banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: BigballVN  XML
Profile for BigballVN Messages posted by BigballVN [ number of posts not being displayed on this page: 0 ]
 


+ Xóa bỏ các đường dẫn khi chạy RUN:

- Thường thì bạn chạy chương trình trong hộp thoại RUN thì các lệnh của bạn sẽ được lưu lại trong đó. Nếu bạn muốn xóa nó ra khỏi hộp thoại bạn hãy vào từ khóa:

HKEY_ CURRENT_USER -> Software -> Microsoft -> Windows -> CurrentVersion -> Explorer -> RunMRU

Sau khi đã vào từ khóa trên bạn sẽ thấy 1 list danh sách có tên là a,b,c... và có giá trị là đường dẫn của chương trình. Nếu bạn không thích chúng xuất hiện trong RUN nữa thì bạn chỉ việc Delete hết các list trong này -> kế đến bạn hãy nhấn đúp chuột vào "MRUlist" và xóa hết các giá trị trong đó của nó.

+ Không cho phép sửa đổi Registry Editor (Windows\regedit.exe):

Chúng ta chỉ cần xóa đi file Regedit.exe nằm trong thư mục cài đặt Windows là không ai có thể vào chỉnh sửa được nữa...nhưng hãy coi chừng nếu như người khác họ biết cách Copy file Regedit.exe vào máy bạn rồi chạy thì sao??? bó tay thiệt, vậy thì sao chúng ta lại không dùng Registry để làm tê liệt Registry nhỉ???

- Bạn hãy vào khóa: HKEY_CURRENT_USER -> Software -> Microsoft -> Windows -> CurrentVersion -> Policies -> System

- Nếu như bạn đã vào: HKEY_CURRENT_USER -> Software -> Microsoft -> Windows -> CurrentVersion -> Policies mà không tìm thấy Key System ở đâu thì bạn hãy tạo nó bằng cách nhấp chuột phải vào khóa Policies nằm ở khung bên trái -> chọn New -> chọn Key -> đặt tên cho nó là System.

- Tạo mới DWORD đạt tên là "DisableRegistry Tools" có giá trị là "1" (((dĩ nhiên là không hề có dấu ngoặc kép nha))).

- *** Nếu bạn vẫn chưa ngăn cản được thì tôi xin hướng dẫn bạn 1 cách rất là tiện nghi:

- Ðầu tiên bạn hãy mở Notepad (((hoặc là bất cứ chương trình soạn thảo nào))) bạn hãy gõ vào nội dung như sau:

REGEDIT4 [HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Policies\System] "DisableRegistryTools" dword:00000001

- Và lưu lại với tên là Disable.reg. Sau này nếu muốn Dasable Registry ở máy nào thì bạn chỉ việc mở nó lên và nhấn Double Click vào nó, sau 2 lần nhấn OK là kể từ nay bạn không thể nào vào được Registry nữa (((cho dù bạn có đổi tên file Registry.exe lại thành bất cứ tên gì))) ......

*** Bạn đã biết cách khôi phục lại nó chưa??? dễ ợt thôi mà phải không??? bạn chỉ cần tạo file Enable.reg có nội dung như sau:

REGEDIT4 [HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Policies\System] "DisableRegistryTools"=dword:00000000

- Và bây giờ bạn chỉ việc nhắp Double Click vào file Enable.reg đó là xong ngay thôi, từ nay nó sẽ ngoan ngoãn nghe lời bạn thôi...

• Chú ý: Trước khi "vọc" đến Registry các bạn nên nhớ sao lưu cẩn thận trước nhé... Cách thức sao lưu như sau: trước hết bạn vào Run -> gõ "Regedit" -> chọn OK -> trên Menu của Registry bạn chọn Registry -> Export Registry File...

+ Ðể sao lưu toàn bộ Registry bạn hãy click chọn Button All và đặt tên cho file cần lưu -> sau đó chỉ cần click OK.

+ Ðề sao lưu một nhánh Registry thì bạn hãy chọn vào Button Selected Branch và cũng đặt tên cho file -> click OK.

Sau này nếu bạn làm sai hoặc bị trục trặc thì bạn chỉ cần nhắp Double Click vào File *.REG được lưu trước đó và chọn Yes -> tiếp đó chọn OK là bạn sẽ có lại những cấu hình lúc ban đầu.

Nếu như bạn đã làm đúng như vậy mà vẫn không ăn thua gì thì bạn nhớ Restart lại máy nhé. Nếu không muốn Restart lại thì bạn hãy nhấn tổ hợp phím CTRL+ALT+DEL ->trong cửa sổ Close Program -> chọn Explore -> chọn End Task -> sau đó sẽ xuất hiện cửa sổ Shut Down Windows -> bạn hãy chọn cancel và đợi 1 chút sẽ xuất hiện 1 cửa sổ tên là Explorer -> bạn hãy chọn End Task. Như vậy là xem như là bạn đã "Restart ngầm" rồi đấy... chúc bạn thành công !!!
SGN

Sưu tầm



Bài viết nêu lên khá đầy đủ các yếu tố mà bạn cần cân nhắc khi quyết định sắm cho mình một máy nghe nhạc MP3: Mua loại ổ đĩa cứng hay loại ổ đĩa flah? Màn hình OLED hay LCD? Kết nối với cáp USB hay cáp riêng?



Giao diện như thế nào mới dễ dùng? Chip âm thanh nào nghe hay nhất? Nếu chọn máy có tích hợp chức năng ghi âm thì cần xem xét thêm những yếu tố nào?... Ngoài ra còn có một số lưu ý quan trọng trong việc sử dụng loại thiết bị hiện đại này mà sự ra đời của nó đã đặt dấu chấm hết cho những máy nghe nhạc di động dùng băng cassette hay đĩa CD.

Ngày nay, máy nghe nhạc mp3 đã trở nên hết sức phổ biến trong giới trẻ. không chỉ để nghe nhạc, nó còn có nhiều tính năng hữu ích khác trong cả giải trí lẫn học tập. trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều chủng loại, phong phú về cả kiểu dáng, tính năng lẫn giá cả, chính vì vậy, việc chọn mua và sử dụng cũng không phải là đơn giản.

Chủng loại

- Loại dùng ổ đĩa cứng (hard disk): đắt tiền và sang trọng, như dòng máy Ipod của Apple, dòng máy Zen của Creative, Carbon của Rio...

Ưu điểm: Dung lượng lưu trữ rất lớn, từ 4 GB đến 80 GB, có thể chứa vài ngàn giờ nhạc MP3 128 kbps. Ngoài ra, những loại này còn có thể chơi được nhiều định dạng khác nhau ngoài MP3 như WMA, AAC, AppleLosless, OGG, AIFF..., Nó còn chức năng quản lý thông tin cá nhân, game..., với một màn hình lớn có kích thước vài inch. Khi ổ cứng trong máy bị hỏng, bạn có thể thay nó bằng một ổ cứng của máy vi tính xách tay.

Nhược điểm: Tuy có dung lượng cao dựa trên nền tảng đĩa cứng, nhưng cũng vì vậy mà trọng lượng của máy sẽ cao hơn, khoảng vài trăm gam, và tuổi thọ của máy sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu bạn để máy bị rung lắc hay va đập (điều này có thể làm ổ cứng của máy bị một vài “bad sector”). Nếu là người thích vừa nghe nhạc vừa tập thể dục bạn không nên chọn loại này.

Khi chọn loại hard disk bạn nên chú ý tới tính năng tìm kiếm bài hát, điều này nhằm giúp bạn không phải mất công tìm kiếm với cả ngàn bài hát trong máy. Bạn có thể sắp xếp theo ca sĩ, thể loại... để dễ tìm khi muốn nghe một bài nào đó.

- Loại dùng công nghệ chip nhớ (flash disk): đa dạng về giá tiền và nhẹ nhàng hơn, như dòng máy Potaz của TES, Yepp của Samsung, i-MPIA của Decktron, MuVo của Creative, Mega player của MSI, AMP 128 của Rave-MP... là “xịn” và đắt nhất, rẻ thì có JVJ (Singapore), Apacer, Transcend, Netac...

Ưu điểm: Với loại flash disk này bạn sẽ thấy nó nhỏ và nhẹ (khoảng 32 g) hơn bất cứ chiếc máy nghe nhạc nào dùng hard disk, bạn có thể dễ dàng đeo nó lên cổ hay lên tay, nhiều loại còn có hình dạng giống hệt như một chiếc đồng hồ. Vì dùng chip nhớ nên máy có dung lượng từ 128 MB đến 1 GB. Máy flash disk không bị ảnh hưởng nhiều khi bị rung lắc như hard disk nên rất thích hợp và là sự lựa chọn sáng suốt khi bạn muốn vừa nghe nhạc vừa tập thể dục. Một số máy nghe nhạc flash disk còn được tích hợp đài FM, máy đo nhịp tim, chống vô nước hay tính năng Bluetooth giúp bạn có thể dùng nó như một tai nghe không dây dành cho điện thoại di động.

Nhược điểm: Dung lượng lưu trữ nhỏ hơn hard disk, nhưng bạn có thể chọn loại có khe cắm thẻ nhớ Multi Media Card, Secure Digital... để tăng dung lượng. Kích thước nhỏ đi với màn hình cũng nhỏ theo. Và chỉ chơi được các định dạng như MP3, WMA, WAV.



Màn hình

Màn hình giúp bạn xem các thông tin về bài hát, ca sĩ, folder, các chế độ chơi nhạc, EQ, dung lượng pin, số kbps, dò đài FM... Có hai loại màn hình là LCD (Liquid Crystal Display) và OLED (Organic Light Emitting Diode).

Màn hình tinh thể lỏng LCD không sáng bằng màn hình OLED nhưng có độ bền cao gấp rất nhiều lần so với màn hình OLED. Bạn nên chọn máy MP3 có màn hình LCD. Có khoảng 7 màu đèn nền, theo tôi màu trắng như của máy Ipod hay Potaz (Hàn Quốc) là đẹp nhất.

Khi mua bạn cần nên chú ý đến độ phân giải (máy tốt có độ phân giải cao như điện thoại di động) hay có một vài điểm lạ mắt (ví dụ như máy Potaz có một vũ công nhảy múa theo điệu nhạc và bạn có thể tự biên soạn các điệu nhảy theo ý mình, máy i-MPIA có chế độ tình diễnVisualization, máy Iriver có màn hình OLED giống như một chiếc gương soi), bạn cần xem màn hình thật kỹ tránh để sót những điểm ảnh chết. Nên chọn loại màn hình có lớp bảo vệ bằng kính chống xước, không nên chọn loại làm bằng nhựa vì màn hình dễ bị trầy xước, rất khó đọc.

Ngoài ra còn có một số loại máy không có màn hình như của Transcend, NomadMuVo củaCreative, Ipod Shuffle của Apple... Các loại máy này giao tiếp với người dùng qua hai hay ba chiếc đèn LED nhỏ.



Chất Lượng âm thanh, Khoảng tần, EQualizer:

Chất lượng âm thanh phụ thuộc vào chip âm thanh trong máy, những máy có chip âm thanh tốt nhất là Ipod, Zen, Creative, Potaz, Yepp, i-MPIA... Cùng một file MP3 128 kbps nhưng chơi ở những máy khác nhau cho chất lượng âm thanh khác nhau. Vì vậy, bạn đừng quá chú ý đến dung lượng lưu trữ mà bỏ quên chất lượng. Ví dụ như một máy Transcend-Apacer 512 MB chỉ 100 USD trong khi một máy Potaz 128 MB lên tới 135 USD.

Thường thì máy MP3 phát trong khoảng tần số từ 20Hz đến 20KHz (dải tần càng rộng âm thanh càng phong phú) nhưng cường độ âm thì rất khác nhau, (số dB càng cao thi âm thanh càng lớn, ví dụ máy Yepp của Samsung là 45 dB (decibel), máy Potaz của TES lên tới 92dB, ... Khoảng tần và số dB còn phụ thuộc rất lớn vào tai nghe hay loa mà bạn sử dụng.

Về EQ (cân bằng tần số) cần phân biệt rõ hai loại: EQ mẫu tạo sẵn như pop, jazz, classic, live, rock... và EQ mà người sử dụng tự điều chỉnh (EQ user). Một điều ít người biết là khi dùng EQ user, công suất tiêu thụ của máy sẽ tốn gấp đôi. Một số máy có chế độ Deep Bass Booster (DBB) khuếch đại âm trầm, 3D Surround, SRS WOW mô phỏng âm thanh 3 chiều...



Cổng kết nối USB 2.0, USB 1.1, FireWire

- Cổng USB rất phổ biến nên bạn có thể kết nối máy nghe nhạc của mình ở bất kỳ đâu có máy vi tính. Còn với cổng FireWire (400 Mbps) bạn sẽ phải mua thêm một card FireWire với giá khoảng 30 đến 40 USD.

- Với những loại máy đắt tiền như Ipod, Potaz, i-MPIA, bạn sẽ không thấy đầu cắm USB gắn trên thân máy như các loại máy khác rẻ hơn, mà thay vào đó là một khe cắm nhỏ và chiếc cáp đi kèm trong hộp. Bởi vì những loại máy này thường có rất nhiều tính năng, số lượng linh kiện điện tử trong máy sẽ nhiều hơn, nên không thể tích hợp đầu cắm USB trực tiếp. Bạn phải giữ gìn thật tốt chiếc cáp kèm theo máy, nếu thiếu nó, bạn sẽ không thể kết nối máy MP3 với PC, chiếc cáp này đặc trưng cho từng dòng máy và rất khó tìm được chiếc thay thế.



Giao diện menu và các nút bấm:

- Bạn nên chọn loại máy có chức năng duyệt file theo dạng thư mục như i-MPIA, Potaz..., có thể đặt tên folder(thư mục) theo từng ca sĩ thể loại, đặt các folder trong folder, rất tiện lợi cho việc tìm kiếm. Số dòng hiển thị trên màn hình cũng rất quan trọng, tốt nhất là khoảng 3 đến 4 dòng, riêng máy Ipod có tới 7 dòng. Với máy không có tính năng này bạn chỉ còn cách là cứ Next mãi cho đến bài mình muốn.

- Một số máy cóá khả năng chạy chữ trên màn hình (text), lập lại đoạn A-B, lập lại cả bài, v.v... Và hay nhất là chơi theo playlist (có ở máy Ipod, Potaz...), thay đổi tốc độ chơi nhạc để nghe rõ những đoạn quá nhanh (nên chọn máy có từ 3 đến 5 mức).



Ghi âm

- Không chỉ để nghe nhạc, máy MP3 còn được dùng như một máy ghi âm. Âm thanh được ghi lại thành những file audio. Rất tiếc các máy hard disk MP3 thường thiếu chức năng này (chỉ một vài loại như máy Zen là có) và bạn sẽ phải mua thêm phụ kiện nếu có nhu cầu, ví dụ như phụ kiện iTalk (39,95 USD) sẽ biến máy Ipod thành một máy ghi âm. Nếu có thể, bạn nên mua loại có chức năng nén trực tiếp sang định dạng MP3, WMA, đồng thời cho phép chọn lựa chất lượng file nén từ 32 kbps đến 320 kbps.

- Tránh để hết pin giữa lúc đang ghi âm, máy sẽ không kịp cấu tạo file đó. Nếu ghi âm với thời gian dài bạn nên để ý tới dung lượng pin, và ngắt ra thành nhiều file nhỏ để phòng khi hết pin thì cũng không bị mất hết, và cũng tiện cho việc nghe lại.

- Cũng cần quan tâm đến thời gian khởi động của máy, càng nhanh càng tốt giúp bạn không bỏ lỡ những âm thanh cần ghi. Tốt nhất là dưới 10 giây ví dụ máy Potaz là 5 giây, máy AMP 128 của Rave-MP là 24 giây...

- Bạn nên chọn máy có tích hợp radio để có thể nghe tin tức hay bổ sung thêm cho bộ sưu tầm nhạc số của mình một cách dễ dàng. Lưu ý máy có chức năng ghi âm và radio FM không có nghĩa là sẽ ghi âm được từ đài FM.

- Một số máy còn có những tính năng hết sức đặc biệt như ngưng thu khi không có âm thanh và thu tiếp ngay khi có lại âm thanh (VAD, ở máy Potaz), hay đọc file text ở máy JVJ, đo nhịp tim, lượng calo với máy Samsung.



Phụ kiện

Nhiều phụ kiện nhất có lẽ là cho máy Ipod, nhưng cũng giống với giá máy (từ 250 đến 462 USD), giá phụ kiện cho Ipod đắt khủng khiếp: từ 29 đến 300 USD và không dễ tìm mua.

- Phụ kiện đầu tiên mà bạn nên quan tâm đó là tai nghe (headphone), cho dù máy có tốt đến đâu nhưng để có thể thưởng thức được hết chất lượng âm thanh mà nhạc số đem lại bạn cần có một đôi tai nghe thật tốt. Với những máy xịn như Ipod, Potaz, Samsung, i-MPA Creative, MSI... tai nghe đi kèm theo máy là loại có chất lượng rất cao, nếu chẳng may tai nghe bị đứt, âm thanh chập chờn, bạn cũng đừng vứt đi, chỉ cần vài mối hàn đơn giản là nó sẽ lại dùng được. Còn với những máy rẻ tiền hơn, bạn nên mua thêm một chiếc tai nghe thật tốt (khoảng vài trăm ngàn), biết đâu nhờ vậy mà chất lượng âm thanh sẽ được cải thiện.

- Nghe nhạc mãi bằng tai nghe cũng chán, đôi lúc bạn thầm ước những người bên cạnh mình cũng được thưởng thức nhạc số như bạn. Nắm được nhu cầu này, các nhà sản xuất đã đưa ra các loại loa dành riêng cho máy MP3, đa dạng nhất là dành cho Ipod, như InMotion (179 USD) của Altec Lansing, SoundDock (299 USD) của Bose... Như bạn thấy, loa dành riêng thường rất đắt và khó tìm, nhưng bạn vẫn có cách đơn giản hơn là mua một bộ loa 2. 0 dành cho PC với giá từ 8 đến 40 USD. Bạn chỉ cần cắm jack 3mm từ loa vào ngõ tai nghe trên máy là dùng được. Âm thanh cho ra không kém gì chơi trên PC, thậm chí còn hay hơn vì PC thường phát ra tiếng ồn mà lại tốn điện.

- Ngoài ra còn cần có dây đeo cổ, bao đựng cài thắt lưng, cổ tay... nên dùng loại cho phép điều chỉnh máy ngay trong bao (máy Ipod có bao rất sang nhưng lại không điều khiển được). Có thể dùng dây đeo của điện thoại di động giá khoảng 10.000đ đến 20.000đ.



Nên mua ở đâu?

- Mua ở nhà phân phối chính thức vẫn tốt hơn để được hưởng các chế độ hậu mãi, và bảo hành tốt hơn. Ví dụ máy Ipod do FPT phân phối, Potaz do Vietclever, Yepp do Samsungvina, JVJ do Bachkhoacomputer...

- Trên thị trường thường thấy có máy của Sony, trên màn hình có đề “Made in Japan” với giá khoảng 38 USD (128 MB) nhưng thực chất là của Trung Quốc sản xuất. “Tiền nào của đó”.
Cách đây không lâu, PCI còn là chuẩn tốt nhất để máy tính giao tiếp với các card chức năng mở rộng (sound, modem...) qua các khe cắm trên mainboard. Nay, một chuẩn mới ra đời để đáp ứng yêu cầu tốc độ truyền dữ liệu ngày một tăng, đó là chuẩn PCI Express.

Tuy chuẩn này hiện chủ yếu ứng dụng cho card đồ họa nhưng có lẽ chẳng bao lâu nữa nó cũng sẽ được dứng dụng cho nhiều thiết bị khác. Vì vậy, một mainboard có hỗ trợ PCI Express hay không cũng là một điều đáng được xem xét để cân nhắc khi mua sắm.
Thời gian gần đây có lẽ bạn nghe nhắc nhiều tới cụm từ pci express, nhất là khi tìm hiểu các thông số kỹ thuật của một số loại mainboard hoặc card đồ họa đời mới. có thể ở thời điểm hiện tại và trong tương lai sắp tới thì vấn đề có hỗ trợ pci express hay không sẽ ảnh hưởng nhiều tới quyết định khi lựa chọn trang bị phần cứng cho máy tính của bạn.

Có hai lý do khiến bạn nên quan tâm đến PCI-Express: Thứ nhất, chuẩn PCI cũ xuất hiện từ những năm 90 đã quá lạc hậu, do đó không còn đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn về băng thông và tốc độ của các thiết bị mới. Thứ hai, chuẩn AGP cũng có số phận tương tự khi đã phát triển đến ngưỡng và xuất hiện những dấu hiệu lạc hậu, đồng thời các nhà sản xuất ngày càng tỏ ra ưu ái và dần thay thế AGP bằng một giao tiếp vượt trội hơn - PCI Express. Do đó có thể dự đoán về một sự soán ngôi trong lãnh vực card đồ họa, và người dùng sẽ là đối tượng hưởng lợi mặc dù sẽ không còn nhiều lựa chọn như trước.

Vấn đề băng thông

Hiện thời, PCI Express được chia làm nhiều loại ứng với từng tốc độ truyền tải dữ liệu khác nhau là: 1x, 2x, 4x, 8x, 12x, 16x (và cả 32x), tất cả đều có băng thông lớn hơn nhiều so với chuẩn PCI cũ. Trong đó loại 4x, 8x và 12x sử dụng trong thị trường máy chủ, còn 1x, 2x và 16x thì sử dụng cho người dùng thông thường. Bảng bên cạnh so sánh các loại này với nhau và với các chuẩn truyền tải dữ liệu khác:

Lưu ý: vì PCI Express là công nghệ dựa trên nền tảng tương tự (serial) nên dữ liệu có thể truyền tải qua bus theo hai hướng, do đó con số trong ngoặc vuông là băng thông tổng cộng theo cả hai hướng.


Phân biệt PCI Express, AGP và PCI:

Chuẩn PCI Express có thể ứng dụng trong nhiều thiết bị khác, tuy nhiên tại thời điểm này nó được sử dụng chủ yếu trong các loại card đồ họa. Trong hình minh họa ở trang sau, bạn sẽ thấy hình ảnh cụ thể về ba thế hệ card đồ họa sử dụng các chuẩn PCI, AGP và PCI Express 16x.

Do card đồ họa PCI loại cũ rất hiếm trên thị trường nên ta chỉ quan tâm so sánh giữa card AGP và PCI Express mà thôi. Như bạn thấy, card PCI Express có hàng chân cắm bắt đầu và kết thúc bằng những miếng nhựa nhỏ và sẽ không được cắm hoàn toàn vào khe cắm trên mainboard. Đây là đặc điểm nhận dạng nổi bật nhất giúp phân biệt giữa card PCI Express và AGP. Và theo đó, bạn tuyệt đối không thể cắm một card PCI Express vào khe AGP và ngược lại.

Điểm khác biệt thứ hai giúp bạn phân biệt card PCI Express và AGP là số lượng khe trên hàng chân cắm. Trên card PCI Express bạn thấy chỉ có một khe, trong khi đó trên card AGP và PCI loại cũ có tới 2 khe. Các loại card PCI Express 1x và 4x có một số điểm khác biệt nhưng chúng đều rất hiếm và gần như không tìm thấy trên thị trường hiện thời. Loại PCI Express 1x có chân cắm gần giống với các thiết bị sử dụng khe AMR đã rất cũ, tuy nhiên trên thị trường linh kiện hiện giờ không có một loại mainboard nào có cả hai loại khe cắm là AMR và PCI Express cả.

Một số câu hỏi được nhiều người quan tâm về PCI Express

- Chuẩn PCI Express có thật nhanh hơn PCI?

Với chuẩn PCI loại cũ thì đúng như vậy, PCI Express có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn nhiều so với PCI. Chẳng hạn với loại card PCI Express 1x thì tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn tối thiểu là 118%. Còn nếu so sánh card đồ họa PCI Express 16x với card đồ họa PCI loại cũ thì tốc độ nhanh hơn tới 29 lần.

Còn đối với chuẩn AGP thì câu trả lời là đúng và cũng chưa đúng. Trên lý thuyết thì card PCI Express 16x có tốc độ truyền tải dữ liệu giữa hệ thống và card đồ họa nhanh hơn tới 190% so với card AGP 8x. Tuy nhiên trên thực tế thì kết quả không hoàn toàn như mong muốn bởi nhiều nguyên nhân về công nghệ. Bởi vậy nếu bạn đang sử dụng hệ thống với chuẩn AGP và bạn cảm thấy hài lòng với nó thì việc đầu tư chuyển sang sử dụng PCI Express là không cần thiết. Thay vào đó bạn có thể trang bị một card AGP có tốc độ nhanh (như nVidia 6800GT...) là quá đủ cho mọi mục đích sử dụng và chơi game rồi. Chỉ trừ khi hệ thống đã thuộc loại cũ với các chuẩn AGP 4x hay 2x thì việc xem xét chuyển sang PCI Express là nên làm.


- Cùng với PCI Express người ta còn thường nói nhiều tới SLI, vậy SLI là gì?

SLI (Scalable Link Interface) là công nghệ có khả năng sử dụng cùng lúc hai card đồ họa riêng biệt của nVidia để đem lại hiệu quả cao hơn. Điều kiện là card đồ họa và mainboard của bạn phải hỗ trợ công nghệ này. Bạn có thể hình dung cách làm việc của SLI là chia sẻ công việc đồ họa nặng nề cho hai card đồ họa xử lý cùng lúc (xu hướng này dễ hiểu khi mà mọi thứ đều làm việc “có đôi” như Hyper Threading của bộ vi xử lý và Dual Channel của bộ nhớ RAM, nhờ đó công việc nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều). Chẳng hạn, hai card 6600GT sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều so với chỉ một card 6800GT hay X800 dù giá cả thấp hơn việc bạn mua hai card 6600GT riêng biệt. Vấn đề duy nhất là hiện giờ công nghệ SLI còn mới và chỉ giới hạn sử dụng trên hệ thống AMD 64 / AMD FX socket 939. Tương lai tới sẽ có sự đổi khác và công nghệ này có thể sử dụng phổ biến trên nhiều nền tảng hơn.

- Liệu có cần một nguồn cấp điện bổ sung cho card PCI Express?

Mặc dù bạn có thể sử dụng nguồn cấp điện bổ sung nhưng đa số các loại card PCI Express đều chưa sử dụng tới khả năng này. Một số loại card đồ họa sử dụng chipset X600, X700, X300, hay 6600 thường không sử dụng nguồn cấp điện bổ sung. Trong trường hợp card đồ họa PCI Express yêu cầu sử dụng nguồn điện bổ sung mà bộ cấp điện nguồn lại không hỗ trợ, bạn có thể sử dụng thiết bị PCI Express Power Adapter (tham khảo ở địa chỉ http://www.directron.com/6pinpcie.html) để tự tạo ra một nguồn cấp điện riêng cho card PCI Express.
NOS cung cấp các phục vụ về mạng như dùng chung tệp, máy in, quản lý tài khoản người dùng .... Nếu máy trạm dựa vào các dịch vụ được cung cấp bởi máy chủ, một NOS được thiết kế tốt sẽ cung cấp cơ chế bảo vệ cũng như khả năng đa nhiệm điều này giúp tránh được các lỗi đáng tiếc xảy ra. Xét về mặt kỹ thuật thì sự khác nhau giữa máy trạm và máy chủ phụ thuộc vào phần mềm được cài đặt trên đó.




NOS
Một mạng yêu cầu hai loại phần mềm sau:



Phần mềm trạm (Client Softwave): Mục đích của phần mềm loại này là làm cho các phục vụ trở nên khả dụng đối với người sử dụng không kể phục vụ đó là phục vụ được cung cấp bởi mạng hay được cung cấp bởi chính máy trạm đó, điều này cho phép các phần mềm ứng dụng có thể được viết độc lập với môi trường và không phụ thuộc vào các yếu tố vật lý. Client Softwave nhận các yêu cầu từ người sử dụng, nếu yêu cầu đó được cung cấp bởi các phần mềm hệ thống trên máy trạm đó thì nó sẽ gửi yêu cầu đó cho hệ điều hành trên máy trạm thực hiện, nếu các yêu cầu được cung cấp bởi mạng nó sẽ gửi yêu cầu cho máy chủ để yêu cầu dịch vụ. Client Softwave còn được gọi là Requester (vì nó yêu cầu dịch vụ từ máy chủ hoặc máy trạm) hoặc Redirector (vì nó định hướng lại yêu cầu trên mạng).



Phần mềm cho máy chủ (Server Softwave): Máy chủ tồn tại chỉ đơn giản là để nhằm thoả mãn các yêu cầu của các máy trạm, do máy chủ thực sự lưu trữ phần lớn dữ liệu của toàn mạng nó thường cung cấp các vị trí thuận lợi để thực hiện các nhiệm vụ như:



-Quản lý tài khoản người dùng: NOS yêu cầu mỗi người sử dụng khi đăng nhập vào mạng phải có tài khoản đúng (bao gồm tên và mật khẩu truy nhập). Sau khi đã đăng nhập vào mạng người dùng có quyền sử dụng các tài nguyên của mạng tuỳ thuộc vào quyền truy nhập của mình cho đến khi rời khỏi mạng. Các tài khoản người dùng được tổ chức thành cơ sở dữ liệu và được quản lý bởi người quản trị mạng (là người có quyền thêm, bớt, sửa đổi các tài khoản người sử dụng ).



-Bảo vệ an ninh trên mạng: Do máy chủ biết được những người đã đăng nhập vào mạng nó có thể quản lý các tài nguyên mà mỗi người sử dụng được quyền truy nhập. Người quản trị mạng có thể gán các quyền truy nhập đối với các tài nguyên khác nhau cho những người sử dụng khác nhau, điều này cho phép người sử dụng lưu trữ các thông tin cá nhân cũng như các thông tin nhạy cảm trên mạng tránh sự nhòm ngó của người khác.



-Central licensing: Theo luật bản quyền thì mỗi bản đăng ký chỉ được sử dụng cho một người sử dụng, điều này sẽ gây khó khăn cả về mặt tài chính cũng như quá trình cài đặt cho nhiều người trong cùng tổ chức hoặc công ty cùng sử dụng một phần mềm nào đó. Tuy nhiên với centralizing licensing phần mềm được cài đặt lên máy chủ cho phép mọi người cùng sử dụng một cách nhất quán.



-Bảo vệ dữ liệu: Do những dữ liệu quan trọng nhất thường được lưu trữ trên máy chủ nên nó thường được cài đặt cơ chế bảo vệ dữ liệu rất chặt chẽ, bảo vệ dữ liệu đề cập đến các phương tiện bảo vệ sự toàn vẹn của thông tin được lưu trữ trên máy chủ.

Các hệ điều hành mạng được thiết kế để hỗ trợ các tính năng đa nhiệm và đa xử lý (Multitasking and Multiprocessing): Vì máy chủ thường phải đáp ứng một khối lượng rất lớn các yêu cầu từ các máy trạm nên nó cần có tốc độ rất nhanh và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc.



Multitasking: Là kỹ thuật thực thi nhiều nhiệm vụ cùng lúc chỉ sử dụng một CPU, thực tế thì CPU không thể xử lý nhiều hơn một tiến trình cùng lúc, tuy nhiên CPU được tổ chức phân chia thời để thực hiện nhiều tiến trình, quá trình chuyển đổi giữa các tiến trình rất nhanh tạo cảm giác các tiến trình được xử lý đồng thời.



Multiprocessing: Là kỹ thuật sử dụng nhiều CPU để xử lý một hoặc nhiều tiến trình, NOS sẽ thực hiện việc phân chia nhiệm vụ cho từng CPU cũng như quản lý quá trình thực hiện của từng CPU.



Multiuser: Là kỹ thuật có thể cho nhiều người sử dụng cùng truy cập vào một thời điểm.

Các hệ điều hành mạng phổ biến hiện nay bao gồm:



Microsoft Windows: Windows NT 3.51, NT 4.0, 2000, XP,2003 và .NET.

Novell NetWare: NetWare3.12, IntraNetWare 4.11, NetWare 5.0 và 5.1.

Linux: Red Hat, Caldera, SuSE, Debian, và Slackware.

UNIX: HP-UX, Sun Solaris, BSD, SCO, và AIX.
Để website của bạn được nhiều người biết đến cũng như thu hút được nhiều đọc giả tới viếng thăm hơn – đó là điều mà các nhà quản trị cũng như chủ đầu tư cho website mong muốn. Bên cạnh những phương thức marketing, quảng bá thông thường, với tư cách là người chịu trách nhiệm về phần kỹ thuật, bạn cũng sẽ là người giúp cho website phát triển hơn nếu bạn tuân thủ một số gợi ý sau:

1. Không nên quá lạm dụng hình ảnh đồ hoạ, các banner trên một trang web bởi việc này sẽ làm hạn chế tốc độ tải và hiển thị trang web. Không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để chờ đợi, khách truy cập có thể sẽ đóng cửa sổ trình duyệt trang web của bạn để chuyển sang một trang khác. Nếu có quá nhiều ảnh trên một trang web, bạ hãy xoá hoặc chuyển bớt một vài cái sang một trang khác.

2. Bạn nên chèn thêm một số thành tố sau vào website: “Tự giới thiệu", một đoạn miêu tả vắn tắt về công ty và các sản phẩm cũng như mặt hàng kinh doanh. Bạn cũng có thể đưa thêm một số thông tin chi tiết cá nhân về bạn và các nhân viên. Phần “Liên hệ” (Cung cấp địa chỉ thư từ, điện thoại, fax, e-mail của công ty hay doanh nghiệp của bạn), một vài “Đường liên kết” tới những website hay những trang web có liên quan. Ở tất cả các trang nên có phần “Tìm kiếm” để khách truy cập có thể tìm những cái mà họ cần.

3. Hãy cung cấp một số dịch vụ miễn phí trên website của bạn. Bạn có thể cung cấp sách điện tử, một số phần mềm thông dụng miễn phí… Nếu có thể cung cấp một cách đều đặn theo một chu kỳ nào đó thì bạn có thể giữ khách quay trở lại với website.

4. Bạn nên định rõ các màu cụ thể cho nền trang, chữ, đường liên kết động, những đường liên kết đã được khách nhắp chuột và những đường liên kết Url ở phần BODY tag. Phần lớn các website được thiết kế với nền màu trắng, bạn có thể thay đổi thói quen cố hữu này bằng một màu nền khác bởi theo tôi đọc nội dung trên nền màu trắng sẽ làm cho mắt bạn bị căng và khó chịu nhanh hơn so với các gam màu dịu khác.

5. Ở phần thẻ Meta từ khoá, hãy cố gắng dùng từ ở cả hai dạng số ít và số nhiều: ví dụ: internet cafes, internet cafe. Không nên lặp lại một từ khoá 3 lần và Không nên để một từ khoá giống nhau nối tiếp nhau.

6. Bên cạnh các thẻ Meta từ khoá, bạn hãy đặt tên cho thẻ tiêu đề, tiêu đề của trang, tên ảnh, đường link, đường liên kết một cách chuyên nghiệp và có nhiều từ thông dụng. Như vậy, website của bạn sẽ được xếp ở thứ hạng cao trong bảng xếp hạng của các trang cung cấp dịch vụ tìm kiếm. Tuy vậy, công nghệ đánh giá cho điểm xếp hạng ngày nay căn cứ vào cả nội dung các đoạn văn giới thiệu – đây là biện pháp nhằm tránh sự gian dối ở khâu sử dụng từ khoá của các website.

7. Cố gắng giữ kích thước của trang web dưới dung lượng 32 kilobytes (kb). Luôn kiểm tra lỗi ngữ pháp, chính tả của các trang web trước khi upload lên server. Khi upload xong, nhờ bạn bè, đồng nghiệp kiểm lại xem họ còn phát hiện ra những lỗi khác còn tồn tại.

8. Kiểm tra các đường link bị lỗi. Bạn có thể kiểm tra bằng tay hoặc sử dụng phần mềm. Những đường link tới các website bị đóng hoặc bán thường khiến cho đường link bị lỗi.
Khái niệm căn bản về thiết bị mạng

Để hệ thống mạng làm việc trơn tru, hiệu quả và khả năng kết nối tới những hệ thống mạng khác đòi hỏi phải sử dụng những thiết bị mạng chuyên dụng. Những thiết bị mạng này rất đa dạng và phong phú về chủng loại nhưng đều dựa trên những thiết bị cơ bản là Repeater, Hub, Switch, Router và Gateway.

Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có được một những hiểu biết cơ bản về các thiết bị mạng kể trên:

Repeater

Trong một mạng LAN, giới hạn của cáp mạng là 100m (cho loại cáp mạng CAT 5 UTP – là cáp được dùng phổ biến nhất), bởi tín hiệu bị suy hao trên đường truyền nên không thể đi xa hơn. Vì vậy, để có thể kết nối các thiết bị ở xa hơn, mạng cần các thiết bị để khuếch đại và định thời lại tín hiệu, giúp tín hiệu có thể truyền dẫn đi xa hơn giới hạn này.

Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô hình OSI. Repeater có vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra để có thể đến được những chặng đường tiếp theo trong mạng. Điện tín, điện thoại, truyền thông tin qua sợi quang… và các nhu cầu truyền tín hiệu đi xa đều cần sử dụng Repeater.

Hub

Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và có thể còn nhiều hơn. Trong phần lớn các trường hợp, Hub được sử dụng trong các mạng 10BASE-T hay 100BASE-T. Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology), Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng. Với một Hub, khi thông tin vào từ một cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác.

Hub có 2 loại là Active Hub và Smart Hub. Active Hub là loại Hub được dùng phổ biến, cần được cấp nguồn khi hoạt động, được sử dụng để khuếch đại tín hiệu đến và cho tín hiệu ra những cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết. Smart Hub (Intelligent Hub) có chức năng tương tự như Active Hub, nhưng có tích hợp thêm chip có khả năng tự động dò lỗi - rất hữu ích trong trường hợp dò tìm và phát hiện lỗi trong mạng.

Bridge

Bridge là thiết bị mạng thuộc lớp 2 của mô hình OSI (Data Link Layer). Bridge được sử dụng để ghép nối 2 mạng để tạo thành một mạng lớn duy nhất. Bridge được sử dụng phổ biến để làm cầu nối giữa hai mạng Ethernet. Bridge quan sát các gói tin (packet) trên mọi mạng. Khi thấy một gói tin từ một máy tính thuộc mạng này chuyển tới một máy tính trên mạng khác, Bridge sẽ sao chép và gửi gói tin này tới mạng đích.

Ưu điểm của Bridge là hoạt động trong suốt, các máy tính thuộc các mạng khác nhau vẫn có thể gửi các thông tin với nhau đơn giản mà không cần biết có sự "can thiệp" của Bridge. Một Bridge có thể xử lý được nhiều lưu thông trên mạng như Novell, Banyan... cũng như là địa chỉ IP cùng một lúc. Nhược điểm của Bridge là chỉ kết nối những mạng cùng loại và sử dụng Bridge cho những mạng hoạt động nhanh sẽ khó khăn nếu chúng không nằm gần nhau về mặt vật lý.

Switch

Switch đôi khi được mô tả như là một Bridge có nhiều cổng. Trong khi một Bridge chỉ có 2 cổng để liên kết được 2 segment mạng với nhau, thì Switch lại có khả năng kết nối được nhiều segment lại với nhau tuỳ thuộc vào số cổng (port) trên Switch. Cũng giống như Bridge, Switch cũng "học" thông tin của mạng thông qua các gói tin (packet) mà nó nhận được từ các máy trong mạng. Switch sử dụng các thông tin này để xây dựng lên bảng Switch, bảng này cung cấp thông tin giúp các gói thông tin đến đúng địa chỉ.

Ngày nay, trong các giao tiếp dữ liệu, Switch thường có 2 chức năng chính là chuyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích, và xây dựng các bảng Switch. Switch hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức năng hơn như khả năng tạo mạng LAN ảo (VLAN).

Router

Router là thiết bị mạng lớp 3 của mô hình OSI (Network Layer). Router kết nối hai hay nhiều mạng IP với nhau. Các máy tính trên mạng phải "nhận thức" được sự tham gia của một router, nhưng đối với các mạng IP thì một trong những quy tắc của IP là mọi máy tính kết nối mạng đều có thể giao tiếp được với router.

Ưu điểm của Router: Về mặt vật lý, Router có thể kết nối với các loại mạng khác lại với nhau, từ những Ethernet cục bộ tốc độ cao cho đến đường dây điện thoại đường dài có tốc độ chậm.

Nhược điểm của Router: Router chậm hơn Bridge vì chúng đòi hỏi nhiều tính toán hơn để tìm ra cách dẫn đường cho các gói tin, đặc biệt khi các mạng kết nối với nhau không cùng tốc độ. Một mạng hoạt động nhanh có thể phát các gói tin nhanh hơn nhiều so với một mạng chậm và có thể gây ra sự nghẽn mạng. Do đó, Router có thể yêu cầu máy tính gửi các gói tin đến chậm hơn. Một vấn đề khác là các Router có đặc điểm chuyên biệt theo giao thức - tức là, cách một máy tính kết nối mạng giao tiếp với một router IP thì sẽ khác biệt với cách nó giao tiếp với một router Novell hay DECnet. Hiện nay vấn đề này được giải quyết bởi một mạng biết đường dẫn của mọi loại mạng được biết đến. Tất cả các router thương mại đều có thể xử lý nhiều loại giao thức, thường với chi phí phụ thêm cho mỗi giao thức.

Gateway
Hình như em dùng IE cũng bị, khoảng 2 3 phút là bị, em viết đâu có lâu đâu. Độ dài cũng như vầy nè
Hehe. good đấy. Nhanh nhanh nhé
Cái crackz.ws toàn là sex không ah. sau khi down về phải quét xem, không cẩn thận là dính keylog đó. smilie

actionscript wrote:
hic hic.. em không thể vào được diễn đàn bằng nick cũ. Không sao dù sao em cũng ko dùng nick đó nữa, em đã đăng ký một nick mới, diễn đàn đã thay dổi, em cũng muốn mình thay đổi theo. Em rất mong HVA sẽ phát triển và ngày càng phát triển hơn để những nguời nhu em đc học hỏi và được giao lưu với mọi người. Chắc thời gian vừa rồi các anh trong BQT đã phải vất vả nhiều lắm, các anh hãy cố lên nhé, em luôn ủng hộ bọn anh, vì một HVA tương lai mà. 

Theo tôi thì bây giờ vào bằng nick cũ hay nick mới không quan trọng vì bây giờ ai cũng như ai thôi. Chỉ mong các bạn có gắng post những bài có giá trị giúp 4rum phát triển chứ đừng spam như tôi nha. smilie
Nhưng các tool online thường không đem lại kết quả cao đâu. Trừ những pass tiếng anh chứ tiếng việt thì khó ra lắm

hainh_2006 wrote:

conmale wrote:

homethieugia wrote:
oái đọc đến đây mới để ý sao có người có chữ ducks có người ko nhỉ ? 


Ai post dưới 10 bài sẽ không có title gì cả.

Có 4 hạng:

10 - 200: ducks
200 - 1000: citizen
1000 - 2000: dukes
2000 - 4000: kings
> 4000: gods

Điều này không có nghĩa là thay nhau "spam" để lên title đâu nha. Ai vi phạm spam quá 3 lần sẽ bị treo account. 

Thế này thì ai dam Spam đây smilie  

Cái này mà spam 1 ngày 20 bài cũng chưa xi nhê gì hết. Anh conmale chỉnh xuông đi. Chứ từ citizen lên dukes lâu quá. smilie
Nếu bạn thường xuyên phải thực hiện việc tìm kiếm dữ liệu trên máy của mình thì Google Desktop là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời và miễn phí. Phiên bản 4 mới nhất còn gia tăng hiệu năng bằng cách tự động cập nhật hệ thống chỉ mục khi bạn di chuyển file, tùy chọn hiện hay không hiện những file đã xóa, và đặc biệt cho phép bạn bổ sung hàng trăm tiện ích nho nhỏ dưới dạng các “gadget”...


Từ lâu, phần mềm Google Desktop đã là một sự lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn tìm kiếm hiệu quả các tập tin trên máy tính. Trung tuần tháng 5 vừa qua, Google đã giới thiệu phiên bản 4 của phần mềm này với nhiều chức năng cải tiến mới, chắc chắn đem lại cho người dùng nhiều tiện lợi hơn so với những phiên bản trước. Bạn có thể tải miễn phí Google Desktop 4 (dung lượng 1.99 MB) tại địa chỉ http://desktop.google.com.

1. Bổ sung tính năng mới bằng các gadget:

Đây là cải tiến đáng kể nhất trong Google Desktop 4, người sử dụng có thể tải về hàng trăm gadget là những chương trình tương tác nhỏ nằm trên thanh sidebar. Bạn có thể vừa thưởng thức bản nhạc yêu thích, vừa chơi game, duyệt mail, đọc tin tức, thậm chí “tậu” cho mình một chậu hoa xinh xắn hay chiếc đồng hồ analog. Hơn nữa bạn sẽ dễ dàng tương tác với các dịch vụ khác của Google như Calendar, Video, Gtalk, Map... ngay trên desktop.

- Để cài đặt thêm các gadget mới, bạn đưa chuột lên phía đỉnh sidebar (có biểu tượng Google), bấm vào Add +. Hộp thoại Add/Remove gadgets xuất hiện, liệt kê toàn bộ các gadget theo các chủ đề như: Tin tức, thể thao, cuộc sống, công cụ, giải trí và trò chơi, công nghệ... Chọn gadget muốn cài và bấm Add, sau đó bấm Yes.

- Để gỡ bỏ gadget, trong hộp thoại Add/Remove gadgets bấm Configure Remove gadgets, chọn gadget và bấm Remove.

- Bạn có thể tùy ý di chuyển vị trí các gadget trên sidebar hay lên desktop.

2. Nâng cao tính năng đọc tin RSS

Việc đọc tin theo chuẩn RSS và Atom giờ đây tiện lợi hơn với gadget Web Clips. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm nguồn RSS thông qua từ khóa, hay tùy biến số lượng tin hiển thị.

3. Cải tiến hệ thống chỉ mục

Cơ chế hoạt động của Google Desktop là tự động tạo chỉ mục các tập tin có trong máy tính của bạn. Ở phiên bản này, khi bạn di chuyển file trên ổ cứng Google Desktop sẽ tự động cập nhật hệ thống chỉ mục. Hoặc bạn bấm vào biểu tuợng của chương trình trên taskbar chọn Indexing > Re Index.

3. Loại bỏ file đã xóa trong kết quả tìm kiếm

Nếu không muốn hiện file đã xóa trong kết quả tìm kiếm của Google Desktop, bấm vào biểu tượng của chương trình trên taskbar chọn Preferences..., trong trang Google Desktop Preferences đánh dấu vào tùy chọn Remove Deleted Items và bấm Save Preferences để lưu thiết lập.
<html>
<body>
<a href="http://
Gõ vào 500.000 kí tự">Hehehe</a>
</body>
</html>
*note: Không biết HVA có hạn chế kí tự không nhưng post hết lên không đc.
Link xem thêm
http://www.milw0rm.com/exploits/1937

[img]http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=137713[/img]
TT - Đối với người sử dụng máy tính thì Windows Explorer là trình duyệt các thư mục, tập tin thân thiết, quen thuộc. Tại sao bạn lại không làm cho nó trở nên gần gũi hơn bằng cách “điểm chỉ” lên nó.

Đầu tiên bạn dùng Photoshop, Photo Impact hay bất cứ chương trình đồ họa nào để vẽ một hình có kích thước 1024x182 pixel nếu bạn dùng độ phân giải 1024x768 pixel hoặc 800x182 pixel nếu để độ phân giải 800x600 pixel.

Sau khi đã vẽ xong, bạn lưu hình với tên 1024.bmp trong thư mục C:\WINDOWS\Web\ (theo kinh nghiệm của tôi thì bạn nên vẽ phần chính của Bamer Explorer ở một phần ba phía trên thì kết quả sẽ cho đẹp nhất khi chèn hình. Bạn cũng nên lấy đúng kích cỡ để hình khỏi bị kéo giãn hoặc thu hẹp).
[img]http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=137714[/img]
Kế tiếp bạn vào Start > Run và gõ Regedit nhấn OK, tìm tới khóa “My Computer\HKEY_USERS\S-1-5-21-790525478-163985344-725345543-1003\Software\Microsoft\Internet Explorer\Toolbal” (trong đó S-1-5-21-790525478-163985344-725345543-1003 là tên máy của bạn, vì thế những con số này có thể khác nhau - bạn chỉ việc tìm khóa tương tự).

Sau đó bạn nhắp đúp vào khóa BackBitmap và backbitmapshell ở khung bên phải và sửa lại giá trị như sau:

“BackBitmap”=”C:\\WINDOWS\\Web\\1024.bmp”
“backbitmapshell”=”c:\\windows\\web\\1024.bmp”

Nếu chưa có khóa BackBitmap và backbitmapshell, bạn nhấn chuột phải, chọn New\String Value để tạo mới khóa đó và sửa lại giá trị như trên.

Để hoàn tất “công trình” bạn có thể Log Off hoặc Restart lại máy. Bây giờ mỗi khi vào Explorer là bạn có thể nhìn thấy “tác phẩm” của mình.

Trước tiên bạn phải có IIS, (dùng APACHE cũng được, nhưng tôi thấy cái này nó hơi rắc rối). Còn tôi, tôi dùng IIS 5.0 trong Windows 2000. Giới thiệu một chút, tôi không phải là một programmer, bài viết trên đây là tổng hợp kinh nghiệm của tôi, vì thế hướng dẫn trên đây có thể có nhầm lẫn đôi chút, mong các bạn bỏ qua.

Sau khi cài IIS, bạn sẽ có domain là http://localhost/ và thư mục root là C:\inetpub\wwwroot\.

Để cài PHP - NUKE, bạn cần phải có những dụng cụ sau:

* PHP-Nuke 5.5
* mySQL 3.23.49
* PHP 4.2.0

Bước 1 :

Trước tiên, máy bạn phải cài php và MySQL, cách cài anh Thành đã hướng dẫn, các bạn hãy đọc lại nếu chưa biết cách cài (http://www.diendantinhoc.net/tute/hethong/apache-mysql-php-perl/)

File php-NUKE bạn download về ở trên là file nén có đuôi tar.gz. Bạn cần có chương trình để giải nén, ở đây tôi dùng Winzip.

Mở thư mục đã bung nén, di chuyển thư mục html (Tất cả các files trong đó) trong thư mục đã bung vào thư mục root trong máy bạn (trên máy của tôi là C:\inetpub\wwwroot\ Đây là thư mục mặc định khi cài IIS)

Bước 2 : Chỉnh Database

Bạn cần tao database cho php-NUKE trên MySQL. Trong thư mục vừa giả nén, bạn vào thư mục sql, copy và paste file nuke.sql vào thư mục c:\mysql\bin (Đây là thư mục cài MySQL mặc định, có thể của bạn sẽ khác tuỳ theo cách cài). Bây giờ, nhấn Start ->program -> Accessories -> và chọn Command Prompt, bạn sẽ thấy DOS qua cửa sổ trên. Trong DOS, bạn làm như sau:

* Gõ cd c:\mysql\bin và nhấn Enter
* Gõ mysqladmin create nuke và nhấn Enter
* Gõ mysql nuke < nuke.sql và nhấn Enter
* Đóng cửa sổ Command Prompt

(Click vào để xem ảnh)

Nếu làm nguyên si các bước trên, bạn đã tạo được database trong mySQL cho php-NUKE. Còn không được, hãy thử làm lại, vẫn tiếp tục không được, bỏ qua bài này, đừng cố cài nữa.

Bước 3: chỉnh file php.ini

Sau khi cài PHP, trong máy của bạn sẽ có file php.ini trong c:\winnt, bạn cần phải thay đổi một chút thì mới chạy php-NUKE được. Nào, bây giờ ta dùng một chương trình để sửa file php.ini, tôi dùng Notepad có trong windows, vào thư mục c:\winnt , mở file php.ini và làm như sau :

* Tìm dòng register_globals và thay đổi thành On
* Tìm dòng error_reporting và chuyển E_ALL thành off
* Tìm dòng include_path và thêm vào dưới dòng đó đường dẫncủa thư mục root : ".;c:\inetpub\wwwroot"
* SAVE lại và EXIT.
* (Chú ý : Nếu bạn dùng Notepad hãy nhấn F3 rồi gõ từ cần tìm vào hộp tìm kiếm)

Để đỡ rắc rối, các bạn hãy copy paste nguyên nội dung file này vào file php.ini của bạn. File đó đây

Bước 4 : Chỉnh IIS để sử dụng php

Mở Control Panel ->Administrative Tools ->Internet Services Manager, nhấn chuột phải vào website và chọn Properties, Click tab Home Directory, đổi thành Scripts and Executables Trong Execute Permissions. Chọn Configuration, trong tab App Mappings chọn Add. trong hộp Executable bạn cần browse tới file php.exe trong thư mục đã install PHP (thường là c:\php\php.exe). Thêm %s %s và phía sau thành c:\php\php.exe %s %s. Gõ vào hộp Extension dòng chữ sau .php (Có cả dấu chấm). Nhấn Apply / OK / OK .

Bước 5 : Chỉnh php-NUKE

Mở file config.php trong thư mục html ở trên và chỉnh lại các dòng sau:

* dòng 32 chỉnh thành $dbhost = "localhost"
* dòng 33 chỉnh thành $dbuname = "Đây là user name bạn đã đặt khi cài mySQL" (mặc định là root)
* dòng 34 chỉnh thành $dbpass = "Đây là mật khẩu bạn đã đặt khi cài mySQL" (mặc định là để trống)

Xong chưa, bây giờ bạn xuống dòng 85

Úmbala để xóa xxx dòng $foot 1 = "xxx" trong đó , (Đừng xóa dấu "")

Làm tương tự từ dòng 86 đến dòng 88, từ $foot 1 tới $foot 4 và save lại

OK, đã xong. bây giờ, mở internet Explorer ra, gõ vào dòng Address : http://localhost/html/admin.php

Ở đây bạn sẽ tạo được user admin.

Vậy là xong, bạn đã cài được php-NUKE trên localhost.

Post NUKE cũng làm tương tự như trên. Tuy nhiên, PostNuke bản mới nhất (7.1) có một lỗi không login được, sau khi cài xong bạn sửa lỗi này như sau:

- Mở tệp tin: html/includes/pnSession.php

- tìm dòng ini_set('session.referer_check', "$domain$path");

đổi thành: //ini_set('session.referer_check', "$domain$path");
hoặc sửa thành: ini_set('session.referer_check', "");
(Cảm ơn moi_hong_dao đã chỉ cho cách sửa này)

Nếu gặp lỗi, bạn có thể vào đây để tìm cách sửa lỗi và update cho php-NUKE :

Nuke Support và Nuke Forums

Chúc may mắn.



Câu thành ngữ "của rẻ là của ôi" không phải lúc nào cũng đúng. Rất nhiều thiết bị MP3 trên thị trường hiện nay tích hợp bộ nhớ hơn 512 MB, chất lượng âm thanh tốt, thiết kế đẹp mắt, hỗ trợ ghi âm, FM và thời lượng pin dài nhưng lại được bán với giá cạnh tranh.
Samsung YEPP YP-MT6X



Samsung YEPP YP-MT6X là một trong những thiết bị MP3 đáng chú ý nhất ngoài Apple iPod với ba phiên bản 256 MB (99 USD), 512 MB (130 USD) và 1 GB (180 USD). "Chiếc hộp" xinh xắn và bóng bảy này được trang bị FM, ghi âm và hỗ trợ file MP3, DRM WMA, OGG với thời lượng pin gần 42 giờ.



Samsung YP-U2. Ảnh: MobileWhack

Một sản phẩm khác cũng của hãng điện tử Hàn Quốc là YP-U2 - được coi là đối thủ trực tiếp với iPod Shuffle. Thiết bị này có bộ nhớ 512 MB và hoạt động như một USB 2.0. Nó còn có màn hình LCD, hỗ trợ FM, ghi âm và tương thích WMA DRM 10. Loại trừ điểm yếu về thời lượng pin, YP-U2 sẽ là sản phẩm bán chạy trong mùa hè này nhờ chất lượng âm thanh nổi trội và giá cả hợp túi tiền: chỉ có 70 USD.
macobserver



Sony NW-E105. Ảnh: Macobserver

Sau một loạt sức ép từ phía người tiêu dùng và giới truyền thông, Sony rốt cuộc cũng nhân nhượng khi ra mắt một số sản phẩm hỗ trợ định dạng MP3 trong năm 2005. Trong số đó là dòng Sony NW-E100 Network Walkman với NW-E103 256 MB (89 USD), NW-E105 512 MB (99 USD) và NW-E107 1 GB (149 USD). NW-E105 có thể không đẹp và mảnh mai như iPod Shuffle, nhưng Sony tuyên bố sản phẩm có thời lượng pin 70 giờ, âm thanh to, rõ ràng và các phím dễ sử dụng.



Cowon iAudio G2. Ảnh: e-Katalog

Cowon iAudio G2 không có kết nối USB 2.0 và FM, bù lại phiên bản 1 GB (94,99 USD) hoạt động rất đơn giản và có chất lượng âm thanh không chê vào đâu được. Ngoài định dạng MP3, sản phẩm còn hỗ trợ file WMA (DRM 9) và OGG. iAudio G2 có thể phát nhạc liên tục trong 40 giờ nhưng có tộc độ truyền dữ liệu tương đối chậm (0,7 MB/giây) do chỉ được trang bị cổng USB 1.1.



Creative MuVo TX FM bản 1 GB. Ảnh: WalMart

Creative MuVo TX FM nhỏ, nhẹ, đẹp mắt và có 4 lựa chọn: 128 MB, 256 MB, 512 MB và 1 GB. Thiết bị hoạt động qua cổng USB 2.0, FM và phiên bản 256 MB chỉ có 60 USD. Màn hình LCD rất bé (96 x 32 pixel) nhưng sáng và dễ đọc. MuVo TX có tốc độ trao đổi file là 1,6 MB/giây với pin hoạt động liên tục 18 giờ.



Zen Nano Plus N200. Ảnh: K55

Zen Nano Plus N200, 512 MB, của Creative được phát hành với giá 129 USD nhưng giờ đã giảm xuống chỉ còn 67 USD. Thiết bị tích hợp màn hình LCD, FM, có nhiều màu sắc phong phú với thiết kế nhỏ gọn nhưng chất lượng ghi âm không được tốt.



iRiver T30. Ảnh: PCHome

Phiên bản T30, dung lượng 512 MB, của iRiver được bán với giá 100 USD còn bản 1 GB là 130 USD. T30 tương thích các file MP3, OGG và DRM - WMA, hỗ trợ hiệu ứng SRS, 5 chế độ EQ và FM. Sản phẩm cho phép nghe trong vòng 24 giờ với tốc độ truyền dữ liệu 1,67 Mb/giây qua cổng USB 2.0.



MobiBlu DAH-1500i. Ảnh: PopGadget

MobiBlu là công ty ít tiếng tăm trong ngành công nghiệp âm nhạc và đang muốn khẳng định mình trước những "gã khổng lồ" như Apple, Creative và iRiver. MobiBlu DAH-1500i là một trong những thiết bị có khả năng thực hiện sứ mệnh đó. Thiết kế hình lập phương nhỏ xíu và màn hình OLED thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia công nghệ, đáng tiếc, sản phẩm có thời lượng pin không mấy ấn tượng. Phiên bản dung lượng 1 GB có giá 129,99 USD còn 512 MB là 99,99 USD.



Sansa m200. Ảnh: MobileMag

Máy nghe nhạc của SanDisk bắt đầu gây chú ý từ năm 2004 với Digital Audio Player và tiếp đó là Sansa e100. Dòng Sansa m200, ra đời giữa năm 2005, hội tụ đầy đủ các đặc điểm đáng chú ý từ FM, định dạng WMA đến bộ nhớ flash 4 GB. Người sử dụng có thể lựa chọn sản phẩm theo dung lượng: phiên bản xanh lam 512 MB (80 USD), 1 GB màu bạc (120 USD), 2 GB màu đen (160 USD) và 4 GB xanh nhạt (200 USD).



MobiBlu B153. Ảnh: EnGadget

Nhiều người tỏ thái độ ngờ vực khi MobiBlu khẳng định máy B153 có thể hoạt động liên tục trong... 153 giờ sau mỗi lần xạc. Nhưng các cuộc thử nghiệm đã chứng minh công ty này không hề phóng đại. Chỉ riêng điều đó cũng đủ để người sử dụng sẵn sàng bỏ tiền mua khi đi xa. Sản phẩm có giá phải chăng: bản 512 MB màu trắng là 89 USD, 1 GB màu đen là 100 USD và 2 GB màu đen được bán giá 130 USD.
TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) là một bộ protocols (giao thức) được thiết kế để đạt hai mục tiêu chính:
1. Cho phép truyền thông qua các đuờng dây của mạng rộng (Wide Area Network - WAN).
2. Cho phép truyền thông giữa các môi trường đa dạng.
Do đó hiểu được cái gốc của các protocols nầy giúp ta hiểu đuộc sự quan trọng của chúng trong các mạng ngày nay.
Lịch sử của TCP/IP
Vào cuối thập niên 1960, cơ quan Advanced Research Projects Agency (DARPA) của bộ Quốc Phòng Mỹ thực hiện nhiều loạt thí nghiệm để gởi các kiện hàng dữ kiện đi lại mọi hướng (packet-switching) trên mạng. Hai mục tiêu chính của công tác nầy là:
1. Triển khai một mạng để giúp các trung tâm nghiên cứu chia sẽ các thông tin.
2. Triển khai một mạng để nối chặt chẽ các địa điểm quốc phòng trong trường hợp Mỹ bị tấn công bằng vũ khí nguyên tử.
Kết quả là bộ TCP/IP. Sau nầy Internet Society (Hội Internet) dùng một nhóm tư vấn mang tên The Internet Architecture Board (IAB) (Ban Kiến trúc Internet) để trông coi việc làm cho TCP/IP càng ngày càng hay hơn. Mỗi khi ai có sáng kiến kỹ thuật gì muốn đề nghị với Ban thì người ta xin Ban đăng lên và thông báo cho những ai quan tâm có ý kiến. Bản thông báo ấy được gọi là Request for Comments (RFC) (Yêu cầu cho biết ý kiến). Nếu đa số các guru về TCP/IP thấy hay thì có thể lần lần đề nghị ấy đuợc cho vào TCP/IP.
Những TCP/IP protocols và các công cụ
Như ta biết, truyền thông giữa hàng triệu computers trên Internet xãy ra được nhờ có TCP/IP protocol, một cách giao thức trên mạng rất thông dụng trong vòng các computers chạy Unix trước đây. Vì nó rất tiện dụng nên Microsoft đã dùng TCP/IP làm giao thức chính cho mạng Windows2000. TCP/IP là tập hợp của nhiều protocols, mà trong số đó có các Protocols chánh sau đây:
· TCP (Transmission Control Protocol): Chuyên việc nối các hosts lại và bảo đảm việc giao hàng (messages) vì nó vừa dùng sự xác nhận hàng đến (Acknowledgement ) giống như thư bảo đảm, vừa kiểm xem kiện hàng có bị hư hại không bằng cách dùng CRC (Cyclic Redundant Check) , giống như có đóng khằng chỗ mở kiện hàng.
· IP (Internet Protocol): Lo về địa chỉ và chuyển hàng đi đúng hướng, đến nơi, đến chốn.
· SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): Chuyên việc giao Email.
· FTP (File Transfer Protocol): Chuyên việc gởi File (upload/download) giữa các hosts.
· SNMP (Simple Network Management Protocol): Dùng cho các programs quản lý mạng để user có thể quản lý mạng từ xa.
· UDP (User Datagram Protocol): Chuyên giao các bọc nhỏ (packets) của một kiện hàng. Nó nhanh hơn TCP ví không có sự kiểm tra hay sửa lỗi. Ngược lại, nó không bảo đảm việc giao hàng.
Là Network Administrator ta nên làm quen với các công cụ chuẩn để làm việc với TCP/IP như:
· File Transfer Protocol (FTP): Ðể thử upload/download files giữa các hosts.
· Telnet: Cho ta Terminal Emulation (giả làm một Terminal) để nói chuyện với một Host chạy program Telnet Server.
· Packet Internet Groper (Ping): Dùng để thử TCP/IP configurations và connections.
· IPCONFIG: Ðể kiểm TCP/IP configuration của local host.
· NSLOOKUP: Dùng line command để đọc các records trong DNS (Domain Name System) database.
· TRACERT: Ðể display các khúc đường (route) dùng giữa hai hosts.
Ðịa chỉ TCP
Mỗi computer trên LAN/Internet phải có một địa chỉ TCP độc đáo (unique). Một địa chỉ TCP gồm có 32 bits, chia làm 4 nhóm gọi là Octet (có 8 bits, tức là 1 Byte dữ kiện) và đuợc viết dưới dạng:
11000000 . 01101010 . 00000011 . 11001000
Mặc dầu trên đây là các con số mà computers thấy, nhưng đó không phải là các con số mà con người suy nghĩ. Do đó người ta thường viết nó dưới dạng gọi là dotted decimal (số thập phân với dấu chấm) như sau:
192.100.3.200.
Vì địa chỉ TCP như thế rất khó nhớ nên người ta quy ước dùng các tên dễ nhớ hơn như www.yahoo.com, www.vps.org, .v.v.. rồi nhờ những chỗ đặc biệt trên mạng, gọi là Domain Name Server (DNS) đổi các user friendly names nầy ra các địa chỉ TCP để làm việc.
Ðể việc trao đổi các messages giữa các hosts trên mạng có hiệu năng, người ta thường gom các Hosts lại thành từng nhóm, gọi là Network. Mỗi Network được cho một NetworkID. Do đó mỗi địa chỉ TCP được chia ra làm hai phần:
· Network ID (hay Network Address): Dùng để chuyển các messages đến đúng Network (còn gọi là Subnet hay Segment.
· Host ID (hay Host Address):
Thí dụ như ba địa chỉ TCP 192.168.104.1, 192.168.104.4, 192.168.104.7 có cùng Network ID 192.168.104.
Một Subnet của các computers giống như một con đường của những căn nhà, mỗi căn nhà có một con số để phân biệt nhưng địa chỉ của tất cả các căn nhà đều có chung tên đường, ngoại ô, thành phố .v.v. .


Con số bits , đếm từ trái qua phải, của địa chỉ TCP để dùng cho Network ID được gọi là Subnet Mask. Ta có thể dùng 8, 16, 24, 25 bits .v.v.. tùy ý, nhưng phải nói cho system biết ta dùng bao nhiêu bits để nó có thể tính ra phần nào trong 32 bits là của NetworkID, phần nào là của HostID.

Ðể biết thêm về Subnet xin hãy đọc bài Subnet Mask.

Các địa chỉ TCP được chỉ định cho mỗi Host không thay đổi nầy được gọi là Static Address. Khi ta dial-up Internet để connect qua ISP (Internet Service Provider), computer của ta thường được ISP phát cho một địa chỉ TCP để dùng tạm trong thời gian máy ta connect trong lúc ấy. Lần tới, ta dial-up Internet sẽ đuợc ISP cấp cho một địa chỉ TCP khác, một trong những địa chỉ TCP mà ISP đã đuợc cơ quan đăng ký địa chỉ TCP của thế giới cung cấp.

Như thế, mỗi lần ta dùng Internet thì computer của chúng ta là một host trong mạng Internet TCP/IP của toàn thế giới. Computer ta có thể truyền thông với các hosts khác và ngược lại, người ta cũng có thể thấy và tò mò dòm ngó những gì trong computer chúng ta trong khả năng của TCP/IP. Tức là, hể mở cửa làm ăn thì coi chừng ngoại lai lén vào.

Khi tất cả các computer trên mạng dùng cho Internet được giới hạn trong vòng một cơ quan, tổ chức hay tập đoàn thì ta gọi nó là Intranet. Thường thường các computers trong Intranet nằm trên cùng một Local Area Network (LAN), các message được gởi đi lại với vận tốc cao (10Mbits/sec - 100Mbits/sec). Ngay cả khi một công ty có hai, ba địa điểm cách nhau, các đuờng dây viễn thông liên kết cũng có vận tốc tối thiểu là 128Kbits/sec.
Ðã gọi là Intranet thì ta muốn dịch vụ Internet chỉ dành cho nội bộ và người ngoài kkông thể nào tò mò thấy được.
Gateway, Router và Firewall
Nếu ta không có ý định nối Network của mình với Internet bên ngoài hay Network TCP/IP nào khác thì không có gì phải lo và ở trong vòng Network riêng tư của ta, ta có thể cấp các địa chỉ TCP thoải mái.

Như đã nói ở trên, địa chỉ TCP của tất cả mọi hosts trong một Network đầu có cùng một NetworkID. Bên trong một Network, messages được gởi đi giữa các hosts rất nhanh. Nếu muốn gởi messages từ một Network nầy qua một Network khác thì phải qua một host có vị trí đặc biệt trong cùng Network gọi là Gateway (cổng liên hệ bên ngoài). Tỷ như một lá thư từ Ðồng Tháp muốn đi ngoại quốc thì phải qua Gateway ở Thành phố HCM. Tương tợ như vậy, ở Network bên kia cũng có một Gateway để đón nhận message từ Gateway bên nầy.

Ðể chuyển messages giữa hai Networks ta cần phải có một dụng cụ đặc biệt, hardware hay software (một hộp hay một program), gọi là Router (phát âm là rau-tơ trong tiếng Việt).

Router là dụng cụ giúp cho hai Networks truyền thông nhau. Nó giống như một thông dịch viên vậy, có thể nói chuyện với cả hai bên. Ðối với mỗi Network, Router hoạt động như thể nó là một host trong Network ấy. Hình dưới đây minh họa cách dùng Gateways và Router để nối hai Networks lại với nhau:

border="0" onload="maxImg(this, 500px);" />

Trong hình trên, nếu cả hai Gateways thật ra là hai Network cards nằm trên cùng một computers chạy MSWindows2000 Server, ta có thể dùng software để làm nhiệm vụ của Router. Như thế ta khỏi phải mua một hộp Router.

Firewall (bức tường lửa) là từ dùng để nói đến phương tiện ta dùng để kiểm soát chặt chẽ sự đi lại của các messages. Ta dùng Firewall để ngăn ngừa kẻ lạ xâm phạm vào khu vực mạng TCP/IP của cơ quan ta. Như ta đã thấy, Router có thể đảm nhiệm công tác ấy. Vấn đề là nếu ta gắt gao quá thì sự đi lại rất giới hạn và không tiện lợi cho công việc làm ăn. Ngược lại, nếu ta dễ dãi quá thì không còn an toàn gì cả.
Phân chia giai cấp A,B,C
Như đã giải thích ở trên, Subnet Mask cho biết bao nhiêu bits đầu của địa chỉ TCP được dùng làm NetworkID, còn các bits còn lại là HostID. Ðể biểu diễn một Subnet Mask dùng 24 bits cho một NetworkID, ta có thể viết 135.100.3.200/24. Ða số các NetworkID ta thường gặp dùng 24 bit Subnet Mask. Nhưng thật ra, người ta phân chia giai cấp các địa chỉ TCP ra làm các Classes A, B và C.

Các địa chỉ của Class A dùng Octet thứ nhất. Có điều người ta không dùng bit thứ nhất, nó luôn luôn bằng 0. Do đó toàn bộ Internet chỉ có 127 Class A Networks. Dù địa chỉ 127 là một địa chỉ Class A, ta không thể dùng nó đuợc vì nó đuợc reserved (dành riêng) để thử Loopback (Loopback Testing) . Mỗi Class A Network có trên 16 triệu (2 lũy thừa 24) hosts. Khỏi phải nói, bây giờ ta không thể xin một Class A Network đuợc nữa, vì các Ðại Sư Huynh đã dành hết rồi. Trong số các công ty lớn ấy có General Electric, IBM, Apple, Xerox, và Ðại học Columbia.

Các Networks thuộc Class B bắt đầu với Octet thứ nhất có values trong range 128 đến 191. Trong Class B ta dùng 2 Octets đầu cho NetwordID. Do đó ta chỉ có 16,384 Class B Networks, mỗi Network có 65,534 (2 lũy thừa 16)hosts. Tất cả các Networks Class B đều đã bị người ta xí hết rồi. Trong số các công ty ấy có Microsoft và Exxon.

Sau cùng là Class C Networks bắt đầu với Octet thứ nhất có values trong range 192 đến 223 và dùng 3 Octets đầu tiên để biểu diễn NetworkID. Như thế ta có khoảng 2 triệu Class C Networks, nhưng mỗi Network chỉ có thể support 254 hosts (HostID=1 cho đến 254), HostID=255 đuợc reserved cho Loopback testing, HostID=0 thì bất hợp lệ. Tin mừng cho chúng ta là mình còn xin một Class C network được.
Các loại Servers
Có ba thứ dịch vụ ta thường dùng nhất trên Internet. Ðó là Surfing the Web ( chu du ta bà thế giới từ trang Web nầy đến trang Web khác), Email và download File bằng cách dùng FTP (File Transfer Protocol).
Cho mỗi thứ dịch vụ ta dùng ở đầu kia phải có một Server (một program phục vụ) - do đó tùy theo ta đang connect với chỗ nào ở thới điểm ấy, tại chỗ cung cấp dịch vụ phải có Web server, Mail Server hay FTP Server để đáp ứng request (thỉnh cầu) của bạn.
Bạn hỏi nếu một Computer trên Internet chạy cả 3 loại Servers nói trên thì làm sao phân biệt message nào là cho Server nào khi chúng đến cùng một địa chỉ TCP. Xin trả lời là ngoài địa chỉ TCP ra, mỗi computer còn có nhiều Ports, để khi ta nối với Server trên một computer ta còn cho biết Port number. Thí dụ cho Web (WWW) thì dùng Port 80, cho FTP thì dùng Port 21 , .v.v.. Cách dùng các Port numbers giống giống như dùng tên của các cá nhân sống trong cùng một căn nhà khi gởi thư cho họ. Ngoài địa chỉ của căn nhà ta còn nói rõ là thư ấy cho cha, mẹ hay người con nào.
Hơn nữa, mỗi loại message còn dùng một protocol khác nhau, nên ta có thể Surf the Net, gời/nhận Email và download/upload files cùng một lúc trên một đường dây điện thoại mà không sợ lẫn lộn. Bạn có thể tưởng tượng TCP/IP như cái protocol căn bản của Internet, rồi nằm lên phía trên là những protocols khác. Cũng giống như trong mạng bưu chính, xe hàng là căn bản của việc chuyên chở, nhưng kích thước các kiện hàng theo chuẩn lớn, nhỏ giúp người ta phân biệt các loại hàng hóa khác nhau.

darthtuan wrote:
Và để chuyển FAT thành NTFS file system thì có thể làm như sau:
In Windows XP, click Start, click Run, type cmd and then click OK.

Đánh dòng lệnh CONVERT [driveletter]: /FS:NTFS.


 

Lưu ý là lệnh này chỉ có thể chuyển từ FAT hoặc FAT32 thành NTFS chứ không thể chuyển ngược lại. Nếu muốn làm ngược lại bạn có thể dùng Partion Magic
Muốn check nào đó mà site đó là của bạn thì bạn phải tạo một tập tin check.htm trong site để chứng tỏ là site của bạn và đưa link cho các checker. Thông báo lỗi sẽ đc báo cho bạn qua tin nhắn cá nhân. OKie

cigcof wrote:
Mình đã thực hành từng bước rất chính xác theo bạn. Nhưng nó lại báo lỗi ở dòng print <<<EOF trong các file login.php và index.php ? Bạn có thể giải thích giùm chứ. Mình đã sai bước nào chăng ??? 



<?php

$db_host = "localhost"; // Giữ mặc định là localhost
$db_name = "sanchoituoitre.info"; // Cần thay đổi..
$db_username = "lyhuuloi"; // Cần thay đổi..
$db_password = "123456"; // Cần thay đổi..
 

Bạn cần thay đổi thông tin giống như thông tin trong MySQL của bạn mới chạy đc. smilie
Hix. Mấy bác nói em thấy tủi. Máy em bị virus dùng hết các anti vẫn không del đc . Cài lại win thì cực quá mà máy em lại không có ghost nữa. smilie(
Box Windows+ box Thảo luận bảo mật đều bị cả
Potay bác này luôn. smilie
Hehe. Bác DCH nghe tin HVA hoạt động nên ráng vào thăm anh em hva coi lúc này còn khoẻ không ấy mà. Mà bác DCH còn nhớ tôi không nhỉ? Có cả bác Rekcor nữa đấy. smilie
Admin creat đại đi. Em cho hình chân dung của em nè. Đảm bảo để vô là hút khách đó. smilie
http://www.cpuid.com/download/cpu-z-134.zip
Down CPUZ về mà xem còn cái vụ bản quyền thì cài cái soft nào đó của MS như WMP 11 nếu nó không cho cài là không có bản quyền
Cho dù có muốn hay không muốn thì các lỗi máy tính vẫn xuất hiện và cản trở công việc của bạn.

Một số lỗi không nghiêm trọng và không ảnh hưởng nhiều tới quá trình sử dụng; nhưng cũng có rất nhiều lỗi "khó chịu" và trong nhiều trường hợp chúng làm hệ điều hành bị trục trặc, không thể sử dụng được nữa. Nắm được các lỗi này và biết cách khắc phục chúng là các kiến thức và người dùng máy tính nên có.

1. "Lỗi không xác định"

Đây là loại thông báo về các lỗi kỹ thuật và thường kèm sau đó là các hướng dẫn khá hữu ích để bạn có thể sửa chữa chúng. Lỗi này không đòi hỏi bạn phải tiến hành các tác vụ chuẩn đoán mà lỗi đơn thuần chỉ là một dạng đánh giá tình trạng máy tính ở thời điểm đó. Lỗi không xác định phát sinh từ những vấn đề phổ biến, trong đó có cả việc nâng cấp DirectX thất bại cho Microsoft Producer và một lỗi phổ biến trong SQL Server 7.0 của Microsoft.

Giải pháp tốt nhất để xử lý lỗi này là đóng tất cả những ứng dụng đang mở và khởi động lại máy. Nếu lỗi vẫn tiếp tục xảy ra, tải và cài đặt bản nâng cấp mới nhất cho chương trình liên quan. Bạn cũng nên chạy một ứng dụng diệt phân mềm gián điệp (spyware), chẳng hạn như Ad-ware...

2. "The system is either busy or has become unstable. You can wait and see if it becomes available again, or you can restart your computer. Press any key to return to windows and wait. Press CTRL + ALT + DEL again to restart your computer. You will lose unsaved information in any programs that are running. Press any key to continue."

- "Hệ thống đang bận hoặc không ổn định. Bạn có thể chờ đợi hoặc khởi động lại máy tính. Nhấn bất cứ phím nào để quay trở lại môi trường Windows và chờ trong giây lát. Nhấn CTRL + ALT + DEL một lần nữa để khởi động máy tính. Bạn sẽ mất những thông tin chưa lưu lại trong bất cứ chương trình nào đang chạy. Nhấn bất cứ phím nào để tiếp tục."

Đôi khi Windows bị "đơ" và không phải ứng với bất cứ tác vụ nào mà bạn thực hiện. Trong những trường hợp đó, việc nhấn tổ hợp phím CTRL-ALT-DELETE có thể làm hiển thị thông báo trên trên nền màn hình xanh (còn được ví là "Màn hình của sự chết chóc" - Blue Screen Death"). Những thông báo này không giúp ích gì nhiều trong việc sửa chữa lỗi, và cũng không đưa ra lý do tại sao mà hệ thống lại trở nên như vậy. Cách giải quyết tốt nhất là bạn nhấn tổ hợp phím CTRL-ALT-DELETE để khởi động lại.

Thông điệp lỗi này thường phát sinh từ những sai sót trong quá trình truy cập bộ nhớ. Bạn hãy ghi nhớ những hoàn cảnh nào làm phát sinh lỗi này; những thông tin về kết quả sẽ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân. Bạn cũng có thể giải quyết tình trạng này bằng cách cài đặt lại những ứng dụng có vấn đề; tải bản nâng cấp liên quan; tháo gỡ những chương trình không cần thiết; vô hiệu hoá screen saver, và nâng cấp driver. Nếu sự cố vẫn cứ tiếp diễn, bạn nên nghĩ tới giải pháp cài đặt lại hệ điều hành Windows và tiến hành sao lưu dữ liệu để chuẩn bị.

3. "This programs has performed an illegal operation and will be shutdown. If the problem persists, contact the program vendor".

Lỗi "illegal operation" (sử dụng bất hợp pháp) không liên quan tới việc bạn truy nhập Internet, tải file, hoặc cách thức sử dụng PC, mà thực tế đó chỉ là cách phản ánh những hành vi chương trình không hợp lệ, thường là những cố gắng thực thi một dòng mã không hợp lệ, hoặc truy nhập và một phần bộ nhớ đã bị hạn chế. Bạn cũng đừng cố gắng tìm kiếm thông tin từ bảng thông báo này, nó chỉ gồm những "module" khó hiểu và hoàn toàn không dành cho những người không là chuyên viên lập trình.

Giải quyết vấn đề này bằng cách đóng tất cả những ứng dụng đang mở và khởi động lại máy tính. Nếu bạn tiếp tục nhìn thấy thông báo lỗi tương tự, hãy sử dụng trình "clean boot troubleshooting" để xác định chương trình gây lỗi và tháo cài đặt chúng. Để thực hiện quá trình "khởi động sạch", từ Start, chọn Run, rồi gõ dòng lệnh "msconfig", nhấn OK. Từ trình System Configuration Utility, chọn Selective Startup và bỏ lựa chọn tất cả những hộp đánh dâu trong danh sách thả xuống. Nhấn OK và khởi động lại máy. Bạn lặp lại quá trình này, mỗi lần chọn một ô đánh dấu khác nhau dưới phần Selective Start-up cho tới khi xác định được hộp "checkbox" nào gây ra lỗi.

Bước tiếp theo là chọn một thẻ (tab) trong "System Configuration Utility" liên quan tới hộp "checkbox" có vấn đề, và bỏ lựa chọn tất cả (ngoại trừ dòng lệnh trong tab). Khởi động lại máy tính, và nếu trong quá trình khởi động không có vấn đề gì phát sinh, bạn hãy quay trở lại phần "System Configuration Utility" để chọn một dòng lệnh khác. Lặp lại quá trình này cho tới khi bạn cô lập được dòng lệnh gây ra sự cố; bạn cũng cần liên lạc với các nhà phát triển phần mềm liên quan hoặc nhà sản xuất phần cứng để tìm sự hỗ trợ cụ thể.

4. Lỗi "Runtime error <###>"

Lỗi Runtime để mô tả một chương trình không được nhận dạng có những dòng lệnh bị phá huỷ hoặc bị trục trặc. Thông báo cũng này cũng có thể kèm theo một dòng lệnh lỗi, chẳng hạn như "424" hoặc "216", hay đôi khi là những thông tin "mù mờ" về một đối tượng cần thiết nào đó (required object). Những thông báo kiểu này thường không cung cấp thông tin hữu ích nào về nguyên nhân xảy ra sự cố cũng như cách thức giải quyết. Liệu lỗi có phải do virus, không đủ bộ nhớ, hoặc chương trình không thương thích ? Chẳng ai biết rõ được điều này!

Khi lỗi runtime xảy ra, bạn không khởi động lại máy tính vì nếu làm như thế, có thể virus lại gây ra hiện tượng lỗi tương tự, hoặc vô tình kích hoạt đoạn mã nguy hiểm của virus. Thay vào đó, bạn cần quét virus ngay lập tức, tiếp theo hãy liên lạc với nhà phát triển phần mềm đã gây ra lỗi runtime và hỏi họ cách khắc phục. Bạn cũng có thể giải quyết vấn đề bằng cách tải bản nâng cấp hoặc cấu hình lại phần mềm.

5. Lỗi "STOP: 0x########"

Trong khi lỗi runtime liên quan tới một chương trình cụ thể, thì lỗi STOP thường chỉ ra vấn đề liên quan tới một thiết bị cụ thể - nhưng thật không may hiếm khi thông báo lỗi chỉ ra thiết bị cụ thể nào. Thay vào đó, thông báo chỉ hiển thị dòng mã hex khó hiểu, chẳng hạn như 0x0000001E, trong các dòng mô tả. Thay vì suy đoán, bạn nên thực hiện một số tác vụ giải quyết cơ bản sau.

Đầu tiên là quét virus. Tiếp tới, cài đặt lại những phần cứng đã được cài đặt vào thời điểm trước đó ít lâu; và cần xác định chắc chắn là những thiết bị đã được kết nối đúng. Trong trường hợp này, việc nâng cấp driver cho tất cả những phần cứng hiện có hoặc nâng cấp BIOS cũng là một ý kiến hay. Hãy liên lạc với nhà sản xuất máy tính để nhờ giúp đỡ.

6. Lỗi "A fatal exception error <##> has occurred at <####:########"

Thông báo lỗi ngoại trừ (exception) nghiêm trọng (fatal) nghe có vẻ rất nghiêm trọng nhưng cách hướng dẫn giải quyết lại chẳng có gì cả. Đây là một dạng thông báo về lỗi bộ nhớ thường là những truy vấn bộ nhớ không hợp lệ hoặc lỗi trong dòng mã lệnh, và thường xảy ra khi khởi động ứng dụng hoặc tắt Windows. Lỗi "fatal exception" có thể rất nghiêm trọng, đó cũng là nguy nhân giải thích tại sao chúng ta lại hay thấy nó trên "màn hình xanh", khiến Windows bị hỏng.

Lỗi "exception" có thể xảy ra trong rất nhiều trường hợp. Các nhanh nhất để loại bỏ chúng là khởi động lại máy tính. Nếu lỗi vẫn tiếp tục xảy ra, bạn nên khởi động máy tính ở chế độ "khởi động sạch" (clean boot).

7. Lỗi " caused a general protection failt in module at ####:########".

Đây là loại lỗi GPF (Generel Protection Fault - lỗi bảo vệ tổng quát) gây phá huỷ hệ điều hành, thuộc một trong những lỗi nghiêm trọng gây ra hiện tượng màn hình xanh. Bạn có thể thấy lỗi GPF nếu một chương trình đang cố gắng ghi dữ liệu vào một khu vực lưu trữ hạn chế, hoặc hệ thống tính sai dung lượng bộ nhớ cần thiết để thực thi một hàm nào đó.

Giải pháp của lỗi GPF là khởi động lại máy tính. Do nguyên nhân của hiện tượng này rất nhiều nên khó có thể xác định chính xác nguồn gốc gây ra lỗi. Cách giải quyết cơ bản nhất là tháo cài đặt tất cả những phần mềm, phần cứng trong thời gian gần nhất, thực hiện tác vụ bảo trì hệ thống tổng quát, và thực hiện phương thức "khởi động sạch".

8. Lỗi "Runll: error loading. The specified modle could not be found".

Thông báo lỗi "Runll" xuất hiện khi Windows không thể xác định được vị trí một file mà nó cần tải. Lỗi có thể liên quan tới những phần mềm chưa được tháo gỡ hết, hoặc lỗi driver, virus, hay phần mềm gián điệp.

Giải pháp mà bạn cần thực hiện là chạy ứng dụng diệt spyware (như Ad-ware hoặc Spybot Search & Destroy) và sau đó là quét virus toàn hệ thống. Nếu lỗi liên quan tới một phần mềm mới cài đặt thì hãy gỡ bỏ phần mềm đó ra. Cuối cùng, bạn cần khởi động máy tính ở chế độ sạch để có thể xác định được những dòng lệnh gây ra lỗi.

9. Lỗi "Cannot find the file (or one of its components). Make sure the path and filename are correct and that all required libraries are available".

Cũng giống một cơn đau đầu, thông điệp lỗi này có thể là triệu chứng của một sự kiện nhỏ nào đó, chẳng hạn như xoá nhầm file; hoặc là một sự kiện lớn nào đó, chẳng hạn như virus đã lây lan khắp hệ thống. Điều bạn cần làm là quét virus và cài đặt lại chương trình có liên quan tới tệp tin (file) bị thất lạc. Nếu lỗi vẫn xảy ra, sử dụng My Computer hoặc Windows Explorer để xác định chính xác tên và vị trí của file.

Lỗi này chỉ có thể xảy ra khi bạn nhấn đúp vào shortcut trên Desktop. Nếu đúng là trường hợp đó, thì chỉ việc nhấn chuột vào shortcut, chọn Properties, rồi gõ chính xác tên và đường dẫn vào trường Target.

10. "An error has occurred in the script on this page. Line <##> Char: <##> Error: Code: <##> Location: Do you want to continue running scripts on this page?"

Thông điệp lỗi rắc rối này ngụ ý rằng trình duyệt Internet Explorer (IE) đang gặp vấn để khó khăn trong việc giải mã một tập lệnh gắn kèm trong trang Web mà bạn đang truy cập. Đây là thông điệp lỗi cố làm cho tình huống trở nên căng thẳng hơn là bản thân chúng là như vậy.

Bạn có thể tắt thông báo lỗi này đi; và nếu vẫn tiếp tục nhận được chúng, hãy cố quét virus, khởi động lại máy tính, và nâng cấp lên phiên bản IE mới nhất. Bạn cũng có thể mở phần menu Tools của trình duyệt và chọn Internet Options để xoá thư mục Temporary Internet Files (nhấn vào nút Delete Files trên thẻ General) và cấu hình phần Security và mức mặc định (default level). Cuối cùng có thể lỗi này đơn giản là do mã nguồn trang Web có vấn đề, và trong trường hợp đó, bạn chỉ có thể thông báo cho người quản trị trang web đó để sửa lỗi.

11. "Windows Update has encountered an error and cannot display the requested page".

Một lỗ thông dụng liên quan tới việc cài đặt những bản nâng cấp mới nhất dành cho Windows. Lỗi này ngăn không cho bạn truy cập vào trang Web nâng cấp Windows Update (windowsupdate.microsoft.com). Vậy làm thế nào để sửa lỗi này?

Trong hầu hết trường hợp, bạn có thể sửa lỗi bằng cách cài phiên bản IE mới nhất. Ngoài ra, người dùng Windows XP và Windows 2000 cần cài đặt các bản service pack mới nhất cho hệ điều hành. Trong Windows XP, bạn cần kích hoạt chế độ tự động nâng cấp Automated Updates (mở Control Pannel, chọn Performance And Mantenance, System, chọn thẻ Automatic Updates; rồi lựa chọn phần Automatic).

12. "Windows encountered an error accessing the system Registry. Windows will restart and repair the system Registry for you".

Registry là cơ sở dữ liệu lưu trữ cấu hình hệ thống và các tham chiếu người dùng, chúng rất nhạy cảm và với bất cứ thao tác nguy hiểm nào cũng khiến cho Windows bị "đổ vỡ". Chúng ta có thể dùng giải pháp khắc phục sau...

Tạo một không gian trống trên ổ cài đặt Windows (tối thiểu là 10%). Xoá những file cũ không còn dùng tới. Tiếp theo người dùng Windows Me và Windows XP cần khôi phục máy tính và trạng thái ban đầu khi chưa xảy ra sự cố. Mở thanh menu Start à (All) Programs à Accessories à System Tools à System Restore. Khi mở tiện ích System Restore, bạn chọn Restore My Computer To An Early Times, nhấn vào Next, và chọn một thời điểm cần khôi phục (ngày trước khi xảy ra thông báo lỗi); sau đó tuân theo các hướng dẫn.

(Theo Tạp chí Infoworld)
Chuyển sang dùng Windows XP (XP) từ Windows 95/98 (Win9x) cũng giống như chuyển sang dùng Windows 95 từ Windows 3.1 năm năm trước đây. XP được xây dựng trên nền tảng của Windows NT và 2000 vốn có độ ổn định cao hơn nhiều so với Win9x. Ngoài ra, XP cũng sử dụng hệ thống file gống như của NT và 2000. Điều này khiến cho XP trở thành một hệ điều hành (HĐH) đa người dùng thực sự cho PC gia đình. Vì XP là một HĐH còn khá mới mẻ, cho nên bài viết này cố gắng đưa ra một số thủ thuật nhằm giúp người dùng thông thường tận dụng một cách tốt nhất khả năng của HĐH này.

Thủ thuật 1: HÃY DÙNG HỆ THỐNG FILE NTFS

Thật may mắn, XP hỗ trợ cả 2 hệ thống file FAT32 (được Win9x hỗ trợ) và NTFS (được NT và 2000 hỗ trợ). Điều này cho phép người dùng lựa chọn hệ thống file phù hợp với yêu cầu công việc của mình. Tuy nhiên NTFS cung cấp những mức độ bảo mật tốt hơn nhiều so với FAT32. Với FAT32 trong Win9x, ai cũng có thể xâm nhập vào PC của bạn và làm bất cứ điều gì mà họ thích. Với NTFS, bạn có quyền cho hay không cho ai đó sử dụng máy tính của bạn. Và người được phép sử dụng PC của bạn cũng chỉ có thể hoạt động trong khuôn khổ mà bạn cho phép.

Để kiểm tra xem bạn đang dùng NTFS hay FAT32, chọn ổ đĩa cứng trong My Computer, nhấn chuột phải và chọn Properties. Nếu đang dùng FAT và muốn chuyển sang dùng NTFS, bạn hãy thực hiện việc chuyển đổi này từ dấu nhắc DOS trong XP mà không phải lo ngại gì về việc mất mát dữ liệu. Để chuyển đổi sang NTFS từ FAT, bạn chọn Start – All Programs - Accessories, and Command Prompt. Tại dấu nhắc, bạn gõ convert x: /fs:ntfs (x là tên ổ đĩa mà bạn chọn). Cũng cần lưu ý rằng, một khi đã chuyển sang NTFS, bạn sẽ không thể quay trở lại dùng FAT trừ phi bạn định dạng (format) lại ổ đĩa

Thủ thuật 2: TẠO TÀI KHOẢN HẠN CHẾ

Có 2 loại tài khoản người dùng (user account) trong XP: tài khoản người quản trị hệ thống (administrator account) và tài khoản người dùng hạn chế (limited account). Sau khi cài đặt XP thành công, bạn nên ngay lập tức thiết đặt một tài khoản người dùng hạn chế để phục vụ cho các công việc hàng ngày nếu như bạn đang dùng hệ thống file NTFS.

Để tạo một tài khoản người dùng hạn chế, bạn phải đăng nhập vào tài khoản của người quản trị hệ thống (theo ngầm định XP tạo ra tài khoản này khi bạn cài đặt HĐH). Sau đó, chọn Start - Control Panel - User Accounts - Create A New Account. Đặt tên cho tài khoản mới này rồi nhấn Next. Trong hộp thoại mới, chọn Limited Account. Mỗi khi muốn tạo mới hay thay đổi thuộc tính của các tài khoản, bạn nhất quyết phải đăng nhập vào tài khoản người quản trị hệ thống.

Thủ thuật 3: SỬ DỤNG MẬT KHẨU

Sử dụng mật khẩu (password) là một hình thức bảo mật thông tin truyền thống và hiệu quả. Mặc dù Win9x có cung cấp cho bạn chế độ bảo vệ bằng mật khẩu, nhưng đối với đa số người dùng thì tính năng này không có một chút hiệu quả nào. Còn XP làm cho việc sử dụng mật khẩu thể hiện đúng ý nghĩa của nó.

Trong XP, việc bảo vệ các tài khoản bằng mật khẩu không có tính bắt buộc. Tuy nhiên, theo tôi, bạn nên sử dụng mật khẩu với các tài khoản, ít nhất là với tài khoản người quản trị hệ thống.

Theo ngầm định, XP coi tất cả các tài khoản người dùng tạo ra khi cài đặt HĐH là tài khoản người quản trị hệ thống và không yêu cầu mật khẩu khi người dùng đăng nhập vào hệ thống. Để thay đổi điều này, bạn cần phải tạo mật khẩu mới. Trong User Accounts, chọn Change An Account và nhấn vào tài khoản bạn muốn dùng mật khẩu để bảo vệ. Trong tài khoản này, chọn Create A Password và gõ mật khẩu 2 lần. Để việc sử dụng mật khẩu có hiệu quả hơn, theo om.gif tôi bạn không nên dùng chế độ “gợi nhắc mật khẩu” (password hint) vì người dùng khác có thể căn cứ vào những gì bạn ghi ở đây để đoán ra mật khẩu của bạn. Sau khi nhấn nút Create Password, XP sẽ hỏi xem bạn có muốn để cho người dùng khác tiếp cận các thư mục và các file trong tài khoản của bạn hay không. Nếu muốn riêng tư hơn nữa, bạn hãy trả lời “KHÔNG” với câu hỏi nêu trên.

Thủ thuật 4: DỰNG TƯỜNG LỬA

Khác với các phiên bản trước, XP có kèm theo một chương trình tường lửa (Firewall) để bảo vệ bạn an toàn khi duyệt Web. Bức tường lửa này dường như là đáng tin cậy, bởi vì cho tới nay chưa thấy có người sử dụng nào phàn nàn về tính năng mới mẻ này trong XP

Có lẽ bạn đã từng tự hỏi: làm sao biết được bức tường đó đã được dựng lên chưa? Để kểm tra, bạn vào Control Panel - nhấn chuột phải vào biểu tượng Network Connections - chọn Properties - nhãn Advanced, và chọn Internet Connection Firewall.

Thủ thuật 5: CHẠY CHƯƠNG TRÌNH BẰNG QUYỀN CỦA NGƯỜI QUẢN TRỊ HỆ THỐNG

XP có chế độ Fast User Switching, chế độ cho phép người dùng chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản mà không phải thoát ra và đóng các ứng dụng đang chạy. Để chế độ này hoạt động, bạn mở User Accounts và chọn Change The Way Users Log On Or Off. Trong hộp thoại mới bạn chọn cả Use The Welcome Screen và Use Fast User Switching.

Để chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản người dùng, bạn chọn Start – Log Off - Switch User. Để chạy một chương trình với quyền của người quản trị hệ thống, bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng của chương trình rồi chọn Run As. Trong hộp thoại mới, chọn tên của tài khoản quản trị hệ thống và nhập mật khẩu, và chương trình sẽ khởi động ngay lập tức. Bạn cũng cần lưu ý, có một số chương trình đòi hỏi bạn nhấn thêm phím Shift cùng với chuột phải.

Thủ thuật 6: CÁ NHÂN HOÁ THỰC ĐƠN START

So với các phiên bản trước, XP cung cấp nhiều khả năng thay đổi thực đơn Start hơn. Bạn có thể thêm, bớt hay thay đổi theo ý mình bất cứ thành phần nào của thực đơn Start. Để làm điều này, bạn nhấn chuột phải vào thực đơn Start và chọn Properties. Trong hộp thoại Task Bar and Start Menu Properties, nhấn nút Customize. Tại đây, bạn có thể lựa chọn dùng biểu tượng to hay nhỏ, cho phép hiển thị bao nhiêu chương trình vừa chạy, và đưa chương trình duyệt Web cùng chương trình e-mail ưa thích vào thực đơn Start. Trong nhãn Advanced bạn có thể chọn cách mà những thành phần như My Documents, My Computer, và Control Panel vv... xuất hiện cũng như nhiều tuỳ chọn khác mà bạn không thể có được ở các phiên bản Windows trước đây.

Nếu như không thích cách mà thực đơn Start của XP xuất hiện, bạn có thể quay trở về với thực đơn truyền thống bằng cách chọn Classic Start Menu trong hộp thoại Task Bar and Start Menu Properties.

Thủ thuật 7: SỬ DỤNG TÍNH NĂNG KHÔI PHỤC HỆ THỐNG

Giống như Windows ME, XP cũng cung cấp khả năng khôi phục hệ thống về điểm trước một sự kiện này đó (cài đặt mới phần mềm hoặc xung đột hệ thống...) Để tạo một mốc khôi phục, bạn mở (All) Programs trong thực đơn Start, chọn Accessories - System Tools - System Restore. Trong cửa sổ System Restore, nhấn Create A Restore Point, nhấn Next, nhập tên cho điểm khôi phục hệ thống, rồi nhấn Create. Để đưa hệ thống trở lại một thời điểm nào đó, trong cửa sổ System Restore, chọn Restore My Computer To An Earlier Time, rồi chọn một điểm phù hợp để tiến hành khôi phục hệ thống. Sau khi nhấn Next 2 lần, hệ thống của bạn sẽ bắt dầu khôi phục về thời điểm bạn chọn. Quá trình này chỉ hoàn tất sau khi HĐH tự khởi động lại.

Thủ thuật 8: KHÔNG CẦN CHỈNH LẠI ĐỒNG HỒ

Người dùng PC thường phàn nàn về việc đồng hồ hệ thống chạy sai sau một khoảng thời gian nào đó, và phải chỉnh sửa lại thời gian cho đúng một cách thủ công. Điều này sẽ không thể xảy ra trong XP nếu bạn thực hiện các bước sau để đồng bộ hoá đồng hồ hệ thống với đồng hộ quốc tế (với điều kiện bạn có kết nối Internet).

Bạn đăng nhập vào tài khoản quản trị hệ thống, kết nối Internet, rồi nhấn đúp vào biểu tượng đồng hồ trên thanh công cụ. Chọn nhãn Internet Time trong hộp thoại Date and Time Properties. Đánh dấu kiểm vào Automatically Synchronize With An Internet Time Server và chọn một đồng hồ thích hợp từ thực đơn thả xuống, rồi nhấn nút Update Now.

Thủ thuật 9: KIỂM TRA TÍNH TƯƠNG THÍCH

Không phải chương trình nào cũng chạy tốt trong XP. Nếu không rõ về tính tương thích, bạn hãy thử dùng Program Compatibility Wizard. Chọn Start - All Programs – Accessories - Program Compatibility Wizard.

XP cung cấp cho bạn nhiều khả năng để thử tính tương thích của chương trình. Nếu chương chình chạy tốt ở một điều kiện nào đó, XP sẽ gợi ý bạn dùng các thiết đặt phù hợp nhất để chạy chương trình. Tất nhiên, XP cũng cho bạn biết liệu chương trình có hoạt động cùng HĐH không.

Thủ thuật 10: TẠO ĐĨA MỀM KHỞI ĐỘNG CHO XP

Tạo một đĩa khởi động trong Win9x không hề khó khăn chút nào. Nhưng Microsoft đã loại bỏ tính năng này trong Win 2000 và XP. Bạn cần có một đĩa mềm khởi động để khôi phục lại hệ thống trong các trường hợp như hỏng rãnh khởi động (boot sector), hỏng bảng ghi khởi động chính (Master Boot Record), bị nhiễm virus, mất hoặc hỏng file NTLDR, NTDETECT.COM, hoặc để khởi động trong trường hợp XP không thể khởi động được cả ở chế độ Safe Mode.

Để tạo đĩa mềm khởi động trong XP (và Win2000), bạn làm như sau: Chuẩn bị một đĩa mềm đã được định dạng. Chuyển tới ổ đĩa C:\, chép các file sau boot.ini, ntldr, ntdetect.com, bootsect.dos, NTBOOTDD.SYS (nếu có) sang đĩa mềm.

Thủ thuật 11: THIẾT ĐẶT LẠI BỘ NHỚ ẢO

Cho dù bạn có bao nhiêu RAM đi nữa thì Windows vẫn tạo ra thêm bộ nhớ ảo (paging files) trên đĩa cứng để tối ưu hóa hoạt động của hệ thống. Tối ưu hóa các file paging bằng cách cố định dung lượng sẽ làm cho tốc độ tìm dữ liệu trên đĩa cứng nhanh hơn, HĐH cũng không phải đặt lại dung lượng bộ nhớ ảo, giảm thiểu quá trình phân mảnh, và tiết kiệm được đĩa cứng.

Để biết bạn cần dành bao nhiên megabyte cho bộ nhớ ảo, bạn hãy chạy một số chương trình thường dùng, rồi mở Task Manager (nhấn Ctrl – Alt – Del), nhấn vào nhãn Performance, và xem số megabyte ở khung Commit Charge là bao nhiêu. Đây là số lượng bộ nhớ mà hệ thống của bạn cần lúc này. Dung lượng bộ nhớ ảo tối thiểu sẽ là số megabyte này cộng thêm với 32 MB (nhưng nhiều người cộng thêm với 64 MB). Thiết đặt hợp lý nhất là dung lượng tối thiểu và tối đa của bộ nhớ ảo phải bằng nhau để XP không đặt lại dung lượng bộ nhớ này nữa.

Để thực hiện việc đặt lại dung lượng bộ nhớ ảo, bạn nhấn chuột phải vào My Computer, chọn Properties – nhãn Advanced - nhấn vào Settings của khung Performance - chọn Advanced trong hộp thoại Performance Options. Bạn nhấn tiếp vào nút Change - chọn ổ đĩa thích hợp - nhập dung lượng bộ nhớ ảo tối thiểu và tối đa, rồi nhất Set. Bạn lặp lại các bước nêu trên với các ổ đĩa còn lại và các thay đổi sẽ có hiệu lực sau khi hệ thống khới động lại.

Thủ thuật 12: SỬ DỤNG SYSTEM CONFIGURATION UTILITY

Nếu bạn không muốn một chương trình nào đó khởi động cùng với XP, muốn tăng tốc độ khởi động của HĐH, muốn loại bỏ những dịch vụ hệ thống không cần thiết, muốn tìm hiểu những trục trặc của hệ thống... và nhiều điều khác, thì bạn hãy sử dụng tiện ích System Configuration.

Nếu đã sử dụng Win 98 và khai thác tính năng System Configuration Utility thì bạn có thể băn khoăn tại sao XP lại không có tính năng tuyệt vời này. Câu trả lời là XP có nhưng Microsoft không để tiện ích này trong System Information vì không muốn người sử dụng can thiệp quá sâu vào hệ thống.

Muốn khởi động System Configuration Utility, bạn chọn Start – Run – gõ “mscomfig” hoặc chọn Start - Help and Support - chọn Use Tools to view your computer information and diagnose problems trong cửa sổ mới. - dưới hộp Tools, chọn System Configuration Utility.

Thủ thuật 13: SỬ DỤNG TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ CỦA WINDOWS

Nếu bạn không hiểu bản chất một thuật ngữ chuyên ngành nào đó, và bạn không tìm thấy hoặc không thỏa mãn với giải thích của các từ điển khác, thì từ điển thuật ngữ của XP (Windows Glossary) có thể làm bạn hài lòng.

Để sử dụng từ điển, bạn chọn Start – Help and Support – nhấn vào bất kỳ một chủ đề nào dưới Pick A Help Topic – Windows Glossary - gõ thuật ngữ cần được giải thích vào hộp Search. Bạn cũng có thể chọn Start – Help and Support – gõ thuật ngữ cần được giải thích vào hộp Search và XP sẽ liệt kê một số thành phần liên quan tới thuật ngữ đó, bao gồm cả từ điển (Glossary).

Thủ thuật 14: LOẠI BỎ MSN MESSENGER

Rất nhiều người sử dụng XP không dùng và cũng không thích dịch vụ MSN Messenger. Rất tiếc Microsoft lại không nghĩ vậy, và thậm chí còn không cung cấp cách gỡ cài đặt chương trình này, Tuy nhiên, vẫn có cách để không phải khó chịu với MSN Messenger. Bạn làm như sau: Tìm tới file SYSOC.INF trong thư mục Windows\INF (chú ý: cả file và thư mục đều ở chế độ Hidden). Mở file này bằng Notepad, tìm tới dòng msmsgs=msgrocm.dll,OcEntry,msmsgs.inf,hide,7 và xóa chữ “hide” đi. Lưu file và khởi động lại PC, rồi tìm tới Control Panels - Add and Remove Programs – Add/Remove Windows Components. Lúc này tùy chọn cho phép gỡ cài đặt MSN Messenger đã xuất hiện.

Nếu cách trên hơi rắc rối và đang sử dụng bản XP Professional, thì bạn hãy làm theo cách sau: chọn Start – Run – gõ GPEDIT.MSC để mở Group Policy - chọn Computer Configuration - Administrative Templates - Windows Components - Windows Messenger. Tại đây, bạn có thể ngăn dịch vụ này hoạt động hoặc lựa chọn cho phép nó hoạt động theo yêu cầu của bạn. Theo cách này, bạn cần lưu ý, mặc dù dịch vụ đã bị vô hiệu hóa, nhưng một số chương trình khác của Microsoft (Outlook, Outlook Express) vẫn có thể khiến dịch vụ hoạt động.

Thủ thuật 15: TĂNG TỐC CHO XP

Mở Registry Start – Run – gõ regedit và tìm tới khóa

HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Explorer\RemoteComputer\NameSpace

Chọn nhánh {D6277990-4C6A-11CF-8D87-00AA0060F5BF} và xóa nó đi. Tuy nhiên, trước khi xóa nhánh này bạn nên sao lưu lại phòng trường hợp hệ thống có vấn đề. Để làm việc này, bạn nhấn chuột phải vào nhánh cần sao lưu, và chọn Copy Key Name rồi lưu vào một file văn bản.

Khóa trên đòi hỏi XP phải tìm kiếm tất cả các chương trình làm việc theo lịch (Scheduled Tasks). Điều này khiến cho tốc độ duyệt của XP bị chậm lại. Mặc dù thủ thuật trên nhằm tăng tốc độ duyệt cho các hệ thống chạy Win2000 và XP trong mạng LAN, nhưng nó cũng cải thiện tốc độ duyệt một các bất ngờ cho Windows ngay trên máy trạm. Thay đổi này có tác dụng tức thì và chúng ta có thể cảm nhận được sự cải thiện tốc độ ngay lập tức.
Phải dành phần lớn thời gian của mình làm việc trên máy tính, bạn cảm thấy quá mệt mỏi, và không thoải mái khi làm việc với màn hình CRT cũ kĩ. Sở hữu màn hình LCD cho công việc của mình không phải là yêu cầu quá cao bởi giá cả và chủng loại màn hình LCD rất đa dạng, phong phú, phù hợp với mọi yêu cầu của người sử dụng.
Tuy nhiên, để hiệu chỉnh màn hình LCD sao cho thích hợp, tối ưu nhất thì lại hoàn toàn khác biệt so với màn hình CRT, mặc dù những thiết lập cấu hình cũng không có nhiều khác biệt lắm so với CRT. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc tối ưu hình ảnh, đạt chất lượng tốt nhất với màn hình LCD.

Cài đặt driver cho card đồ hoạ mới nhất

Trước hết, để đạt chất lượng hình ảnh tốt nhất như mong muốn, một phần rất lớn còn phụ thuộc vào card đồ hoạ và chipset của máy tính. Hãy đảm bảo chắc chắn bạn đã cập nhật trình điều khiển (driver) cho card màn hình mới nhất, đó là cách đơn giản và nhanh nhất để tối ưu chất lượng hình ảnh. Để nâng cấp, hãy tải driver mới nhất về từ trang chủ của nhà sản xuất và thực thi file cài đặt (.exe).

Trong một số trường hợp, bạn cần phải thực hiện cài đặt bằng tay. Trong Windows XP, nhấn chuột phải vào My Computer, chọn Properties, và chọn Hardware, Device Manager, và nhấn đúp vào mục "Display adapters". Tiếp theo, lựa chọn Update Driver trong thẻ Driver.

Lưu ý: Một số trình điều khiển yêu cầu khởi động lại PC. Bạn cũng không nên tải các bản beta của những trình điều khiển này. Chúng đang được thử nghiệm và rất có thể gây ra những lỗi không mong muốn.

Đọc văn bản rõ nét hơn với ClearType


Windows XP hỗ trợ công nghệ ClearType cho phép làm phông chữ hiển thị trơn tru và rõ nét hơn đối với các văn bản trên màn hình LCD. Để sử dụng công nghệ này, hãy nhấn Appearance -> Display Properties -> chọn Effects, và đánh dấu vào lựa chọn Use the following method to smooth screen fonts, nhấn vào ClearType từ menu đổ xuống. Nhấn OK để hoàn thành.

Cập nhật DirectX mới nhất

DirectX là một công nghệ của Windows nhằm nâng cao khả năng đồ hoạ và âm thanh. Hãy cập nhật phiên bản DirectX mới nhất ( DirectX 9.0c). Bạn có thể download dễ dàng phiên bản DirectX mới nhất tại trang chủ của Microsoft. Để biết mình đang sử dụng phiên bản DirectX nào, hãy nhấn Start->Run, và gõ dxdiag và nhấn Enter. Tiếp theo nhấn vào tab System để xem phiên bản bạn đang dùng.
Độ phân giải màn hình

Trong màn hình CRT, độ phân giải màn hình là những con số dots, pixel, để biểu thị hình ảnh trên màn hình. Bạn có thể tăng độ phân giải lên cao hơn, hoặc chỉnh xuống thấp tuỳ theo ý mình mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn không đúng với LCD. Màn hình LCD sẽ hiển thị đẹp nhất và đem lại chất lượng cao nhất chỉ với một độ phân giải chuẩn.

Hầu hết các màn hình LCD 15" đều có độ phân giải chuẩn 1024x768, trong khi đó, những màn hình 17" hoặc 19" cho độ phân giải tối ưu là 1280x1024. Khi điều chỉnh độ phân giải chuẩn này sẽ làm giảm chất lượng hình ảnh, kích thước ảnh thay đổi, hoặc dẫn tới méo ảnh, mất pixel... Tuy nhiên, có một ngoại lệ là khi tăng hay giảm độ phân giải chỉ bằng một nửa độ phân giải chuẩn thì chất lượng hình ảnh vẫn khá tốt. Chẳng hạn, độ phân giải nguyên thuỷ là 1600x1200 là khi giảm xuống 800x600 thì chất lượng hình ảnh đạt chất lượng tốt và không bị méo.

Chất lượng màu

Màn hình càng hiển thị được nhiều màu thì độ trung thực của hình ảnh càng cao. Hầu hết PC đều yêu cầu hỗ trợ thiết lập màu cao nhất, thường là chế độ 32 bit màu. Nhưng nếu đang sử dụng đồ hoạ tích hợp thì điều này có thể làm giảm hiệu năng máy tính, hãy giảm lượng màu xuống còn 24 bit hoặc 16 bit để tăng tốc cho hệ thống.


Tần số làm tươi (Refresh rate) và thời gian đáp ứng (response time)

Màn hình CRT thường bị nhấp nháy, gây mỏi mắt và khó chịu cho người sử dụng, nguyên nhân có thể là do đặt tần số làm tươi quá thấp. Lời khuyên hữu ích cho người sử dụng là nên đặt độ phân giải mà màn hình hỗ trợ tần số làm tươi tối thiểu ở mức 72 Hz để tránh mỏi mắt.

Tuy nhiên, với màn hình LCD, màn hình bị nhấp nháy không phải là vấn đề bởi thiết bị này không làm tươi toàn bộ màn hình mà chỉ thay đổi điểm ảnh. Tần số làm tươi chỉ ở 40 Hz cho tới 60 Hz đối với màn hình LCD cũng đủ tốt. Một vấn đề cần khác cần phải chú ý đối với người sử dụng màn hình LCD mà đặc biệt là các game thủ lại là thời gian đáp ứng của màn hình. Tần số đáp ứng là khoảng thời gian cần thiết để một điểm ảnh cần phải được chuyển từ đen sang trắng và lại chuyển sang đen. Những màn hình LCD cũ thường có thời gian đáp ứng chậm hơn 20 ms nhưng gần đây những màn hình LCD mới có thời gian đáp ứng nhanh hơn rất nhiều, màn hình cao cấp có thời gian đáp ứng là 12 ms hoặc thấp hơn.

Tinh chỉnh bằng các nút điều khiển

Khi sử dụng màn hình LCD hoặc CRT, đừng ngại mò mẫm các nút điều chỉnh của nó. Những thiết lập thích hợp có thể đem lại hình ảnh sắc nét và tuyệt vời hơn rất nhiều so với thiết lập sẵn từ nhà sản xuất.

Màn hình LCD thường dễ dàng điều chỉnh hơn nhiều so với CRT. Rất hiếm khi bạn phải điều chỉnh màn ảnh sang bên trái, bên phải, đi lên hay xuống dưới... giống như CRT. Mặc dù vậy, màn hình LCD cũng hỗ trợ nút bấm hoặc thiết lập tự điều chỉnh vị trí của màn ảnh. Cuối cùng, màn hình LCD thường yêu cầu ít tinh chỉnh màu sắc hay độ tương phản khi lựa chọn ở độ phân giải chuẩn.

Độ sáng và độ tương phản

Thiết lập độ sáng quản lý cường độ sáng của màn hình. Màn hình LCD thường sáng hơn màn hình CRT, vì vậy tăng độ sáng có thể là không cần thiết và đem lại kết quả không mong muốn. Điều chỉnh độ tương phản sử dụng biểu đồ màu xám như các chương trình như DisplayMate để đem lại khả năng thể hiện màu xám tốt nhất. Màn hình LCD thường gây mất những chi tiết tối ở cuối dải màu này.

Sắc thái và độ ấm của màu

Có hai loại nguồn sáng khác nhau là loại nguồn sáng trắng-xanh lạnh và nguồn sáng trắng-đỏ nóng. Hầu hết các màn hình đều đưa ra ít nhất 3 lựa chọn và sắc thái hoặc độ ấm của màu dựa theo nguồn sáng vị trí đặt màn hình. Những thiết lập này được đặt nhãn là Mode1 , Mode 2, Mode 3 tương ứng với Cao, Trung bình và Thấp. Ngoài ra, các nhà sản xuất thường đặt độ ấm của màu sắc dựa theo độ Kelvin(K). Thông thường thiết lập chuẩn là 9300K hoặc trung tính với 6500K và sắc thái hơi đỏ với 5000K. Rất nhiều loại LCD cho phép người sử dụng tinh chỉnh màu sắc bằng cách cân bằng 3 màu cơ bản đỏ, xanh da trời, và xanh lá cây.

Chuẩn đoán bệnh cho LCD

Màn hình LCD thường dễ duy trì và bảo dưỡng hơn màn hình CRT. Tuy vậy, trước khi mua sắm và sử dụng bạn cần chú ý tới những 2 "căn bệnh" khá phổ biến của LCD:

Màn hình trống

Nếu đèn nguồn vẫn sáng mà lại không hiển thị hình ảnh, hãy kiểm tra kết nối giữa màn hình LCD và PC để kiểm tra chắc chắn rằng màn hình vẫn nhận được tín hiệu video. Nếu cáp tín hiệu video vẫn được cắm cả hai đầu, hãy thử kết nối màn hình khác vào PC để đảm bảo rằng cáp hoặc card đồ hoạ vẫn hoạt động tốt. Nếu màn hình thứ hai hiển thị tốt, rất có thể màn ảnh của LCD đã bị hỏng. Nếu màn hình LCD vẫn còn thời gian đang bảo hành hãy đem ra trung tâm bảo hành.

Điểm chết trên màn hình LCD

Hầu hết các nhà sản xuất màn hình LCD đều không thể cam đoan rằng không có những điểm chết trong các sản phẩm của họ. Những điểm chết này thường gây khó chịu cho người sử dụng nhưng số điểm ảnh chết cho phép của mỗi màn hình là từ 3 cho đến 10 điểm chết. Chính vì vậy, khả năng đổi màn hình mới khi có điểm chết là rất khó khăn. Do đó, trước khi mua màn hình LCD, bạn hãy bật màn hình lên và quan sát thật kĩ xem có điểm chết nào không trước khi mua hàng.

Theo PCWorld
 
Go to Page:  First Page Page 15 16 17 18 Page 20 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|