banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: zerozeroone  XML
Profile for zerozeroone Messages posted by zerozeroone [ number of posts not being displayed on this page: 5 ]
 

dEvIL.kiD wrote:
vào phần places ấn thử cái " Desktop " thì nó báo là " Could not open location 'file:///home/dEvIL.kiD/Desktop - There is not default action associated with this location " ???  

Thế thì mấy cái khác ngoài cái "Desktop" thì sao?
Trước hết bạn thử kiểm tra xem nautilus có được cài đặt và hoạt động bình thường không? Vào terminal gõ
Code:
nautilus

Còn không thì thử cài đặt và upgrade lại cái nautilus bằng yum thử xem sao?
Code:
sudo yum install nautilus*

hoặc
Code:
sudo yum upgrade nautilus*

dEvIL.kiD wrote:
em vừa cài xong Fedora 7 :-< các ứng dụng khi ấn vào phần Applications đều oke
nhưng có 1 vấn đề là desktop không hiện ra cái j ?? hồi trc em cài xong thì nó vẫn hiện ra cái " dEvIL.kiD's Home " , Computer , và các ứng dụng em cho ra desktop . Nhưng bh thì chả có j cả  

Cài đặt gói gconf-editor
Code:
sudo yum install gconf-editor

sau đó mở chương trình gconf-editor lên, tìm đến cái phần sau: /apps/nautilus/desktop, check mấy cái checkbox trong đó thử xem.

PS: mới vừa cài đặt xong không chọc phá gì hết mà đã bị rồi thì lạ thật.

dEvIL.kiD wrote:
các anh cho em hỏi làm như nào để nâng cấp FC7 lên FC10 ạ ?
 

FC7 -> FC8; FC8 -> FC9; FC9 -> FC10
Có thể upgrade dùng yum hoặc dùng trình cài đặt Anaconda trên đĩa.
Mình nghĩ bạn nên cân nhắc và chuẩn bị cho kỹ càng khi nâng cấp, chú ý các chương trình đã cài đặt và dữ liệu. Còn nếu không gì trở ngại thì bạn nên cài đặt mới hoàn toàn là hơn. Khi cài đặt chú ý cái phần /home nên đặt ở partition riêng để khi nào cài đặt lại thì không ảnh hưởng đến nó và chỉ cần mount nó vô lại thôi.

dEvIL.kiD wrote:

em hỏi thêm 1 vấn đề nữa là làm như nào để cài bộ gõ Tiếng Việt cho Fedora ? smilie
 

Có thể dùng xnvkb, unikey, scim với m17n hoặc ibus với m17n, ... Còn cách cài đặt thế nào thì bạn search lại trên diễn đàn hoặc google thì có rất nhiều rồi.
Bạn đã cấu hình dns như thế nào? Nội dung file cấu hình thế nào?
Không vô mạng được là không truy cập Internet được phải không? Bạn truy cập bằng tên miền không được phải không?
Nội dung file /etc/resolv.conf ra sao?
Mình nghĩ có lẽ do bạn cấu hình dns không đúng rồi.

vumanhkientb wrote:

zerozeroone wrote:
Ở trên bạn nói là download cái file .deb mà? sao bây giờ lại nói là yêu cầu cài đặt từ source là sao? "Source nguồn" theo ý của bạn là gì?
Còn cách cài đặt thế nào thì mình đã nói ở trên rồi mà. Bạn đọc kỹ chưa? 


Thì mình nói là mới làm quen nên có biết cái file nào là cái file thực thi còn cái file nào là Source nguồn đâu. Cái chính mà mình cần là cài bằng Source nguồn chứ không phải là cài đặt bằng file thực thi. Bạn có thể nói rõ hơn cho mình biết là cài đặt bằng Source nguồn như thế nào không? Email của mình là vumanhkien@gmail.com nếu không phiền thì bạn có thể PM cho mình biết luôn nhé còn nếu không tiện thì bạn có thể nói luôn trên đây cũng được. Cảm ơn nhiều.

@holiganvn: Cảm ơn bạn về mấy cái link. Mình sẽ đọc xem có sáng ra được cái gì không. smilie 

Chào vumanhkientb,

Mình đã trả lời bạn ở trên nè:

zerozeroone wrote:

Để cài đặt từ source thì trước tiên phải download mã nguồn của nó, sau đó thì biên dịch (compile), rồi mới tiến hành cài đặt (install).
Thông thường thì qua 3 bước đơn giản như sau:
Code:
./configure
make
make install

Tốt nhất là đọc tài liệu hướng dẫn đi kèm theo mã nguồn (đại loại như: README.txt hay INSTALL.txt) để biết cách cài đặt.
 

Xin nói thêm một tý:
- Thường thì khi download source để cài đặt nó được nén trong 1 file dạng như: .tar, .tar.gz, .tar.bz2, ... Sau khi download về thì giải nén ra một thư mục. Vào thư mục đó để đọc các file hướng dẫn cài đặt từng bước. Cơ bản là 3 bước như trên, tuỳ theo từng phần mềm mà có thể có gì đó đặc biệt.
- Đặc biệt chú ý bước biên dịch (compile), đây là bước kiểm tra các thư viện cần dùng, các phần phụ thuộc (dependencies), nếu thiếu gì thì phải tìm và cài vào trước.
- Để download source thì tất nhiên là vào trang chủ của phần mềm đó mà tìm, còn không thì google.

Mình có lời khuyên thế này, bạn mới làm quen với linux thì nên tìm một quyển sách mà học một cách bài bản để nắm được những thứ cơ bản như thế này và còn nhiều thứ khác nữa, có gì thắc mắc thì lên đây thảo luận, mọi người sẽ giúp bạn.

Thân.

vumanhkientb wrote:
@zerozeroone: Tại mình mới học cái món này nên không biết dùng nó như thế nào, cũng không biết các file thực thi nó có phần mở rộng là gì nữa. Cái yêu cầu của mình là cài đặt từ Source nguồn chứ không phải là từ packed. Bạn có thể nói rõ hơn cho mình biết là cài nó source nguồn như thế nào không? Cảm ơn nhiều. 

Ở trên bạn nói là download cái file .deb mà? sao bây giờ lại nói là yêu cầu cài đặt từ source là sao? "Source nguồn" theo ý của bạn là gì?
Còn cách cài đặt thế nào thì mình đã nói ở trên rồi mà. Bạn đọc kỹ chưa?

vumanhkientb wrote:
Em mới làm quen với HĐH Linux nên còn chưa biết gì mà đã gặp phải 1 câu hỏi cần tìm lời giải đáp gấp đó là làm thế nào để có thể cài đặt bộ gõ Unikey cho Ubuntu. Em vào trang http://www.unikey.org/linux.php có down được 1 file mã nguồn của nó là dạng *.deb mà không biết làm sao để có thể build nó lên thành file cài đặt (dạng như *.exe trong windows).
Ai biết cách xử lý vụ này như thế nào thì cho em biết làm sao để cài đặt và chạy được Unikey trên Ubuntu.
Em xin cảm ơn nhiều. 

---> Đó không gọi là file mã nguồn đâu.

Không riêng gì Unikey, mà nhiều phần mềm khác khi cài đặt trên linux nói chung hay Ubuntu nói riêng thì có thể chia thành hai dạng cài đặt:
- Cài đặt từ source (mã nguồn của phần mềm).
- Cài đặt từ package (các dạng đóng gói đã được biên dịch sẵn) dạng như: rpm (trên các dòng Red Hat), deb (trên các dòng Debian, dùng cho cả Ubuntu).

Để cài đặt từ source thì trước tiên phải download mã nguồn của nó, sau đó thì biên dịch (compile), rồi mới tiến hành cài đặt (install).
Thông thường thì qua 3 bước đơn giản như sau:
Code:
./configure
make
make install

Tốt nhất là đọc tài liệu hướng dẫn đi kèm theo mã nguồn (đại loại như: README.txt hay INSTALL.txt) để biết cách cài đặt.

Để cài đặt từ package được biên dịch sẵn thì cần có chương trình quản lý gói để cài đặt. Gói dạng rpm thì có chương trình quản lý gói rpm (red-hat package managment), gói dạng deb thì có chương trình quản lý gói dpkg (debian package). Tìm hiểu cách sử dụng các chương trình đó bằng cách đọc manpage.

Trên Ubuntu khi đã download được gói .deb rồi thì có thể cài đặt đơn giản bằng cách double-click chuột vào gói đó để cài, hoặc là trên terminal gõ:
Code:
dpkg -i filename.deb


Ngoài ra còn có thể cài đặt chương trình một cách tự động (tự động tìm kiếm các phần phụ thuộc để cài đặt cùng) với điều kiện có kết nối internet và phải biết tên gói cần cài đặt.
Code:
yum install ten_goi
hoặc
apt-get install ten_goi

ghostman wrote:
file tải về có bị nén đau mà phải extract hả bạn? vd quyển "NewRiders-HackersBewareDefendYourNetwork",bạn thử tải về xem máy bạn có đọc được ko?,nếu đọc được thì làm ơn pm cho mình để xem lỗi do máy mình hay do file của HVA, cám ơn! 

Nó là file nén chứ sao lại không phải. Khi download về thì tên nguyên cái file là: NewRiders-HackersBewareDefendYourNetwork.pdf.gz. Cái phần .gz chắc là bạn không thấy được là do trên windows bạn đang xài mặc định nó không có hiện cái extension của bất cứ file nào hết, cho nên bạn chỉ thấy được NewRiders-HackersBewareDefendYourNetwork.pdf thế này thôi. Cứ thế mà đâm đầu vào mở bằng mấy cái chương trình pdf reader thì làm sao mà được.
Có thể dùng winrar để giải nén định dạng gz này.

F10 wrote:
#ls -l /etc/shadow trong Ubuntu thì được thông tin như sau
-rw-r----- 1 root shadow 1035 2009-06-06 07:10 /etc/shadow 

trong redhat và solaris thì được tương tự như sau
-r-------- 1 root root ................................../etc/shadow 

vậy cho hỏi tại sao root có quyền tối cao như vậy lại không thể wx trong /etc/shadow đối với redhat và solaris . phải chăng là vấn đề bảo mật . Nhưng có cần phải cự tuyệt hoàn toàn với root không.
* nhân thể mình lấy 1 ví dụ . mình đăng nhập với tài khoản root và dùng lênh useradd tạo ra user test . vậy thì root sẽ phải ghi các thông tin cần thiết của test vào /etc/shadow hay là một user khác của hệ thống đảm nhiệm . Nếu root đảm nhiệm thì làm sao root có thể ghi được vào file /etc/shadow nhỉ .

Mình chưa hiểu chỗ này ! mong các bạn giúp đỡ ! thaxk ! 

- Đúng là vấn đề bảo mật, để tránh trường hợp khi root dùng các editors thông thường để mở file đó lên, rồi lưu lại thì rất dễ dẫn đến tình trạng file đó bị overwrite trong một số tình huống bất cẩn, từ đó dẫn đến sai lệch thông tin. Vì vậy khi file /etc/shadow chỉ được set quyền read cho root thì khi dùng các editors để mở lên thì các editors đó phát hiện là không có quyền write lên file đó, bởi vậy khi có sơ ý bất cẩn lưu lại file đó thì cũng bị cảnh báo là read-only file (tuy nhiên bạn vẫn có thể ghi được bằng root).
- Theo mình biết thì root có thể mở và ghi lên bất cứ file nào trên local file system. Vì thế việc set quyền cho root chỉ có quyền read trên file /etc/shadow cũng không ảnh hưởng và có lợi như giải thích phía trên. Còn vấn đề tại sao dùng câu lệnh useradd thì có thể ghi lên được file /etc/shadow là do khi dùng câu lệnh đó thì nó sẽ gọi system call để thực hiện việc ghi lên file /etc/shadow, lúc này sẽ có quá trình kiểm tra user nào đang thực hiện, và root thì tất nhiên được cho phép và thực hiện thành công.

chuot_jery wrote:
Thanks zerozeroone !

Cho mình hỏi chút nữa, mình làm theo bạn hướng dẫn là browse con hard disk trong mware đến file iso, như thế thì nó cứ run luôn trực tiếp, vậy làm thế nào đế mình install file iso này vào mware bạn, vì chạy trên live mình thấy nó cứ đơ đơ. Mình tìm download các bản fedora thì toàn live thui, cái vụ này cũng chưa hiểu kỹ lắm. Thanks!


 

---> Phải là cái cdrom chứ.
- Khi khởi động thì có thể nó cho bạn tuỳ chọn chạy livecd hay là install; còn không thì chạy livecd rồi, thì khi đó cũng có gì đó để bạn cài đặt chứ, có thể là một biểu tượng trên desktop "Install to hard drive" hoặc là biểu tượng "Install" hay đại loại là gì đó mà để bạn có thể install vào.
- Fedora thì có 1 đống luôn mà: livecd hay là dvd install gì cũng có. Vào trang chủ của nó, ví dụ đây nè: http://fedoraproject.org/en/get-fedora-all, có đầy đủ hết. Còn không thì cứ google là ra thôi.

chuot_jery wrote:
Cho em hỏi thêm chút nữa với, em power on từ file .iso rùi, nhưng thấy là lạ vì chẳng phải install gì cả, cứ link đến file .iso là chạy thui, hổng hiểu lắm. Bác nào rành giải thích qua dùm em với. Mà con này cũng có vẻ hơi lạ, khi run nó mình có thể tab qua lại giữa mware đang chạy linux và các program khác thoải mái, khác với con fedora em cài trên mware đợt trước qua CD, nó phải Ctrl-Alt mới chuyển chuột ra được.
 

- Chắc là bạn đang chạy livecd rồi. Chắc bạn download cái file iso là livecd, cái đó có thể chạy trực tiếp trên cd hoặc là install vào. Khi đã chạy livecd rồi thì từ đó có thể install vào.
- Cài đặt vmware-tool để cung cấp các driver tương ứng với các phần cứng do vmware tạo ra. Khi đó có thể di chuyển qua lại giữa các tab mà không cần Ctrl-Alt. Bạn đang xài vmware phiên bản nào? Có một số bản linux khi chạy thì không cần cài đặt vmware-tool vẫn có thể làm được điều tương tự khi cài vmware-tool.

chuot_jery wrote:

Tiếp nữa là cho em hỏi làm sao config user permission trong đó nhỉ, vì khi em login chưa tạo user gì mà khi thử create một cái folder nó báo user permission (em nghĩ khi mình login default nó phải là administrator chứ nhỉ). Hiện giờ user của em login : liveuser@localhost.
 

- Tạo thư mục nhưng mà bạn tạo ở đâu mới được? Có một số chỗ không đủ quyền cho user thường có thể thao tác trên đó.
- Cái username đó là tự động khi chạy cái cd thì nó vào thẳng luôn phải không? Là do bạn đang chạy livecd đó (nhìn cái username của nó là liveuser kìa). Bạn hãy cài đặt vào đi rồi hãy tạo thư mục hay làm gì đó. Còn khi này thì bạn đang chạy livecd mà.

chuot_jery wrote:

Tiện thể em muốn tạo một IP cho con linux của em vừa tạo ra để có thể communicate giữa con window và con linux thì em phải làm thế nào nhỉ. (Em định cài xampp, muốn dùng con linux làm server và có thể sử dụng browser để request đến con linux).
 

- Để có thể communicate giữa các máy ảo hoặc giữa máy ảo với nhau thì bạn nên tìm hiểu, đọc help của vmware để biết cách sử dụng (Tham khảo các virtual network adapter (vmnet0 - bridge, vmnet1 - host only, vmnet8 - nat) được vmware tạo ra). Sau đó thì đặt ip cho thích hợp.

PS: mấy cái này chỉ là xài phần mềm thôi, muốn xài phần mềm nào một cách hiệu quả thì tất nhiên phải đọc hướng dẫn sử dụng của nó rồi, và tất nhiên là không có gì ghê gớm cả.

chuot_jery wrote:
Em đã down con fedora.iso về vất vào máy rồi, vào mware disk mount nó với file iso này xong ra power on nó lên nó báo không tìm thấy boot. Chịu .

Em đã search google nhiều rồi, các hướng dẫn toàn cho install trực tiếp vào hard disk thôi, còn install qua mware từ hard disk thì chưa tìm thấy lên mới lên đây hỏi.

Wait for hepl. Thanks ! 

- Bạn có thể miêu tả lại các bước đã làm không? và thông báo cụ thể là thế nào?
- Kiểm tra lại cái file iso download về xem có bị lỗi gì không? vì dung lượng khá lớn nên có thể bị lỗi khi download về.

chuot_jery wrote:
Hix, em đang muốn install con linux vào vmware để run nhưng con dell của em nó lại hỏng mất DVD, chưa có thời gian đi sửa mà install con linux thì lại đang cần, các bác giới thiệu cho em cách cài linux từ ổ cứng với (ổ ảo hoặc remote qua CD hoặc gì gì đó cũng được).

Em cài linux cũng chỉ muốn dùng ở commandline thui, lên bác nào biết link download con fedora (7, 8 ..) nhỏ nhỏ chỉ dùm em với nhé, vì hiện giờ em có mấy bộ cài linux rùi (mỗi bộ tầm 6 disk) nhưng cứ vài hôm là nó lại bị xước lên toàn hỏng thôi lên muốn kiếm con fedora nhỏ nhỏ vất vào máy thỉnh thoảng reinstall cho dễ.

Thanks các bác nhìu ! 

- Ơ, cứ tưởng là bạn muốn cài linux lên ổ cứng chứ.
- Muốn cài trên vmware thì chỉ cần có file iso là được rồi. Chạy chương trình vmware, tạo 1 virtual machine mới, khi đó sẽ có 1 cái ổ cdrom ảo, chỉ đường dẫn đến file iso cài đặt linux là có thể sử dụng và cài đặt rồi.
- Để download fedora thì lên trên chủ của nó mà download về (download file iso) và sử dụng. Có thể google để tìm bất cứ phiên bản hay distro nào.

StarGhost wrote:
@quanta: digging expert smilie
OK. Khi bạn enable offload checksum, wireshark sẽ chỉ thấy TCP packet với incorrect checksum (vì chúng chưa được calculated). Như vậy wireshark sẽ không cố gắng intepret payload đằng sau TCP header nữa mà coi payload đó đơn giản là một data stream. Thêm vào đó, vì một trong các port là 80 (HTTP), nên status của packet trở thành "Continuation or non-HTTP Traffic".

Khi bạn disable offload checksum, wireshark sẽ thấy TCP packet với correct checksum (vì chúng đã được calculated bởi OS). Câu hỏi là tại sao wireshark có thể phân biệt giữa một TCP segment và một fragment của segment khi mà checksum của cả hai đều correct.

Câu trả lời nằm ở chỗ OS handle TCP segment như thế nào trước khi nó được gửi đi:

- ở tầng transport, data stream được đóng gói vào TCP segment, cũng giống như chúng ta đóng đồ vào thùng hàng trước khi gửi đi.
- Thường thì chúng ta đợi đóng đầy thùng rồi mới gửi đi (cho tiết kiệm). OS cũng vậy, nó thường đợi data stream đến khi một TCP segment được filled đầy rồi mới gửi đi.
- Vậy nếu data stream chỉ có đến vậy mà không fill đầy một segment thì chẳng lẽ OS cứ đợi mãi? Không, cứ mỗi khi application thực hiện một send (write) syscall, thì syscall này sẽ làm nhiệm vụ fill segment, và đến khi nó không còn data nữa thì nó sẽ bắt OS đóng gói TCP và gửi đi.
- Nếu data stream nhiều hơn một TCP segment, thì một segment sẽ bị filled đầy trước khi data stream kết thúc, dẫn đến việc OS tiến hành đóng gói và gửi segment đó đi mà không cần application phải nhắc nhở. Việc nhắc nhở chỉ xuất hiện sau khi toàn bộ data stream đã kết thúc.
- Để thể hiện sự nhắc nhở này, OS set PUSH flag trong TCP option của segment cuối trong data stream. Còn các segments trước đó của cùng một data stream thì có PUSH flag unset.

Như vậy, wireshark nhận biết sự khác nhau giữa một TCP segment hoàn chỉnh và một fragmented segment qua PUSH flag.

Trust that helps. 

---> Như vậy một fragmented segment cuối cùng trong data stream và một segment hoàn chỉnh đều được set PUSH flag.
---> Vậy để phân biệt fragmented segment cuối cùng trong data stream và segment hoàn chỉnh thì phải dựa vào các trường khác?

StarGhost wrote:

quanta wrote:

StarGhost wrote:

- Window size là lượng thông tin mà receiver cho phép sender gửi đi mà chưa cần nhận ACK
 

Cái này là khái niệm rồi, mình muốn hỏi về ý nghĩa chính của nó? 

À, ý nghĩa của window size là để giảm thiểu vấn đề các packets bị gửi đi rồi lại phải gửi lại.
 

- Nói cho dễ hiểu thì nó giải quyết tình trạng tràn ngập dữ liệu bên nhận, do bên gửi gửi quá nhanh, bên nhận xử lý không kịp. Do đó dẫn đến tình trạng các packets đã gửi đi phải được gửi lại.

StarGhost wrote:

quanta wrote:

Ừ, window size thường dựa vào bandwidth và Round Trip Time (RTT). Chắc là window size 1GB tương đương với bandwidth 10Tb/s và RTT khoảng 100ms. 

Không, cái window size mà bạn nói là actual window size, còn cái window size trong TCP header thì không dựa vào bandwidth cũng không dựa vào RTT, vì cái window size trong TCP header là maximum allowed, và quyết định bởi receiver. 

- Thực chất thì cái trường window size trong TCP header chỉ có 16 bits nên tối đa là 2^16 bytes, để mở rộng nó thì người ta dùng thêm 1 phần trong trường Option của nó (hình như là window scale) để có thể tăng cái window size maximum lên 1GB.
Mình nghĩ thế này:
Code:
echo $longurl | sed 'pattern'
Bạn thử thêm hai dòng sau vào cấu hình của eth0 (trên dòng Red Hat là /etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-eth0), restart network hoặc NetworkManager service rồi thử lại xem sau:
Code:
# file /etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-eth0
...
DNS1=192.168.1.190
DNS2=203.162.4.190
...
- Không cho nhập là thế nào vậy bạn?
- Bạn nhập vào thì có ra thông báo như thế nào? hay là không xuất hiện gì hết?
- Chú ý: password khi nhập vào thì nó không có hiển thị lên, khi nào nhập xong thì cứ enter để đăng nhập thôi.

StarGhost wrote:

zerozeroone wrote:

Khi mình làm VPN site to site thì trên hai cái VPN server, mỗi cái nó sẽ add route đến cái LAN bên kia. Như thế nếu hai cái LAN hai bên nó cùng subnet thì chuyện gì sẽ xảy ra? Khi cần trao đổi với các máy ở LAN bên kia thì cái route đó đúng, rồi khi cần trao đổi với các máy trên cùng cái LAN với nó thì nó cũng theo cái route đó để đi thì làm sao mà có thể tới được. 

Thế nếu mình biến hai cái VPN servers đó từ 2 cái routers thành 2 cái switches thì sao hả bạn?
 

Cái VPN qua switch thì em mới nghe và chưa thử bao giờ. Nếu thật sự VPN qua switch thì ok. Còn trong trường hợp là router thì phải tránh hai cái subnet trùng nhau rồi.

StarGhost wrote:

vantam09 wrote:
Mình có 1 câu hỏi mà tìm hiểu mãi vẫn chưa trả lời được, mong được các anh em hổ trợ!

Mình có 2 site; site1 là forest, site2 là tree (dùng VPN site to site để kết nối 2 site).
Tại sao range IP Wan của site2 không được cùng range với range IP Wan của site1; range IP Lan của site2 cũng không được cùng range IP Lan của site1 (đây là câu hỏi của giáo viên mình).
(Nếu Wan cùng range nhau, và Lan cũng cùng range nhau thì có được không? Tại sao?)

 

Về mặt nguyên tắc, mình chả thấy có gì không được ở đây cả. Nếu 2 site nối trực tiếp với nhau, thì phần public của 2 sites đó phải nằm trong cùng một subnet, còn nếu chúng nằm ở 2 đầu của Internet, thì hiển nhiên phải khác subnet. Còn lại đối với LAN thì trong bất cứ trường hợp nào cũng có thể nằm trong cùng subnet (các kĩ thuật như NAT, VPN để làm gì đây?) 

Chào anh,
Khi mình làm VPN site to site thì trên hai cái VPN server, mỗi cái nó sẽ add route đến cái LAN bên kia. Như thế nếu hai cái LAN hai bên nó cùng subnet thì chuyện gì sẽ xảy ra? Khi cần trao đổi với các máy ở LAN bên kia thì cái route đó đúng, rồi khi cần trao đổi với các máy trên cùng cái LAN với nó thì nó cũng theo cái route đó để đi thì làm sao mà có thể tới được.
Nói rõ hơn 1 tí trong trường hợp cấu hình VPN của bạn, nếu bạn dùng các subnet giống nhau (cả LAN và WAN) ở hai site khác nhau thì làm thế nào mà các gói tin giữa hai site đó có thể được gửi đi tới đích đến khi mà cái route trong routing table nó dò được là sẽ đi đến subnet "thật sự" của nó (do lúc này các máy tính xác định là đích đến của gói tin trong cùng subnet của nó nhưng mà thật sự thì ...). Còn hoặc chăng khi bạn thay đổi cái route đó để mà các máy tính giữa hai site có thể liên lạc được với nhau thì khi đó việc liên lạc giữa các máy trong cùng subnet "thật sự" sẽ gặp vấn đề.

protectHat wrote:
Tình hình là mình có 1 máy ảo vmware chạy fedora 10 bản live CD (F10-i686). Máy sau khi cài fedora thì để cài vmware tool đã cài thêm 1 số gói như là gcc, make... Sau khi cài vmware tool (các tùy chọn để mặc định) thì khởi động lại Fedora boot xong hiện ra 1 màn hình đen, gõ chữ nào thì còn nguyên chữ đó nhưng không có tác dụng gì cả. Như là startx và enter thì nó chỉ xuống dòng mà không có tác dụng nào cả.
Ai đã gặp trường hợp này hoặc biết cách khắc phục xin chỉ giùm. Cảm ơn rất nhiều 

Bạn vào single mode (runlevel 1) thử coi được không? Hoặc là runlevel 3 xem sao? Nếu được thì thử gỡ bỏ vmware tool rồi boot lại vào runlevel 5 bình thường xem thế nào?
Hiện tại thì xnvkb-0.2.9a khi được compile từ source và cài đặt trên Ubuntu 9.04 thì không hoạt động nữa. Trên các phiên bản trước thì chạy ngon.
Nếu đang dùng Ubuntu 9.04 thì thử scim-unikey cũng ổn.
Nếu cùng range (nói chính xác là cùng subnet) thì định tuyến thế nào? Giả sử máy tính nào đó được định tuyến có 1 route trong routing table đến các máy khác trong subnet "thật sự" của nó. Bây giờ bạn lại có các máy tính khác cùng subnet nhưng mà thật sự thì lại "cách xa nhau" (qua nhiều hop thông qua Internet chẳng hạn) thì liệu có dùng route đó để định tuyến các gói tin được hay không? Hoặc là nếu route đó bị thay đổi giá trị gateway rồi thì các máy tính nằm trong cùng subnet "thật sự" có còn liên lạc được không?

Lotches wrote:
Em đã dùng lệnh : hostname <newname> để thay đổi, sau đó em dùng lệnh uname -a để kiểm tra.
Nhưng khi reboot lại máy thì hostname trước khi đổi vẫn còn. Mong các anh giúp đỡ 

- Lệnh hostname chỉ thay đổi tức thời. Không có tác dụng khi reboot lại.
- Nếu dùng các distro thuộc dòng Red Hat thì bạn edit file /etc/sysconfig/network
Code:
...
HOSTNAME=your host name
...

- Có thể thêm (không nên xóa mấy cái có sẵn nếu không chắc chắn vì có thể có các dịch vụ sử dụng những cái đó) vào /etc/hosts để dùng khi cần resolve name cho máy tính của bạn.

quanta wrote:
Anh em nào đang dùng Fedora 9, test hộ tôi trường hợp này với:
Ctrl + Alt + Fi (i=1->6) để chuyển sang bất kỳ một Virtual Console nào đó, sau đó thử login xem có được không? Hiện tại tôi gặp tình trạng như sau:
Ctrl + Alt + F1, dấu nhắc hiện ra:
Code:
home login:

Nhập username --> enter:
Code:
Password:

Nhập password xong --> enter, dấu nhắc hỏi username lại xuất hiện:
Code:
home login:


--> Tóm lại Virtual console không làm việc. Đoạn log từ /var/log/secure cho biết:

Jun 20 23:27:19 home login: pam_unix(login:session): session opened for user quanta by LOGIN(uid=0)
Jun 20 23:27:23 home login: pam_unix(login:session): session opened for user quanta by quanta(uid=0)
Jun 20 23:27:26 home login: pam_unix(login:auth): authentication failure; logname=quanta uid=0 euid=0 tty=tty1 ruser= rhost= user=quanta
Jun 20 23:27:28 home login: FAILED LOGIN 1 FROM (null) FOR quanta, Authentication failure
Jun 20 23:27:31 home login: pam_unix(login:session): session opened for user quanta by quanta(uid=0)
Jun 20 23:27:36 home login: pam_unix(login:session): session opened for user root by quanta(uid=0)
 

(Có một lần tôi thử gõ sai password)

Nội dung file /etc/pam.d/system-auth của tôi như sau:
Code:
#%PAM-1.0
# This file is auto-generated.
# User changes will be destroyed the next time authconfig is run.
auth required pam_env.so
auth sufficient pam_unix.so nullok try_first_pass
auth requisite pam_succeed_if.so uid >= 500 quiet
auth required pam_deny.so
account required pam_unix.so
account sufficient pam_localuser.so
account sufficient pam_succeed_if.so uid < 500 quiet
account required pam_permit.so
password requisite pam_cracklib.so try_first_pass retry=3
password sufficient pam_unix.so sha512 shadow nullok try_first_pass use_authtok
password required pam_deny.so
session optional pam_keyinit.so revoke
session required pam_limits.so
session [success=1 default=ignore] pam_succeed_if.so service in crond quiet use_uid
session required pam_unix.so


PS: Đã từng có một bạn dùng CentOS và gặp tình trạng giống hệt thế này. 

Chào anh quanta,
Vấn đề này đã giải quyết được chưa?
 
Go to Page:  First Page Page 1 3 4 5 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|