banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: zerozeroone  XML
Profile for zerozeroone Messages posted by zerozeroone [ number of posts not being displayed on this page: 3 ]
 

quanta wrote:

duaconcuanui wrote:
hi all !
mình vừa cài ubuntu và vào file systems set quyền linh tinh cho các thư mục trong đó vậy bây giờ có cách nào restore lại nó như ban đầu khi cài đặt không. many thanks  

Lần sau thì "mkdir" một cái thư mục test, rồi chui vào đó "touch" với "echo" mấy cái text file thì có mà "chown", "chgrp", "chmod" thoải mái.

Bạn đã "nghịch" những files nào? Chắc mới chỉ nghịch với normal user thôi nhỉ? Nếu thế thì:

- tạo một cái user mới, rồi cấp quyền "sudo" cho nó
- Log vào user vừa tạo
- Xóa user + home directory cũ đi
- Tạo lại user (nếu cần) 

Theo cái đó thì bạn này chắc đã đụng vô mấy cái khác ngoài cái home folder của normal user nào đó rồi. Thường thì khi mở cái nautilus của gnome thì nó có hiện cái File System mount đến /

duaconcuanui wrote:
cảm ơn bạn đã quân tâm !
về cơ bản những cái bạn nói thì mình đã biết chỉ có điều hiện giờ nó loạn hết cả lên mình không biết có giải pháp nào ngắn hơn không đó mới là mục đích của câu hỏi 

Theo mình nghĩ là không có vì khi bạn thay đổi mấy cái quyền đó thì nó đâu có lưu lại cái gì đâu mà phục hồi. Chỉ có thể dùng: chown, chmod để chỉnh lại hoặc là re-install lại.

duaconcuanui wrote:
hi all !
mình vừa cài ubuntu và vào file systems set quyền linh tinh cho các thư mục trong đó vậy bây giờ có cách nào restore lại nó như ban đầu khi cài đặt không. many thanks  

- Bạn tìm hiểu về file permission trên linux. Trong diễn đàn có những bài hay nói về vấn đề này.
- Ở mức cơ bản thì permission được gán cho ba đối tượng: owner (user sở hữu), group, other.
- Các quyền cơ bản: read (r), write (w), execute (x).
- Một số lệnh cơ bản: chown, chmod, ...
- ...
Xong rồi thì có thể tự set lại cho đúng ý mình cần.

rickb wrote:

quanta wrote:

nhanbachkhoa wrote:
Cảm ơn bác, cái WinSCP tiện dụng thật.

Cho em hỏi thêm, nếu dùng command line trong Poderosa thao tác với máy remote đó chuyển file về máy mình được không? (Tranh thủ tìm hiểu thêm về Linux luôn, hehe).

Thanks! 

Theo mình biết là không. 


Được mà anh quanta smilie

Tại Windows, share 1 thư mục nào đó (để chứa file từ Linux lấy về)
Tại Linux, mount share đó ra, rồi copy wa y chang như copy giữa 2 partition trên Linux thôi

Thân, 

Vậy mình làm ngược lại cũng được nhé anh rickb.
- Dùng samba share file trên linux, rồi truy cập từ máy windows mà copy về. smilie
Thử cái recordMyDesktop này nhé.

tcncdttl wrote:
Mình đã hiểu rõ hơn 1 chút. Mình tìm và thấy một số cấu hình được lưu vào các file .xml
Như vậy chỉ có shell không thể làm mọi việc trên hệ thống?
Nhưng chẳng lẽ một công việc "đổi font" cũng cần phải viết hẳn 1 "chương trình"
Vài câu lệnh trên terminal không thể làm được ư?
Nếu làm được thì viết thế nào đây ?
Cảm ơn ! 

- Chẳng liên quan gì đến việc lưu file cấu hình kiểu nào: xml, text, ... hay cái gì cũng được. Tuỳ thuộc vào chương trình mà thôi.
- Không hẳn là một chương trình, nhưng dù nhỏ hay lớn thì đều có thể gọi là chương trình cả.
- Mở một topic khác với tiêu đề đúng với nội dung bạn cần hỏi sẽ có nhiều người giúp bạn.

centos wrote:

tcncdttl wrote:
Ah quên ! Mình luôn tin rằng GUI chỉ là thể hiện đồ họa của một shell nào đó (trong một thao tác, tiến trình). Tiếc là kiến thức nông cạn. Mong được giúp đỡ. Cảm ơn @! 


uhm bạn hỏi vậy thì anh em dễ hình dung bạn đang muốn gì và dễ dàng góp ý. Cái bạn muốn nó liên quan đến lập trình shell rồi. Nhưng cái ứng dụng chạy hay những cú click chuột trên GUI chỉ là một lớp bên ngoài khi đó chính bản thân nó sẽ gọi những model đã được lập trình sẵn và đưa lệnh vào trong shell. Shell sẽ thực thi và trả kết quả về cho nó.

PS: đây là suy nghĩ của mình có gì sai mong góp ý thêm. Hix vì về lập trình shell mình cũng chuối lắm 

- Bash Shell, C Shell, Korn Shell, ... cũng là một chương trình, nó như là một interface để cung cấp sự "trao đổi" giữa kernel và ngừời dùng thông qua giao diện chỉ có text mà thôi (Command Line Interface - CLI). Không phải bất cứ chương trình nào cũng thông qua cái này để "giao tiếp" với kernel.
- Lập trình shell là một khái niệm khác, có thể là bạn đã hiểu lầm các chương trình dạng GUI là do lập trình shell mà ra, nên tìm hiểu thêm (có thể chỉ ở mức khái quát) để hiểu rõ hơn.

tcncdttl wrote:
Chẳng là thế này. Mình muốn viết một đoạn shell thay đổi font Desktop sang một font cụ thể nào đó chẳng hạn)
Mình muốn xem các thao tác khi ta thay đổi font Desktop trên GUI sẽ như thế nào trên terminal. Khi đó việc viết đoạn shell hẳn sẽ rất đơn giản. Đó chỉ là một ví dụ. Mình đang hỏi câu hỏi tổng quát.
Tuy nhiên ở tình trạng nản lòng này. Mình rất mong được giúp đỡ về 1 vấn đề này. (Viết shell đổi font)
Cảm ơn ! 

- Nếu muốn thế thì bạn nên mở một topic khác để thảo luận về việc viết cái shell này.

tcncdttl wrote:
Ah quên ! Mình luôn tin rằng GUI chỉ là thể hiện đồ họa của một shell nào đó (trong một thao tác, tiến trình). Tiếc là kiến thức nông cạn. Mong được giúp đỡ. Cảm ơn @! 

- Khi viết một chương trình dạng GUI thì vấn đề phần xử lý bên trong của nó có phải là các lệnh trên shell không thì còn tùy thuộc vào người lập trình cái chương trình đó. Có một số phần thì có thể nó sẽ thực hiện như là việc gọi một lệnh trên shell nhưng còn một số khác thì không.
- Ví dụ:Trên fedora hay red hat khi bạn thay đổi các thông số về network như: ip, subnet mask, ... mà bạn dùng bằng chương trình GUI thì thực chất nó sẽ ghi xuống file cấu hình /etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-eth0 chứ không phải thực hiện câu lệnh ifconfig trên shell. Tùy vào việc sẽ làm gì mà nó sẽ tương ứng như thế nào chứ không phải luôn luôn nhé.

tcncdttl wrote:
Không cần là firefox đâu ? Cũng không hẳn cần chi tiết quá. Mình chỉ muốn nó hiển thị 1 chút tiến trình là được
Ví dụ khi mình mở nautilus. Click vào ~/Docu* . Mình tưởng tượng là terminal sẽ đang thực hiện lệnh cd ~/Docu*
Ví dụ thế
Hic. Chăc chẳng có 1 lệnh nào in ra màn hình các thao tác kiểu như vậy
Cảm ơn 

- Thì mình cũng đâu có nói là firefox không thôi đâu, chỉ lấy nó làm ví dụ.
- Phần màu cam này và những cái tương tự như vậy thì chắc là không thể được. Do người viết chương trình thôi. Và chắc gì khi bạn Click vào ~/Docu* thì nó sẽ thực hiện cd ~/Docu*, có thể nó sẽ làm những gì mà khi bạn dùng lệnh cd sẽ làm thì sao.

tcncdttl wrote:
Mình rất muốn xem một thao tác trông như thế nào trong terminal ? Nhưng mình không biết câu lệnh để hiển thị điều đó.
Ví dụ khi mình click vào biểu tượng firefox. Mình muốn biết là thao tác click mở firefox đó sẽ hiển thị bằng những dòng mã nào trong terminal. Mình có một vài chương trình bị lỗi và khi mình chạy chương trình lỗi đó. Các lỗi được hiển thị trên terminal . Đối với các chương trình không bị lỗi, terminal chẳng hiển thị gì cả.
Hoặc giả sử mình mở filefox bằng terminal. Mình rất muốn xem khi firefox được mở lên và chạy. Trong suốt quá trình đó. Các hoạt động của firefox hiển thị trên terminal bằng các dòng mã mô tả
Xin được giúp đỡ. Cảm ơn !
 

- Một chương trình (chẳng hạn firefox) là một file thực thi, gồm nhiều đoạn code được viết và biên dịch thành file thực thi. Khi chạy mà có lỗi gì đó thì nó hiện lên terminal là do khi viết chương trình thì người ta đã tính đến tình huống đó và khi nó xảy ra sẽ output ra như thế. Còn khi chạy mà không có vấn đề gì xảy ra mà cũng không có gì xuất ra output thì là do người ta không làm điều đó khi viết ứng dụng.

fanlinux wrote:
Chào các pro cho tớ hỏi chút cái
Code:
14400
là thông số hay là cái gì vậy. Em ko biết mới hỏi.
Thanks đã trả lời 

- Các con số đó là thời gian cho các thông số (TTL, Refresh, Retry, Expire...) được tính bằng giây đó bạn.

quanta wrote:

tulu wrote:
Các bác ơi cho em hỏi chút!

Bình thường trong lập trình Window ta có thể copyfile, deletefile, movefile bằng các API rất đơn giản của Window. Nhưng trong linux thì em chẳng tìm được hàm nào có tác dụng tương đương. Có bác nào chỉ giáo cho em với! 

May quá, mình đang đọc quyển Linux Programming Unleashed nên có "nhìn thấy" phần này. Bạn có thể đọc nó ở chương 9 - I/O Routines với các API như: open(), close(), read(), write(),... Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm ở http://www.linuxquestions.org/questions/programming-9/how-to-copy-binary-files-using-unix-apis-640310/ xem sao.

P/S: Mình nói "nhìn thấy" là vì mình chưa đọc đến phần này. Mình thấy mấy cái này "khó nuốt" quá, bạn nào chỉ giúp mình phương pháp để đọc với. 

- Anh quanta đang đọc cái 1st edition à?
- Trong 2nd edition thì chương 9 - Handling Errors, nó có nguyên cái phần II - Input, Output, Files, and Directories.

anglezero wrote:
anh quanta oi!
em cảm ơn anh,nhưng e chỉ mới học c và chỉ mới học được lệnh while và if với mấy lệnh cơ bản,nên e đọc ko hiểu
anh có biết cuốn sách c nào hay không
chỉ e học với
cảm ơn anh! 

Prentice.Hall.The.ANSI.C.Programming.Language.2nd.Ed.Brian.W.Kernighan.And.Dennis.M.Ritchie
Apress_Beginning_C_From_Novice_to_Professional_4th_Edition_Oct.2006

satzoom wrote:
Máy em toàn bị dump khi tắt máy hoặc khởi động lại. Lần nào cũng thế. Xin cho em cách khắc phục, em không muốn cài lại win đâu/. Cám ơn nhiều!
A problem has been detected and windows has been shutdown to prevent damage to your computer.
IRQL_NOT_LESS_OR_EQUAL
If this is the first time you’ve seen this stop error screen, restart your computer.
If this screen appears again, follow these steps:
Check to make sure any hardware or software is probly installed.
If this a new installation, ask your hardware or software manufacturer for any windos updates you might need.
If problems continue, disable or remove any newly installed hardware or software.
Disable BIOS memory options such as: caching or shadowing.
If you need to use SafeMode to remove or disable components, restart your computer, press F8 to select Advanced Startup Options, and then select SafeMode.

Technical information:
*** STOP: 0x0000000A (0x000000B0 , 0x00000002 , 0x00000000 , 0x8052D696)
Beginning dump of physical memory
Physical memory dump complete.
Contact your system administrator or technical support group for further assistance.
Trên đây là thông báo khi bộ nhớ bị dump... 

- Thông báo lỗi cũng đã nêu các bước để khắc phục rồi đó. Bạn đã tiến hành theo hướng dẫn đó chưa?

Midou wrote:
@zerozeroone: bạn có thể nói rõ hơn ko?
Theo ý bạn thì hệ thống của bạn chưa được cấu hình để dung dns có nghĩa là gì? 

- Tức là khi bạn sử dụng tên miền để truy cập internet chằng hạn thì nó sẽ không "đi hỏi" dns server mà bạn đã cấu hình mà đi "" trong /etc/hosts.

Midou wrote:
Sau 1 thời gian tìm hiểu. Theo tài liệu của sun tớ cấu hình cho hệ thống như sau:
/etc/hosts

Code:
#
#Internet host table
#
::1 localhost
127.0.0.1 localhost
192.168.1.100 midou loghost

/etc/resolv.conf
Code:
nameserver 192.168.1.1

/etc/defaultrouter
Code:
192.168.1.1

/etc/inet/netmasks
Code:
#
# The netmasks file associates Internet Protocol (IP) address
# masks with IP network numbers.
#
# network-number netmask
#
# The term network-number refers to a number obtained from the Internet Network
# Information Center. Currently this number is restricted to being a class
# A, B, or C network number. In the future we should be able to support
# arbitrary network numbers per the Classless Internet Domain Routing
# guidelines.
#
# Both the network-number and the netmasks are specified in
# "decimal dot" notation, e.g:
#
# 128.32.0.0 255.255.255.0
#
192.168.1.0 255.255.255.0

/etc/nsswitch.conf
Code:
#
# /etc/nsswitch.files:
#
# An example file that could be copied over to /etc/nsswitch.conf; it
# does not use any naming service.
#
# "hosts:" and "services:" in this file are used only if the
# /etc/netconfig file has a "-" for nametoaddr_libs of "inet" transports.
passwd: files
group: files
hosts: files
ipnodes: files
networks: files
protocols: files
rpc: files
ethers: files
netmasks: files
bootparams: files
publickey: files
# At present there isn't a 'files' backend for netgroup; the system will
# figure it out pretty quickly, and won't use netgroups at all.
netgroup: files
automount: files
aliases: files
services: files
sendmailvars: files
printers: user files
auth_attr: files
prof_attr: files
project: files


Tuy nhiên, máy tớ hiện nay chỉ ping dc tới các máy trong mạng LAN (Khi ping báo alive). Các máy trong LAN cũng ping đến được.
Nhưng vẫn chưa ra được mạng.
Mong anh em giúp đỡ. 

- Bạn ra mạng internet như thế nào? Dùng ip hay dns name?
- Nhìn vào file cấu hình /etc/nsswitch.conf của bạn thì hệ thống của bạn chưa được cấu hình để dùng dns (chú ý cái dòng host: files, nếu bạn cấu hình như vậy thì nó chỉ sử dụng /etc/hosts để phân giải tên miền thôi). Xem lại các bài post ở trên hoặc đọc lại tài liệu để cấu hình cho đúng phần này.

Midou wrote:

tranhuuphuoc wrote:

Midou wrote:
Thứ nhất: Đã đặt chế độ Bridged cho VMWare
Thứ hai: Mình chưa cấu hình service network gì cả. Vi khi cài, mình toàn để chế độ mặc định.
Ping google.com hay đến máy thật đều không có tín hiệu. Tức là "Ping request could not found..."

PS: Mình không tìm thấy file resolv.conf 


- Chưa cấu hình network thì bro nên kiểm tra driver interface xem nó có detect được hay không, thử dùng ifconfig (interface configuration)
- Để client sử dụng DNS server chính xác thì bro cần kiểm tra cấu hình của /etc/resolv.conf

Good luck 

Em ko tìm thấy /etc/resolv.conf
Khi em dùng ifconfig thì nó chỉ có lo0 không thôi. Không thấy eth0.
Mong anh e HVA giúp đỡ 

- Kiểm tra thử network service đã được bật chưa?
- Có thể bật cái eth0 lên bằng lệnh ifup.
- File /etc/resolv.conf chưa có thì có thể tạo ra và bên trong nó có nội dung như sau:
Code:
nameserver ip_of_nameserver

- Điều chỉnh cho server sử dụng DNS bằng cách thay đổi nội dung của file /etc/nsswitch.conf như sau:
Code:
hosts: files dns

F10 wrote:
Bạn dùng lệnh này rồi thông báo lại kết quả lên đây mình xem sao :
# find đường_dẫn_tới_thư_mục_nguồn_của_samba -name *.init
Không biết của bạn thế nào mình thì tìm thấy một tá smilie file là init.d có thể làm shell script cho samba start or stop . smilie
vd như : samba-xxx/packaging/RHEL/setup/smb.init 

- Do mọi người nói chắc là có nên vừa download lại cái bản samba mới và đã tìm được. Không hiểu sao cái trước download về không có cái đó (chắc do download từ nguồn không đảm bảo smilie ).
- Nhưng cũng vẫn có một số phần mềm cài đặt từ source không có kèm theo mấy cái file init scripts này, vì thế tìm hiểu để tự viết một cái cũng là điều cần thiết.
- Cám ơn tất cả mọi người.

tranvanminh wrote:

F10 wrote:

zerozeroone wrote:
Khi cài đặt một dịch vụ nào đó (ví dụ samba) từ source, có công cụ nào có thể giúp mình tự động tạo ra script trong /etc/init.d cho dịch vụ đó theo đúng chuẩn giống như khi cài dịch vụ từ rpm packages (nội dung của script có cú pháp giống như cái được tự động tạo). 


Cái bạn nói có phải cái shell script để restart stop lại chương trình không. Cái này thường là đi theo source mà. vì mình chưa cài samba mình chỉ mới cài Openssh nên lấy ví dụ như mình cài openssh từ nguồn nha. thì mình sẽ lấy cái shell script ở trong thư mục giải nén openssh-xxx/contrib/redhat/sshd.init
còn cái samba . theo mình nghĩ chắc cũng có thôi bạn chịu khó tìm trong cái thư mục mà bung từ nguồn ra xem sao. 


Chính xác .

Thường thì nó có dính kèm , bạn chịu khó đọc tài liệu của nó xem nó để chổ nào .
 

- Đã tìm kỹ và kết quả là không thấy nên mới lập topic này.
- Đã đọc tài liệu và trong tài liệu có nói rõ: tùy theo distro đang sử dụng mà tự tạo init script tương ứng.
- Có thể một số phần mềm có kèm init scripts theo (theo F10openssl) và một số thì không có (samba).

giobuon wrote:
Nếu xét về độ "thường" ý, nếu như nó có file script rồi thì "thường" nó cũng copy vào init.d luôn cho bạn chứ chẳng để bạn phiền lòng thế đâu smilie  

- Cài từ source thì thường không tự tạo init scripts trong init.d đâu.

examen wrote:

Con FC9 e cài lúc đầu cấu hình mạng có DNS là : a.b.c.d Sau đó do chuyển chỗ nên đổi DNS thành : e.f.g.h
Nhưng cứ gõ : "service network restart" là DNS lại đổi thành cái cũ( a.b.c.d ) nên không vào dc mạng.
Sau đó e không restart lại mạng nữa, gõ DNS mới rùi PING lun, thì thấy PING dc, vào mạng ngon.
Nếu tắt máy, lúc khác dùng tiếp thì nó lại trở lại cấu hình cũ, lại cứ phải cấu hình lại. E cũng đã thử trong các file: /etc/resolv rồi, nhưng không dc.

SOS!!! 

- Có thể là do phần DNS của bạn đã được cấu hình trong phần cấu hình của card mạng đang sử dụng.
- Nếu card mạng đang dùng là eth0 thì: Kiểm tra file /etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-eth0. Tìm đến dòng DNS1 (hoặc nếu có nhiều cái thì thêm DNS2, ...) và xóa đi, khi đó sẽ dùng các DNS server được liệt kê trong /etc/resolv.conf

ham_vui wrote:
Chào các bạn. Vậy kết quả nình phải làm theo hướng nào?
Ở đây mình đã cấu hình proftpd lấy user của Openldap đã OK. Mình làm cũng binh thường
apt-get install proftpd proftpd-ldap
và khai báo trong file proftpd.conf

# Authentication LDAP
# At the very least, you'll need the following configuration directives
LDAPServer localhost
LDAPDNInfo cn=admin,dc=test,dc=com password
LDAPDoAuth on ou=People,dc=test,dc=com

Không cài thêm gì hết.
Nhưng do mình đã có AD nên mình không muốn thêm 1 cái Openldap nữa. Lý do là ở đây.
Mong các bạn giúp đỡ chi tiết hơn, Thanks
 

-Chi tiết thì chắc không có vì mình nghĩ nếu đã làm qua rồi thì mới có chi tiết không thì chỉ là ý tưởng và suy nghĩ về phương pháp thôi.
-Nếu bạn muốn sử dụng cái AD sẵn có thì theo hướng dẫn phía trên của anh quanta mà tìm hiểu.

K4i wrote:
...
Vậy thì giao tiếp ở mức nào, truy cập dữ liệu lẫn nhau là sao? Bạn có thể lấy ví dụ rõ ràng hơn được không. Hay nhất là đặt trong một hoàn cảnh nhu ở trên. Việc cho máy Ubuntu join vào domain để giải quyết vấn đề gì smilie  

-Máy Ubuntu chứa các tài liệu nào đó muốn để cho các máy khác trên domain có thể truy cập thì mình cài smb, nmb trên máy Ubuntu.
-Các máy tính windows chứa tài liệu (được chia sẻ), để máy Ubuntu có thể truy cập được thì cần có smbclient trên máy Ubuntu.
-Việc máy Ubuntu join vào domain để giải quyết vấn đề chứng thực bằng các account trong domain khi các máy windows (đã join domain) truy cập dữ liệu trên đó.

thanhyeu999 wrote:
Mấy bác cho em hỏi 1 tí, em cũng nghe danh Ubuntu làm Windows ngất ngư, không biết ra sao. Mấy bác cho em hỏi là Ubuntu dễ sài không, biết hơi hơi chút chút về CNTT thui thì có sài được hông  

Ubuntu có live cd, bỏ vào chạy thử rồi tự rút ra kết quả.

K4i wrote:

quanta wrote:

ham_vui wrote:
Chào các bạn.

Mình có 1 máy wins2k3 trên nó có chạy dịch vụ Active Directoty (AD), đã có rất nhiều user trong OU.
và 1 máy linux(UBUNTU) trên nó chạy dịch vụ FTP server (Proftpd), Proftpd này mới cài (apt-get install proftpd)

Các bạn có thể giúp mình cách thiết lập Proftpd, sao cho user đăng nhập vào FTP sever chính là user của AD ? Mong các bạn giúp đỡ. 

Có lẽ bạn sẽ phải cần đến: Samba, Kerberos, và PAM, ... kiểu như http://www.nixadmins.net/2006/08/22/from-installation-to-active-directory-client-with-centos-42-part-two/. Ý tưởng là:
- Samba để join Ubuntu vào domain
- Cấu hình PAM để sử dụng Kerberos để xác thực
- Cấu hình Kerberos để "đi hỏi" AD 


Hi anh quanta, cho em hỏi chút là tại sao phải cấu hình samba trong trường hợp này vậy. Lợi ích của việc join máy Ubuntu vào trong domain để làm gì vậy anh?

Còn vụ cấu hình Kerberos để đi hỏi AD có lẽ là không cần thiết, dùng SASL hay hơn smilie 

Chào K4i,
Mình xin xen vào trả lời thử nhé. Theo mình:
-Samba để các máy windows và linux "giao tiếp" với nhau, có thể truy cập dữ liệu lẫn nhau.
-Join máy Ubuntu vào domain để domain đó có thể quản lý các tài nguyên trên máy Ubuntu như là các AD objects trên domain.

chicken_flu wrote:
e có 1 câu muốn hỏi với người viết bài hướng dẫn là : nếu mà sử dụng mô hình LVS-NAT trong Vmware thì card mạng các máy để ntn ? E mong bác trả lời sớm hộ em  

Ngoài lề một tí nhưng mình đề nghị bạn nên tìm hiểu các card mạng trong phần mềm vmware. Hiểu được nó hoạt động như thế nào rồi thì bạn có thể tự mình giải quyết được không chỉ cho vấn đề này mà mọi khi lúc nào bạn xây dựng mô hình trên vmware.

quanta wrote:

zerozeroone wrote:
-Mình đang muốn làm cho thằng samba.
-Trong document chỉ nói là tuỳ thuộc vào distro đang sử dụng mà làm cho thích hợp.
-Ở đây ý mình hỏi có một công cụ nào đó để tạo một cách tự động. 

Theo mình, nếu có đi chăng nữa, cũng không nên dùng tool để tạo init script. Bạn thử tìm hiểu cấu trúc của một init script:

- Đoạn đầu gồm những cái gì, có cái nào quan trọng? (chkconfig, processname, pidfile, ...)
- Mấy cái "Source function library.", "Source networking configuration." có ý nghĩa gì?
- Mấy tham số start, stop, restart, status, ... sẽ được viết thế nào? Làm thế nào start một chương trình để nó chạy như một daemon? /var/lock/subsys đóng vai trò gì? stop thì có thể dùng lệnh killproc, status thì có thể grep xem có cái PID nào không? Cách lấy "exit status"? ...

rồi tự viết xem.



 

Cám ơn anh quanta cho ý kiến.

quanta wrote:
...
-exec thực hiện một lệnh với các folders tìm được. Các bạn thử so sánh với xargs xem sao.
...
 

-exec sẽ thực thi lệnh chgrp lần lượt với tham số là từng kết quả được cho ra từ lệnh find (mỗi lần thực thi lệnh chgrp sẽ có tham số là 1 file hoặc thư mục tìm được) nên tốc độ thực thi sẽ chậm nếu số lượng file/thư mục quá nhiều.
Ngược lại xargs sẽ truyền một số kết quả cho ra từ lệnh find là tham số trong một lần thực thi lệnh chgrp (mỗi lần thực thi lệnh chgrp sẽ có tham số là một số file hoặc thư mục tìm được) nên tốc độ sẽ nhanh hơn khi số lượng file/thư mục quá nhiều.

quanta wrote:

...
\; mời các bạn thử giải thích
 

Đánh dấu kết thúc câu lệnh, thực thi lệnh chgrp mỗi khi có một file/thư mục được tìm thấy.
 
Go to Page:  First Page Page 2 Page 4 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|