banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Forum Index Thảo luận việc định hướng Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài  XML
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 29/03/2011 16:28:10 (+0700) | #1 | 234219
[Avatar]
quangteospk
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 20/10/2009 04:05:30
Messages: 123
Offline
[Profile] [PM]
Xin chào mọi người, đây là lần đầu post bài có gì sai sót mong mọi người chỉ bảo thêm cho.

Hiện tại mình đang là sinh viên năm 3 chuyên ngành mạng máy tính.

Trong thời gian này mình có cơ hội đc thầy trưởng bộ môn mạng tạo cơ hội cho tìm hiểu về tưởng lửa Linux. Vấn đề này làm mình rất thích thú. Mình cũng có hỏi thầy về nhận định của thầy về tương lai hệ điều hành Linux ở VN, và cơ hội cho những nhà quản trị trên Linux ở VN. Thầy có nói mình là đừng tự bó buộc bản thân ở trong nước, hãy tìm những cơ hội ở bên ngoài và nghĩ tới cơ hội làm việc ở nước ngoài.

Sau khi nghe thầy nói thì mình có mấy thắc mắc, mong các bạn, các anh ai có kinh nghiệm thì có thể chia sẻ với mình nhé.

+ Nhận định của mọi người về công việc quản trị Linux ở VN, liệu theo hướng này thì cơ hội việc làm là ở những doanh nghiệp nào.
+ Đối với ngành mạng máy tính có nên học cao hơn nữa không.
+ Các quốc gia trên thế giới mà mình có thể xin học bổng hay học tập để nâng cao kiến thức về chuyên ngành này ( tại mình suy nghĩ ngành mạng máy tính là ngành thực nghiệm, áp dụng những công nghệ có sẵn nên mình cho rằng ngành này học cao hơn hay không thấy nó không quan trọng)

Mong được sự tư vấn của mọi người.
Jazz
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 29/03/2011 19:08:44 (+0700) | #2 | 234236
Ar0
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 14/01/2011 23:20:26
Messages: 165
Offline
[Profile] [PM]
+ Nhận định của mọi người về công việc quản trị Linux ở VN, liệu theo hướng này thì cơ hội việc làm là ở những doanh nghiệp nào.  

Theo tớ thì làm việc cho một doanh nghiệp nào đi nữa thì lúc nào doanh nghiệp cũng chú trọng đến tính hiệu quả, và quan trọng nữa là kinh phí. Nếu xây dựng hệ thống mạng trong các doanh nghiệp mà ứng dụng các sản phẩm mã nguồn mỡ thì dĩ nhiên là chi phí sẽ thấp hơn rất nhiều, và hiệu quả cũng rất cao nếu người quản trị có am hiểu về hệ thống mình xây dựng. Còn nếu áp dụng Windows thì chi phí sẽ cao hơn, trừ trường hợp các system admin cố ý dùng lụi (trường hợp này không phải là ít đâu nhe). Nói chung thì Linux hay Windows cũng vậy, tuỳ vào trong System Administrator quyết định thôi, nếu có thể triển khai và quản lí tốt trên nền Linux, cứ tiếp tục.
Đối với ngành mạng máy tính có nên học cao hơn nữa không. 

Không biết bạn học bây giờ đến đâu, nhưng theo tớ còn khả năng thì cứ còn học. Học càng nhiều thì càng giúp ích cho công việc nhiều hơn thôi. Hiện nay tớ không theo IT, nhưng vì đam mê nên vẫn học IT, cụ thể là network và tớ thấy còn rất nhiều điều phải học.
tại mình suy nghĩ ngành mạng máy tính là ngành thực nghiệm, áp dụng những công nghệ có sẵn nên mình cho rằng ngành này học cao hơn hay không thấy nó không quan trọng 

Mong bạn đừng nghĩ rằng việc setup các system linux, bảo mật bằng firewall hay là quản lí nó tốt là chúng ta đã thực sự giỏi trong ngành mạng máy tính, thực sự là không phải vậy. Trích lại 3 câu hỏi của anh conmale từng hỏi trong forum, cậu không dùng google thử trả lời xem nhé:
1) Đối với TCP, FIN và RST khác nhau ở những điểm nào?
2) Tại sao tình trạng "man in the middle" có thể xảy ra với giao thức TCP?
3) Thành phần nào quan trọng nhất cho việc inject một TCP packet vào một luồng dữ liệu đang chuyển gởi giữa 2 đầu client / server? 

Tớ tin là trong quá trình tìm câu trả lời, cậu sẽ nhận ra thêm nhiều thứ cần phải học. Và quan trọng, ngành mạng máy tính đúng là một ngành thực nghiệm như cậu nói, nhưng không có nghĩa là nó chỉ "áp dụng công nghệ", mà còn là "nghiên cứu sáng tạo ra công nghệ mới". Để học và thực sự am hiểu đến mức giải thích những điều sau đây cũng không phải là dễ đâu
Code:
http://www.procul.org/blog/2010/10/13/1-byte/
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 31/03/2011 10:15:16 (+0700) | #3 | 234316
[Avatar]
quangteospk
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 20/10/2009 04:05:30
Messages: 123
Offline
[Profile] [PM]
Cám ơn ý kiến cuAr0rr0. Mình vẫn mong nhận được nhiều hơn ý kiến của mọi người nữa..

Về doanh nghiệp, thì mình có đọc trong diễn đàn này có ai chia sẻ là các ngân hàng và bảo hiểm họ thường sử dụng máy chủ chạy Red Hat. Ý mình là ngoài ngân hàng và bảo hiểm thì nhưng doanh nghiệp loại nào thường sử dụng nhiều. (doanh nghiệp nhà nước, các trường ĐH, các công ty điện lực, kinh doanh....)

Còn 3 câu hỏi của conmale thì rất tiếc trước khi coi bài này mình đã "lỡ" coi trước mất câu trả lời rồi. Tuy là vậy nhưng mình cũng không hiểu rõ cho lắm những câu trả lời đó. Ở trường của mình thì ngành mạng máy tính có phần yếu thế hơn công nghệ phần mềm. Vì đến năm 3 tụi mình mới đc tiếp xúc với một môn đâu tiên ( môn Mạng căn bản ). Nhưng theo mình thì xét cho cùng sự học cũng là do đam mê, sớm hay muộn cứ đam mê rồi mọi thứ sẽ dễ dàng. ^^


Mọi người vào xem rất nhiều, ai có kinh nghiệm hay thắc mắc như mình có thể chia sẻ cho mình với nhé, và đặc biệt rất muốn nghe góp ý của anh conmale

Thân
Jazz
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 31/03/2011 11:16:53 (+0700) | #4 | 234321
[Avatar]
conmale
Administrator

Joined: 07/05/2004 23:43:15
Messages: 9353
Location: down under
Offline
[Profile] [PM]

quangteospk wrote:
Xin chào mọi người, đây là lần đầu post bài có gì sai sót mong mọi người chỉ bảo thêm cho.

Hiện tại mình đang là sinh viên năm 3 chuyên ngành mạng máy tính.

Trong thời gian này mình có cơ hội đc thầy trưởng bộ môn mạng tạo cơ hội cho tìm hiểu về tưởng lửa Linux. Vấn đề này làm mình rất thích thú. Mình cũng có hỏi thầy về nhận định của thầy về tương lai hệ điều hành Linux ở VN, và cơ hội cho những nhà quản trị trên Linux ở VN. Thầy có nói mình là đừng tự bó buộc bản thân ở trong nước, hãy tìm những cơ hội ở bên ngoài và nghĩ tới cơ hội làm việc ở nước ngoài.
 

Thầy của em khuyến khích một điểm rất quan trọng đó là khuyến khích tạo điều kiện mở rộng tầm nhìn và kiến thức. Nước Nhật sau đệ nhị thế chiến là một nước tan nát nhưng cho đến thập niên 60' của thế kỷ 21, họ trở thành một cường quốc thế giới. Cho đến thập niên 70', Nhật nằm trong danh sách 5 cường quốc đứng đầu thế giới. Liên tiếp nhiều năm, Nhật giữ vị trí thứ nhì (sau Mỹ) về mặt kinh tế và công nghệ. Tại sao họ được như vậy? Đó là do phần lớn sau đệ nhị thế chiến, dân Nhật đi khắp thế giới để học học và quay về xây dựng lại đất nước của họ. Tất nhiên Nhật phát triển nhanh như vậy còn phụ thuộc vào những yếu tố quan trọng khác.

quangteospk wrote:

Sau khi nghe thầy nói thì mình có mấy thắc mắc, mong các bạn, các anh ai có kinh nghiệm thì có thể chia sẻ với mình nhé.

+ Nhận định của mọi người về công việc quản trị Linux ở VN, liệu theo hướng này thì cơ hội việc làm là ở những doanh nghiệp nào.
 

CNTT ở VN bùng phát từ hồi 2000-2005 nhưng càng lúc càng chậm lại bởi vì thiếu định hướng chiến lược và thiếu áp dụng + mở rộng trên bình diện vĩ mô. Hầu hết các giải pháp CNTT là để phục vụ những nhu cầu nhất thời của doanh nghiệp. Trước khi Linux xuất hiện ở VN, Microsoft và những sản phẩm trên Windows đã trở nên phổ biến và quen thuộc cho nên Linux luôn luôn là chọn lựa hạn chế vì thiếu chuyên viên. Tệ hơn nữa, chính phủ không có chính sách thiết thực và mạnh mẽ nâng đỡ và đẩy mạnh phát triển Linux cho nên, dù nhiều nhóm "open source" cổ suý Linux mọc lên trong khoảng 2000 - 2010 nhưng dần dần "rụng" hết. Linux hiện nay chỉ được dùng rất hạn chế ở VN, chủ yếu những nhóm chuyên kỹ thuật sử dụng Linux ngoài ra chẳng mấy doanh nghiệp thật sự khuyến khích và sử dụng Linux (và open source).

Nếu không có chính sách và đường hướng nâng đỡ Linux và open source trong thời gian tới, có lẽ công việc quản trị hệ thống Linux ở VN rất hạn chế.

quangteospk wrote:

+ Đối với ngành mạng máy tính có nên học cao hơn nữa không.
 

"Mạng máy tính" có lẽ là "computer networking" theo tiếng Anh chỉ cho một hệ thống có nhiều máy tính, thiết bị, dịch vụ.... Mức độ "học cao" cần được xác định "thế nào là cao" thì mới có câu trả lời là nên "học cao hơn" hay không. Với hoàn cảnh ở VN hiện nay, khả năng áp dụng kỹ thuật máy tính vào môi trường doanh nghiệp, giáo dục, sản xuất một cách hữu hiệu và thực tế là việc cần làm nhất. Nếu "học cao" có thể giúp nâng cao tính thực tế và hữu hiệu của việc "điện toán hoá" thì rất nên học cao. Còn nếu "học cao" chỉ dừng lại ở chỗ có cái bằng thật kêu thì có lẽ không nên.

quangteospk wrote:

+ Các quốc gia trên thế giới mà mình có thể xin học bổng hay học tập để nâng cao kiến thức về chuyên ngành này ( tại mình suy nghĩ ngành mạng máy tính là ngành thực nghiệm, áp dụng những công nghệ có sẵn nên mình cho rằng ngành này học cao hơn hay không thấy nó không quan trọng)

Mong được sự tư vấn của mọi người. 

Quy chế học bổng ở các nước đã phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, Úc.... cũng có nhưng không nhiều. Trung bình mỗi năm có chừng hơn 1000 xuất học bổng và không đủ đáp ứng nhu cầu dược đào tạo của sinh viên học sinh ở VN. Bởi vậy, có rất nhiều gia đình tự xoay xở cho con đi du học nhưng số du học sinh đi ra nước ngoài lại không đi học mà đâm đầu đi làm để kiếm ít tiền thì rất nhiều. Đây là những vấn nạn rất khó giải quyết.

Nói tóm lại, VN nên có chính sách rất cụ thể, rất thực tế và rất xác thực để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, sản xuất và giáo dục. Nếu không, sẽ không phát triển được CNTT và không đẩy được "điện toán hoá". Nhân lực và thị trường công việc thuộc ngành CNTT sẽ bị chậm chạp và thiếu cân bằng.
What bringing us together is stronger than what pulling us apart.
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 31/03/2011 14:27:54 (+0700) | #5 | 234328
dungvnit
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 18/03/2011 02:12:58
Messages: 7
Location: hai duong
Offline
[Profile] [PM] [Email] [Yahoo!]
Bài viết rất hay của bác Admin,e cũng học được mở rộng tầm nhìn
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 01/04/2011 22:20:28 (+0700) | #6 | 234415
[Avatar]
St Konqueror
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 08/12/2007 00:47:39
Messages: 229
Offline
[Profile] [PM]

conmale wrote:
...
dù nhiều nhóm "open source" cổ suý Linux mọc lên trong khoảng 2000 - 2010 nhưng dần dần "rụng" hết. Linux hiện nay chỉ được dùng rất hạn chế ở VN, chủ yếu những nhóm chuyên kỹ thuật sử dụng Linux ngoài ra chẳng mấy doanh nghiệp thật sự khuyến khích và sử dụng Linux (và open source). 


Đọc xong mấy chữ màu đỏ của chú conmale, /me đỏ bừng mặt quay đi vì xấu hổ. smilie
Hehe
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 01/04/2011 22:50:18 (+0700) | #7 | 234417
[Avatar]
thuongquoc
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 24/12/2010 05:56:50
Messages: 20
Offline
[Profile] [PM]

conmale wrote:
Tệ hơn nữa, chính phủ không có chính sách thiết thực và mạnh mẽ nâng đỡ và đẩy mạnh phát triển Linux.
Nếu không có chính sách và đường hướng nâng đỡ Linux và open source trong thời gian tới, có lẽ công việc quản trị hệ thống Linux ở VN rất hạn chế.
 

Quá chính xác. Vài năm trước họ phát động rầm rộ, báo chí liên tục viết bài về FOSS đặc biệt là Linux. Rất nhiều kinh phí đã được chi cho việc phổ cập kiến thức Linux nhưng đâu cũng vào đấy. Phần mềm nguồn đóng và bẻ khoá là lựa chọn số 1.
Luật sở hữu trí tuệ về CNTT không được siết chặt, các cơ quan không chuyển sang dùng FOSS... là những lý do khiến FOSS kém phát triển ở Việt Nam.
Tin tức Linux tiếng Việt - www.linuxnews.vn
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 02/04/2011 09:30:42 (+0700) | #8 | 234425
[Avatar]
St Konqueror
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 08/12/2007 00:47:39
Messages: 229
Offline
[Profile] [PM]

thuongquoc wrote:

conmale wrote:
Tệ hơn nữa, chính phủ không có chính sách thiết thực và mạnh mẽ nâng đỡ và đẩy mạnh phát triển Linux.
Nếu không có chính sách và đường hướng nâng đỡ Linux và open source trong thời gian tới, có lẽ công việc quản trị hệ thống Linux ở VN rất hạn chế.
 

Quá chính xác. Vài năm trước họ phát động rầm rộ, báo chí liên tục viết bài về FOSS đặc biệt là Linux. Rất nhiều kinh phí đã được chi cho việc phổ cập kiến thức Linux nhưng đâu cũng vào đấy. Phần mềm nguồn đóng và bẻ khoá là lựa chọn số 1.
Luật sở hữu trí tuệ về CNTT không được siết chặt, các cơ quan không chuyển sang dùng FOSS... là những lý do khiến FOSS kém phát triển ở Việt Nam. 


Hehe, đúng là như vậy. Thành ra rất hy vọng thế hệ trẻ như bạn thuongquoc có thể làm được gì đó... "hoành tráng" hơn cho cộng đồng FOSS. Cái chính mà cộng đồng cần là sức trẻ và nhiệt huyết. smilie
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 02/04/2011 10:12:15 (+0700) | #9 | 234431
[Avatar]
thuongquoc
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 24/12/2010 05:56:50
Messages: 20
Offline
[Profile] [PM]

St Konqueror wrote:

Hehe, đúng là như vậy. Thành ra rất hy vọng thế hệ trẻ như bạn thuongquoc có thể làm được gì đó... "hoành tráng" hơn cho cộng đồng FOSS. Cái chính mà cộng đồng cần là sức trẻ và nhiệt huyết. smilie 

Anh Konqueror quá lời rồi. Em chỉ là dân "ăn theo" mấy anh thôi smilie.
Theo em hiện tại để tỉ lệ người dùng FOSS tăng và fan Linux trên Destop nhiều chỉ còn cách vào "tiêm nhiễm" cho sinh viên CNTT và các ngành khác ở các trường Đại học như em bị anh với anh Tuấn "dụ dỗ" vậy đó smilie. Giờ hư luôn rồi. smilie
Tin tức Linux tiếng Việt - www.linuxnews.vn
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 02/04/2011 12:43:44 (+0700) | #10 | 234440
[Avatar]
tmd
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 28/06/2006 03:39:48
Messages: 2951
Offline
[Profile] [PM]
Phong trào và ý thức. Ý thực nặng hơn phong trào.
3 giai đoạn của con... người, ban đầu dek biết gì thì phải thăm dò, sau đó biết rồi thì phải thân thiết, sau cùng khi quá thân thiết rồi thì phải tình thương mến thương. Nhưng mà không thương được thì ...
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 02/04/2011 16:41:58 (+0700) | #11 | 234462
[Avatar]
quangteospk
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 20/10/2009 04:05:30
Messages: 123
Offline
[Profile] [PM]
"Nếu "học cao" có thể giúp nâng cao tính thực tế và hữu hiệu của việc "điện toán hoá" thì rất nên học cao. Còn nếu "học cao" chỉ dừng lại ở chỗ có cái bằng thật kêu thì có lẽ không nên."


Em đọc khá nhiều bài của anh, và cũng "thấm" nhiều tư tưởng của anh. Em nghĩ với những sinh viên năm 1, hoặc có thể 2 thì việc học nên tập trung vào kiến thức. Nhưng như em bây giờ thì việc học cao nhằm vào mục đích giỏi hơn để kiếm được nhiều tiền hơn. Nghe có vẻ thực dụng nhưng cuối cùng việc học cũng là mục đích kiếm tiền và nâng cao cuộc sống hơn.

Còn học bổng hay cái gì đại loại thế. Ý em muốn hỏi ở đây là dạng học bổng ngắn hạn. Em có biết một anh học Điện tử viễn thông, khi ra trường nhận được một cái "tạm gọi" là học bổng của SK-Telecom. Chỉ 6 tháng thôi nhưng anh ý nói là nó rất hiệu quả cho công việc. Bởi dù nói gì thì các trường ĐH ở Việt Nam vẫn thiên về lí thuyết và sinh viên ít có cơ hội tiếp cận công việc ngay từ khi còn trên ghế giảng đường.


Cũng giống Thuongquoc. Nếu để phổ cập Linux chắc chỉ có nước "tiêm nhiễm" vào sinh viên mà thôi, nhất là sinh viên CNTT
Jazz
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 02/04/2011 22:28:21 (+0700) | #12 | 234484
[Avatar]
thuongquoc
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 24/12/2010 05:56:50
Messages: 20
Offline
[Profile] [PM]

quangteospk wrote:

Em đọc khá nhiều bài của anh, và cũng "thấm" nhiều tư tưởng của anh. Em nghĩ với những sinh viên năm 1, hoặc có thể 2 thì việc học nên tập trung vào kiến thức. Nhưng như em bây giờ thì việc học cao nhằm vào mục đích giỏi hơn để kiếm được nhiều tiền hơn. Nghe có vẻ thực dụng nhưng cuối cùng việc học cũng là mục đích kiếm tiền và nâng cao cuộc sống hơn.
 

Mình cũng quan niệm thế. Chung qui lại sau khi học xong chỉ để đi phục vụ nhu cầu của hội. Nhưng mình nghĩ thế này, học để có kiến thức và học để kiếm tiền gần giống nhau, không khác nhau lắm. Vì loại giỏi ¨đẹp¨ hơn loại khá, người vững kiến thức chuyên ngành được ưu đãi hơn người không vững, hạn chế trong chuyên môn. smilie
Tin tức Linux tiếng Việt - www.linuxnews.vn
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 03/04/2011 10:50:27 (+0700) | #13 | 234507
mrro
Administrator

Joined: 27/12/2001 05:07:00
Messages: 745
Offline
[Profile] [PM]
mình có đứa em, bán quần áo trên 5giay, mỗi năm thu nhập tầm khoảng 800 triệu đến 1 tỉ. hi hi mình đi làm hơn tám năm, kinh nghiệm, kiến thức, quan hệ có thể xem là tốt hơn so với mặt bằng chung, nhưng mà muốn có kiếm 100 triệu/tháng bằng công việc chuyên môn thuần tuý thì không hề đơn giản, bởi vì ít có cty nào trả mức lương đó, thành ra phải làm nhiều việc cùng lúc.

hiện tại thì ổn hơn, tự vì ở nơi mình đang làm việc, họ trả lương xứng đáng với năng lực chuyên môn, thành ra không cần phải "tay trong tay ngoài" nữa. thành ra nếu bạn nào muốn có được một thu nhập tốt trong ngành máy tính, thì nên nghĩ đến việc ra nước ngoài làm việc.

còn như ở VN, có nhiều bạn thấy anh A, anh B làm việc trong ngành máy tính, mua được nhà cửa xe cộ này nọ thì đừng tưởng nhầm rằng thu nhập đó là do công việc chuyên môn. thiệt ra hầu hết các anh đó đã ngừng làm kỹ thuật từ lâu, mà chuyển qua làm quản lý, kinh doanh, rồi kiếm tiền từ vị trí và quan hệ.

thành ra nếu đặt mục tiêu là kiếm nhiều tiền hơn thì mình có lời khuyên là nên học những ngành tài chính, ngân hàng, kinh doanh hoặc thậm chí là không cần học, chịu khó làm ăn buôn bán nhỏ, quần áo, giày dép, hàng điện tử, chắc chắn sẽ kiếm nhiều tiền hơn, nhanh hơn và dễ hơn so với làm kỹ sư máy tính.

vậy có nên học cao và học cao để làm gì? hi hi đây là hai câu hỏi thú vị và quan trọng.

cá nhân mình thì ủng hộ việc học, đơn giản vì... sướng. học cao hiểu rộng, đi cùng với thế giới, thấu hiểu bản chất của sự vật sự việc, tiếp cận và nếu được thì sáng tạo và đóng góp vào kho tàng tri thức nhân loại... là những niềm hạnh phúc lớn lao mà bao nhiêu tiền cũng không thể mua được.

hãy nghe anh Đàm Thanh Sơn mô tả về hạnh phúc của anh ấy khi hiểu được cơ học lượng tử:

Đàm Thanh Sơn wrote:

Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên mình thực sự hiểu được cơ học lượng tử là lúc tôi học năm thứ 3 đại học. Sau đó trong một vài ngày, tôi đi ngoài đường với trạng thái lâng lâng, nhìn những khuôn mặt của những người đi trên đường và nghĩ: những con người kia phần lớn là những người bất hạnh, vì họ cũng như mình vài ngày trước đây không hiểu gì về bản chất lượng tử của thế giới. Cảm giác đó đã qua từ lâu, nhưng tôi nghĩ trong tương lai gần, nếu không phải là ngay bây giờ, một con người được giáo dục toàn diện phải biết những khái niệm cơ bản của cơ học lượng tử, cũng như ai cũng biết đến ba định luật của Newton, hay nguồn gốc phân tử của tính di truyền. Đó là vì không biết các định luật lượng tử thì khó thưởng thức được một phần cái Đẹp của thế giới quanh ta, cái đẹp ở mức nguyên tử.
 


thế giới bao la rộng lớn và còn rất rất nhiều cái đẹp...

-m
http://tinsang.net

TetCon 2013 http://tetcon.org

Làm an toàn thông tin thì học gì?/hvaonline/posts/list/42133.html
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 03/04/2011 11:52:48 (+0700) | #14 | 234509
[Avatar]
quanta
Moderator

Joined: 28/07/2006 14:44:21
Messages: 7265
Location: $ locate `whoami`
Offline
[Profile] [PM]

mrro wrote:

...
thành ra nếu đặt mục tiêu là kiếm nhiều tiền hơn thì mình có lời khuyên là nên học những ngành tài chính, ngân hàng, kinh doanh hoặc thậm chí là không cần học, chịu khó làm ăn buôn bán nhỏ, quần áo, giày dép, hàng điện tử, chắc chắn sẽ kiếm nhiều tiền hơn, nhanh hơn và dễ hơn so với làm kỹ sư máy tính.
 

Vẫn phải học chứ mrro, mà có khi còn học nhiều là đằng khác. Đâu phải cứ có tí vốn là đi buôn bán ngay được và không phải cứ nhảy sang kinh doanh là kiếm được tiền nhiều hơn, nhanh hơn.
Let's build on a great foundation!
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 03/04/2011 21:14:27 (+0700) | #15 | 234552
Ar0
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 14/01/2011 23:20:26
Messages: 165
Offline
[Profile] [PM]
Bạn nào bảo theo ngành kinh tế không cần học nhiều là sai lầm trầm trọng. Dĩ nhiên trong HVA này thì chủ yếu là dân kĩ thuật nên sẽ khó mà mang lĩnh vực khác vào nói cho thấu đáo, giống như giờ mở một topic về BoF để chỉ ra sự nguy hiểm tiềm tàng của software ở một diễn đàn về bất động sản hay chứng khoáng là đều không thể.

Nhưng bản thân tớ tin rằng dù theo bất kì ngành nghề nào cũng phải học và làm việc, cũng cần phải có kiến thức và kinh nghiệm. Bản thân tớ thấy và nhận ra rằng theo kinh tế, kinh nghiệm thương trường quan trọng, nhưng kiến thức cũng quan trọng không kém, sỡ dĩ vì vậy mà mấy cái môn như Tâm lý quản lí mới ra đời. Trong kinh tế cũng có rất nhiều định luật, sơ đồ, mô hình, các "hệ thống", quản lí rủi ro, ... Cũng có những "tut" này tut nọ, cũng có ... "script kid", đó là các bạn nghĩ rằng cứ làm một gánh hàng và thuê chỗ nào đó để bán là cứ từ từ ... giàu :-p
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 04/04/2011 03:20:23 (+0700) | #16 | 234583
mrro
Administrator

Joined: 27/12/2001 05:07:00
Messages: 745
Offline
[Profile] [PM]
hi hi mình không nói là nếu học tài chính, ngân hàng, kinh doanh, quản lý thì không phải học. mình chỉ nói là nếu làm ăn buôn bán nhỏ thì chẳng cần phải học hành gì nhiều.

-m
http://tinsang.net

TetCon 2013 http://tetcon.org

Làm an toàn thông tin thì học gì?/hvaonline/posts/list/42133.html
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 04/04/2011 08:15:04 (+0700) | #17 | 234606
hvthang
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 20/07/2005 03:26:58
Messages: 187
Offline
[Profile] [PM]
Ý mrro là không cần học dạng trường lớp, sách vở thôi. Chứ học từ thực tế cũng là một cách học mà.
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 04/04/2011 23:15:56 (+0700) | #18 | 234696
[Avatar]
quangteospk
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 20/10/2009 04:05:30
Messages: 123
Offline
[Profile] [PM]
À còn một cái nữa, em cũng thắc mắc. Em có xem qua một số yêu cầu tuyển dụng cho quản trị hệ thống Linux, và kinh nghiệm là cái mà hầu như ở mẫu nào cũng đòi hỏi (2-3 năm ko hà).

Nếu làm trên hệ thống M$ em thấy còn có cách bù khoảng thời gian kinh nghiệm đó (ví dụ năm 3 đi làm helpdesk, support...) thì còn được, chứ như Linux tìm việc đã khó vậy thì sinh viên mới ra trường kinh nghiệm đâu mà ra đến 2-3 năm.

Các anh đã từng trải qa, đã làm thế nào để bù vào cái khoản kinh nghiệm đó
Jazz
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 04/04/2011 23:19:19 (+0700) | #19 | 234697
[Avatar]
tmd
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 28/06/2006 03:39:48
Messages: 2951
Offline
[Profile] [PM]
Kinh nghiệm 2-3 năm sài Distro linux thay thế windows trong công việc hàng ngày. Distro linux trong doanh nghiệp đâu có phổ biến tới mức người kiếm việc nào có kinh nghiệm thực. Biết gì nói đó, nổ quá thì phải đối phó cho đẹp sau này.
3 giai đoạn của con... người, ban đầu dek biết gì thì phải thăm dò, sau đó biết rồi thì phải thân thiết, sau cùng khi quá thân thiết rồi thì phải tình thương mến thương. Nhưng mà không thương được thì ...
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 05/04/2011 08:22:46 (+0700) | #20 | 234713
[Avatar]
quanta
Moderator

Joined: 28/07/2006 14:44:21
Messages: 7265
Location: $ locate `whoami`
Offline
[Profile] [PM]

quangteospk wrote:
À còn một cái nữa, em cũng thắc mắc. Em có xem qua một số yêu cầu tuyển dụng cho quản trị hệ thống Linux, và kinh nghiệm là cái mà hầu như ở mẫu nào cũng đòi hỏi (2-3 năm ko hà).

Nếu làm trên hệ thống M$ em thấy còn có cách bù khoảng thời gian kinh nghiệm đó (ví dụ năm 3 đi làm helpdesk, support...) thì còn được, chứ như Linux tìm việc đã khó vậy thì sinh viên mới ra trường kinh nghiệm đâu mà ra đến 2-3 năm.

Các anh đã từng trải qa, đã làm thế nào để bù vào cái khoản kinh nghiệm đó 

Thì bạn có thể kể kinh nghiệm trong quá trình "vọc" Linux, chú ý nhấn mạnh vào những cái liên quan đến các yêu cầu mà họ tuyển dụng.
Let's build on a great foundation!
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 06/04/2011 19:21:54 (+0700) | #21 | 234918
Small_happy
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 22/05/2010 07:58:39
Messages: 35
Offline
[Profile] [PM]
Các bác cho em hỏi thế có nghĩa hiện nay linux rất ít được sử dụng trong công việc quản trị mạng phải không ạ ?
Có phải tính đến năm 2011 thì hầu như các công ty , cơ quan vẫn xài Winserver không ?
em muôn học các chứng chỉ về quản trị mạng nhưng không bít nên theo MS hay linux nữa smilie
Xin được tư vấn .
[Up] [Print Copy]
  [Guidance]   Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài 06/04/2011 20:52:23 (+0700) | #22 | 234924
Ar0
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 14/01/2011 23:20:26
Messages: 165
Offline
[Profile] [PM]
Các bác cho em hỏi thế có nghĩa hiện nay linux rất ít được sử dụng trong công việc quản trị mạng phải không ạ ?  

Mình thấy ngược lại í chứ, các doanh nghiệp hiện nay đang nhận ra sự vượt trội của linux, và dĩ nhiên một thứ "ngon, bổ, rẻ" thì luôn được quan tâm, hơn là việc chi ra một đống tiền cho những "software" đắt tiền (mình chỉ dám đụng đến software chứ không nói hardware, vì đầu tư cho hardware thì ít phân biệt sẽ dùng linux hay windows).
Có phải tính đến năm 2011 thì hầu như các công ty , cơ quan vẫn xài Winserver không ?  

Vì Windows Server dễ quản lí hơn, nếu có cần gì thì trên Net toàn là tut step-by-step, các anh administrator chỉ việc google và làm theo, còn nếu bí quá thì cứ tìm đại vài quyển như Mastering Windows Server 2008 R2, Windows Server 2008 Security, ... (dĩ nhiêu hầu như là step-by-step) đọc rồi áp dụng là giải quyết được vấn đề. Mình thấy sách viết về Windows ngoài network ra thì, các mảng như management toàn là step-by-step thôi.
em muôn học các chứng chỉ về quản trị mạng nhưng không bít nên theo MS hay linux nữa 

Thế thì không nên phân vân, chọn cả 2 đi bạn.
[Up] [Print Copy]
[digg] [delicious] [google] [yahoo] [technorati] [reddit] [stumbleupon]
Go to: 
 Users currently in here 
1 Anonymous

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|