banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: noWhere_Man  XML
Profile for noWhere_Man Messages posted by noWhere_Man [ number of posts not being displayed on this page: 0 ]
 
Phần mềm của MS mà không hỗ trợ Unicode thì nghe hơi vô lý. Bạn thử copy paste một đoạn tiếng Việt xem có hiển thị được không? Nếu được thì chắc là vấn đề ở bộ gõ tiếng Việt.

Ngày trước unikey cũng bị lỗi ko dùng được trên IE 7 thì phải, bản mới sau này của unikey mới sửa lại lỗi này.
Mình không rõ unetbootin là cái gì, nên ko góp ý được. Bạn xem link này xem: http://www.ubuntu.com/download/help/create-a-usb-stick-on-windows
Trước dùng cái này cài ubuntu, ngon lành lắm. Cả thời gian down iso cả cài đặt hết đâu một tiếng smilie
Về việc chuyển tiếng Việt từ không dấu sang có dấu, mọi người có thể tham khảo bài báo này
http://ieeexplore.ieee.org/xpl/login.jsp?tp=&arnumber=5174609&url=http%3A%2F%2Fieeexplore.ieee.org%2Fiel5%2F5174598%2F5174599%2F05174609.pdf%3Farnumber%3D5174609
(ngày xưa mình down free được, chẳng hiểu sao giờ ko tìm thấy link pdf, nếu bạn nào tìm mà ko ra chỗ để down thì PM mình)

Đây có thể xem là một bài toán của lĩnh vực NLP. Mình đã từng tham khảo bài báo này + dùng thuật toán Viterbi để thực hiện, kết quả Pre = 89,5%, so với kết quả của luận văn mà anh quanta dẫn link thì cao hơn một chút (86.9%) smilie

Đang có ý tưởng phát triển viết một phần mềm gõ tiếng Việt tự động thêm dấu mà chưa có thời gian. Bạn nào có hứng thú thì pm nhé smilie

PS: ví dụ trên, chương trình của mình cho kết quả là
em đang ở trường, anh đến ngay nhe, em muốn lắm rồi 

vẫn còn hơi lởm, hehe
Bạn có thể dùng USB, hoặc là cài thẳng từ Windows, phương án nữa là cài máy ảo.

Có thể tham khảo thêm ở đây http://www.ubuntu.com/download/desktop

van7hu wrote:
Chỉ một góp ý nho nhỏ thôi, mình thấy rất nhiều người hay gộp chung C và C++ (hay viết C/C++ smilie). Theo mình có lẽ nên viết C/Assembly thì hay hơn. 

Lập luận đi bạn. Tự nhiên phang một câu thế ai mà theo được?

xnohat wrote:

Lý thuyết trên được đề cập chính thức đầu tiên trong cuốn sách Outliers: The Story of Success của Macolm Gladwell
http://www.dailymail.co.uk/news/article-1078842/Practice-makes-perfect-Why-takes-10-000-hours-success-according-academic.html
 

Cảm ơn về cái link, cũng đồng ý với mod về cái vấn đề thời gian để đạt đến mức độ am hiểu đối với một môn khoa học. Chẳng phải 3 năm rưỡi đủ để cho một sinh viên học xong đại học hay sao.

Chỉ là đưa ra cái mốc 10000 giờ để trả lời cho câu hỏi học một ngôn ngữ lập trình thì dễ làm người hỏi nản thôi. Theo mình với PHP hay bất cứ ngôn ngữ nào thì chỉ cấn 1 ngày để làm quen, 1 tuần để có thể bắt tay viết code và 1 tháng để thành thạo, thậm chí quen với các công nghệ đang phổ biến của nó. Mà thực ra cũng phải học trong thời gian như thế thật thì mới được, vì suy cho cùng ngôn ngữ lập trình thì cũng là công cụ thôi (như Office, Photoshop...) Và trong khi công nghệ thay đổi liên tục đến chóng mặt như vậy, dành 10000 tiếng để luyện tập một ngôn ngữ lập trình là không cần thiết.

Sẽ rõ ràng hơn nếu như mod chỉ ra với 10000 giờ ấy ngoài học thành thạo PHP, ta còn có thể học thêm những thứ cơ bản như, thuật toán, Database, về các ngôn ngữ liên quan như HTML, CSS, về các framework phổ biến... và có làm ra đuợc các sản phẩm như góp ý của keyboardDigger

keyboardDigger wrote:

Mọi người nói cũng đã nhiều rồi, mình chỉ muốn bổ sung thêm là: nếu muốn tăng tốc việc học thì cần có một mục tiêu sản phẩm nhất định. Ví dụ bạn tự đặt cho mình mục tiêu là viết được 1 forum đơn giản chẳng hạn. Bằng việc xin lời khuyên của những người đi trước, bạn sẽ có 1 list những kỹ năng cần nắm theo thứ tự từ cơ bản đến nâng cao. Bằng việc clear từng mục trong cái list đó, bạn sẽ đạt được mục tiêu thôi.
 

xnohat wrote:

Muốn thông thạo ở mức master bất kì điều gì ta đều cần hơn 10000 giờ luyện tập ( dĩ nhiên các cấp độ thấp hơn thì có thể cần ít thời gian hơn )
 

Mod xnohat cho chút trích dẫn chỗ 10000 giờ luyện tập với. Cứ sơ sơ tính 10000/8/365 ~ 3 năm rưỡi, nghĩ mà nản quá smilie
Chắc cũng phải xem lại định nghĩa của master ở đây cụ thể là thế nào đã.
Thân,
Mình đọc thấy câu này rất hay trên Blog Khoa học máy tính: http://www.procul.org/blog/2011/03/30/programmers-people/
When a normal person is lazy, she looks for what’s already there before doing it herself. When a programmer is lazy, she does it herself before looking for what’s already there. 

Thế nên theo cách nói này thì những người chủ topic gặp chưa phải là programmer rồi smilie
Nói chung cố bỏ thói quen copy-paste càng sớm càng tốt.
Thân,
1 cái laptop cắm USB 3G nối mạng + tạo một cái wireless network connection (mình ko nhớ chính xác tên gọi, mở Network and sharing center). Như vậy cái lap này sẽ thành nguồn phát wifi. Máy kia có thể thông qua máy này để vào internet 3G bằng cách connect tới cái network vừa tạo

Mình đã làm thử, rất được và ổn định, đặc biệt là windows 7.
Link trên die rồi thì phải smilie

Link mới:
Code:
http://rapidshare.com/files/428533120/Sams.Teach.Yourself.Django.in.24.Hours.Mar.2008.chm

invalid-password wrote:

noWhere_Man wrote:
Ngoài ra theo wiki thì ping và pingpong chẳng có liên quan gì cả.  

Wiki nói không liên quan nhưng invalid-password nói liên quan. Tại sao lại lấy wiki ra phủ nhận invalid-password nhỉ ? Sao không lấy invalid-password để phủ nhận wiki ?

PS: invalid-password vừa update lại wiki, thêm vụ pingpong vô. Vài bữa có người làm đề tài sẽ tham khảo wiki smilie  

Bạn có hiểu gì về wiki không vậy? Trước khi phán cái gì thì nên nghĩ một tí, kiểm tra lại một tí, không thì lại thành một reply nhảm, vô nghĩa.

Thân,

tmd wrote:

PS: Đăng ký một cái nick rồi đi hỏi mấy chuyện lập thân thế này rồi đánh bài lặn tới đáy, nhảm quá xá. 

Bác bắt bẻ ghê vậysmilie) Người ta đã lắng nghe lời khuyên "tự tin với việc ngồi đáy giếng" rồi mà
Cái này hình như không phải nha smilie
Có vẻ "ping" và "pong" là tiếng quả bóng đập vào bàn và vào vợt, và mình đánh hay đối phương trả lại thì cũng tạo ra âm thanh giống nhau hết á.

Ngoài ra theo wiki thì ping và pingpong chẳng có liên quan gì cả.

Bạn kain_no1 tham khảo tí wiki, chắc cũng đủ bạn dùng rồi.
Đây hình như là lỗi khi dùng Chrome hay sao ấy anh ạ. Chức năng Xem trước có bug với Chrome thì phải.
Phần mềm cần bản quyền. Nhưng mình nhớ không nhầm thì được dùng thử bao nhiêu lần đấy thì phải, đủ để bạn xử lý cái file này. Google xem smilie
Trước mình có dùng qua Advanced Office Password Recovery Professional để tìm lại pass, nhanh và hiệu quả phết. Bạn thử tìm xem.
Bài này để vào mục thâm nhập có vẻ không hợp lý lắm nhỉ smilie
Hôm nay đúng là ngày vui. Buổi chiều vào trang chủ Vietnamnet, find phát "Ngô Bảo Châu", có đến 29 kết quả, chưa kể những cái tít không nhắc tới 3 từ này.

Chúc mừng anh Châu, chúc mừng những người làm toán.

Nhân tin vui này, mạo muội vào HVA mở bài thảo luận về việc học toán: Vai trò của việc học toán trong việc học IT. Mong mọi người, nhất là các anh chị đã đi làm chia sẽ ý kiến smilie

Tất nhiên tin thì đi với toán rồi. Chẳng thế mà các lớp chuyên toán bao giờ cũng là chuyên Toán Tin. Lên đại học thì học IT chắc chắn phải học toán, ít nhất là toán rời rạc. Đi làm thì mình không rõ lắm, nhưng chắc cũng có chứ nhỉ. Không có toán sao mà tính được tuần này làm thêm ngoài giờ nhiều thế thì sếp phải thêm vào lương bao nhiêu, lol

Thế nhưng cũng có những thứ toán chẳng ăn nhập gì với IT. Như KSTN của BK Hà Nội, năm nhất phải học hình học học hình, vẽ cơ khí. Không biết làm gì, vẽ cái quạt CPU chăng ... Còn nếu nói kiến thức đại số, giải tích có thể dùng làm cơ bản cho học CS sau này, nghe nó mông lung quá. Tích phân vi phân thì liên quan gì đến thật toán dijkstra? Và nếu tranh luận học toán cho việc rèn luyện tư duy, thế thì học một toán rời rạc cho tốt, liệu đã đủ chưa? Một công mà đôi việc mà.

Tóm lại, mình muốn đặt ra những câu hỏi thảo luận thế này:

1) Với các bạn THPT, nếu là định hướng học IT, thì có nên suy nghĩ cấp 3 tập trung học toán cho vững đã, ôm máy tính chi cho vội, lại dây vào game, vào net?

2) Với các bạn đang học đại học, có nên học cật lực toán những năm đại cương, hay là tranh thủ tận dụng thời gian học trước nào là C, CPP, Java, network, security...?

3) Với người đã đi làm có cần học thêm toán, hay ít ra lâu lâu bút giấy giải bài toán, thư giãn đầu óc?

4) Cuối cùng mọi người có thể chia sẻ, trong nghành nghề, công việc của mình (như gõ code, network, security... hay cả những thứ như hack, crack), toán học quan trọng đến mức nào, và muốn theo, thì phải vững những mảng nào của toán, vững đến mức nào?

PS: tất nhiên không bàn đến chuyện học toán để rèn tư duy nhé, nói thế thì ngành văn cũng cần nữa là. Ý mình là tập trung đển chuyện học toán gì, học đến mức nào.

conmale wrote:

Thái độ dám học, dám thảo luận là thái độ rất đáng quý và đáng duy trì. Tuy nhiên, dám học với sự chính xác và thái độ cẩn trọng, dám thảo luận với sự thẳng thắn và tôn trọng sự thật + học thuật thì càng đáng quý hơn. Dám học, dám thảo luận chỉ mới là một nửa của vấn đề. Nửa còn lại là tiếp nhận, tư duy và phát triển. 


Em đồng ý với anh.

Nhưng vấn đề không phải là phải post lên những bài với ngôn từ coi thường, châm chọc đối phương. Chính những cách trả lời như thế sẽ làm người trong cuộc thấy tự ti đi và sẽ còn không dám thảo luận nữa.

Trong những topic thảo luận, sẽ có những người trong cuộc và người ngoài cuộc. Người trong cuộc sẽ có cơ hội trình bày những hiểu biết của mình, và mỗi lần như thế thì tư duy về vấn đề sẽ được củng cố hơn. Cả bên đúng bên sai, với tinh thần học hỏi xây dựng đều sẽ nhận được những giá trị nhất định. Còn với người ngoài cuộc, chỉ im lặng theo dõi thôi cũng là dịp học hỏi, cũng cố thêm được kiến thức, và biết những cái nào sai để tránh. Thế nên mình nghĩ chẳng có cái gì gọi là thà đừng viết còn hơn cả.

Đừng để HVA thành nơi chôn vùi ý tưởng, nhất là với những thành viên mới.

(mình cũng chỉ là góp ý ngoài lề thôi, hy vọng topic quay lại với đúng chủ đề ban đầu)

Thân,
Ngoài lề:

Biết là tranh luận, phê phán là rất tốt, nhưng tôi có cảm giác một số thành viên đi hơi quá... Trong một số bài reply rất rõ sự coi thường, châm chọc, và cả sự hùa theo nữa (không chỉ trong topic này mà còn một vài topic khác có panfinder tham gia nữa)

Không biết mọi người trươc lúc post bài có đặt mình vào vị trí người đọc không nhỉ. Không lẽ mục tiêu của bài post là làm cho đối phương phải im lặng luôn sao?

Biết là thảo luận thì cần suy nghĩ chín chắn, tư duy rõ ràng và phải khiêm tốn, nhưng thực sự những người dám học, dám thảo luận như panfinder không nhiều, và rất đáng quý.

Nên thảo luận trên tinh thần xây dựng, và nhất là đừng hùa theo!

Thân,

panfider wrote:
Còn phát triển trên Window thì không biết chuyện gì ngoài "kéo thả"
 


Không phải ý panfider, 'kéo thả" kiểu như dùng Netbeans viết một cái Desktop Application, kéo các Buttion, Field, Text ...rồi ... thả không?

Không biết thực tế có ai dùng "kéo thả" thế này để "phát triển" một phần mềm nhỏ tầm vài chục nghìn dòng code không nhỉ. Mình thì được khuyên đặc biệt ko nên dùng.
ak ak. Chọn hệ điều hành rồi mới chọn máy, lại còn tiến hành phân tích phần cứng... smilie

vikjava wrote:
Tui thấy cậu lo mà ôn thi đi cho tốt. Bản thân tôi đi làm thì không thấy sự khác nhau gì giữa cử nhân và kỹ sư CNTT cả. Tất cả từ sự nổ lực của bản thân thôi.

Giờ này thì chắc cậu chọn được trường rồi vì thế theo tôi nên tập trung học 

Đồng ý với ý kiến của anh vikjava, bạn nên tập trung ôn thi thì đúng hơn. Qua mấy bài trả lời trước đã thấy bạn chọn được trường cho mình rồi mà.

Theo dõi topic này khá lâu, nhưng đúng là mình ko hiểu bạn muốn phân tích vấn đề đến mức độ nào nữa. Những người đã học ở Bách Khoa, đã học ở Công Nghệ, thậm chí bao nhiêu người có kinh nghiệm đi làm đều trả lời, góp ý hết rồi mà. Có những điều mà bạn đang là học sinh cấp III chẳng thể hiểu nổi. Khi bạn là sinh viên năm nhất, bạn sẽ suy nghĩ khác, năm 2 sẽ khác, đi làm rồi sẽ khác. Thế nên việc bạn dự định so sánh đến mức tuyệt đối để quyết định trường nào tốt hơn là điều không thể. Nên suy nghĩ thực tế hơn với sở thích, hoàn cảnh, khả năng bản thân. Ngày xưa mình chọn BK chỉ đơn giản là thích, và có nhiều bạn bè cùng thi vào BK.

Tin rằng sẽ có ngày bạn nhận ra, ở Việt Nam chẳng có gì khác nhau giữa Cử Nhân và Kỹ Sư (ít nhất là với ngành Công nghệ thông tin). Đây chỉ là sự phân biệt theo chương trình đào tạo ảnh hưởng từ Liên Xô cũ. Dù là cử nhân Công nghệ hay kỹ sư Bách Khoa, bạn đều phải học thuật toán, C/C++, toán rời rạc, AI... đều phải làm đồ án tốt nghiệp về một mảng hẹp nào đó. Và nếu chỉ có học mỗi trên lớp không, tốt nghiệp ra trường bạn cũng chẳng thể ngay lập tức làm việc được ngay hay là nghiên cứu được ngay. Thế nên thật phí thời gian lăn tăn chuyện trường nào thiên về nghiên cứu, trường nào thiên về ứng dụng.

Thế nhưng nếu bạn không lăn tăn chuyện thời gian một năm hay chuyện phải phấn đấu năm đầu tiên để được phân đúng khoa, thì chỉ việc tung đồng xu là được. Thời gian còn lại tập trung ôn thi.

PS: cảm giác cách reply của bạn khiến người khác không mấy hào hứng chuyện góp ý.
Thì mình chẳng bảo điều kiện để thi vào KSTN rồi đấy thôi. Bạn phải điểm cao mới được dự thi. Và thi thì hinh như là Toán và Lý thì phải, mình ko nhớ... Điều kiện tuyển thẳng thường là có giải quốc gia.

Năm mình thi thì điều kiện đự thi là trên 27 điểm. Giải nhì quốc gia trở lên hoặc thủ khoa 30 điểm thì được tuyển thẳng. (Nhưng khóa sau đó thì bỏ tuyển thẳng thủ khoa 30) Giờ thì chắc là điều kiện xem xét cũng ko thay đổi bao nhiêu đâu.

heroandtn3 wrote:

Cái này thì em hiểu, như em đã nói ở trên, khó khăn vất vả trong việc học không phải là điều em lo sợ. Thực tế thì một năm học đại cương cũng rất tốt, vừa đủ để mình có thể thay đổi (nếu cần), còn ĐHCN thì vảo thẳng ngành đó, làm sao mà thay đổi đc hả anh???
Học 5 năm cũng được. heroandtn3 không sợ.
Học cả đời mà. 


KSTN chỉ có lớp CNTT, không phải là CN Phần mềm đâu. Bạn mà vào được đó (thường không quá 30 người một khóa) thì cực kỳ ổn rồi. KSTN được phân chuyên ngành từ năm đầu, nên cứ ... yên tâm mà học thôi. Ngoài ra còn có tiền trợ cấp ... trà đá hàng tháng.

Có điều để vào được KSTN, bạn còn phải thi đầu vào lần nữa (trừ khi đạt chỉ tiêu tuyển thẳng). Muốn được dự thi đầu vào thì hình như điểm thi DH phải trên 26, 27 gì đấy. Chúc may mắn smilie

Và cũng chúc bạn luôn giữ vững niềm tin khi đã vào được BK.
Chọn Bách Khoa HN nghĩa là bạn phải xác định thêm một lần "thi đại học" nữa. Nếu mà bạn quyết tâm chọn BK thì phải xác định rõ điều này. Mình có khá nhiều bạn bè vào BK rồi tụt dốc thảm hại, sau 1 năm phân nghành bị đẩy xuống các khoa dệt may, thời trang... Thi vào dc Đh Công nghệ, thì nghĩa là bạn đã dc phân ngành luôn, cứ thế mà học thôi.

Mình cũng học CNTT của BK dc mấy năm, nhận thấy chất lượng nói chung là rất ổn. Vấn đề thầy cô, giáo trình có thể còn cũ (như mặt bằng chung của các trường VN) nhưng môi trường học tập, bạn bè thì rất tuyệt. Nhưng về điểm này thì Đh CN cũng không kém. Dù sao thì đây cũng là hai trường hàng đầu của VN (ít nhất là phía Bắc)

Có điều 4 năm so với 5 năm (trong đó 1 năm học đại cương để xét điểm phân nghành) là một điều khác biệt.
Sorry vì có thể bài viết ngoài topic, nhưng mình cần đính chính chút.

mrro wrote:


Hơ hơ hơ thấy câu này hay quá. Bỏ qua?

Mình không phản đối việc đi học ở TQ, sách của TQ cũng có câu "biết người biết ta trăm trận trăm thắng" mà, mình chỉ thắc mắc tại sao lại cần phải bỏ qua những vấn đề đó thì mới đi TQ được? Mà những vấn đề đó có phải đơn giản đến mức chỉ cần muốn bỏ qua là bỏ qua được?

Chỉ có người hời hợt lắm mới có thể nhắm mắt bỏ qua những gì đã và đang diễn ra. Mà đi học cao làm gì để rồi hời hợt như người không biết gì.

-m 

Có thể em dùng từ không chuẩn, có thể anh không hiểu ý em, nhưng "báo cáo", em chưa nói cần phải bỏ qua những vấn đề đó thì mới đi TQ được nhé. Ở đây ý em bảo nếu đặt mình vào vị trí một sinh viên Thái Lan, Myanmar, Indo... hay kể cả các nước phát triển Châu Âu, Mỹ (tức là ko có những vấn đề trên) thì du học TQ là một hướng đi tốt. Thực tế cho thấy sinh viên các nước khác đến TQ học với "tư tưởng thoải mái" hơn nhiều.

Hiện tại ở TQ, chưa có con số thống kê chính thức, nhưng phải có đến tầm 1 vạn SV Việt Nam theo học (có thể còn hơn). Và ít ra những người mà em biết chẳng có ai nhắm mắt bỏ qua đâu anh. Đây không phải chỉ là vấn đề "chính trị quốc gia" mà là vấn đề của tất cả các người dân Việt Nam. Theo học ở Trung Quốc, Taiwan, không ít SV Việt Nam tham gia các hoạt động như QNCBĐ, hoangsa.org...

Những vấn đề như về chính trị, lịch sử, chủ quyền có lẽ không phù hợp thảo luận tại đây, hy vọng sẽ có cơ hội học hỏi, tranh luận với anh mrro (ít ra thì em cũng hay lai vãng blogspot của anh smilie )
@StarGhost: Em không rõ NUS tuyển sinh thế nào nên không dám so sánh.

* Về việc vào học ở Tsinghua: Mình giới thiệu chút. Tsinghua đào tạo sinh viện nước ngoài ở hầu hết các bậc học: tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, và cả tiếng Trung nữa. Hầu hết trước nay chương trình học ở Tsinghua đều là Tiếng Trung. Những chương trình bằng tiếng Anh những năm gần đây bắt đầu. Đây cũng là trong mục tiêu tạo dựng hình ảnh, danh tiếng của trường. (mình có nhớ trong The World Is Flat Thomas L. Friedman có kể Tsinghua mời rất nhiều đại biểu trên thế giới đến trong một dịp nào đó (như là kỷ niệm 90 năm thành lập trường) và tuyên bố sẽ trở thành một trong những trường hàng đầu thế giới trong 10 năm nữa)

Nếu là học chương trình đại học ở Tsinghua, sẽ là học bằng tiếng Trung, tiêu chuẩn nộp hồ sơ là chứng chỉ tiếng Trung HSK 6/8. Và phài tham gia thi đầu vào gồm Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Trung, và Tiếng Anh (với các ngành tự nhiên). Đề thi không khó nhưng làm bài tiếng Trung là một trở ngại, ví dụ đề tiếng Anh có câu: Translate from English to Chinese và from Chinese to English smilie
@Mưa: Nếu bạn có dự định thi vào thì có thể liên hệ mình đề thi các năm trước

Chương trình học Thạc sĩ và Tiến sĩ thường thì xét hồ sơ. Cơ bản yêu cầu thì nhìn chung không quá khó. Mọi người có thể thao khảo thêm chi tiết ở trang web của trường http://intlstudent.cic.tsinghua.edu.cn/EN/

* Vần đề học bổng thì trong file thông tin mình có gửi trước, gồm có HB của Bộ GD Trung Quốc, của Beijing, và của Trường, gồm có cả học phí + sinh hoạt phí, hoặc mỗi học phí, hoặc một phần học phí. Thông thường HB do Thành phố Beijing cấp thì ko có sinh hoạt phí. Hai loại kia tương đối dễ xin và dễ được toàn phần (gồm sinh hoạt phí) tất nhiên là còn phụ thuộc vào CV. (Mình có hỏi thêm trên khoa thì dc biết chương trình học bổng TA này khá là mới, nên cơ hội xin học bổng rất cao smilie )
Ngoài ra cũng có thể theo học tại Tsinghua theo học bổng 322 của Bộ GD Việt Nam

* Quy trình xin học bổng thì thường là một bộ hồ sơ apply chương trình học + apply cho học bổng (Trong file thông tin hay trong trang web trường có nói rõ)

@prof: Chắc anh tới Tsinghua từ lâu lắm rồi, không có cơ hội diện kiến, đáng tiếc, đáng tiếc smilie
Về vụ giảng viên Tsinghua thì em xin bổ sung: hơn một nữa giáo viên Tsinghua tốt nghiệp từ Tsinghua, và một lượng rất lớn PhD từ Mỹ...số còn lại là những ưu tú tốt nghiệp từ các trường khác như Peiking, Fudan, Zhejiang, Nanjing... Em có nghe nói về cái luật bất thành văn này, và hình như là chính sách của những năm gần đây. Không rõ lắm mục tiêu của nó nhưng có vẻ cũng là trong hướng lâu dài trở thành hàng đầu của trường (trong tình trạng hầu hết giảng viên là PhD hay Prof) Chắc chắn một điều là PhD từ Tsinghua đi làm giảng viên các trường khác ở TQ thì "đắt như tôm tươi"

@conmale. nếu xét về chuyên môn thì mấy môn xã hội, ngôn ngữ đúng là không cần thiết. Nhưng dù là elective, nhưng đi học mấy môn này như là giải trí mà. Cũng chằng khác qua TQ du lịch và cầm theo cuốn China Travel Guide. Bản thân em thấy hứng thú với các môn này.

Có vẻ ở Việt Nam mình khá ít thông tin về Tsinghua hay Peiking, nhưng chắc một điều những ai ở Mỹ, Úc... có tiếp xúc với sinh viện Trung Quốc thì không thể không nghe tới. Nhìn chung nếu bỏ qua các vấn đề Tàu Khựa, Hoàng Sa, Trường Sa, hay boxit... thì Trung Quốc đúng là một nơi đáng để đến.

lamer wrote:

Trường này thuộc hàng đầu THẾ GIỚI chứ không chỉ Trung Quốc!
 

Trên nhiều phương diện thì đúng là hàng đầu thật anh ạ.

@ StarGhost: Tất nhiên không có chuyện sinh viên TQ ở TQ nói tiếng Anh tốt hơn sinh viên TQ ở ngoài TQ. Ở đây em so sánh mặt bằng chung sinh viên VN và TQ thôi. "Công nghệ" học và thi tiếng Anh của TQ còn đi trước mình ... hàng chục năm.

@conmale: Em nghĩ chẳng ai cho không cái gì đâu anh. Chẳng lẽ cấp học bổng cho bao nhiêu sinh viên quốc tế mà ko "nhồi" dc chút gì khác ngoài kiến thức vào đầu họ sao. Chưa kể từ bản thân người học, nếu tốt nghiệp về nước chỉ với cái bằng thì cũng... uổng. Ở Tsinghua, Peiking, hàng năm có cả nghìn sinh viên nước ngoài (Mỹ, Úc, Châu âu) đến bỏ tiền chỉ để học ngôn ngữ và xã hội, văn hóa.

Nhìn chung thì vụ học bổng này bản thân mình thấy rất ổn, và cũng là cơ hội hiếm gặp. Mọi người quan tâm thì hoặc cùng thảo luận, hoặc mail mình nhé. Chí ít thì mình cũng đủ tự tin đáp ứng vai trò "tư vấn". Âu cũng là vì mục tiêu "tăng mật độ Việt Nam tại Thanh Hoa" smilie

holiganvn wrote:

conmale wrote:
Chậc... thạc sĩ CNTT mà phải bắt buộc học ngôn ngữ, xã hội và văn hóa TQ à? Chắc học xong ở lại làm luôn không chừng smilie  


he he ,bản chất của người TQ luôn luôn là thế mà bác 


Chưa được hiểu ý của holiganvn lắm.
Anh prof nói cứ như... đang ở Tsinghua ấy. smilie

Tsinghua Univ và Peiking Univ là hai trường đứng đầu, gần như trong tất cả các lĩnh vực, và là niềm mơ ước "khủng khiếp" của tất cả học sinh, sinh viên TQ. Mìnhkhông rõ vụ sinh viên thường ví von họ là Standford và Harvard của TQ, nhưng biết họ thường bảo "một nửa nhân tài của TQ nằm ở Tsinghua". Riêng khoa CS, cả đội tuyển Olympic Quốc Tế tin học (tức là toàn huy chương vàng) đều theo học ở đây, chưa kể các HCV các môn khác, hay là HVC Quốc Gia...

Bổ sung tí lời anh prof trong khuôn viên Tsinghua Science Park còn có Yahoo, Intel. AMD, Baidu, Sohu...

Về Tiếng Anh, chắc học ở TQ không giúp khả năng TA lên cao được, nhưng yên tâm một điếu là rất nhiều giáo viên, sinh viên Tsinghua nói tốt TA, nhất là bậc học Thạc sĩ. Khả năng TA của sinh viên TQ tốt hơn nhiều nhiều lần so với sinh viên VN.

"Quảng cáo" tí thế, hy vọng mọi người có thêm chút thông tin, cũng như hứng thú đề tìm hiểu thêm một môi trường học còn khá mới lạ này.
 
Go to Page:  Page 2 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|