỗi lệnh quay số và các số điện thoại muốn chuyển

9. Lệnh H
là lệnh thực hiện gác máy

10. Lệnh I
Là lệnh nhận dạng modem hay kiểm tra bộ nhớ chính . Có 2 tham số ;
- 0: nhận dạng modem
- 1: kiểm tra bộ nhớ chính

11. Lệnh L
Là lệnh chọn âm lượng loa : có 3 tham số
-1 thấp
-2 trung bình
-3 cao

12. Lệnh M
Là lệnh điều khiển loa , có 4 tham số
- 0 tắt loa
- 1 mở loa cho đến khi kết nối được
- 2 mở loa liên tục
- 3 giống tham số 1 nhưng không có loa trong quay số
13. Lệnh O
Là lệnh trả modem về chế độ dữ liệu từ chế độ lệnh tạm thời

14. Lệnh P
Chỉ dung trong chuổi lệnh quay số , yêu cầu modem quay số theo kiểu pulse

15. Lệnh T
Chỉ dung trong chuổi lệnh quay số , yêu cầu modem quay số theo kiểu tone

16. Lệnh Q
LÀ lệnh cho phép hoặc không cho phép modem gởi đáp ứng . Nó có 2 tham số
- 0 cho phép
- 1 không cho phép

17. Lệnh Sr?
LÀ lệnh đọc giá trị 1 thanh ghi chử r sẻ thay cho số của thanh ghi

18. Lệnh ;
Là lệnh yêu cầu trả về chế độ lệnh sau khi quay số

19. Lệnh V
Là lệnh cho phép chọn kiểu đáp ứng , có 2 tham số
- 0 đáp ứng số
- 1 đáp ứng cầu

20. Lệnh W
khi thực hiện 1 cuộc gọi nào đó , thì dùng lệnh này để modem truy cập đường dây và đợi dial tone trong 1 thời gian trước khi quay số , thời gian được xacv1 định trong thanh ghi S7

21. Lệnh X
Là lệnh chọn tập đáp ứng
modem gởi các đáp ứng để trả lời các lệnh được gởi từ bàn phím . Các đáp ứng có thể xuất hiện dưới dạng digit đơn hay là từ tiếng anh . Dùng lệnh để chọn hình thức đáp ứng , mặc khác là đáp ứng dạng từ tiếng anh . Có thể chọn các đáp ứng thông qua 5 tham số ( tương đương như 5 lệnh dưới đây

- X0 tạo đáp ứng tương thích với Hayes Smartmodem gồm đáp ứng cơ bản

OK
CONNECT
RING
NO CARRIER
ERROR

- X1 gồm tập đáp ứng cơ bản , báo tốc độ cho các cuộc nối , thực hiện quay số " mù "

- X2 gồm tập đáp ứng X1 thêm vào là đáp ứng : NODIALTONE

- X3 gồm tập đáp ứng X1 thêm vào đó là đáp ứng busy , củng cung cấp khả năng quay số mù

- X4 là đáp ứng được cài đặt bởi nhà chế tạo bao gồm cả đáp ứng các đáp ứng X1 và thêm vào 2 đáp ứng đó là NODIALTONE và BUSY

22.Lệnh Z
Là lệnh reset modem trả tất cả các thông sồ về mặc định ban đầu của nó

23. Lệnh &C
với tham số 1 thì modem công nhận tín hiệu sóng mang khi tín hiệu này có thực . Với tham số 0 thì thì modem coi như sóng mang từ đầu xa luôn luôn tồn tại ngay khi chúng không cóa thực

24. Lệnh &L
là chọn chế độ hoạt động dial-up hay lease line
- 0 : dial-up
- 1 : lease line

25. Lệnh &M
Chọn chế độ hoạt động đồng bộ hay bất đồng bộ các tham số tùy chọn theo modem

26. Lệnh &V
Cho phép hiện lên màn hình cấu hình được lưu giữ , kể cả số điện thoại trong bộ nhớ

27. Lệnh &T
Là lệnh kiểm tra , các tham số hoạt động tùy theo modem

28. Lệnh &ZN=
Là lệnh lưu giữ số điện thoại vào bộ nhớ

29. Lệnh Sr=
Là lệnh dùng để gắn 1 giá trị cho 1 thanh ghi , chữ " r " sẻ được thay đổi bởi chỉ số cụ thể của thanh ghi

II : Làm việc với modem qua máy tính

trước khi chúng ta mún làm việc với modem qua máy tính thì cũng nên biết 1 xíu về số liệu đầu cuối
vậy thì số liệu đầu cuối là gì ? có thể hiểu nó là thế này , nó là thuật ngũ dùng trong kỷ thuật truyền số liệu để chỉ các thiết bị kết thúc đường dây có khả năng xử lý truyền và nhận dữ liệu , số liệu đầu cuối còn được gọi là DTE có nghĩa là ( Data Terminal Equipmenta )

1. phần mềm truyền số liệu
phần mềm truyền số liệu để điều khiển hoạt động của modem và thực hiện việc kết nối giữa máy tính với modem cần thiết phải có 1 chương trình truyền số liệu nếu modem được cài đặt bên trong 1 máy tinh cá nhân đặt biệt thì phần mềm được cung cấp kèm theo thì có thể chỉ được sử dụng với máy tính này
Nhìn chung thì các chương trình truyền số liệu có thể chạy trên nhiều loại máy tính khác nhau , chỉ tùy thuộc vào Hệ Điều Hành mà chương trình này có thề chạy được trên nó
2. Các tính năng của phần mềm truyền số liệu
a. Kỷ thuật xử lý số liệu
phần mềm truyền số liệu phải cung cấp cơ chế để chuyển đổi các số liệu từ 1 thiết bị này sang 1 thiết bị khác , có 2 cơ chế có thể sử dụng là quét ( Polling ) và ngắt quảng ( interrput )
cơ chế quét sẻ đáp ứng rất chậm đối với các yêu cầu của người sử dụng hoặc số liệu đến , vì phần mềm truyền số liệu của người sử dụng hoặc với số liệu đến , vì phần mềm truyền số liệu thực hiện trên cơ chế này sẻ kiểm tra định kỳ bàn phìm và vùng đệm của cổng nối tiếp , nếu số liệu đến với tốc độ nhanh và người sử dụng lại mún truyền 1 tập tin tại cùng 1 thời điểm thì số liệu đến có thể bị mất đi vì CPU đang bận truyền số liệu đi

Nhưng ngược lại , cơ chế ngắt quảng sẻ đáp ứng rất nhanh đối với mọi sự thay đổi . CPU sẻ không tốn thời gian để kiểm tra thường xuyên , nó chĩ thực hiện việc truyền khi cần thiết mà thôi ,

nhược điểm của cơ chế này là sự phức tạp khi thiết kế vì nó phải xác định nguyên nhân gây ngắt quảng và các hoạt động tương ứng cần phải thực hiện cho ngắt quảng này

b. Các khả năng của 1 phần mềm thông minh
cài đặt và khởi tạo
mổi phần mềm chỉ có thể thực hiện thực thi trên 1 số hệ điều hành quy định , chẳng hạn như DOS , OS/2, UNIX , nếu như phần mếm cho phép chạy trên nhiều hệ điều hành thì người dùng phải khai báo thông số cần thiết

nhìn chung thì các phần mềm thông minh sẻ cung cấp các phương tiện như sau :
- Cho p[hép chọn chế độ quay số bằng tay ( dùng lenh65 của modem ) , hoặc là quay số tự động ( thư mục quay số )

- Cho phép thay đổi nhiều loại tốc độ truyền khác nhau , thường từ 300bps đến 9600bps , thậm chí là có thể lên đến 19200pbs

- Có thể thay đổi độ rộng của màn hình ký tự từ 40 cột hoặc 80 cột

- Cho phép chọn lựa các thông số cần thiết , các thông số có thể cài đặt tạm thời hoặc lâu dài , và phần mềm cho phép người dùng sử dụng liệt kê các thông số khi truyền

c. Điều khiển modem

- Cho phép chuyển đổi giửa chế độ nguồn và trả lời bằng cách ấn 1 hoặc 2 phím nào đó

- Cho phép tạo thư mục quay số để lưu giữ các số điện thoại cho modem thực hiện việc quay số tự động

- Có khả năng liệt kê các thư mục tệp tin trên đĩa

- Tự động quay số lại cho đến khi kết nối được

Có 1 số phần mềm không tự động xóa kết nối khi người sử dụng kết thúc cuộc gọi , mà phải sử dụng lệnh để điều khiển việc gác máy ( hang-up )

d. điều khiển số liệu
- Bắt số liệu là gì : nó là quá trình lưu trữ số liệu nhận được vào bộ nhớ hoặc 1 tệp tin trên đĩa ( còn được gọi là downloading ) . Để có thể xem lại hoặc là hiệu chỉnh số liệu nhận được thì chọn chế độ bắt giữ số liệu vào bộ nhớ trước khi ghi lên đĩa . Thông thường thì các phần mềm sử dụng vùng đệm trong bộ nhớ kích thước tối thiểu của nó là 20KB để giữ thông tin nhận

Ngoài ra , đa số các phần mềm còn cho phép truyền số liệu ra máy in cùng lúc khi hiện lên màn hình hoặc là ghi lại các dòng hội thoại với máy đầu xa vào 1 tệp tin

Nó còn truyền các tệp tin trên đĩa , đến máy đầu xa , cái này còn gọi là upload . Nếu là tệp tin nhị phân thì sẻ cho phép lựa chọn các nghi thức truyền như Xmodem hay là Ymodem rồi Kermit .
Chú ý : Đặt biệt với nghi thức Kermit còn cung cấp chế độ 1 máy phục vụ sever greensmile.gif

e. Mô phỏng số liệu

- Điều khiển việc xuống hàng ( Line Feed ) : người dùng có thể sử dụng , có thể chọn lựa có dùng ký tự LF để truyển đi sau mổi ký tự CR của số liệu hoặc thêm vào sau mổi ký tự CR nhận được hay không

- Lọc ký tự ( Character Filter ) : Loại bỏ các ký tự điều khiển ra khỏi chuổi số liệu đến . Người sử dụng có thể mở ( on ) hoặc tắt ( off ) chế độ lọc nỳ

- Thay đổi bảng mả của số liệu đến hoặc đi , ví dụ chuyển từ mả ASCII sang EBCDIC hoặc là ngược lại

- Mô phỏng đầu cuối ( terminal emulation ) đây cũng là 1 dạng thay đổi bảng mã , mục đích cho phép người sử dụng sẻ hoạt động tương tự như loại đầu cuối mà nó mô phỏng , thì máy tính của người sử dụng sẻ hoạt động tương tự như loại đầu cuối mà nó mô phỏng . Các đầu cuối thường được mô phỏng là VT25 , VT100 của hãng Digital Equiment Cor-poration hoặc loại IBM 3101

f. Kết nối và làm việc

Trước khi chúng ta bắt đầu làm việc với modem nên kiểm tra và xem lại hệ thống đả sẳn sàng hay là chưa , để làm việc với modem , cần phải chạy 1 số phần mềm truyền số liệu ,
Ví dụ : Kermit Bitcom trên DOS hay terminal , hyper terminal trong windown , Thông thường thì các phần mềm truyền số liệu đều có màn hình , cái này gọi là menu kết nối . Việc vào hay ra khỏi màn hình này như thế nào thì thì tùy thuộc vào giao diện kết nối của từng phần mềm , màn hình kết nối có thể xem như màn hình công tác của modem , nó ch phép chúng ta làm việc ở đó , và sử dụng các chức năng mà phần mềm này cho phép , tại đây chúng ta có thể nhập vào các lệnh của modem để làm việc với nó , modem có 1 tập lệnh , mỗi lệnh trong tập lệnh sẻ có 1 công dụng cụ thể , người dùng cần phải nắm vững các lệnh và công việc cụ thể nào đó , ứng dụng mỗi lệnh nhập vào kác nhau

ngoài tập lệnh modem còn có 1 tập thanh ghi , mỗi thanh ghi tùy vào thiết kế của nhà chế tạo nó sẻ có 1 công dụng cụ thể nào đó , hầu hết các thanh ghi đều được sử dụng như 1 biến lưu giữ 1 giá trị có liên quan đến 1 thao tác hoạt động nhất định , mổi thanh ghi cho phép người dùng có thể thay đổi giá trị của nó , qua đó người dùng co thể hoạch định kế hoạch thay đổi theo ý riêng của mình

Chú ý : Trong mổi phần mềm truyền số liệu bao giờ cũng có các trình đơn tiện ích các trình tiện ích này sẻ giúp cho người dùng cài đặt các thông số có liên quan đến sự phối hợp làm việc giữa phần mềm truyền số liệu và phần cứng , nếu các thông số này cài đặt không hợp lý , thì màn hình kết nối sẻ không thể hoạt động được

Tốc độ truyền của modem phải bằng tốc độ modem ở hệ thống đằng xa . Tuy nhiên đây chỉ là tốc độ làm việc giữa 2 modem , ngoài tốc độ này còn có tốc độ làm việc giữa 2 modem và máy tính , thông số tốc độ giao tiếp này cùng với 1 số thông số truyền khác cần phải được dfam92 phán giữa 2 máy tính với modem trước khi bắt đầu làm việc

Lâu nay nói lý thuyết xuông như vậy chắc cũng làm cho các bạn cảm thấy bài viết chưa đến hồi hấp dẫn được greensmile.gif , đến hôm nay nghèo tôi xin được phép nói về cách lắp và cài đặt 1 modem , và khắc phục 1 số sự cố greensmile.gif ,

Phần Bốn : Cách cài đặt và khắc phục sự cố lỗi

trước khi nói về vấn đề trọng tâm của bài viết cũng xin nói về thằng Crad mở rộng và các chuẩn của Bus để chúng ta tiện hiểu thêm

I : Crad mở rộng và chuẩn Bus

1. Crad mở rộng là gì :

Nó là các vi mạch nhỏ có thể gắn vào bản mạch chính ( Motherboard ) Thông qua các ghe cắm của ( slot ) , nhớ đó mà tăng cường thêm các chức năng cho máy tính , giúp cho máy tính hoạt động tốt hơn ,
Các card thông thường như :

Video card
Sound card
Scan card
Network adapter
modem card

Nói chung Card là thành phần mở rộng đơn giản nhất của máy tính

2. Các chuẩn Bus

Các khe cắm mở rộng ( slot ) trên mạch chính của máy tính đều phải tuân thủ theo 1 chuẩn đả được định nghĩa , Các chuẩn như vậy gọi là chuẩn Bus , bởi vì hệ thống xử lý phải tổ chức các bus mở rộng theo phương pháp cụ thể mới có thể làm việc được với các thiết bị ngoại vi tăng cường ( card ) . Các card khi được chế tạo phải theo 1 chuẩn bus cụ thể nào đó . Card được gắn vào khe cắm mở rộng có chuẩn bus giống với nó , nếu Crad và khe cắm không có chuẩn bus giống nhau thì , điều dĩ nhiên ở đây là chúng nó không làm việc được với nhau greenbigrazz.gif

3. Kênh ngắt IRQ , kenh6 DMA và các địa chỉ bộ nhớ

Có 3 đối tượng mà CPU dùng trên các đường thông tin dến các Card đó là

a. Kênh ngắt IRQ
b. Kênh DMA
c. Các địa chỉ bộ nhớ nền

1 kênh IRQ về cơ bản là 1 thông bào yêu cầu CPU thực hiện hay dừng 1 công việc nào đó , thông thường gọi là yêu cầu ngắt ( interput request ) ví dụ như mổi khi gỏ 1 lệnh trên bàn phím bộ điều khiển sẻ gởi 1 IRQ đến CPU yêu cầu nó dừng công việc đang làm , để nhận và xuất ký tự tương ứng của bàn phím lên màn hình
Nhìn chung CPU có thể nắm giữ hàng ngàn IRQ trong 1 đơn vị thời gian


II : Cài Đặt 1 modem ngoài

Lắp đặt 1 modem ngoài rất dể dàng , nhửng công việc yêu cầu của nó là

nối sợi cáp modem và gắn dây điện thoại vào , cần chú ý là loại cáp modem khi mua nhé , cáp thường là cáp chuẩn EIA RS232 có 1 đầu là DB-25 nối vào modem , đầu còn lại là DB-9 hoặc DB-25 hoặc có cả 2 để nối vào cổng COM1 hay COM2 của máy tính , có thể thực hiện các bước như sau



A. Trước khi thay đổi bất kỳ điều gi , thì bạn hảy tạo 1 đĩa hệ thống . Lấy 1 đĩa tốt , chép cái file autoexec.bat , config.sys , win.ini , và system.ini , khi cài đặt modem , sẻ làm thay đổi các file này greensmile.gif

B. Tắt máy tính , tắt luôn nguồn lấy sợi cáp của modem , 1 đầu nối vào cổng COM1 hoặc là COM2 ( thông thường thì COM2 ) , đầu kia nối vào modem , và vặn thiệt chặt các vít giữ đầu nối

C. Bây giờ nối dây điện thoại vào modem . Cắm đầu RJ11 của dây điện thoại vào lỗ cắm có ghi chữ " line " hoặc là " wall " trên modem . ney61 muốn dùng cả 2 thì thì dùng dây điện thoại có 2 đầu nối RJ11 , nối 1 đầu vào máy điện thoại và đầu còn lại vào vị trí có ghi chữ phone nhá hay là " handset " nhá

D. chuyển công tắc nguồn trên modem về off , tiếp theo lấy bộ nguồn đi kèm với modem , nối nguồn vào modem
Chú ý : , không được dùng nguồn của các modem có chủng loại khác để thay thế nhé greensmile.gif

E. Mở máy tính và modem cung cấp nguồn , nếu đèn nguồn tyren6 modem sáng thì coi như là modem đả làm việc , như vậy thì chúng ta đả sẵn sàng cài đặt phần mềm , nếu modem không hoạt động thì nên kiểm tra lại các kết nối , nếu tất cả các kết nối vẩn tốt mà modem vẩn không làm việc thì có thể bị 2 bước sau :

* do dùng 1 sợi cáp không tương thích
* modem bị hư

F. Cài đặt phần mềm thì theo các hướng dẩn dưới dạng câu hỏi trên màn hình , trong quá trình cài đặt nên chọn cổng COM tương ứng với vị trí cỗng đả gắn trên máy tính

III . Cài đặt một modem trong

Nói chung thì việc cài đặt một modem trong có thể dể dàng , hoặc rất khó khăn , nhưng nhìn chung lại thì việc cài modem trong bao giờ cũng khó khăn hơn modem ngoài , sau đây nghèo sẻ hướng dẩn các bạn từng bước một để cài đặt 1 modem trong đơn giản nhất greensmile.gif

1. Tắt máy tính tắt luôn nguồn , mở con CPU ra

2. Chọn 1 khe cắm cho modem ( Hấu hêt các modem yêu cầu một khe cắm 8 bit ) nhưng có một số có thể đòi hỏi khe cắm 16 bít , như vậy , các bạn cần phải xác định modem hổ trọ chuẩn Bus nào để chọn khe cắm có chuẩn bus tương thích

3. Cạy tấm kim loại phía sau se cắm trên vỏ của máy tính ra

4. Lấy card modem ra ( cẩn thận nhé , đừng để nó rơi or trầy xước ) không được gở các vi mạch trân card , không nên chạm vào các chân của vi mạch , gắn modem vào các khe cắm ,

Chú ý : chiều của bản mạch , có các đầu cắm lộ ra phía ngoài phần vỏ của máy tính , tránh bẻ cong bản mạch , khì các chân đả ăn khớp và vào sâu trong các khe rồi thì vặn chắt nó lại

5. Gắn đường dây điện thoại vào trong modem , đầu cắm của dây điện thoại gắn với lỗ cắm có ghi chữ line , nếu như muốn thì có thể kết nối 1 máy điện thoại vào trong lỗ ghi chứ phone

6. Sau khi hoàn thành các bước trên thì các bạn nên kiểm tra lại thiệt là kỹ các cáp các dây nối ,

7. Khởi động lại máy tính
Chú ý : nếu máy dùng windown 95 và modem hổ trợ tương thích
plug - and - play
, thì máy tính sẻ tự động phát hiện ra modem trong quá trình khởi động

Chú ý : nếu máy tính dùng windown xp hay 2000 thì các bạn nên kiểm tra trong trình tiện ích " terminal " trong " accessories " . Gỏ lệnh AT ( nếu không biết lệnh AT là gì thì nên đọc lại bài trước ) , nếu có đáp ứng của modem thì koi như okie , modem đả làm việc work , nếu như không thể nhập lệnh AT hoặc là nó báo errorr , thì có nghĩa là modem cài đặt không hoàn chỉnh , trong trường hợp này , các bạn nên chú ý kiểm tra lại các cổng ( port ) và kênh ngắt IRQ xem sao , , coi thử chúng nó có bị đụng độ , xung đột với nhau khong , nếu như làm việc ok thì tiến hành cài đặt phần mềm

Vài ý kiến

Nhìn chugn việc cài đặt cho 1 modem trong không phải lúc nào cũng hoạt động work cả , phan đa thường thì các modem không thể chia sẻ một IRQ hay 1 cổng nào đó với 1 thiết bị khác

Khắc phục trường hợp này

để khắc phục , các bạn cần phải thay đổi cài đặt IRQ hoặc cổng cho modem , việc này thì mấy bạn phải đọc cái quyển nho nhõ mà khi mua modem người ta cấp cho bạn , Hầu hết các modem đều có các chấu nối nhỏ trên card , cái này được gọi là jumper , các jumper này được nối hay mở ra nhờ các cầu nối nhỏ , căn cú vào cái quyển khi mua modem mà người ta cấp cho bạn , các bạn phải nối lại các jumper này cho tương ứng , ( nếu như có xung đột xảy ra )


Phần sau chúng ta se tìm hiểu về việc cấu hình modem để truy xuất internet


Tối ưu Cấu hình modem để truy cập Mạng internet

1. Cấu hình hoạt động ( User profile )
Nhìn chung các lệnh cài đặt , cung cấp cho modem hoạt động có thể được lưu giữ khi bị mất điện đột ngột hoặc tắt nguồn nếu trước kia bạn lưu lại cấu hình cho modem ( Reboot and Apply )


2 . Một số đề nghị ban đầu

Nếu như modem của bạn đang làm việc tốt , nếu như muốn tăng cường cấu hình cho nó , thì trước hết nên cân nhắc cho kỹ , nên ghi lại các thông số trong khi tiến hành tối ưu , đề phòng trường hợp sai lệch

a. khởi động phần mềm truyền số liệu ( ở đây các bạn có thể dùng Hyper terminal )
b. Trong màn hình nhập lệnh ATZ để kích hoạt modem

c. Dùng lệnh AT&V để hiển thị cấu hình hiện hành

d. Ghi lại các thông số cài đặt

e. Nhập lệnh AT&F ngay sau lệnh AT&V để xem các cài đặt cấu hình mặc định của nhà chế tạo modem có trùng với cấu hình hiện hành hay không .

f. Nếu cấu hình hiện tại không khác với cài đặt của nhà chế tạo modem , thì các bạn gỏ lệnh AT&C1 và AT&D2 , sau đó thử cấu hình này , đến nhà cung cấp dịch vụ ( vào internet ) . coi cấu hình mới có tốt hơn hay không , nếu như cấu hình ban đầu tốt hơn thì tắt modem và khởi động lại để chạy cấu hình củ , còn nếu như cấu hình mới tốt hơn thì bạn Apply And Reboot để ghi lại cấu hình mới

h. Lưu cấu hình bạn thiết lập = lệnh AT&WO, làm cho nó trở thành cấu hình hoạt động bằng lệnh AT&YO , và cuối cùng là các bạn hảy đảm bảo phần mềm truyền số liệu không phát ra bất kỳ 1 lệnh nào vó hiệu hóa các cải tiến đả thực hiện 1 cách kỹ càng

Thủ thuật : lệnh ATZ là lệnh duy nhất phát ra trong chuổi khởi động modem


3 . Những yêu cầu để tối ưu hóa hoạt động của modem

a. về quay số
Nếu như dịch vụ ban thuê bao của các bạn có hổ trợ quay số kiểu " tone " thì đảm bảo các phần mềm truyền số liệu sử dụng . Quay số " tone " tức là dùng lệnh ATDT . Nhưng nhìn chung thì các dịch vụ thêu bào ngày nay đều hổ trợ kiểu quay số " tone "

b. kiểu kết nối
Dùng lệnh AT\N3 để thử và tạo 1 kết nối tốt nhất có thể . Nếu có thể sẻ tạo kết nối V.42bix , nếu khòng thì sẽ " Fall back " đến V.42 và NMP thử mổi loại cho đến khi nào nó có thể kết nối . Nếu dùng lệnh AT% sẻ có 1 nổ lực tạo kết nối NMP5

c. về máy điện thoại
Điuề đầu tiên nghèo muốn nói ở đây là bạn phải cấm chế độ " Call Waiting " của máy điện thoại gắn chung với modem , nếu như điện thoại được cài đặt để nhận cuộc gọi tự động , nó tương tự như máy , cho phép để lại lời nhắn " answer machine " . Nếu không thì nếu có 1 cuộc gọi đến co1 thể làm ngắt kết nối . nếu các bạn muốn cấm chế độ " call waiting " thì bạn có thể đặt 1 mả từ chối " Cancel code " thích hợp trong chuổi quay số

d. Nén dữ liệu
Nếu như dang truyền 1 tệp tin lớn ( zip , .... ) thì tốt nhất là cấm việc nén dữ liệu bằng lệnh AT%CO tuy nhiên , nếu như truyền dữ liệu không nén , thì tốt nhất là cho phép nén bằng lệnh AT%C3

e. Điều khiển dữ liệu ( flow control )
Cái này cho phép điều khiển bắt tay theo phần cứng và cấm điều khiển bắt tay theo phần mềm
d1. Cho phép điều khiển bắt theo phần cứng thôngqua phần mềm tiện ích truyền số liệu

d2. Cho phép điều khiển hợp hướng theo phần cứng bằng lệnh AT&K3

f. Khắc phục lổi
Nó sẻ rất có ích cho các bạn đấy , nếu các bạn cho phép bước khắc phục lổi của modem khi truyền bất kỳ loại dữ liệu nào , không cần bận tâm sự nén hay các thủ tục khắc phục lổi cơ bản của phần mềm truyền số liệu . Dùng lệnh AT&Q5 để cho phép nó khắc phục lổi

Cài đặt modem quay số để truy cập internet

Như chúng ta đả biết , một khi modem đả đưộc cài đặt , thì cần phải thực hiện theo 3 bước thứ tự như sau

a. Cài đặt Dial up Networking ( nếu như các bạn không cài nó trong quá trình cài đặt window ) greensmile.gif

b. Cài đặt cấu hình mạng TCP/IP Networking Còniguration

c. Cài đặt kết nối quay số Dia ul conect.

Theo ngheo tôi dc biết thì hiện nay có rất là nhiều tài liệu + sách tham khảo cung cấp các chỉ dẩn , rất chi tiết , cụ thể để thiết lập 3 bước trên , ngoài ra , các bạn còn có thể lấy thông tin từ nhửng Website của các hàng cung cấp modem cho bạn greensmile.gif

Nếu như các bvan5 đả cài đặt dial Up Networking , TCP/IP và Dial Connection thì theo tôi , các bạn nên kiểm tra lại thêm 1 lần nửa cho chắc chắn , việc kiểm tra củng đơn giản , các bạn mở mycomputer ==>Cntrol Pannal ==> Modem . Chọn General và di chuột vào nơi mo tả modem của các bạn tiếp tục nhửng bước sau đây :


- Click chuột vào Dialing properties và hảy luôn chắc chắn một điều rằng số điện thoại của bạn là chính xác nhè . Nếu như /COLOR] ISP của các bạn thuộc nội bộ thì không cần phải nhập vào mả vùng . chọn Tone và ấn ok

- Tiếp theo chúng ta Click vào Properties chọn mục General và hảy đảm bảo là Port của modem dc chọn thích hợp . Cài volume cho loa . và chọn tốc độ DTE lớn nhất , điều này rất là quan trọng
# [COLOR=yellow]Mách Nước :

+ đối với modem 14.400 chọn 38.400
+ đối với modem 28.800 chọn 57.600
+ đối với modem 33.600 và 56.000 chọn 115.200

- Tiếp theo các bạn chọn Conect trong của sổ Properties thông thường hiện nay người dùng đều thích dùng 8 bit dử liệu , không dùng bit kiểm tra ( no parity ) , 1 bit stop . trong hộp thoại Wait for Dial Tone sẻ được dánh dấu , còn hộp Cancel củng dc đánh dấu , nhưng cài khoảng 60s ( second )

- Sau đó các bạn chọn Port setting trong mục của conect , tiếp theo chọn Advanced trong mục Conect , nhìn chung hầu hết các hộp thoại đều dc đánh dầu chọn

- Khi đả thực hiện đầy đủ các bước trên thì Click vào OK cho đến khi thoát ra khỏi tất cả các cửa sổ

Nếu tôi nhớ không nhầm thi Trong window ( XP ) hiện nay có 1 số files hổ trợ các áp dụng 16bit và 32bit

+ wsock32.dll cái file này nó nắm trong C:/Windows/system32/wsock32.dll
+ Winsock.dll cái file này nó nắm trong C:/Windows/system32/wsock32.dll

Nếu như các bạn hiểu biết về các files này thì nó rất quan trọng , bởi vì Winsock là một nguyên nhân thường xuyên gây ra các trở ngại , theo tôi các bạn nẹn có 1 bản lưu của các files trên trong hệ thống , và mổi files phải ở đúng thư mục như đả nói ở trên .
Vì sao tối lại nói như vậy ? bởi vì các thành phần của winsock 32 bit không thường trú , nên các áp dụng 32 bit sẻ nạp Winsock32.dll để thực thi cái vấn đề này nó thường xảy ra với các áp dụng 16 bit , gọi là winsock.dll và tìm thấy 1 thành phần bổ sung , cái này gọi là thành phần thứ 3 và điều này sẻ gây ra hàng loạt các sự cố , từ không chạy dc ứng dụng rồi sẻ dẩn đến hệ thống bị treo

Lưu ý : Hiện nay window có hổ trợ sẳn giao thức PPP . Nếu như các ISP của các bạn không hổ trợ PPP thì các bạn có thể cài đặt các tệp tin hổ trợ giao thức SLIP , các bạn cần xco ổ đỉa CD Rom chứa phiên bản phù hợp của windows hình như các tệp tin này chứa trong thư mục Admin\AppTools\Slip


Bài post của doikengheo (HVA 04/09/2005)
Format cấp thấp (low level format )

Đây thực tế là giai đoạn đầu tiên trong cách tổ chức đĩa cứng ,khác với đĩa mềm trước khi sử dụng đĩa mới ta cần phải format chúng ,nhưng đối với một đĩa cứng mới giai đoạn này dài hơn ,nó phải bao gồm đủ ba bước Format cấp thấp (format vật lý ) ,fdisk để chia đĩa ,và format cấp cao (format cấu trúc hay còn được gọi là format logic )
Sở dĩ từ trước đến nay người ta mua một đĩa cứng về chỉ cần fdisk và format nó lại là có thể dử dụng được ngay là vì trước khi tung đĩa cứng ra thị trường thì nhà sản xuất đã low level format nó rồi cho nên ,không cần phải làm nữa ,nói như thế nhưng nếu như chúng ta muốn low level format thì ta vẫn có thể format bình thường mà không có chuyện gì xảy ra cả

Nhiệm vụ của low level format :

Trong quá trình low level format ,nó sẽ thực hiện ba nhiệm vụ sau :

+chia track -Tạo Track Number ở mỗi đầu track để quản lý track .

+chia sector -tạo sector ID (identify ) ở đầu mỗi sector để giúp cho đầu từ có thể nhận diện được bắt đầu của một sector .Tạo một byte kiểm tra lỗi hay kiểm tra tình trạng của sector CRC (Cyclic Redundancy Check ).Giữa hai sector kế tiếp nhau trên cùng một track sẽ cách nhau một khoảng trống ,khoảng trống này được dùng để dự phòng trong trường hợp đầu từ bị lệch ,nó vẫn có thể đọc được sector tiếp theo

+đánh số thứ tự của các sector trên track (đánh Interleaving cho đĩa cứng )
*Interleaving hay hệ số đan xen của đĩa cứng .

Thực chất lúc trước khi đánh số thứ tự của các sector trên track nhà sản xuất không nghĩ đến chuyện đan xen các sector là gì cả và đơn giản nhà sản xuất đĩa chỉ việc đánh số thứ tự của các sector trêntrack liên tục nhau .Nhưng sau một thời gian sử dụng đĩa thì họ nhận thấy rằng tốc độ truy cập đĩa chậm đi một cách bất bình thường bởi vì nếu đánh số thứ tự của các sector trên track liên tục như thế thì tốc độ làm việc của card điều khiển đĩa HDC (Hard Disk Controller )ngay lúc này không thể nào làm việc kịp với tốc độ quay đĩa (ta biết tốc độ làm việc của HDC trong thời gian này rất chậm bởi vì nó thực hiện rất nhiều thao tác để hoàn tất việc đọc ghi 1 sector :nhận lệnh từ CPU , định vị đầu từ , điều khiển đọc ghi , đọc vào buffer ,chuyển dữ liệu ,báo ready )và nếu như thế thì mỗi khi đọc một sector xong , để đọc được sector kế tiếp đĩa phải đợi đúng một vòng quay .Như vậy để không mất thời gian chờ ,nhà sản xuất đi tính tốc độ làm việc của card điều khiển ,tính tốc độ quay đĩa tương ứng với khoảng thời gian đó và như thế đan xen đi một vài sector, mới đánh số thứ tự của sector tiếp theo .Làm như thế thì khi truy xuất sector đầu xong , đến sector thứ hai thì đĩa sẽ vừa quay đến đầu sector này và sẽ làm việc ngay mà không mất thời gian chờ quay đĩa nữa
.Nói tóm lại hệ số đan xen là một khái niệm tương đối quan trọng đối với các đĩa cứng thời “khai sinh lập địa “khi các card điều khiển còn tương đối chậm . đối với các HDD có dung lương như hiện nay thì hệ số đan xen không còn nữa vì tốc độ của các card điều khiển trên các đĩa cứng này đã làm việc cực nhanh ,có thể ngang bằng với tốc độ quay đĩa ,và như thế số thứ tự của các sector trên cùng một track lúc này mặc nhiên sẽ được đánh liên tục nhau và như thế lúc nào hệ số đan xen = 1 cũng là tối ưu nhất
+Trong trường hợp nào ta nên low level format lại đĩa

Dĩ nhiên format cấp thấp có thể không trực tiếp làm hư đĩa nhưng nói chung nó vẫn có hại về mặt từ tính và an toàn dữ liệu .Như vậy tuyệt đối không nên lạm dụng nó một cách quá đáng .Thông thường ta chỉ nên format cấp thấp lại đĩa trong các trừong hợp sau :
- Không Fdisk được đĩa cứng: Đấy là trừong hợp bắt buộc bởi vỉ như ta đã biết nếu một HDD không fdisk đượcc thì không thể format được và như thế thì không thể sử dụng được .Khi không fdisk được ta có thể gặp các tình trạng sau
- ++ chạy fdisk –Enter –Máy báo No fixed disk present
- ++vào fdisk được nhưng khi chọn mục đầu tiên để tạo primary Dos –chương trình fdisk hỏi ta có dành maximum sizeđể chia 1 hay không ,lúc này cho dù ta chọn yes hoặc no gì thì cũng bị treo máy
- Không format được ,lúc ta format c: /s thì có thể ta nhận được một câu thông báo hư track 0 giống như thường gặp ở đĩa mềm :Bad track 0 –Disk Unsusable .
- Ngàoi trừong hợp không fdisk và format được ,thì các trường hợp sau ta có thể lựa chọn được có nên format cấp thấp hay không bởi vì ít nhất trong các trường hợp này thì đĩa vẫn còn chạy được
+++ Khi format cấp cao format c: /s khi máy đang chạy số % format thì có thể ta gặp một loạt các thông báo “Trying to recover allocation unit 8711. Lúc này máy đang báo cho ta biết rằng cluster 8711 trên đĩa bị hư và nó đang cố gắng phục hồi lại cluster đó ,nhưng thông thường thì mỗi khi ta nhận được thông báo lỗi này thì ta đã bị Bad trên đĩa
+++Khi ta chạy scandisk c: hay NDD c: /DT hay bất kỳ 1 phần mềm nào để kiểm tra bề mặt đĩa (surface Scan )ta sẽ gặp trên đĩa có rất nhiểu khối bị BAD (Bad Block)
+++Khi chạy bất kỳ một chương trình nào ,ngẫu nhiên ta sẽ nhận được một bảng thông báo có nội dung lỗi đại loại như sau :Error reading data on drive C:,retry ,Abort ,Ignore,Fail?hoặc Sector not found on drive C:,hoặc Data error on drive c:
+++Khi chạy bấtt kỳ một chương trình nào ,ngẫu nhiên ta sẽ nhận được một bảng thông báo lỗi hình chữ nhật nhỏ :A serious error occur when reading drive c: Retry or Abort ?
+++ Khi đang dùng DiskEdit để khảo sát đĩa thì hiện một câu thông báo Error on hard disk 129 ,Retry or Abort ?
Nói chung trong những trường hợp bên trên đều là những trường hợp đĩa bị hư quá nhiều hoặc chạy không được ổn định và trong những trường hợp này theo tôi thì ta nên format cấp thấp đĩa lại bởi vì chính việc format cấp thấp này lại có lợi .Thông thường khi nhà sản xuất ,sản xuất đĩa , để dự phòng một số sự cố hay dự phòng cho một số sector trên đĩa bị hư ,lúc nào người ta cũng sản xuất dung lượng vật lý trên đĩa luôn lớn hơn dung lương thực tế khai báo trong CMOS và thực tế theo một số tài liệu về HDD thì cứ mỗi 1 track hay 1 Cylinder đều có dư 1 sector để dự phòng ,và thực chất kích thước thật của một sector vật lý trên đĩa lúc nào cũng lớn hơn 512 bytes rất nhiều (có thể là 574 bytes ,582 bytes …tuỳ theo từng loại đĩa)
Như thế nếu trong quá trình format cấp thấp nếu số sector trên đĩa bị hư ít hơn số sector dự phòng thì lúc này có thê các chương trình này sẽ lấy sector dự phòng còn tốt trên đĩa để lắp qua thay cho 1 sector bị hư ,và nếu như vậy thì bề mặt đĩa của chúng ta trở nên sạch và tốt trở lại ,nhưng nếu số lương các sector bị bad trên đĩa nhiều hơn số sector dư phòng thì có thể đĩa cứng chúng ta sẽ bị mất một ít dung lượng đi hoặc vẫn còn bị một ít BAD ,nhưng chắc chắn tình trạng của đĩa cứng lúc này luôn sẽ khá hơn trước khi format (tuỳ thuộc vào chương trình format cấp thấp ,không theo một rule nào cố định cả )

Một chương trình dùng để LF khá thông dụng là LF.exe ( shareware)

khi ta chạy lf.exe thì sẽ hiện ra một số thông báo sau:


Before running this utility ,following steps must be done first
1.Entering CMOS Setup Utility
2.In Standard CMOS SETUP ,set TYPE option to "Auto" and set MODE option to "NORMAL " for the hard disk to be formated
3.In BIOS FEATURES SETUP ,Set Boot Sequence option to "A,C,xx" or "C,A,xx"
4.Save CMOS and exit setup


Have you done the above steps (Y/N)? Y

nếu bạn chọn Y bạn sẽ gặp tiếp dòng thông báo sau :

Select the number of the hard disk to be formated (1/none )? 1

Warning:All DATA on Non-ReMovable Disk
Drive c: Will be lost And you must Repartition later !


Proceed with lowlevel format (Y/N) ? Y

tới đây là ngắm nhìn nó chạy ,còn không đi uống cafe với bạn ,để cho chạy xong rồi restart lại máy vậy là xong
(chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng greenbiggrin.gif )


bài post của NguyenTracHuy (HVA 15/09/2005)
(Tài liệu của JSC)


ADSL 2+ (còn được biết đến với tên chuẩn ITU G.992.5) là chuẩn công nghệ mới phát triển từ chuẩn ADSL và ADSL2:

- ADSL 2+ tăng gấp đôi tần số tối đa của quá trình truyền dữ liệu chiều tải xuống, từ 1,1MHz lên 2,2MHz. Tốc độ truyền tải xuống có khả năng đạt tới tối đa 24Mbps qua đường truyền thoại.


- ADSL 2+ cung cấp một lựa chọn cho việc mở rộng thông lượng đường truyền lên (upstream) gấp đôi từ máy tính.

- ADSL 2+ vẫn sử dụng đôi cáp đồng truyền thoại sẵn có, các nhà cung cấp dịch vụ hoàn toàn không phải đầu tư thêm cơ sở hạ tầng đường truyền mới mà vẫn có khả năng cung cấp dịch vụ với băng thông lớn hơn nhiều so với chuẩn ADSL ( tốc độ đường xuống tối đa 8Mbps, tốc độ đường lên 640kbps). Do ADSL 2+ hoàn toàn tương thích với ADSL, với chipset ADSL2+ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ phát triển các dịch vụ tiên tiến như video, hội nghị ... trên cùng một hạ tầng truyền dẫn phía khách hàng. Điều này giúp các nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo không bị lãng phí vốn đầu tư.

http://us.f13.yahoofs.com/bc/4412e7b0_d7ad...fExuEEB3neMej7M

Các đặc tính kỹ thuật của ADSL 2+

ADSL 2+ có các đặc tính kỹ thuật nổi trội như:
Băng thông rộng hơn
Khác với hai chuẩn của ADSL trước đó, chỉ đạt tới dải tần số là 1,1 MHz và 552 KHz. ADSL 2+đạt tới dải tần số cho đường xuống tới 2,2 MHz.

http://us.f13.yahoofs.com/bc/4412e7b0_d7ad...fExuEEBnQTe8WVF

Hình 1: ADSL 2+ có băng thông luồng dữ liệu xuống tăng gấp đôi

http://us.f13.yahoofs.com/bc/4412e7b0_d7ad...fExuEEBSOCZA.Lc

Hình 2: Băng thông đường xuống (downstream) và đường lên (upstream)
Nhờ việc tăng băng thông luồng xuống lên gấp đôi nên công nghệ ADSL2+ có thể đạt tốc độ truyền dữ liệu xuống tối đa 24 Mbps).

http://us.f13.yahoofs.com/bc/4412e7b0_d7ad...fExuEEB2yyt4Hnu

Hình 3: Đồ thị so sánh giữa các công nghệ ADSL

Giảm xuyên nhiễu trên đường truyền
ADSL 2+ có thế được sử dụng để giảm nhiễu xuyên âm, bằng cách sử dụng các tần số dưới 1MHz từ phía tổng đài, và tần số giữa 1,1 MHz và 2,2 MHz từ phía đầu cuối xa (Remote Terminal) đến phía đầu cuối của khách hàng. Việc này sẽ xoá hẳn tình trạng nhiễu xuyên âm giữa các dịch vụ và tốc độ trên đường truyền từ phía tổng đài.

http://us.f13.yahoofs.com/bc/4412e7b0_d7ad...fExuEEBUGwvQFDo

Hình 4: ADSL2+ được sử dụng để giảm thiểu xuyên nhiễu trên đường truyền
Giảm tiêu hao năng lượng
Các bộ thu phát của công nghệ ADSL thường hoạt động trong chế độ full-power cả ngày lẫn đêm, thậm chí ngay cả khi không sử dụng. Nếu như có cỡ vài triệu thiết bị modem ADSL được triển khai thì con số thất thoát năng lượng hẳn sẽ không nhỏ. Nếu như modem có thể hoạt động trong chế độ stand-by/sleep giống như máy tình thì sẽ tiết kiệm được điện năng rất nhiều. Điều này cũng tiết kiệm năng lượng cho các bộ thu phát ADSL hoạt động trong các khối đầu xa và tủ DLC mà hoạt động dưới một yêu cầu tản nhiệt khắt khe.
Trong khi đó, chuẩn ADSL2 và ADSL2+ mang đến hai chế độ tiết kiệm điện năng giúp giảm công suất tiêu thụ trong khi vẫn duy trì modem ADSL trong trạng thái “always-on”:

http://us.f13.yahoofs.com/bc/4412e7b0_d7ad...fExuEEBtpSO.7jI

Hình5 : So sánh chế độ điện năng của ADSL và ADSL2/ADSL2+
- L2 low-power mode: chế độ này cho phép tiết kiệm điện năng ở khối thu phát ADSL trong tổng đài (ATU-C) bằng cách vào và thoát nhanh ra khỏi chế độ này khi luồng thông tin Internet chạy qua kết nối ADSL.
- L3 low-power mode”: chế độ này cho phép tiết kiệm điện năng ở cả hai khối ATU-C và ATU-R bằng cách rơi vào chế độ sleep khi không sử dụng kết nối trong một khoảng thời gian nhất định.

So sánh giữa ADSL2+ và ADSL

Công nghệ ADSL là một chuẩn phố biến trong các sản phẩm băng rộng. Tuy nhiên, với sự tăng lên nhanh chóng các nhu cầu truy nhập băng rộng có tốc độ cao hơn, ADSL hầu như khó có thể đáp ứng được như các dịch vụ truyền hình trực tuyến chất lượng cao, truyền hình theo yêu cầu, truyền hình hội nghị, game 3D trực tuyến v.v. Chính vì vậy, mà người ta đã cho ra đời công nghệ ADSL mới với tên gọi là ADSL2+, công nghệ này có thể cải thiện tốc độ dữ liệu và đạt tới một hiệu năng đáng kể. ADSL2+ có thể đạt tốc độ tối đa 24Mbps, trên đường dây điện thoại ở khoảng cách 1.3km.


ADSL.............................................................................. ADSL 2+

 Tốc độ tải dữ liệu lên đến 8 Mbps .................. Tốc độ tải dữ liệu lên đến 24 Mbps
 Chiều dài tối đa có thể đạt được là 5,4km....... Chiều dài tối đa có thể đạt được là 2,7km
 Tận dụng được đường dây điện thoại có sẵn... Tận dụng được đường dây điện thoại có sẵn
 Sử dụng tần số điện trên đường dây: 1,1Mhz  Sử dụng tần số điện trên đường dây có thể lên đến 2,2Mhz

Mô hình nhà cung cấp dịch vụ ADSL2+

http://us.f13.yahoofs.com/bc/4412e7b0_d7ad...fExuEEBsf0PPHA0

Trên đây là mô hình tổng quan nhất về một hệ thống mạng của nhà cung cấp dịch vụ ADSL. Mô hình này cho thấy về cơ bản tất cả các thiết bị, thành phần cần thiết cho một hệ thống ADSL. Nó bao gồm các đầu cuối ADSL CPE, các bộ ghép kênh truy nhập DSL (DSLAM), có máy chủ truy nhập Broadband, các máy chủ RADIUS server. Máy chủ nhận thực, máy chủ billing ...

http://us.f13.yahoofs.com/bc/4412e7b0_d7ad...fExuEEB6i3mfsMC

Hình : Luồng dữ liệu đi từ khách hàng đến nhà cung cấp dịch vụ ISP.
Giới thiệu về cơ bản các thành phần trong hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL2+:
- Splitter: thiết bị chia tách tín hiệu điện thoại và dữ liệu. ADSL2+ dùng chung đường dây với đường truyền thoại. Trên đường dây này tín hiệu thoại được truyền với tần số nhỏ hơn 4Kbps và ADSL2+ truyền dữ liệu trên dải tần số trên. Để thiết bị có thể làm việc mà không bị nhiễu giữa hai loại tín hiệu này cần phải có bộ chia tách tín hiệu mà về cơ bản là bộ lọc tần số, lọc tần số của tín hiệu thoại và lọc tần số của tín hiệu dữ liệu.
- Modem ADSL2+: thiết bị điều chế và giải điều chế tín hiệu điện trước khi đi vào trong mạng hoặc đi vào đường truyền trên đường dây điện thoại.
- DSLAM: Bộ ghép kênh truy nhập DSL, thiết bị này tách tín hiệu thoại và dữ liệu trên đường dây thuê bao, chuyển dữ liệu thoại về tổng đài và tín hiệu dữ liệu qua mạng ISP truyền ra Internet.
- BRAS: thiết bị terminate phiên PPP từ các modem ADSL
- RADIUS server: thiết bị nhận thực người dùng. Thiết bị này được sử dụng để đảm bảo người dùng có tài khoản hợp lệ mới sử dụng được dịch vụ. Ngoài ra nó còn phục vụ cho việc tính cước sau này.
- Billing server: máy chủ tính cước sử dụng (theo dung lượng kết nối). Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam có hai hình thức gói cước là tính cước trọn gói và tính cước theo dung lượng sử dụng.
Như vậy để cung cấp được dịch vụ ADSL2+ nhà cung cấp dịch vụ vẫn tận dụng cơ sở hạ tầng truyền dẫn qua đường truyền thoại. Ngoài ra cần đầu tư DSLAM công nghệ ADSL2+ với chi phí không hơn nhiều so với DSLAM công nghệ ADSL. Mặt khác DSLAM công nghệ ADSL2+ vẫn hỗ trợ dịch vụ ADSL và có các cổng uplink IP hoặc ATM. Điều này mang lại cho các ISP sự linh hoạt trong việc cung cấp dịch vụ tùy vào nhu cầu của khách hàng mà chi phí đầu tư không khác gì so với chi phí đầu tư DSLAM công nghệ ADSL.
Giới thiệu
ADSL là một cách kết nối tốc độ cao tới Internet, với tốc độ có thể nhanh hơn vài chục đến cả trăm lần modem quay số hiện nay chúng ta đang dùng. Đây sẽ là một sự hứa hẹn thực sự cho chúng ta để có thể "lướt" trên Internet chứ không phải là "bò" như hiện tại.
Theo các tin tức do các phương tiện thông tin đại chúng đưa, có thể biết rằng dịch vụ ADSL được cung cấp bởi sự hợp tác giữa nhà cung cấp khả năng truy cập Internet lớn nhất Việtnam hiện nay là VDC và nhà cung cấp dịch vụ ADSL lớn nhất Hàn Quốc hiện nay là Korea Telecom.
Hiện nay, tại các nước có cơ sở hạ tầng Internet tiên tiến, ADSL đã trở thành một phương tiện kết nối phổ biến vào mạng toàn cầu nhưng đối với hầu hết người dùng Internet trong nước, ADSL còn là một khái niệm xa lạ. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu với các bạn những nét sơ lược về công nghệ kết nối Internet này.


Căn bản về công nghệ ADSL
ADSL là một thành viên của họ công nghệ kết nối modem tốc độ cao hay còn gọi là DSL, viết tắt của Digital Subscriber Line. DSL tận dụng hệ thống cáp điện thoại bằng đồng có sẵn để truyền tải dữ liệu ở tốc độ cao, tiết kiệm kinh phí lắp đặt cáp quang (fibre-optic) đắt tiền hơn. Tất cả các dạng DSL hoạt động dựa trên thực tế là truyền âm thanh qua đường cáp điện thoại đồng chỉ chiếm một phần băng thông rất nhỏ. DSL tách băng thông trên đường cáp điện thoại thành hai: một phần nhỏ dành cho truyền âm, phần lớn dành cho truyền tải dữ liệu ở tốc độ cao.
Trên đường dây điện thoại thì thực tế chỉ dùng một khoảng tần số rất nhỏ từ 0KHz đến 20KHz để truyền dữ liệu âm thanh (điện thoại). Công nghệ DSL tận dụng đặc điểm này để truyền dữ liệu trên cùng đường dây, nhưng ở tần số 25.875 KHz đến 1.104 MHz


Loại DSL Tên đầy đủ Download Upload Khoảng cách * Số đường điện thoại cần Hỗ trợ điện thoại **

ADSL Asymetric DSL 8Mbps 800Kbps 5500m 1 Có
HDSL High bit-rate DSL 1.54Mbps 1.54Mbps 3650m 2 Không
IDSL Intergrated Service Digital Network DSL 144Kbps 144Kbps 10700m 1 Không
MSDSL Multirate Symetric DSL 2Mbps 2Mbps 8800m 1 Không
RADSL Rate Adaptive DSL 7Mbps 1Mbps 5500m 1 Có
SDSL Symetric DSL 2.3Mbps 2.3Mbps 6700m 1 Không
VDSL Veryhigh bit-rate DSL 52Mbps 16Mbps 1200m 1 Có

* Khoảng cách cáp từ thuê bao đến tổng đài, nếu nằm trong khoảng cách này thì có thể kết nối xDSL
** Khả năng dùng điện thoại bình thường khi xDSL đang hoạt động trên đường cáp

ADSL và Internet trên băng thông rộng
ADSL là một trong những kết nối Internet phổ biến cung cấp băng thông lớn cho việc truyền tải dữ liệu (tiếng Anh gọi là broadband Internet). Broadband Internet so với kết nối bằng modem quay số truyền thống là một cuộc cách mạng lớn về tốc độ, chất lượng và nội dung, cũng giống như so sánh Nvidia GeForce 4 TI4600 với S3 Trio 1MB PCI vậy. Với tốc độ kết nối gấp hàng chục đến hàng trăm lần modem quay số, ADSL – một ứng dụng của broadband Internet - sẽ giúp bạn thực sự thưởng thức thế giới kĩ thuật số trên mạng toàn cầu. Thực sự có thể lướt trên Inet chứ không phải bò lổm ngổm trên Inet như hiện tại.

A. Đối với người dùng

Về cơ bản, ADSL sẽ giúp bạn làm những việc quen thuộc trên Internet như dùng thư điện tử, duyệt websites, duyệt diễn đàn, tải file..v.v.. nhưng nhanh hơn trước rất nhiều lần và bạn có thể làm những việc đó đồng thời thay vì phải làm lần lượt từng thứ một như trước đây. Bạn có thể thoải mái thưởng thức Internet do không phải dài cổ đợi modem quay số gọi tổng đài hay ngồi đọc truyện chưởng chờ trang web nạp xong trên trình duyệt. Một điều đáng chú ý là bạn không phải trả cước gọi điện thoại khi dùng ADSL, và đường dây vẫn dùng để gọi được khi đang duyệt Internet, dù công nghệ này dựa trên đường điện thoại có sẵn.

Ngoài việc tăng tốc cho những nhu cầu Internet phổ biến ở trên, ADSL còn giúp bạn sử dụng Internet vào những tác vụ mà trước đây modem quay số vẫn phải khóc lóc thảm thiết vẫy cờ trắng đầu hàng.
Thứ nhất, bạn có thể truy cập những website thiết kế với chất lượng cao, dùng flash, nhạc nền, nhiều hình động…
Thứ hai, bạn có thể nghe và xem các bài hát, bản tin, giới thiệu phim… từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Thứ ba là phim theo yêu cầu (tiếng Anh gọi là movie-on-demand), với băng thông rộng và công nghệ nén và truyền hình ảnh, âm thanh tiên tiến, phim ảnh có thể được truyền qua Internet và bạn có toàn quyền chọn lựa chương trình, tạm dừng hoặc tua đi tua lại tùy thích. Hiện nay nhà cung cấp dịch vụ Internet của Singapore là SingNet đang cung cấp dịch vụ này với giá khoảng 6.5 USD/tháng (giá khuyến mại cho 12 tháng đầu là 2.5 USD) qua đường ADSL 512Kbps.
Thứ tư là hội thảo video qua mạng: kết hợp với webcam, ADSL sẽ giúp bạn đàm thoại với bạn bè, người thân hay đối tác kinh doanh qua Internet với âm thanh và hình ảnh chất lượng cao.
Thứ năm là chơi multiplayer game trên Internet với bạn bè khắp thế giới. Với thời gian ping rất thấp, ADSL cho phép các game mạng chạy trơn tru, khiến chơi game qua Internet nhanh hơn và thú vị hơn.
Thứ sáu là học qua mạng. Bạn có thể tham dự các khóa học từ xa tổ chức bởi các trường đại học tên tuổi trên thế giới hoặc truy cập các thư viện điện tử trên mạng nhanh hơn.

B. Đối với doanh nghiệp

Thương mại điện tử và nền công nghiệp thông tin là nền tảng tương lai của mọi nền kinh tế. ADSL nói riêng và broadband Internet nói chung khiến thương mại điện tử trở nên khả thi. Các cửa hàng trên mạng có thể được thiết kế với tính tương tác cao hơn, cách trình bày sản phẩm hấp dẫn hơn với người dùng. Loại cửa hàng này dễ thiết kế, dễ bảo quản, giá thành rẻ, kết hợp với khả năng tương tác trực tiếp với người dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với các cơ sở lớn hơn trên quy mô toàn cầu.

Nền công nghệ phần mềm của Việtnam sẽ đạt tính cạnh tranh cao hơn với Internet băng thông rộng. Việc phát triển, thăm dò và xâm nhập thị trường cũng như nhận đơn đặt hàng và giao sản phẩm sẽ trở nên dễ dàng hơn và kinh tế hơn rất nhiều.


Điều kiện để lắp đặt ADSL

Điều kiện cơ bản là bạn phải có một đường điện thoại (!) Chi tiết hơn, đường điện thoại đó phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Cách tổng đài dưới 5500 m. Càng gần tổng đài, tốc độ truy cập của bạn càng tăng. Dĩ nhiên nếu nhà cung cấp dịch vụ giới hạn tốc độ thì dù ở đâu bạn cũng chỉ đạt tối đa là tốc độ giới hạn.
Không bị áp dụng công nghệ pair gain. Pair gain là công nghệ kĩ thuật số tách đường cáp điện thoại ra làm hai (ở đây xét pair gain 1+1). Công nghệ này được nhà cung cấp dịch vụ điện thoại hay áp dụng để giảm chi phí trong trường hợp nhà bạn muốn có thêm đường điện thoại. Điểm dở của nó là kết nối Internet quay số sẽ bị giảm một nửa tốc độ (28.8Kbps tối đa so vKhông bị áp dụng công nghệ RIM – Remoted Integrated Multiplexer. Công nghệ này dựa trên đường cáp quang (fibre-optic cable), nhà cung cấp dịch vụ điện thoại dẫn cáp quang đến một khu vực rồi chuyển tín hiệu trên cáp quang thành dịch vụ điện thoại bình thường. RIM rất kinh tế khi lắp đặt điện thoại ở những nơi không có sẵn mạng cáp điện thoại bằng đồng như khu vực ngoại ô mới xây, vùng sâu vùng xa hay hải đảo.


Trang thiết bị
Nếu đường điện thoại của bạn có thể hỗ trợ ADSL, bạn chỉ cần liên lạc nhà cung cấp dịch vụ là họ sẽ lo phần kết nối bạn vào tổng đài. Nhưng về phần lắp đặt tại nhà thì bạn phải tự làm lấy, nếu thuê dịch vụ thì sẽ rất đắt. Ngay cả việc mua sắm thiết bị có khi cũng nên tự túc, vì nhà cung cấp có thể bán rất đắt. Tự túc mua sắm và lắp đặt thiết bị sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều và hơn nữa bạn làm chủ thiết bị, có thể chuyển qua nhà cung cấp dịch vụ khác dễ dàng hơn (hi vọng Việtnam sẽ có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet trong tương lai). Bạn cứ yên tâm, vì lắp đặt rất dễ dàng, không hề khó hơn việc lắp đặt modem quay số đâu. Tuy nhiên, trước khi mua thiết bị, bạn nên kiểm tra với nhà cung cấp xem thiết bị đó có được họ hỗ trợ không.

Cũng gần giống như kết nối quay số, bạn cần một modem làm trung gian giữa máy tính và đường điện thoại để chuyển đổi giữa tín hiệu và dữ liệu. Có ba loại modem hỗ trợ ADSL.
Modem trên card PCI: loại này tích hợp tất cả trên một card PCI. Giá thành rẻ nhất trong ba loại, nhưng rất khó cài đặt, kén chọn hệ điều hành và không hỗ trợ chia sẻ kết nối đến nhiều máy tính. Nếu bạn tính dùng thêm Linux hay Mac OS X, hay chia sẻ kết nối ADSL với nhiều máy khác, hay là dân overclocker, nên tránh xa loại này.
Modem USB: đây là loại modem lắp ngoài kết nối qua giao tiếp USB 1.1. Giá chỉ hơn loại trước một chút và trông có vẻ dễ lắp đặt. Nhưng thực ra loại này cũng kén hệ điều hành không kém loại kia, cài đặt tương đối khó và không hỗ trợ chia sẻ kết nối. Hơn nữa, tốc độ của USB 1.1 rất thấp (tối đa là 12Mbps nhưng thực tế còn thấp hơn nhiều), không thích hợp với ADSL tốc độ cao, lại dùng nhiều tài nguyên hệ thống. Bạn nên cân nhắc kĩ trước khi chọn USB cho ADSL.
Ethernet modem lắp ngoài: đây là loại phổ biến nhất. Nó dùng giao tiếp ethernet với máy tính qua card mạng 10/100. Ưu điểm là rất dễ lắp đặt, hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành, dễ chia sẻ kết nối. Nhược điểm là giá thành cao hơn các loại khác (có tính cả giá của card mạng). Ethernet ADSL modem có khi được tích hợp thêm một số chức năng như tường lửa (hardware firewall) hay router và hub hay switch lắp trong (giúp bạn chia sẻ kết nối với các máy khác dễ dàng).

Nếu muốn dùng các thiết bị khác như máy điện thoại hay fax trên đường dây mà ADSL dùng, bạn cần một bộ lọc để lọc tín hiệu. Giá thành của nó rất rẻ và thường được bán kèm modem nếu bạn mua từ nhà cung cấp dịch vụ.


Phần mềm cần thiết
Để đăng nhập vào mạng ADSL của nhà cung cấp, bạn cần phần mềm đăng nhập thích hợp hỗ trợ một trong hai giao thức PPPoE hoặc PPPoA. Giao thức thứ nhất, PPPoE, viết tắt của cụm từ Point to Point Protocol over Ethernet, là giao thức đăng nhập phổ biến nhất cho các kết nối dạng DSL. Khi bạn đăng kí ADSL, bạn sẽ được cung cấp phần mềm PPPoE tương thích với nhà cung cấp. Những phần mềm này đều được sửa lại từ những phần mềm PPPoE có sẵn như Enternet, vì vậy bạn có thể dùng phần mềm khác thay thế. Nếu bạn dùng các hệ điều hành mới như Windows XP hay Mac OS X thì chúng có sẵn hỗ trợ cho PPPoE. Giao thức thứ hai, PPPoA, viết tắt của Point to Point Protocol over ATM, rất giống với PPPoE nhưng không tương thích với nhau. Nó đang bị dần loại bỏ và thay thế bởi PPPoE.

Khi dùng ADSL, thời gian máy của bạn hoạt động trên Internet cũng như lượng thông tin bạn truy cập tăng rất nhiều so với thời modem quay số. Vì thế, bạn cần trang bị phần mềm chống virus và tường lửa để phòng ngừa tin tặc tấn công. Tuy chẳng ai truy cập máy bạn để ăn trộm vài bài MP3 hay xem trộm thư tình của bạn đâu, nhưng họ có thể tặng bạn vài con ngựa thành Troy để chiếm quyền điều khiển máy bạn và thực hiện tấn công kiểu DDoS đến các máy chủ khác. Nên tránh các phiền phức loại này bằng các phần mềm hữu dụng. ới 56Kbps tối đa) và không thể dùng với ADSL.
Những khó khăn và hạn chế có thể gặp
Nhà cung cấp dịch vụ có thể gặp khó khăn hay tạo khó khăn cho bạn khi dùng ADSL. Những khó khăn và hạn chế này có thể chia làm hai loại: chất lượng dịch vụ và giá thành dịch vụ.

Thứ nhất, đảm bảo chất lượng dịch vụ cho ADSL không phải là điều dễ dàng với một nước có cơ sở hạ tầng Internet yếu kém như Việt Nam. Trước tiên, nhà cung cấp dịch vụ phải có các máy chủ rất mạnh để có thể đáp ứng được những kết nối tốc độ cao trong thời gian dài (kết nối ADSL được thiết kế để chạy 24/7) từ các máy khách. Ngoài ra, đường kết nối từ các máy chủ đó lên Internet cũng phải đảm bảo tốc độ truy cập cho các máy khách. Đây quả là một thách thức lớn đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Việt Nam, khi mà cơ sở hạ tầng của họ chưa đủ để đảm bảo kết nối của những người dùng modem quay số. Đấy là còn chưa kể đến vấn đề hỗ trợ kĩ thuật, khi mà ADSL yêu cầu phần mềm đăng nhập mới, các thiết bị cài đặt mới và sẽ nảy sinh các vấn đề tương thích mới.
Thứ hai, giá thành dịch vụ luôn là nỗi băn khoăn thường trực của người dùng Việt Nam từ khi Internet xuất hiện. Giá thành lắp đặt ADSL thường khá cao. Giá của ethernet ADSL modem thường từ 120 USD trở lên, nếu tính cả card mạng và bộ lọc thì ít nhất cũng là 150 USD. Ngoài ra còn cước phí để nhà cung cấp nối đường điện thoại của bạn vào trạm ADSL ở tổng đài, tuy nhiên bạn có thể được khuyến mãi phần này. Với tính năng always-on, tức là lúc nào cũng hoạt động của ADSL, và việc không phải quay số để kết nối, hi vọng nhà cung cấp dịch vụ không tính tiền theo phút như với kết nối quay số. Lý tưởng nhất là bạn trả cước thuê bao cố định và có tốc độ tối đa của đường truyền cho phép cũng như băng thông hàng tháng lớn tùy thích. Tình huống lý tưởng này, tiếc thay, chỉ có một vài nước trên thế giới mới có, ví dụ như ở Hồng Kông. Đa số các nhà cung cấp ADSL hiện nay cung cấp đường kết nối với tốc độ được giới hạn, phổ biến là ở mức 512 Kbps tải xuống và 128 Kbps tải lên, và băng thông hàng tháng cũng được giới hạn: bạn chỉ được tải xuống/tải lên một lượng dữ liệu tính bằng GB nhất định. Bạn trả thuê bao cố định hàng tháng. Nếu bạn dùng nhiều băng thông hơn, bạn sẽ phải trả thêm nhưng thường là họ tính rất đắt, 1 GB ra ngoài giới hạn có giá đắt hơn rất nhiều so với 1 GB ở trong giới hạn. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ có phần mềm thích hợp để đo băng thông sử dụng của bạn và phần mềm này cũng chạy ngay trên máy bạn. Nó đo là một chuyện, còn đo chính xác hay không lại là chuyện khác, và vấn đề này đôi khi gây đau đầu cho người sử dụng. Chắc chắn bạn không muốn bị choáng nặng hay ngất xỉu khi nhận được hóa đơn hàng tháng phải không?
Việc cạnh tranh trên thị trường ADSL cũng là vấn đề nan giải. Nền tảng của ADSL chính là hệ thống cáp điện thoại và các trạm chuyển đặt ở các tổng đài. Công ty nào nắm quyền kiểm soát những cơ sở hạ tầng ấy thì sẽ có độc quyền trên thị trường ADSL. Các công ty khác sẽ không đủ điều kiện tài chính cũng như cơ sở pháp lý để tự lập ra hệ thống cáp điện thoại và tổng đài riêng, và sẽ phải trở thành đại lý của công ty kia. Đây là tình hình của thị trường ADSL tại Úc, nơi mà công ty Telstra nắm gần như toàn bộ hệ thống cáp điện thoại và 100% các trạm chuyển ADSL ở các tổng đài. Sự độc quyền ấy hiện đang làm Internet băng thông rộng ở Úc chết dần chết mòn


Kết
Sự giới thiệu Internet băng thông rộng, hay cụ thể là ADSL ở Việt Nam sẽ thúc đẩy công nghệ thông tin cũng như nền kinh tế và giáo dục của nước ta đuổi theo các nước khác. Một điểm rất dễ nhận trong việc áp dụng ADSL trên thế giới là ở các nước châu Á (cụ thể là Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc ….), ADSL được dùng rộng rãi và có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác như Úc, Mĩ hay Tây Âu. Hi vọng Việt Nam sẽ phát triển ADSL theo con đường của các nước châu Á anh em để tạo nên cuộc cách mạng Internet trong nước, góp phần lớn hỗ trợ nền kinh tế và giáo dục đào tạo


bài post của Asturias (HVA 09/05/2003)
Nâng cấp BIOS luôn luôn bị mọi người coi là thao tác khá phức tạp và nguy hiểm vì do việc nâng cấp không thành sẽ dẫn tới việc hỏng luôn mainboard hay card màn hình. Tuy nhiên bạn chỉ cần thao tác theo các bước một cách chính xác thì việc nâng cấp BIOS không đến nỗi đáng sợ như các bạn thường nghĩ đâu. Sau đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số bước cơ bản để tự nâng cấp BIOS cho mainboard và card màn hình. Tài liệu này được đúc kết từ kinh nghiệm bản thân và sưu tầm từ các nguồn khác để phong phú hơn cho bài viết.

PHẦN THỨ NHẤT : NÂNG CẤP BIOS CHO MAINBOARD.

1/- Bước thứ nhất, phải có được phần mềm cập nhật thích hợp với mainboard.
BIOS mainboard trên thị trường hiện nay phần lớn là BIOS của công ty AWARD, một số ít main board sử dung BIOS của công ty AMI và của công ty PHOENIX. Các loại BIOS đều có phần mềm mới chuyên dùng dành cho nó, hơn nữa cũng giống như các phần mềm ứng dụng khác nó luôn luôn có các phiên bản mới ra đời. Để chắc chắn, các bạn lên các web sites của hãng sản xuất để tải về phiên bản mới nhất hoặc vào trang www.mydrivers.com để tìm cho thích hợp.
Đối với BIOS AWARD mà nói thì phần mềm để cập nhật BIOS tương ứng là awdflash.exe, đối với BIOS AMI thì phần mềm tương ứng là amiflash.exe. Tuy vậy, có một số hãng còn yêu cầu sử dụng phần mềm cập nhật chuyên dụng được cung cấp theo mainboard, tuyệt đối không được dùng lẫn lộn với nhau.

2/- Bước thứ hai, tìm file BIOS phiên bản mới nhất sử dụng cho mainboard.
Nói chung các hãng sản xuất mainboard lớn đều định kỳ tung ra các file BIOS phiên bản mới dùng để giải quyết các vấn đề tương thích của mainboard trong ứng dụng thực tế nhằm thích ứng với các hệ điều hành và các phần cứng mới. Các file BIOS là một file dữ liệu có đuôi là *.bin. Các bạn nên tải về các file này ở trang chủ của các hãng sản xuất mainboard, không nên tùy tiện tải về ở các trang khác, lỡ xảy ra vấn đề gì thì hối hận cũng đã muộn.
Lưu ý, khi tải các file này phải tải đúng phiên bản, số serial, đúng kiểu mainboard. Khi chép không được nhầm lẫn.

3/- Bước thứ ba, làm một đĩa chuyên dùng để nâng cấp.
Nâng cấp BIOS phải được thực hiện trong trạng thái DOS thực ( real DOS ) bởi vì khi khởi động Windows sẽ có 1 số chương trình khởi động và ứng dụng liên quan. Nâng cấp BIOS trong môi trường này một mặt sẽ xảy ra trường hợp lỡ như bộ nhớ trong không đủ, mặt khác sẽ do sự can thiệp của các phần cứng đưa đến việc nâng cấp thất bại.
Vì thế, phương pháp tốt nhất là dùng một đĩa mềm khởi động ở chấ độ DOS. Chú ý đĩa mềm này nhất định phải là đĩa mềm khởi động sạch, không có 2 file autoexec.abt và config.sys ( nếu có cũng được nhưng phải là nội dung trống ). Sau khi làm cho đĩa mềm này khởi động được bằng lệnh format A: /S thì copy file nhị phân chứa nội dung BIOS mới và file dùng để tác động vào BIOS ( VD : awdflash.exe ) vào đĩa mềm. Như vậy là đã làm xong đĩa chuyên dùng để nâng cấp BIOS. Lưu ý, phải kiểm tra đĩa mềm này không bị lỗi vật lý để tránh phiền phức về sau.

4/- Bước thứ tư, cài đặt flash ROM ở trạng thái có thể ghi vào.
Trên một số mainboard có 1 cái jump dùng để cài đặt trạng thái read only/write của BIOS. Điều này chủ yếu là nhằm phòng ngừa sự phá hoại của virus CIH. Do đó trước khi nâng cấp BIOS, bạn phải cài đặt cho cái jump này về vị trí write. Ngoài ra trên một số main board thì tính năng này được thiết lập bằng thông số trong chương trình BIOS.
Tiếp theo, bạn vào trong giao diện cài đặt BIOS, mục chọn CMOS Chipset Feature Setup cài đạt 2 thông số System Bios Cacheable và Video Cacheable là Disabled để quá trình cập nhật BIOS không gặp trở ngại.

5/- Bước thứ năm : tiến hành nâng cấp BIOS.
Trên thực tế, thời gian cần thiết để nâng cấp BIOS khoảng 40 giây nhưng thời gian này có tầm quan trọng rất lớn, hỏng main board không phải là chuyện nhỏ và đa phần đều rơi vào trong thời khắc quan trọng này. Các bạn lần đầu tiên nâng cấp BIOS nhất định phải hiểu rõ các bước dưới đây. Ở đây mình tạm lấy Award BIOS làm ví dụ cụ thể.

a). Dùng đĩa chuyên dùng đã tạo để khởi động máy tính ở trạng thái DOS thực. Cũng có bạn muốn khởi động từ đĩa cứng nhưng tôi không khuyến khích vì biết đâu trên đĩa cứng đã nhiễm virus.

b). Chạy chương trình awdflash.exe trên đĩa mềm. Chương trình sẽ kiểm tra và hiển thị version hiện thời của BIOS và các thông tin liên quan. Trong phần “File name to Program” bạn đưa vào tên của file nhị phân cần cập nhật version mới cho BIOS, Enter xác nhận.

c). Chương trình sẽ hỏi bạn có cần lưu lại BIOS cũ không, lời khuyên của tôi dành cho các bạn là nên lưu lại cho an toàn vì biết đâu chúng ta sẽ gặp sự cố đáng tiếc trong quá trình thực hiện. Sau khi gõ vào “Y” để xác nhận lưu file BIOS cũ, đặt một tên mới cho file ( nên đặt tên trùng với version của BIOS cũ cho dễ nhớ ). Lúc này, chương trình sẽ lưu file vào đĩa mềm, bạn hãy kiên nhẫn chờ cho quá trình hoàn tất rồi mới thực hiện tiếp.

d). Sau khi hoàn tất việc lưu BIOS cũ, chương trình yêu cầu bạn xác nhận xem bạn có thật sự muốn đổi mới BIOS hiện tại hay không. Sau khi xác nhận “Y” công việc nâng cấp BIOS chính thức bắt đầu. Đây có thể là khoảng thời gian kinh khủng nhất. Lúc này bạn phải ngồi cầu nguyện cho đừng bị cúp điện vì nếu như vậy thì BIOS của bạn sẽ bị hỏng hoàn toàn. Nếu có điều kiện thì bạn nên trang bị UPS nhằm hạn chế rủi ro trong thời khắc này.
Trong quá trình nâng cấp BIOS, chúng ta có thể nhìn thấy 1 dãy đường tiến độ nhấp nháy không ngừng và kéo dài ra phía sau. Đấy là thanh hiển thị quá trình và tốc độ việc nâng cấp.

e). Khoảng 30 giây thì quá trình nâng cấp BIOS sẽ hoàn thành, rất nhanh phải không các bạn. Tiếp theo chương trình sẽ yêu cầu bạn chọn F1 để khởi động lại máy tính hay F10 để quay trở về DOS. Đến đây bạn nên chọn F1 để khởi động lại máy tính.

f). Đến đây, nếu máy tính khởi động bình thường thì bạn được quyền thở phào nhẹ nhõm, công việc đã hoàn tất. Bạn lưu ý ngày và version của BIOS khi khởi động, nếu đã có thay đổi là xong. Bạn vào giao diện setup CMOS để cài đặt lại các thông số là được.

6/- Bước thứ sáu : thiết lập lại trạng thái Read Only cho BIOS.
Đây là quá trình nên làm để “ông cố” CIH không còn đường phá hoại BIOS được. Các bạn đừng quên bước này để khỏi phải hối hận về sau.


Trên đây là các bước cơ bản để nâng cấp BIOS cho mainboard. Tuy nhiên đây cũng là một thao tác nâng cấp cực kỳ nguy hiểm, nếu không cẩn thận sẽ gây nên hậu quả khó lường. Do đó bạn nên thêm vào một số tham số liên quan cần thiết để khi cập nhật BIOS thất bại, chỉ cần không hỏng cụm dẫn đường Boot Block trong BIOS là có thể áp dụng phương pháp sửa chữa để cứu vãn tình thế.

CÁC THAM SỐ CỦA FILE AWDFLASH.EXE

/? Hiển thị giúp đỡ ( Help )
/PY Tự động hoàn thành nhiệm vụ cập nhật BIOS
/sy Tự động lưu trữ dữ liệu BIOS cũ vào file
/sb Khi cập nhật BIOS buộc phải nhảy qua module Boot Block
/cp Sau khi cập nhật BIOS thì vừa cắm vừa sử dụng ngay PnP (ESCD)
/cd Sau khi cập nhật BIOS thì làm sạch dữ liệu DMI
/cc Sau khi cập nhật BIOS thì cập nhật dữ liệu CMOS
/R Sau khi kết thúc cập nhật BIOS, tự động khởi động lại.
/Pn Không chạy chương trình nâng cấp.
/sn Không lưu trữ dữ liệu BIOS
/sd Lưu trữ dữ liệu DMI vào file
/cks Khi cập nhật BIOS, hiển thị quá trình đối chiếu dữ liệu trong file lưu trữ
/tiny Chỉ chiếm dụng ít ROM
/E Sau khi cập nhật BIOS, tự động quay trở lại DOS
/F Khi cập nhật, sử dụng lại file dữ liệu BIOS cũ

PHẦN THỨ HAI : XỬ LÝ SAU KHI NÂNG CẤP BIOS THẤT BẠI

Do nâng cấp Bios có tính mạo hiểm nhất định cho nên các công ty sản xuất phần cứng thường không chịu trách nhiệm về hậu quả xấu do nâng cấp Bios gây ra. Trước khi nâng cấp, các bạn nên xem xét thật kỹ lưỡng và cân nhắc cẩn thận.
Thất bại ở đây chủ yếu là sau khi nâng cấp, hệ thống không thể khởi động được, đặc biệt là không có tín hiệu hiển thị. Lúc này, các bạn cũng không nên bi quan, chúng ta vẫn còn một số cách để cứu vãn tình hình. Các bạn có thề áp dụng một trong các phương pháp sau để khôi phục Bios bị hỏng.

1/- Phương pháp thứ nhất : thay chíp Bios mới.
Phương pháp này xem ra có vẻ tương đối nhẹ nhàng nhưng khi thực hiện sẽ nảy sinh một số khó khăn nhất định. Khi đó, các bạn phải tìm sự giúp đỡ của các hãng sản xuất. Tuy nhiên không phải hãng sản xuất main board nào cũng sẵn sàng hỗ trợ cho chúng ta trong trường hợp hỏng main board do quá trình nâng cấp Bios gây ra. Cho dù họ có đồng ý đưa cho chúng ta 1 con chip Bios mới thì “ nước xa không cứu được lửa gần “. Tuy vậy cũng không phải là hết cách, các bạn có thể mua 1 con chip Bios chưa ghi dữ liệu, hỏi mượn của bạn bè hay những người có loại main board giống như của chúng ta con chip Bios rồi đem nhờ những nơi có phương tiện ghi ROM để sao chép chúng. Phương pháp này cũng hơi khó thực hiện vì trên thị trường có rất nhiều chủng loại main board khác nhau.

2/- Phương pháp thứ hai : lợi dụng Boot Block để khôi phục.
Có một số main board, thường là các main board dùng chíp Bios của Award có một khối dẫn đường ( Boot Block ). Khi nâng cấp Bios thì vẫn còn được bảo tồn. Cũng có một số main board khi nâng cấp Bios sẽ hỏi chúng ta có muốn ghi đè vào vùng dẫn đường này hay không ( Update Bios Including Boot Block and ESCD ). Để cho chắc ăn thì thường chúng ta chọn “No” trong các trường hợp này phòng khi bất trắc xảy ra. Chúng ta có thể lợi dụng nó để khôi phục Bios cũ trong trường hợp xấu nhất xảy ra.
Boot Block trong Bios chỉ hỗ trợ những phần cứng cơ bản nhất như ổ đĩa mềm và VGA card loại ISA. Trong trường hợp VGA cars của bạn là AGP hay PCI thì chúng ta chỉ có thể làm liều mà thôi. Nếu bạn không nắm vững thao tác cũng có thể làm sẵn 1 đĩa khôi phục khẩn cấp như sau : copy 2 files awdflash.exe và *.bin, tạo file autoexec.bat với nội dung như sau : “A:\awdflash.exe *.bin /sn/py”. Trong đó, file *.bin là file Bios cũ, tham số /sn và /py mình đã nói rõ các bạn nên xem lại bài trước. Các bạn cũng cần phải lưu ý 1 điều là chương trình adwflash.exe sau phiên bản 7.0 hiện nay mặc nhiên thừa nhận việc cập nhật luôn cả phần Boot Block cho nên các bạn nên dùng tham số /sb trong quá trình nâng cấp Bios để bỏ qua Block này. Có thể nói đây chính là tuyệt chiêu của Bios Award.

3/- Phương pháp thứ ba : đây cũng là phương pháp mạo hiểm nhất. Đấy chính là cắm – rút nóng.
Thường có một số cao thủ tiến hành sửa chữa Bios choi main board bằng cách cắm, rút nóng chíp. Chủ yếu là tìm 1 main board giống như cái main board bị hư Bios, sau đó gỡ con chip Bios đang hoạt động cắm vào main có Bios bị hư. Dùng đĩa mềm để khởi động, vẫn để nguyên nguồn cung cấp điện cho main board, dùng một dụng cụ tháo chíp để gỡ chíp Bios tốt ra rồi cắm chip Bios bị hỏng vào. Dùng chương trình awdflash.exe để khôi phục lại chip Bios.
Muốn thực hiện phương pháp này thì trong mục Bios Features Setup bạn phải Enable tất cả các phần ánh xạ ROM mà điểm mấu chốt nhất là mục System Bios Cacheable của CMOS Setup phải là Enable. Lúc này mã chương trình nguồn của chip Bios tốt đã được ánh xạ hoàn toàn vào RAM. Khi đó hệ điều hành sẽ đọc nội dung của Bios từ trong RAM để hỗ trợ sự vận hành của máy tính, hệ thống không xảy ra sự rối loạn nào mặc dù khi đó ta đã cắm con chip Bios hỏng vào và rút chip Bios tốt ra khỏi máy.

4/- Phương pháp thứ tư : dùng bộ lập trình để ghi vào chip.
Phương pháp này là phương pháp đáng tin cậy nhất nhưng lại không dành cho các tay mơ. Các bạn có thể dùng phương pháp này bạn áp dụng gần giống như phương pháp thứ nhất. Nhược điểm của phương pháp này là bạn phải có bộ đọc ghi chip tương ứng ( không phải ai cũng có thể có được ) và phải có 1 thư viện file nhị phân chứa nội dung Bios tốt.
Phương pháp này có thể áp dụng cho hầu hết tất cả các loại chip Bios cho tất cả các loại main và thường được các tech sử dụng nhiều.

bài post của congbao (HVA 24/01/2004)

ghet_em wrote:
TKS bạn rất nhiều. Diễn đàn mới mở lại nên rất cần những bài tâm huyết như của bạn. Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn và mong nhận được nhiều quan tâm đóng góp của bạn để diễn đàn ngày càng phong phú và bổ ích hơn xưa.
PS : Cho tớ hỏi bạn có phải là Trương béo ngày xưa không nhỉ smilie 

à, đúng rồi, smilie hồi trước em thích cái nick truongbeo nên đi đâu cũng reg nick đó. Giờ chán nick đó lắm rồi nên đổi, bây giờ đi đâu cũng reg nick batdoi. mà thực ra truongbeo=Trường béo 8) , không phải Trương béo smilie
mà sao anh biết nhỉ?
 
Go to Page:  Page 2 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|