banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: vnpenguin  XML
Profile for vnpenguin Messages posted by vnpenguin [ number of posts not being displayed on this page: 0 ]
 
Mời các admin xem screenshot: http://farm4.static.flickr.com/3051/2837307484_f8562db740_o.png
Tôi chỉ reply vào thread "Cài xong không thể vào Fedora 9 ...". Thế nhưng trang chính của forum lại "vu oan" cho tôi là có reply luôn ở thread "Solaris có gì tốt". Và càng lạ hơn nữa là cùng 1 lúc (07/09/2008 21:12:58) tôi có thể reply 1 lúc cho 2 thread, quá độc, còn nhanh hơn cả ... vận tốc ánh sáng (message tui hay bị vu oan khi vào HVA) nữa smilie

sunrise_vn wrote:
Cảm ơn examem. Mình down thàng VMware 6 về thì bị nhà la (kiếm crack vô web đen mà)smilie. Với lại mình thấy Sun xVM VirtualBox 2.0 rất tốt. 


Lấy VMware Player mà xài, chạy tốt, install cái gì cũng được, cần quái gì cr*k nhỉ smilie

tuan1912ha wrote:
Theo các bác thì dùng ubuntu hơn hay dùng fedora hơn ???
Những điểm mạnh và yếu của 2 OS trên là gì ??? 

Chuyện so sánh này cũng chỉ mang tính chất tham khảo. Vấn đề quan trọng là coi cái nào hợp với "gu" của mình, cái nào cho phép mình làm việc hiệu quả nhất.

1. Nếu bạn muốn có 1 desktop dạng "cài xong chạy liền", cái gì cũng chạy, khỏi cần thêm firmware linh tinh các kiểu thì nên dùng Ubuntu.
2. Nếu bạn làm việc với RedHat, CentOS @work, thì không có lí do gì để bạn từ chối Fedora cho desktop @home cả, đó là một lựa chọn sáng suốt smilie
Biểu thức -e '/out/ s/\/max\//\/min\//g' được hiểu thế này:
1. Chỉ làm việc với các dòng match với biểu thức chính qui /out/, dòng nào không match sed sẽ bỏ qua
2. Với các dong thõa mãn 1. sed sẽ thay thế tất cả xâu chuỗi /max/ bằng /min/.

Xem thêm:
* http://www.gnu.org/software/sed/manual/sed.html
* http://www.grymoire.com/Unix/Sed.html#uh-27
* http://www.suwald.com/linux-gnu/sed-howto.html
* http://student.northpark.edu/pemente/sed/sed1line.txt

secpol wrote:
Trong quá trình tìm hiểu và học linux mình gặp phải một số lỗi liên quan đến lệnh yum trong Fedora 9. Vì vậy mình xin nhờ các bạn giúp mình hiểu rõ cơ chế và cách thức hoạt động của yum (ko sử dụng lệnh man). Để lần sau gặp lại lỗi này thì mình đập chết nó luôn...

Sau khi cài đặt xong hệ điều hành mình chạy lệnh yum update để up update. Quá trình tải các gói về diễn ra bình thường. Nhưng sau quá trình cài đặt xong mình chạy lại lệnh yum để cài đặt pm thì có xảy ra một số lỗi liên quan đến file .repo ... gì đó. Mình đã tìm kiếm trên các forum để sửa lỗi này nhưng tất cả đều không thành công 


Nên post lỗi cụ thể, copy & paste nguyên xi thông báo lỗi thì may ra có thể đoán & giúp được. Chứ với kiểu "một số lỗi liên quan đến file .repo ... gì đó." thì đến ông tổ của Yum cũng khóc ròng thôi smilie

jforum3000 wrote:
Mình đã search và thấy trên diễn đàn chưa bàn đến lỗi này. Nay xin phép hỏi các bạn là: Mình đang sử dũng Ubuntu 8.04 bản x64 (64 bits), nay ko thể cài các phần mềm theo kiến trúc cũ i386 (32 bits) được, mỗi khi cài vào thì nó báo lỗi "wrong architecture", Như vậy có cách này để "ép" cho nó chạy được ko nhỉ? Có thể biên dịch lại mã nguồn để tương thích với x64 ko?
 

Tôi không dùng Ubuntu nên không rõ. Nhưng với openSUSE, CentOS, RHEL & Fedora tôi có thể cài đặt các gói 32bit (i386) trên hệ thống 64bit (x86_64) chả có vấn đề gì, cài trực tiếp từ repo, không cần phải biên dịch lại gì cả.

conantrace wrote:
Hi : Các pác pro cho em hỏi máy của em cài chung ubuntu với win khi tắt máy trong win thì bình thường nhưng khi tắt máy trong ubuntu thì case không tự tắt toàn phải nhấn nút Power thui. main...ko rõ: chipset intel 845/socket 439/pemtium IV 2.8
Các pac comment lại sơm nhé hay mail cho em vậy :conan_trace@yahoo.com
thanks... 


Tôi đoán bạn rơi vào trường hợp tương tự như ở thread này:

http://www.linuxforums.org/forum/linux-newbie/20799-ubuntu-shutdown-woes.html

Thử cách thêm tham số "acpi=off" trong /boot/grub/menu.lst như đề nghị ở cuối của trang trên.

phpvirus wrote:
Đúng là bản Player thì free, nhưng mình fải có ảnh trước và ảnh đó thì lại tao ra bằng VMware có phí.
 


Xem link của Mr.Khoai đi !

Tôi không nói sai đâu mà, tôi dùng VMware player hơn 1 năm nay, cài Windows, cài Linux, cài OpenSolaris, cài FreeBSD, ... cái gì cũng chạy ngon hết á smilie

Chịu khó search thêm Google("vmware qemu image")

phpvirus wrote:

1./ VMware thì có phí, em không thích crack, vì em muốn dùng theo bản quyền
 

Bạn chưa biết rõ vấn đề rồi. VMware player là hoàn toàn miễn phí, chạy trên cả Linux hoặc Windows host. Với VMware player (nhớ rõ là tôi viết Player nhé) bạn có thể cài đặt bất cứ guest OS nào mà bản VMware workstation (không free, có lẽ đây là bản mà bạn nói có crack criếc ?) hỗ trợ !

phpvirus wrote:

Nhưng cho em hỏi thêm, hình như virtual box không có cấu hình bằng dòng lệnh, dùng đồ họa thì fải. Thường cài server người ta sẽ không cài đồ họa, vậy có cách nào khác hay hôn không pác. Là vẫn cài máy ảo mà dùng lệnh. Nếu có mong pác hướng dẫn em.
 

Cả VirtualboxVMware player đều dùng file cấu hình dạng plain text (Virtualbox dùng dạng XML), cho nên bạn có thể chuẩn bị cấu hình cho virtual machine với bất kì text editor nào (tôi hay dùng vim).

Khi chạy virtual machine thì cả hai phần mềm trên đều yêu cầu có môi trường X-window.

kholostoi wrote:
chào các bạn,
Tớ đang tìm Matlab để cài cho fedora 7 nhưng không biết có thể mua ở đâu, search trên google thì thấy link của torent với kích thước khoảng 3G nên không thể down được. Bạn nào biết ở đâu bán, hay có thể cho tớ copy thì giúp nhé. Tớ ở Hà Nội. Xin cám ơn smilie 


Muốn mua thì lên đây: http://www.mathworks.com/

Muốn xài OSS, có tính năng tương đương thì đây: http://www.scilab.org/
Sau khi cài đặt download plug-in cho yum rồi thì dùng:
Code:
yumdownloader <tên gói>

Mặc định thì gói đó sẽ được lưu trong thư mục hiện tại. Xem thêm tùy chọn với "man yumdownloader"
Nếu tôi nhớ không lầm thì Cacti cần có 1 script (php) để chạy crontab để thu thập thông tin từ các device. Mới cài đặt, trong db chưa có data thì lấy đâu ra graphics smilie

quanta wrote:
- Bạn thử restart X chưa? (Ctrl + Alt + Backspace) 

Tôi không nghĩ rằng có sự liên hệ nào đó (?) giữa lỗi của kholostoi và việc restart X.
Chờ xem tác giả cung cấp thêm thông tin.
Tôi chưa gặp lỗi này, nhưng tôi quan tâm đến vụ này. Phiền bác conmale có thể nói rõ tùy chọn "transfer mode" cho scp nằm ở đâu không ? phía client hay phía server ?

Thanks,
Với các máy in HP có hỗ trợ Jetdirect thì việc cài đặt rất đơn giản với các distro như Fedora/CentOS (tôi không dùng Ubuntu nên không rõ). Chỉ cần chạy trình quản lý máy in, nó sẽ tự động tìm các máy in trong LAN, tự động chọn driver thích hợp, chỉ cài cái ... click là xong à, còn nhanh hơn cả cài đặt chính máy in đó trong Windows nữa smilie

conmale wrote:

Vậy để khắc phục cái "rất bất tiện" này, theo bồ mình nên làm gì?
Cám ơn. 


Tui nghĩ có thể thiết kế kiểu:

Code:
[Prev] [1] [2] [3] [Input_box] [98] [99] [100] [Next]


PS: Tui không phải dân web design hay coder gì cả, nghĩ sao nói vậy thôi smilie

jforum3000 wrote:
Fedora và Ubuntu là 2 distro phổ biến nhất của Linux nhưng kích thước đòi hỏi tối thiểu lớn quá (10 GB), đĩa cứng của mình lại hơi chật, liệu có bản rút gọn như tiny fedora, small ubuntu mà có thể cài đặt vào HDD được ko?  

Tôi cài Fedora chỉ có chưa đến 3G trên đĩa cứng mà cũng có đầy đủ các thứ để làm việc rồi đấy. Không biết với 10G thì bạn làm gì cho hết smilie

Với công cụ https://fedorahosted.org/pungi trên Fedora, bạn có thể tự tạo cho mình 1 distro, thêm bớt các gói mình thích,.. rất dễ dàng.

meomeo_bebong wrote:

Máy em dùng chip pentium D, ram 1Gb nên hơi yếu. Vì thế em mới chọn distro nào mạnh, ổn định và nhẹ. Em biết có bài bình luận về các distro rồi. Cài ubuntu mặc định và thêm nhiều ứng dụng lập trình, mạng quá nên máy hơi chậm (em muốn chuẩn bị đầy đủ 1 tí). Anh vnpenguin nói mỗi distro có mạnh yếu, ưu nhợc khuyết xấp xỉ nhau thế nào. Có thể nói cụ thể và tỉ mỉ hơn cho em và bà con thêm tí hiểu biết smilie 

Trời, PC thế mà còn kêu la yếu gì nữa, tôi dùng Fedora trên cái AMD cổ lỗ sĩ (mua cách đây hơn 5 năm) chỉ có 512M ram nè smilie
Mỗi người nhìn nhận vấn đề dưới 1 khía cạnh khác nhau. Cái mà người ta cho là "mạnh, ổn định và nhẹ" thì chưa chắc đã làm bạn hài lòng. Tốt nhất là chịu khó bỏ ra một thời gian, dùng qua vài distro thông dụng, rồi tự rút ra kết luận lấy smilie

alodemnay wrote:
Thank vnpenguin!

Mình cũng đã thử su len root nhưng tình hình vẫn không tốt hơn smilie 


Bạn "su len root" như thế nào ?
Chú ý lệnh tôi cố ý viết màu vàng ở trên.
Vì chỉ có 3 máy, và nếu bạn không muốn setup DNS server thì phải dùng static IP rồi định nghĩa tên trong file hosts. Các máy Windows cũng thế, dùng file hosts luôn smilie
Ừ, combo box sẽ tiện lợi với cỡ 20-30 trang thôi, nếu số trang đến cỡ 100-200 trang thì công cụ đó sẽ trở nên rất bất tiện.

quanta wrote:

Nội dung thảo luận đều có trong chương 9 của cuốn sách OReilly - SSH The Definitive Guide, có trên thư viện của HVA.  

HVA cung cấp miễn phí (và hợp pháp ?) sách của O'Reilly ? smilie

meomeo_bebong wrote:
Bà con thấy thử so sánh xem giữa 3 tên: Portage của gentoo, Swaret, slackpkg, slapt-get (của slackware) và apt, dpkg của Ubuntu thì thấy tên nào mạnh, đa năng (có nhiều chức năng), ổn định. cài đặt chương trình gọn nhẹ k0 ạ ?
 


Cái nào cũng có ưu điểm & nhược điểm cả.

meomeo_bebong wrote:

PS: Vì chuyện này mà em k0 biết nên dùng distro nào giữa 3 thằng : ubuntu, gentoo, backtrack (1 phiên bản của slackware) . Thankss bà con đã quan tâm và giúp đỡ smilie .
 

Newbie như bạn thì nên dùng Ubuntu, Fedora hoặc openSUSE, quên các distro khác đi smilie

alodemnay wrote:
Hi Anh quanta!

Em gõ lệnh which route thì nó báo:

[oden@oden ~]$ which route
/usr/bin/which: no route in (/usr/lib/qt-3.3/bin:/usr/kerberos/bin:/usr/lib/ccache:/usr/local/bin:/usr/bin:/bin:/home/oden/bin)


Theo em thì "Command not found" dịch sang tiếng Việt nghĩa là "không tìm thấy lệnh này", nguyên nhân em nghĩ có thể nó chưa được config trong kernel, phải không A?
 

Tôi nghĩ nguyên nhân ở trên chỉ vì bạn đang đăng nhập với "normal user" thì một số lệnh quản trị hệ thống sẽ không có mặc định trong $PATH. Lệnh "which" chỉ tìm kiếm các folder trong $PATH mà thôi. Trong trường hợp trên "route" có thể đã được cài đặt rồi, nhưng nó ở trong /sbin, mà folder này không có trong $PATH của bạn.

Giải pháp: khi làm các tác nghiệp quản lý hệ thống thì phải đăng nhập với root (chuyển từ normal user qua bằng lệnh su -)

..::hackervn::.. wrote:
Máy tính của mình cài Fedora 8 xong ròi thì mặt định là Utf-8 nhưng không biết tại sao nó lại chuyển thành C
Mình không biết cách chuyển lại thành UTF-8.
Ai biết chỉ dùm mình nha! 

Tôi đoán bạn đang nói về locale ?
Kiểm tra xem trong file /etc/sysconfig/i18n có dòng định nghĩa LANG không ? Thông thường chỉ cần đổi lại thành

Code:
LANG="en_US.UTF-8"


là xong smilie

hoitucongnghe wrote:
Mình có chiếc máy laptop cấu hình
chip dua 2 cor 2.0, ram 1G, card man hinh on...HDD 120.máy dùng win xp2

Vậy theo các bạn mình nên cài bản nào để học là tốt nhất( mình dùng phần mềm máy ảo để cài)

thanks !  


Các bản phân phối Linux hiện đại đều cần ít nhất 512MB ram để chạy chế độ đồ họa cho một desktop thông thường. Máy của bạn chỉ có 1G ram thì xài máy ảo cũng tạm tạm thôi, khó có thể gọi là có thể làm việc thoải mái được.

Với newbie thì nên thử các bản Linux như Ubuntu, Fedora, openSUSE,...

centos wrote:
Mấy cái này thì 1 người bắt đầu sài linux cũng hiểu được từng phân vùng cụ thể và chức năng của nó. Nhưng mình hỏi là vấn đề là Ưu điểm và nhược điểm từng kiểu server được phân vùng  


Kiểu dùng các phân vùng riêng cho /home, /boot, /tmp, /var, /usr,... là cách mà các admin chuyên nghiệp hay dùng cho các server để đáp ứng nhu cầu quản lý, an toàn và bảo mật, đồng thời tạo điều kiện dễ dàng cho việc backup, upgrade sau này.

Với các người dùng desktop thì cách chia chi li này không cần thiết, khó quản lý.
Có lí do đặc biệt gì để dùng Slackware thay vì các distro khác như Ubuntu, Fedora, openSUSE ?

quanta wrote:
Tôi vừa test với 300000 files, nó chạy hết ... 20 phút.
 

hmm smilie
Theo tôi biết thì Oracle là database server, vậy thì có liên quan gì đến /home ở đây nhỉ ?
Để bảo đảm hoạt động cho bất kì server nào thì thông thường quan trọng là các phân vùng /tmp, /var (chứa dữ liệu) và /usr (hay /opt, hay /usr/local, ... để chứa bản thân server)
 
Go to Page:  Page 2 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|