<![CDATA[Latest posts for the topic "Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài"]]> /hvaonline/posts/list/21.html JForum - http://www.jforum.net Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài /hvaonline/posts/list/38141.html#234219 /hvaonline/posts/list/38141.html#234219 GMT Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài + Nhận định của mọi người về công việc quản trị Linux ở VN, liệu theo hướng này thì cơ hội việc làm là ở những doanh nghiệp nào.   Theo tớ thì làm việc cho một doanh nghiệp nào đi nữa thì lúc nào doanh nghiệp cũng chú trọng đến tính hiệu quả, và quan trọng nữa là kinh phí. Nếu xây dựng hệ thống mạng trong các doanh nghiệp mà ứng dụng các sản phẩm mã nguồn mỡ thì dĩ nhiên là chi phí sẽ thấp hơn rất nhiều, và hiệu quả cũng rất cao nếu người quản trị có am hiểu về hệ thống mình xây dựng. Còn nếu áp dụng Windows thì chi phí sẽ cao hơn, trừ trường hợp các system admin cố ý dùng lụi (trường hợp này không phải là ít đâu nhe). Nói chung thì Linux hay Windows cũng vậy, tuỳ vào trong System Administrator quyết định thôi, nếu có thể triển khai và quản lí tốt trên nền Linux, cứ tiếp tục.
Đối với ngành mạng máy tính có nên học cao hơn nữa không. 
Không biết bạn học bây giờ đến đâu, nhưng theo tớ còn khả năng thì cứ còn học. Học càng nhiều thì càng giúp ích cho công việc nhiều hơn thôi. Hiện nay tớ không theo IT, nhưng vì đam mê nên vẫn học IT, cụ thể là network và tớ thấy còn rất nhiều điều phải học.
tại mình suy nghĩ ngành mạng máy tính là ngành thực nghiệm, áp dụng những công nghệ có sẵn nên mình cho rằng ngành này học cao hơn hay không thấy nó không quan trọng 
Mong bạn đừng nghĩ rằng việc setup các system linux, bảo mật bằng firewall hay là quản lí nó tốt là chúng ta đã thực sự giỏi trong ngành mạng máy tính, thực sự là không phải vậy. Trích lại 3 câu hỏi của anh conmale từng hỏi trong forum, cậu không dùng google thử trả lời xem nhé:
1) Đối với TCP, FIN và RST khác nhau ở những điểm nào? 2) Tại sao tình trạng "man in the middle" có thể xảy ra với giao thức TCP? 3) Thành phần nào quan trọng nhất cho việc inject một TCP packet vào một luồng dữ liệu đang chuyển gởi giữa 2 đầu client / server? 
Tớ tin là trong quá trình tìm câu trả lời, cậu sẽ nhận ra thêm nhiều thứ cần phải học. Và quan trọng, ngành mạng máy tính đúng là một ngành thực nghiệm như cậu nói, nhưng không có nghĩa là nó chỉ "áp dụng công nghệ", mà còn là "nghiên cứu sáng tạo ra công nghệ mới". Để học và thực sự am hiểu đến mức giải thích những điều sau đây cũng không phải là dễ đâu Code:
http://www.procul.org/blog/2010/10/13/1-byte/
]]>
/hvaonline/posts/list/38141.html#234236 /hvaonline/posts/list/38141.html#234236 GMT
Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài /hvaonline/posts/list/38141.html#234316 /hvaonline/posts/list/38141.html#234316 GMT Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài

quangteospk wrote:
Xin chào mọi người, đây là lần đầu post bài có gì sai sót mong mọi người chỉ bảo thêm cho. Hiện tại mình đang là sinh viên năm 3 chuyên ngành mạng máy tính. Trong thời gian này mình có cơ hội đc thầy trưởng bộ môn mạng tạo cơ hội cho tìm hiểu về tưởng lửa Linux. Vấn đề này làm mình rất thích thú. Mình cũng có hỏi thầy về nhận định của thầy về tương lai hệ điều hành Linux ở VN, và cơ hội cho những nhà quản trị trên Linux ở VN. Thầy có nói mình là đừng tự bó buộc bản thân ở trong nước, hãy tìm những cơ hội ở bên ngoài và nghĩ tới cơ hội làm việc ở nước ngoài.  
Thầy của em khuyến khích một điểm rất quan trọng đó là khuyến khích tạo điều kiện mở rộng tầm nhìn và kiến thức. Nước Nhật sau đệ nhị thế chiến là một nước tan nát nhưng cho đến thập niên 60' của thế kỷ 21, họ trở thành một cường quốc thế giới. Cho đến thập niên 70', Nhật nằm trong danh sách 5 cường quốc đứng đầu thế giới. Liên tiếp nhiều năm, Nhật giữ vị trí thứ nhì (sau Mỹ) về mặt kinh tế và công nghệ. Tại sao họ được như vậy? Đó là do phần lớn sau đệ nhị thế chiến, dân Nhật đi khắp thế giới để học học và quay về xây dựng lại đất nước của họ. Tất nhiên Nhật phát triển nhanh như vậy còn phụ thuộc vào những yếu tố quan trọng khác.

quangteospk wrote:
Sau khi nghe thầy nói thì mình có mấy thắc mắc, mong các bạn, các anh ai có kinh nghiệm thì có thể chia sẻ với mình nhé. + Nhận định của mọi người về công việc quản trị Linux ở VN, liệu theo hướng này thì cơ hội việc làm là ở những doanh nghiệp nào.  
CNTT ở VN bùng phát từ hồi 2000-2005 nhưng càng lúc càng chậm lại bởi vì thiếu định hướng chiến lược và thiếu áp dụng + mở rộng trên bình diện vĩ mô. Hầu hết các giải pháp CNTT là để phục vụ những nhu cầu nhất thời của doanh nghiệp. Trước khi Linux xuất hiện ở VN, Microsoft và những sản phẩm trên Windows đã trở nên phổ biến và quen thuộc cho nên Linux luôn luôn là chọn lựa hạn chế vì thiếu chuyên viên. Tệ hơn nữa, chính phủ không có chính sách thiết thực và mạnh mẽ nâng đỡ và đẩy mạnh phát triển Linux cho nên, dù nhiều nhóm "open source" cổ suý Linux mọc lên trong khoảng 2000 - 2010 nhưng dần dần "rụng" hết. Linux hiện nay chỉ được dùng rất hạn chế ở VN, chủ yếu những nhóm chuyên kỹ thuật sử dụng Linux ngoài ra chẳng mấy doanh nghiệp thật sự khuyến khích và sử dụng Linux (và open source). Nếu không có chính sách và đường hướng nâng đỡ Linux và open source trong thời gian tới, có lẽ công việc quản trị hệ thống Linux ở VN rất hạn chế.

quangteospk wrote:
+ Đối với ngành mạng máy tính có nên học cao hơn nữa không.  
"Mạng máy tính" có lẽ là "computer networking" theo tiếng Anh chỉ cho một hệ thống có nhiều máy tính, thiết bị, dịch vụ.... Mức độ "học cao" cần được xác định "thế nào là cao" thì mới có câu trả lời là nên "học cao hơn" hay không. Với hoàn cảnh ở VN hiện nay, khả năng áp dụng kỹ thuật máy tính vào môi trường doanh nghiệp, giáo dục, sản xuất một cách hữu hiệu và thực tế là việc cần làm nhất. Nếu "học cao" có thể giúp nâng cao tính thực tế và hữu hiệu của việc "điện toán hoá" thì rất nên học cao. Còn nếu "học cao" chỉ dừng lại ở chỗ có cái bằng thật kêu thì có lẽ không nên.

quangteospk wrote:
+ Các quốc gia trên thế giới mà mình có thể xin học bổng hay học tập để nâng cao kiến thức về chuyên ngành này ( tại mình suy nghĩ ngành mạng máy tính là ngành thực nghiệm, áp dụng những công nghệ có sẵn nên mình cho rằng ngành này học cao hơn hay không thấy nó không quan trọng) Mong được sự tư vấn của mọi người. 
Quy chế học bổng ở các nước đã phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, Úc.... cũng có nhưng không nhiều. Trung bình mỗi năm có chừng hơn 1000 xuất học bổng và không đủ đáp ứng nhu cầu dược đào tạo của sinh viên học sinh ở VN. Bởi vậy, có rất nhiều gia đình tự xoay xở cho con đi du học nhưng số du học sinh đi ra nước ngoài lại không đi học mà đâm đầu đi làm để kiếm ít tiền thì rất nhiều. Đây là những vấn nạn rất khó giải quyết. Nói tóm lại, VN nên có chính sách rất cụ thể, rất thực tế và rất xác thực để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, sản xuất và giáo dục. Nếu không, sẽ không phát triển được CNTT và không đẩy được "điện toán hoá". Nhân lực và thị trường công việc thuộc ngành CNTT sẽ bị chậm chạp và thiếu cân bằng.]]>
/hvaonline/posts/list/38141.html#234321 /hvaonline/posts/list/38141.html#234321 GMT
Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài /hvaonline/posts/list/38141.html#234328 /hvaonline/posts/list/38141.html#234328 GMT Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài

conmale wrote:
... dù nhiều nhóm "open source" cổ suý Linux mọc lên trong khoảng 2000 - 2010 nhưng dần dần "rụng" hết. Linux hiện nay chỉ được dùng rất hạn chế ở VN, chủ yếu những nhóm chuyên kỹ thuật sử dụng Linux ngoài ra chẳng mấy doanh nghiệp thật sự khuyến khích và sử dụng Linux (và open source). 
Đọc xong mấy chữ màu đỏ của chú conmale, /me đỏ bừng mặt quay đi vì xấu hổ. :^) Hehe]]>
/hvaonline/posts/list/38141.html#234415 /hvaonline/posts/list/38141.html#234415 GMT
Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài

conmale wrote:
Tệ hơn nữa, chính phủ không có chính sách thiết thực và mạnh mẽ nâng đỡ và đẩy mạnh phát triển Linux. Nếu không có chính sách và đường hướng nâng đỡ Linux và open source trong thời gian tới, có lẽ công việc quản trị hệ thống Linux ở VN rất hạn chế.  
Quá chính xác. Vài năm trước họ phát động rầm rộ, báo chí liên tục viết bài về FOSS đặc biệt là Linux. Rất nhiều kinh phí đã được chi cho việc phổ cập kiến thức Linux nhưng đâu cũng vào đấy. Phần mềm nguồn đóng và bẻ khoá là lựa chọn số 1. Luật sở hữu trí tuệ về CNTT không được siết chặt, các cơ quan không chuyển sang dùng FOSS... là những lý do khiến FOSS kém phát triển ở Việt Nam.]]>
/hvaonline/posts/list/38141.html#234417 /hvaonline/posts/list/38141.html#234417 GMT
Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài

thuongquoc wrote:

conmale wrote:
Tệ hơn nữa, chính phủ không có chính sách thiết thực và mạnh mẽ nâng đỡ và đẩy mạnh phát triển Linux. Nếu không có chính sách và đường hướng nâng đỡ Linux và open source trong thời gian tới, có lẽ công việc quản trị hệ thống Linux ở VN rất hạn chế.  
Quá chính xác. Vài năm trước họ phát động rầm rộ, báo chí liên tục viết bài về FOSS đặc biệt là Linux. Rất nhiều kinh phí đã được chi cho việc phổ cập kiến thức Linux nhưng đâu cũng vào đấy. Phần mềm nguồn đóng và bẻ khoá là lựa chọn số 1. Luật sở hữu trí tuệ về CNTT không được siết chặt, các cơ quan không chuyển sang dùng FOSS... là những lý do khiến FOSS kém phát triển ở Việt Nam. 
Hehe, đúng là như vậy. Thành ra rất hy vọng thế hệ trẻ như bạn thuongquoc có thể làm được gì đó... "hoành tráng" hơn cho cộng đồng FOSS. Cái chính mà cộng đồng cần là sức trẻ và nhiệt huyết. :)]]>
/hvaonline/posts/list/38141.html#234425 /hvaonline/posts/list/38141.html#234425 GMT
Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài

St Konqueror wrote:
Hehe, đúng là như vậy. Thành ra rất hy vọng thế hệ trẻ như bạn thuongquoc có thể làm được gì đó... "hoành tráng" hơn cho cộng đồng FOSS. Cái chính mà cộng đồng cần là sức trẻ và nhiệt huyết. :) 
Anh Konqueror quá lời rồi. Em chỉ là dân "ăn theo" mấy anh thôi :). Theo em hiện tại để tỉ lệ người dùng FOSS tăng và fan Linux trên Destop nhiều chỉ còn cách vào "tiêm nhiễm" cho sinh viên CNTT và các ngành khác ở các trường Đại học như em bị anh với anh Tuấn "dụ dỗ" vậy đó :D. Giờ hư luôn rồi. :P ]]>
/hvaonline/posts/list/38141.html#234431 /hvaonline/posts/list/38141.html#234431 GMT
Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài /hvaonline/posts/list/38141.html#234440 /hvaonline/posts/list/38141.html#234440 GMT Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài giỏi hơn để kiếm được nhiều tiền hơn. Nghe có vẻ thực dụng nhưng cuối cùng việc học cũng là mục đích kiếm tiền và nâng cao cuộc sống hơn. Còn học bổng hay cái gì đại loại thế. Ý em muốn hỏi ở đây là dạng học bổng ngắn hạn. Em có biết một anh học Điện tử viễn thông, khi ra trường nhận được một cái "tạm gọi" là học bổng của SK-Telecom. Chỉ 6 tháng thôi nhưng anh ý nói là nó rất hiệu quả cho công việc. Bởi dù nói gì thì các trường ĐH ở Việt Nam vẫn thiên về lí thuyết và sinh viên ít có cơ hội tiếp cận công việc ngay từ khi còn trên ghế giảng đường. Cũng giống Thuongquoc. Nếu để phổ cập Linux chắc chỉ có nước "tiêm nhiễm" vào sinh viên mà thôi, nhất là sinh viên CNTT]]> /hvaonline/posts/list/38141.html#234462 /hvaonline/posts/list/38141.html#234462 GMT Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài

quangteospk wrote:
Em đọc khá nhiều bài của anh, và cũng "thấm" nhiều tư tưởng của anh. Em nghĩ với những sinh viên năm 1, hoặc có thể 2 thì việc học nên tập trung vào kiến thức. Nhưng như em bây giờ thì việc học cao nhằm vào mục đích giỏi hơn để kiếm được nhiều tiền hơn. Nghe có vẻ thực dụng nhưng cuối cùng việc học cũng là mục đích kiếm tiền và nâng cao cuộc sống hơn.  
Mình cũng quan niệm thế. Chung qui lại sau khi học xong chỉ để đi phục vụ nhu cầu của hội. Nhưng mình nghĩ thế này, học để có kiến thức và học để kiếm tiền gần giống nhau, không khác nhau lắm. Vì loại giỏi ¨đẹp¨ hơn loại khá, người vững kiến thức chuyên ngành được ưu đãi hơn người không vững, hạn chế trong chuyên môn. :)]]>
/hvaonline/posts/list/38141.html#234484 /hvaonline/posts/list/38141.html#234484 GMT
Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài

Đàm Thanh Sơn wrote:
Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên mình thực sự hiểu được cơ học lượng tử là lúc tôi học năm thứ 3 đại học. Sau đó trong một vài ngày, tôi đi ngoài đường với trạng thái lâng lâng, nhìn những khuôn mặt của những người đi trên đường và nghĩ: những con người kia phần lớn là những người bất hạnh, vì họ cũng như mình vài ngày trước đây không hiểu gì về bản chất lượng tử của thế giới. Cảm giác đó đã qua từ lâu, nhưng tôi nghĩ trong tương lai gần, nếu không phải là ngay bây giờ, một con người được giáo dục toàn diện phải biết những khái niệm cơ bản của cơ học lượng tử, cũng như ai cũng biết đến ba định luật của Newton, hay nguồn gốc phân tử của tính di truyền. Đó là vì không biết các định luật lượng tử thì khó thưởng thức được một phần cái Đẹp của thế giới quanh ta, cái đẹp ở mức nguyên tử.  
thế giới bao la rộng lớn và còn rất rất nhiều cái đẹp... -m]]>
/hvaonline/posts/list/38141.html#234507 /hvaonline/posts/list/38141.html#234507 GMT
Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài

mrro wrote:
... thành ra nếu đặt mục tiêu là kiếm nhiều tiền hơn thì mình có lời khuyên là nên học những ngành tài chính, ngân hàng, kinh doanh hoặc thậm chí là không cần học, chịu khó làm ăn buôn bán nhỏ, quần áo, giày dép, hàng điện tử, chắc chắn sẽ kiếm nhiều tiền hơn, nhanh hơn và dễ hơn so với làm kỹ sư máy tính.  
Vẫn phải học chứ mrro, mà có khi còn học nhiều là đằng khác. Đâu phải cứ có tí vốn là đi buôn bán ngay được và không phải cứ nhảy sang kinh doanh là kiếm được tiền nhiều hơn, nhanh hơn.]]>
/hvaonline/posts/list/38141.html#234509 /hvaonline/posts/list/38141.html#234509 GMT
Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài /hvaonline/posts/list/38141.html#234552 /hvaonline/posts/list/38141.html#234552 GMT Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài /hvaonline/posts/list/38141.html#234583 /hvaonline/posts/list/38141.html#234583 GMT Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài /hvaonline/posts/list/38141.html#234606 /hvaonline/posts/list/38141.html#234606 GMT Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài /hvaonline/posts/list/38141.html#234696 /hvaonline/posts/list/38141.html#234696 GMT Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài /hvaonline/posts/list/38141.html#234697 /hvaonline/posts/list/38141.html#234697 GMT Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài

quangteospk wrote:
À còn một cái nữa, em cũng thắc mắc. Em có xem qua một số yêu cầu tuyển dụng cho quản trị hệ thống Linux, và kinh nghiệm là cái mà hầu như ở mẫu nào cũng đòi hỏi (2-3 năm ko hà). Nếu làm trên hệ thống M$ em thấy còn có cách bù khoảng thời gian kinh nghiệm đó (ví dụ năm 3 đi làm helpdesk, support...) thì còn được, chứ như Linux tìm việc đã khó vậy thì sinh viên mới ra trường kinh nghiệm đâu mà ra đến 2-3 năm. Các anh đã từng trải qa, đã làm thế nào để bù vào cái khoản kinh nghiệm đó 
Thì bạn có thể kể kinh nghiệm trong quá trình "vọc" Linux, chú ý nhấn mạnh vào những cái liên quan đến các yêu cầu mà họ tuyển dụng. ]]>
/hvaonline/posts/list/38141.html#234713 /hvaonline/posts/list/38141.html#234713 GMT
Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài /hvaonline/posts/list/38141.html#234918 /hvaonline/posts/list/38141.html#234918 GMT Linux, cơ hội nghề nghiệp và học tập ở nước ngoài Các bác cho em hỏi thế có nghĩa hiện nay linux rất ít được sử dụng trong công việc quản trị mạng phải không ạ ?   Mình thấy ngược lại í chứ, các doanh nghiệp hiện nay đang nhận ra sự vượt trội của linux, và dĩ nhiên một thứ "ngon, bổ, rẻ" thì luôn được quan tâm, hơn là việc chi ra một đống tiền cho những "software" đắt tiền (mình chỉ dám đụng đến software chứ không nói hardware, vì đầu tư cho hardware thì ít phân biệt sẽ dùng linux hay windows).
Có phải tính đến năm 2011 thì hầu như các công ty , cơ quan vẫn xài Winserver không ?  
Vì Windows Server dễ quản lí hơn, nếu có cần gì thì trên Net toàn là tut step-by-step, các anh administrator chỉ việc google và làm theo, còn nếu bí quá thì cứ tìm đại vài quyển như Mastering Windows Server 2008 R2, Windows Server 2008 Security, ... (dĩ nhiêu hầu như là step-by-step) đọc rồi áp dụng là giải quyết được vấn đề. Mình thấy sách viết về Windows ngoài network ra thì, các mảng như management toàn là step-by-step thôi.
em muôn học các chứng chỉ về quản trị mạng nhưng không bít nên theo MS hay linux nữa 
Thế thì không nên phân vân, chọn cả 2 đi bạn.]]>
/hvaonline/posts/list/38141.html#234924 /hvaonline/posts/list/38141.html#234924 GMT