banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: Z0rr0  XML
Profile for Z0rr0 Messages posted by Z0rr0 [ number of posts not being displayed on this page: 7 ]
 
Sao bồ không chia sẻ cụ thể cách giải quyết nhỉ?
Nếu không chia sẻ được thì topic này vô nghĩa mất.
Bồ xem kĩ 3 phần đầu ở đây: http://wiki.wireshark.org/CaptureSetup/Ethernet
Thông tin cần biết cho Thành Viên:
- Quy Định Chung: /hvaonline/forums/rule.html
- Nội quy chi tiết và những điểm quan trọng khi viết bài: /hvaonline/posts/list/137.html
Xem thêm http://www.overclock.net/intel-cpus/412381-i7-920-overclocking-thread.html
Nhớ dùng 1 heatsink xịn như Thermolab hoặc Tuniq Tower kẻo đi đời con CPU đắt tiền smilie
=> Anh nói cũng đúng vì đôi khi có dự án đúng là không theo qui trình đã đưa ra do: thời gian, rồi thúc ép từ khách hàng,..., nhưng đa phần là tuân theo đúng qui trình, mặc dù em chưa có tìm hiểu gì nhiều về qui trình nào cả: "quản lý dự án", "phát triển phần mềm","...." (=> điều này khá nguy hiểm, vì thực ra em mới vào được 1 thời gian mà suốt ngày chỉ cắm đầu vào mà làm thôi). Thực trạng này em nghĩ không chỉ riêng công ty em mà còn nhiều công ty khác cũng rơi vào cùng tình trạng. 
==> Theo những ý bạn đề cập bên dưới thì tuy rằng nhìn vào thấy có qui trình nhưng rõ ràng mang nhiều tính hình thức, nó không được thực thi đúng mức và nghiêm túc. Điều này dần sẽ dẫn đến nhiều hiệu ứng tiêu cực, về phía khách hàng sẽ nhận ra cty bạn đang làm kiểu chụp giựt và không có gì đảm bảo chất lượng, hình ảnh cty sẽ giảm theo thời gian. Về mặt con người, nhân viên sẽ dần mệt mỏi và ra đi là lẽ đương nhiên.


- Dự án bạn làm có tuân thủ đầy thủ qui trình phát triển phần mềm không? Ai triển khai, thực thi và giám sát?
=> Câu trả lời đã có ở ý trả lời trên, em bổ sung thêm là: người triển khai là PM(project manager) và thực thi tất nhiên là các Team rồi, còn giám sát: PM + team leader. 
==> Trách nhiệm có vẻ rõ ràng, nhưng có kế hoạch xử lý những trường hợp như member không tuân thủ lời leader/PM, viết code không đúng thiết kế, viết không hiệu quả hoặc không logic.. hay không? Ai sẽ chịu trách nhiệm chính và xử lý thế nào?

- Dự án có đề ra và tuân thủ coding standard và convention hay không? Ai là người chịu trách nhiệm review code,...?
=> Chưa chấp hành, đôi khi vì kịp dự án nên chấp nhận bỏ qua điều đó(đây không phải là ý kiến của em), review thì do mọi người trong team! 
==> Điều này là nghiêm trọng, làm việc nhóm mà ko có tiếng nói chung rõ ràng thì sớm muộn sẽ loạn. Review có ra nhiều vấn đề nhưng có giải quyết chúng không? Có kiểm soát việc thực thi đúng hay sai?

- Khách hàng có đặt cụ thể yêu cầu chất lượng sản phẩm, ví dụ performance (tốc độ, khả năng xử lý nhiều dữ liệu...), platform independence, blah blah hay không?
=> Có và cũng không, tuỳ theo loại khách hàng, đối với bên Nhật hay 1 số thị trường nữa(em chưa làm với thì trường khác ngoài Nhật) em thấy cái này được kiểm duyệt gắt gao, có thể nói là "đưa code lên bàn cân để cân" 
==> Vậy project hiện bạn đang gặp vấn đề, khách hàng không đề cập đến chất lượng sản phẩm?

- Khách hàng có kiểm tra thiết kế và mã nguồn hay không?
=> Thường là không? chỉ có 2 lần tham gia dự án của Nhật thì em thấy có bàn đến. Còn ở trong nước thì không thấy! 
==> Kiểm tra thiết kế và mã nguồn là việc cực kì quan trọng. Khách hàng cũng là 1 nhân tố chính tham gia vào phát triển dự án, nếu bỏ qua yếu tố này thì chất lượng chỉ phụ thuộc phía nhà sản xuất.


- Tester có kiểm tra những yêu cầu về chất lượng như trên không?
=> Có khi có yêu cầu / ngược lại thì Không 
==> Tester đóng vai trò cực kì quan trọng cho chất lượng sản phẩm nên họ phải có trách nhiệm đảm bảo sản phẩm chạy đúng và ổn định cho mọi tình huống.

- Khi hoàn tất dự án, đã rút ra những bài học và đề bạt lên cấp trên nhưng tại sao họ phớt lờ? Nếu cấp trên không nghe thì hẳn phải có 1 kênh đề xuất khác, lên giám đốc chẳng hạn. Những bài học kinh nghiệm luôn đáng giá cho những dự án tiếp theo.
=> Nhiều việc cần làm trước đã(câu này được nghe vài lần, thôi thì em biết vậy, em nghĩ chắc sếp cũng có kế hoạch cả rồi). 
==> Nhân viên có quyền hỏi "sếp" rằng những việc cần làm trước là việc gì và có quyền đưa ra ý kiến của mình. Con người là tài nguyên quan trọng của một tổ chức và họ có quyền lên tiếng.


Bài toán theo kiểu "tui làm cho nó chạy còn chưa xong thời gian đâu mà nghĩ đến việc viết code cho đẹp, chạy được là tốt lắm rồi"
=> Chính suy nghĩ như thế này đã ghóp phần làm xảy ra tình trạng như hiện nay, em nghĩ mỗi thành viên trong nhóm hay trong công ty cần có tinh thần trách nhiệm hơn với công việc của mình. 
==> Mỗi thành viên dù ở vị trí nào cũng cần liên tục tích lũy và phát triển kĩ năng bản thân. Quản lý dự án thì bên cạnh kĩ thuật, học cách quản lý thời gian và con người tốt sẽ dễ thành công hơn. Lập trình viên nâng cao kĩ năng để sao cho cũng trong khoảng thời gian ngắn của dự án mà tự viết mã tốt hơn.

" chuyện tuổi tác của thành viên dự án không quá quan trọng "
Các "anh ấy" đã có vợ con, họ phải lo cho gia đình của họ rất nhiều thứ, không lẽ em lại đưa ra những chính kiến của mình rồi bất đồng(mà chắc gì em đã đúng anh nhỉ?), rồi sếp làm khó cho em hoặc các anh ấy thì .... em và các anh ấy sẽ ra sao?(hi hi em thì không sao rồi, nhưng .... tính em hơi lo bò trắng răng) => hơi khó để em đưa ý kiến lên sếp! Nhiều khi em nghĩ code thì cũng chỉ đến ngưỡng 30 tuổi (đối với coder việt nam, đây là ý kiến chủ quan của em), chứ >= 30 "phải đang ở vị trí quản lý" rồi mấy ai còn code nữa. Hi hi vì thực sự cuộc sống em thấy sau khi ra trường trở thành "thực dụng" mất rồi smilie . Tất cả là vì cơm áo gạo tiền, chứ em thấy bên nước ngoài ngũ tuần vẫn code ầm ầm(có chăng họ đủ ăn, đủ mặc? hay đam mê theo đúng nghĩa?)
 
Ai cũng có hoàn cảnh, gia đình và nhiều yếu tố cá nhân khác. Tuy nhiên cần phân định rõ công việc và cá nhân.
Có lẽ bạn thử tìm đọc quyển "How to influence people and make friends" (sách tiếng Việt là Đắc Nhân Tâm) xem những kinh nghiệm khi làm việc với con người smilie
Trường hợp bạn zidole109 đặt ra những vấn đề mà nhiều hãng sản xuất phần mềm hay gặp, đó là Quản lý dự án và quản lý chất lượng. Tuy nhiên tui không nghĩ 1 cty "tầm cỡ" như bạn đang làm lại thiếu những điều này, có thể những dự án bạn làm đặc thù không áp dụng được, hoặc có mà bạn (và quản lý trực tiếp của bạn) không đủ thời gian và khả năng thực thi nó đúng.

Chưa nói đến trình độ viết mã của các thành viên mà bản thân người quản lý dự án phải hiểu rõ trước khi bắt đầu dự án để phân việc cho phù hợp, hãy phân tích thử vài khía cạnh bằng những câu hỏi:
- Dự án bạn làm có tuân thủ đầy thủ qui trình phát triển phần mềm không? Ai triển khai, thực thi và giám sát?
- Dự án có đề ra và tuân thủ coding standard và convention hay không? Ai là người chịu trách nhiệm review code,...?
- Khách hàng có đặt cụ thể yêu cầu chất lượng sản phẩm, ví dụ performance (tốc độ, khả năng xử lý nhiều dữ liệu...), platform independence, blah blah hay không?
- Khách hàng có kiểm tra thiết kế và mã nguồn hay không?
- Tester có kiểm tra những yêu cầu về chất lượng như trên không?
- Ước lượng thời gian cho dự án quá chặt hoặc vượt quá khả năng của thành viên? Điều này có thể do bị khách hàng ép, hoặc cty không đủ mạnh để thuyết phục khách hàng, hoặc "lỡ" ước lượng quá ngắn nên phải ép anh em "chạy vắt giò lên cổ".
- Khi hoàn tất dự án, đã rút ra những bài học và đề bạt lên cấp trên nhưng tại sao họ phớt lờ? Nếu cấp trên không nghe thì hẳn phải có 1 kênh đề xuất khác, lên giám đốc chẳng hạn. Những bài học kinh nghiệm luôn đáng giá cho những dự án tiếp theo.

Bạn làm leader về mặt kĩ thuật, phải chịu trách nhiệm về kĩ thuật. Nếu không thu xếp được (về khả năng kĩ thuật, giao tiếp, hoặc khả năng sắp sếp thời gian) thì cần làm rõ với project manager hoặc cấp cao hơn để họ giải quyết những vấn đề về mặt con người. Bài toán theo kiểu "tui làm cho nó chạy còn chưa xong thời gian đâu mà nghĩ đến việc viết code cho đẹp, chạy được là tốt lắm rồi" lặp đi lặp lại nhưng không phải không có cách giải, chuyện tuổi tác của thành viên dự án không quá quan trọng nếu dự án có qui trình đàng hoàng để tuân thủ và mọi người hiểu rõ trách nhiệm của mình trong guồng máy đó.
Hiện nay nhu cầu nhân lực giỏi các chuyên ngành CNTT rất nhiều. Công việc ổn định và thu nhập tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng của bạn.
Tìm trên Google thấy thế này "Kết quả 11 - 20 trong khoảng 97.600.000 cho network access control. (0,28 giây)". Vậy mà "có vẻ ít" sao bồ?
Có quá nhiều đề tài mang tính chung chung với kết quả lượm lặt khắp nơi được lắp ghép thành đề tài lớn nhỏ ở VN. Điều đó dẫn đến điểm kết quả cũng khiêm tốn và sâu xa hơn không có ích gì về giá trị thực tiễn vì ko chứng minh có gì mới cũng như thiếu sự đầu tư tìm tòi sáng tạo.

Ý kiến của tui là tại sao bồ ko chủ động giới hạn lại 1 đề tài nhưng làm thật chuyên sâu bằng kinh nghiệm và thực hành, thay vì giới thiệu đủ món nhưng ko món nào ngon, kiểu như đi ăn buffet vậy ?!
@trandiepbang741: Dùng tiếng Việt luôn cho oách, dùng English mà sai tùm lum thiên hạ người ta cười cho. Giả sử mục đích của bồ đúng là đùa thôi, vậy đã nghĩ ra cách nào để "dụ" người ta chạy cái vbs kia chưa?

PS. Bồ copy/paste quên xóa dòng "objvoice.speak strtext" đấy!
@twinlee: Vậy bạn đi về hướng quản trị mạng, đã có tìm hiểu khi nào thì cần đến kiến thức lập trình không?
Hãy suy nghĩ và trả lời vài câu hỏi sơ khởi sau trước khi chọn học một ngôn ngữ lập trình phù hợp:
- Học để làm gì (mục đích)?
- Ứng dụng ở đâu (môi trường nào, lĩnh vực nào)?
- Ai sẽ sử dụng kết quả được lập trình ra?

Ai cũng biết ngôn ngữ lập trình giúp viết nên các chương trình máy tính, vậy nó sẽ cần môi trường nền tảng (là máy tính, hệ điều hành, mạng, ...) để hoạt động. Vậy nếu không biết gì về nền tảng này liệu có thể viết chương trình chạy được và hữu ích hay không?
Tui đang dùng Windows 7 bản Ultimate và Enterprise, không cái nào default dùng port 80 như trên cả.
HVA không thể kiểm tra và không chịu trách nhiệm về nội dung và các vấn đề an toàn liên quan đến các tài liệu và link do thành viên gửi. Do vậy các thành viên nên cẩn thận khi xem các link không thuộc HVA.

HVA có Phòng đọc và kho Ebook dành cho thành viên tham khảo ở các liên kết trên đầu diễn đàn.
Bồ đã tìm hiểu "httpd.sys" là gì chưa?
Không thành vấn đề. Chúc em thành công.
Bồ có thể xem ranking của CPU và VGA card tại đây:
http://www.cpubenchmark.net/
http://www.videocardbenchmark.net/
process "System" không liên quan gì đến port 80, có thể bồ nhầm với IIS đã được cài trên máy. Tốt nhất vào "Programs and Features" ==> "Turn Windows features on or off" và xem phần Internet Information Services có chọn chưa. Nếu đã thì tắt đi để uninstall.

Các để biết web server hay dịch vụ nào đang chạy trên port 80 là vào Command Prompt, chạy lệnh "telnet localhost 80" và xem nó trả ra thông tin gì.

Chào FaL, hỗ trợ đa ngôn ngữ cần thực hiện các việc sau:

- Bảng mã: Một số ngôn ngữ có thể dùng bảng mã MBCS (multibyte character set) hoặc Unicode (2 bytes) để hiện thị (ví dụ Tiếng Việt, Trung, Nhật), một số ngôn ngữ bắt buộc phải dùng Unicode (2 byte) để hiện thị đầy đủ kí tự. Do vậy tùy vào ngôn ngữ cần hỗ trợ mà chọn char set phù hợp khi thiết kế ứng dụng.

- Hiển thị giao diện: Là nơi người dùng nhận thấy đầu tiên, bao gồm các chữ thể hiện trên các control, menu (bar/popup), message box; trong các hình ảnh vẽ vời được thiết kế có yếu tố ngôn ngữ trên đó. Có 1 số nguyên tắc cơ bản sau:
+ Thường khi vẽ hình (logo, banner, ...) cần tránh dùng chữ viết trong đó để không tốn công thiết kế riêng cho từ ngôn ngữ.
+ Các câu chữ ở trên cần đặt trong 1 nguồn dữ liệu riêng (file text - INI/XML bản chất đều là text nên đều được, miễn sao tiện cho việc lập trình - hoặc Resource DLL trong Windows) để tiện việc chuyển ngữ và lập trình để tải các câu chữ này hiển thị ở nơi phù hợp. Dùng file text sẽ tiện ở chổ dễ chuyển ngữ, không phải biên dịch lại ứng dụng hoặc thư viện sau khi chuyển ngữ, nhưng sẽ có nguy cơ dễ bị người dùng can thiệp sửa đổi không phù hợp làm ứng dụng hoạt động không đúng. Dùng Resource DLL chứa toàn bộ tài nguyên của ứng dụng trong 1 thư viên binary giúp bảo vệ khỏi người dùng cuối, nhưng khi chuyển ngữ phức tạp hơn và phải biên dịch lại thư viên cho từng ngôn ngữ.
+ Ngoài ra, giao diện cũng cần quan tâm đến yếu tố đặc thù riêng ví dụ tiếng Trung Quốc, Ả Rập có thể đọc tự phải sang trái (Right to left) mà hiệu chỉnh thuộc tính để hiện thị và xử lý đúng.
+ Chú ý phần Ngữ pháp khi chuyển đổi giữa các ngôn ngữ, đặc biệt khi có nhu cầu ghép nối các chuỗi để hiện thị. Ví dụ chuỗi "Tên đăng nhập '%s' đã tồn tại" khi chuyển sang tiếng khác có thể không đơn thuần dịch riêng đoạn "Tên đăng nhập" và "đã tồn tại" ghép lại là đúng ngữ pháp.
+ Chú ý chiều dài các control bảo đảm đủ chổ chứa các chuỗi sau khi chuyển ngữ, ví dụ tiếng Anh "Nothing" rất ngắn, nhưng khi dịch sang Tiếng Việt là "Không có gì" sẽ cần nhiều chổ hơn để hiển thị đủ.
+ Ngôn ngữ thường được xác định khi ứng dụng bắt đầu chạy, có thể bằng cách xác định ngôn ngữ hiện tại của hệ thống (system language hay locale) mà tải ngôn ngữ phù hợp, hoặc chỉ định bắng chức năng của ứng dụng và cho phép người dùng chuyển đổi lúc đang chạy.

- Nhập xuất dữ liệu: Các dữ liệu hiển thị trên các control có thể do người dùng nhập vào, hoặc tải từ cơ sở dữ liệu hoặc từ nguồn các. Các nguyên tắc cơ bản:
+ Luôn sử dụng các hàm (API) mang tính tổng quát (generic), đặc biệt các hàm xử lý chuỗi. Ví dụ trong C/C++ thay vì dùng "strcpy" thì dùng "_tcscpy", thay vì dùng "atoi" thì dùng "_ttoi", ...
+ Chú ý an toàn dữ liệu, đặc biệt với các kiểu chuỗi và số khi chuyển ngữ. Ví dụ dùng 1 buffer quá ngắn để chứa 1 chuỗi tiếng Anh có thể sẽ không đủ (dẫn đến buffer/stack overflow) sau khi chuyển ngữ.
+ Xác định font của control để hiện thị đúng ngôn ngữ mong muốn: font có thể tự thiết kế hoặc dùng font hệ thống có sẵn
+ Chuyển đổi dữ liệu khi hiển thị và khi lưu xuống cơ sở dữ liệu: cần quan tâm đến các bảng mã và kĩ thuật chuyển đổi phù hợp
+ Hỗ trợ các bộ gõ cho ngôn ngữ mong muốn.

Vài ý kiến chia sẻ.
Chương trình Resource Hacker (reshack) dùng để hiệu chỉnh và trích xuất các thông tin trong resource của ứng dụng Windows, không có nghĩa bạn có thể dùng để Việt hóa ứng dụng đó.

Hỗ trợ đa ngôn ngữ trong ứng dụng cần nhiều yếu tố, đặc biệt trong quá trình thiết kế và lập trình để hiển thị ngôn ngữ mong muốn trên giao diện và lúc nhập xuất dữ liệu.
Thảo luận này sẽ đóng ở đây. Sinh hoạt ở đâu cũng cần có kỉ cương riêng để phục vụ mục đích chung. Các bạn chưa quen vui lòng xem Nội Quy /hvaonline/forums/rule.html (nằm trên cùng) để tránh làm loãng diễn đàn.

Cảm ơn.
@kuro: tốt nhất bạn nên tìm hiểu cụ thể thông tin về các chuyên ngành tại trường, phòng đào tạo và thày cô trực tiếp giảng dạy. Nhiều bạn đã là sinh viên nhưng vẫn bị tâm lý ngại sợ nói chuyện với thày cô, dẫn đến thiếu hụt về thông tin. Đi hỏi lan man bên ngoài dễ gây lẫn lộn.
Tìm cách ngăn chặn tại chính máy user chỉ giải quyết 1 phần vấn đề và bằng cách này hay cách khác user sẽ vượt qua được. Hãy nghĩ đến những thiết lập ở đầu ra internet.
 
Go to Page:  First Page Page 1 2 3 4 6 7 8 Page 9 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|