banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: A.H.W.Life  XML
Profile for A.H.W.Life Messages posted by A.H.W.Life [ number of posts not being displayed on this page: 0 ]
 
@Dunghaui
Về âm w-wh thì gần như giống nhau, bạn muốn gộp lại cũng không sao.
Về âm ds, ts bạn nói thì đúng là thật sự khó phân biệt với s và z nhưng không nên tự ý đọc tắt. Lý do: "Chữ ghosts sẽ như thế nào nếu đọc tắt /ts/ thành /s/?"
Vì MSE dạy phát âm "chuẩn" nên theo mình bạn cứ tập nói dựa trên những gì được học, đừng tự ý đọc tắt cho dễ đọc hay gì đó... Điều này để đảm bảo bạn quen với việc phát âm rõ ràng, chính xác. Về cách đọc tắt thì thật sự có, nhưng ở trình độ nâng cao chỉ nên quan tâm khi đã đọc tốt các âm cơ bản, sau này sẽ thấy bên Mastering The American accent.
Còn việc những âm đó ta nói được mà chưa nghe được khi xem phim hay nghe nhạc... thì có thể do các nguyên nhân như: người ta phát âm chưa thực sự chuẩn (cũng giống như khi Người Việt đọc chữ "ngõ" và "ngỏ"), cũng có thể người ta đọc đúng nhưng lướt nhẹ dẫn đến việc người mới học Tiếng Anh không phân biệt được. Cần lưu ý, trong thực tế người bản xứ không đọc thật rõ âm đuôi như ông thầy trong MSE đâu! Họ đọc lướt nhẹ nên chúng ta chỉ có thể phân biệt được khi khả năng nghe đã đạt tới trình độ cao (cái này thì nên nhớ lại lý thuyết repetition và distinction).
Dunghaui
Tiến bộ cũng nhanh thế! Mình thì đang học DVD 4, thỉnh thoảng cũng tập lại DVD 3 và cũng đang bắt đầu tập đọc mấy bài trong LTD 1. Đúng là học MSE kĩ thì đọc mấy bài LTD khá là dễ dàng.^^ Cố gằng tối đa hai tháng nữa là hoàn thành LTD để chuyển sang Effortless English. Mà bạn kiểm tra xem kĩ năng nghe trước và sau khi học MSE có phát triển nhiều không? (nghe thử mấy cái talk show, phim...)
Dunghaui
Cảm ơn bạn chia sẻ! Mình nói buồn vì đó là cảm xúc thật của mình, thật khó mà có thể dối lòng trong việc này. Tuy nhiên, nó cũng không quá ảnh hưởng đến "con đường" của mình đâu. Từ trước, mình đã có những dự định riêng, biết mình cần trau dồi những kiến thức nào thông qua các bài viết trước của anh Mon. Mình buồn vì tiếc không được người đi trước, nhiều kinh nghiệm như anh Mon dẫn dắt nữa ( một lợi thế rất lớn so với tự mày mò). Và mình cũng đã nhận thấy đây sẽ là cơ hội để mình tự tìm ra lối đi riêng, có lẽ lúc đó mình hơi bi quan khi nghĩ topic sẽ bị close mà quên rằng vẫn "Topic sẽ vẫn tồn tại khi vẫn còn những thành viên đầy nhiệt huyết trong việc học Tiếng Anh".
Tiện đây, tò mò việc học của bạn Dunghaui sao rồi? Tiến bộ nhiều không?
nguyenkhoa87, ABC241
Cảm ơn hai bạn đã cùng chia sẽ. Chỉ mong topic không bị close thì chúng ta vẫn có cơ hội trao đổi trong việc học Tiếng anh!
Mặc dù ngay từ đầu tham gia topic, mình đã tự nhủ việc như vậy có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và phải học tính không dựa dẫm. Nhưng phải nói thật lòng rằng, việc anh Mon dừng topic làm mình rất buồn, và càng buồn hơn khi nghĩ " Mình không phải là một trong những thành viên được chọn như những bạn khác được cùng anh Mon đi tiếp con đường dẫn tới thành công". Có lẽ mình không có được những đức tính như những bạn mà anh Mon đã chọn, có lẽ thời gian tham gia topic của mình quá ngắn để thể hiện được bản thân! Sau bài của anh Mon, topic có thể bị closed, sẽ không còn những ngày lên HVA vào "Cách học tiếng anh hiệu quả nhất?" để được chia sẽ, được thảo luận, được động viên trên con đường học tiếng anh, trên con đường để đạt được ước mơ. Tuy nhiên, mình tin rắng nếu cứ tiếp tục học Tiếng Anh, và những tri thức khác dựa trên cơ sở các bài viết của anh Mon thì một ngày nào đó mình sẽ đạt được thành công trong cuộc sống.

Nhân đây, cũng xin gửi lời chúc mừng đến các bạn pes91, nguoicaomaco, gamo, zagonzoro, freedom, hapinesshn, meoconthaman, athdbn, caper204, king-of-king, thanh_, huynguyen, minipro. Các bạn là những người may mắn được cùng anh Mon đi tiếp chặng đường! Mình sẽ không ngừng cố gằng, mong rằng một ngày nào đó sẽ găp được các bạn trên cùng con đường vì dẫu sao chúng ta cũng có cùng mục đích học Tiếng Anh để sống một cuộc đời hoành tráng phải không?
king-of-king
Bạn cho mình xin file pdf tổng hợp của bạn được không? Cũng muốn lưu trữ để nghiền ngẫm lại^^!
nhanaik14
Mình khuyên bạn nên cố gằng tập phát âm với khẩu hình miệng, cách đặt lưỡi cho giống những gì học trong Master Spoken English. Lúc đầu, dĩ nhiên sẽ cảm thấy rất lạ, nhưng dần qua tập luyện bạn sẽ quen dần. Còn việc bạn nói rằng, khẩu hình miệng, cách đặt lưỡi không giống nhưng vẫn nói "ào ào" thì bạn nên xem xét lại:
- Sao có thể chắc chắn rằng bạn phát âm "giống hệt" trừ khi người bản xứ nhận xét vậy?
- Có thể việc nói những câu cơ bản, bạn cảm thấy dễ dàng nhưng khi nói những câu, đoạn văn dài kết hợp đầy đủ các yếu tố linking, intonation... bạn sẽ thấy ngay nhược điểm. (cái này mình cũng đã từng trải qua).

Có thể minh hoạ điều này thông qua hai người tập bơi. Người thứ nhất tập bơi được HLV hướng dẫn kỹ thuật bài bản ngay từ lúc đầu, người thứ hai tự tập bằng cách nhìn người khác rồi bắt chước. Sau một thời gian, có thể người thứ hai cũng biết bơi nhưng khả năng cao là bơi không nhanh bằng, tốn sức hơn người thứ nhất (chỉ bắt chước không thể đảm bảm rằng người thứ hai đã bơi đúng kỹ thuật).



nguoimacaoco
Hình như bạn chưa hiểu rõ ý mình. Mình nói rằng "nghe đến khi nào có thể lặp lại được" nhưng không có nghĩa cứ phải nghe một bài cho đến khi nào "nhận diện" rõ hết các từ rồi mới chuyển sang bài khác. Bạn làm vậy chỉ tự làm chậm quá trình học của mình. Điều mình nói đến chỉ là mục đích cuối cùng của việc luyện nghe LTD. Mình nhấn mạnh đó "mục đích cuối cùng" mà theo mình là cần đạt được khi luyện nghe LTD. Mình xin đưa ví dụ cụ thể về lịch học đã, đang và trong tương lai của mình.
- Khi bắt đầu luyện nghe, thì một ngày mình cố gằng nghe 40 bài trong level 1 nhiều nhất có thể và kết hợp với đó là luyện nói MSE. Sau một thời gian thì mình đã đạt được khả năng nghe rõ hầu hết các từ trong LTD 1.
- Tiếp đến, mình chuyển sang tập trung nghe 40 bài trong LTD 2, và vẫn giành ít thời gian để nghe lại các bài trong LTD 1 để kiểm tra xem những từ trong LTD 1 lúc trước nghe chưa rõ thì giờ như thế nào? Và dĩ nhiên lúc này vẫn luyện nói MSE. Sau một thời gian thì mình đạt được điều tương tự như ở LTD 1 cho LDT 2
- Tương tự, như vậy cho LTD 3,4.
- Trong quá trình luyện nghe LTD, bất cứ khi nào mình cảm thấy rằng đã có thể làm chủ MSE thì mình chuyển qua luyện đọc những bài LTD đã nghe nhiều lần và cuối cùng mới tới luyện viết.
Trong quá trình học, bạn đừng quá bắt ép mình phải "nghe được". Cứ cố gằng luyện nói, luyện nghe. Cứ để mọi thứ tự nhiên, cảm nhận mọi thứ tiến bộ từng chút một. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, hiệu quả hơn rất nhiều so với việc bắt ép mình nghe rõ hết từng từ trong một bài rồi mới chuyển sang bài khác. Việc nghe nhiều bài cũng giúp não bạn nhận diện cùng một âm trong những từ, câu, hoàn cảnh khác nhau.

Như bạn meoconthaman có nói, đây chỉ là cách học của riêng mình, chỉ có tính chất tham khảo. Bạn có thể học theo bất kì cách nào bạn cảm thấy hiệu quả miễn là dựa trên tinh thần của anh Mon là luyện nghe nhiều, luyện nói nhiều, luyện đọc nhiều và luyện viết nhiều.

Cũng cần chú ý những lý thuyết mình đề cập đến trong việc luyện nói, mục đích để chỉ ra lý do vì sao ta chưa "nghe được" Tiếng Anh để rồi từ đó cố gằng tập nghe, tập nói chứ không phải để phân tích rồi áp đặt bắt bộ não nghe điều mình muốn.
lan_indeco
Ah! Đó chỉ là cách học của riêng mình. Anh Mon đưa ra phương pháp nhưng bạn cũng nên linh động học sao mà mình cảm thấy hiệu quả nhất. Cái này thì phải tự bạn trải nghiệm, xem cách nào đem lại hiệu quả cao nhất thì học.
nguoimacaoco
Bạn luyện nghe không hình dung ra mặt chữ là đúng cách rồi đó. Cái đó người ta gọi là nghe bằng "tai" chứ không phải nghe bằng "mắt" là vậy. Và bạn nghe không rõ đoạn " these empty paper bags away" có thể do một trong số các lý do sau:
- Trong đoạn có âm nào đó não bạn chưa nhận ra, hoặc bạn đọc sai âm đó.
- Ngữ điệu câu và nối chữ: ba chữ đầu tiên "these empty paper" người ta đọc với giọng ngang đều nhau, sau đó lên giọng ở chữ "bag" và xuống giọng ở "zaway". Cách này nói ra cũng hơi khó hình dung nếu bạn chưa biết cách đọc. Giải pháp là học nói qua Master Spoken English, cụ thể DVD 4.
Mong câu trả lời có ích cho bạn!
Dunghaui
Nghe cho đến khi nào lặp lại được (đâu nhất thiết phải hình dùng được mặt chữ mới lặp lại được, lúc nhỏ bạn không biết đọc biết viết nhưng vẫn biết nói đấy thôi). Mà để làm được điều này thì 3 DVD đầu là chưa đủ đâu, cần phải có thêm các yếu tố khác từ DVD 4 như mình đã đề cập ở bài viết trên. Nhưng nói chung mới học thì cứ tập trung 3 cái DVD đầu, vì muốn học được cái DVD 4 thì chí ít phải đạt mức "khá tốt" các nguyên âm, phụ âm cơ bản.
zorba:
Cảm ơn bạn vì lời khen!
Lịch học của mình thì cũng khả đơn giản. Ngoài trừ quỹ thời gian giành cho các công việc sinh hoạt hàng ngày thì còn lại là mình học Tiếng Anh. Mình tập trung hầu hết thời gian vào việc luyện nói bộ MSE. Luyện nói chán chê thì chuyển qua luyện nghe, và cũng thông qua luyện nghe để cảm nhận kết quả đạt được từ luyện nói.
Nhân đây, mình cũng xin chia sẻ về cách học MSE. Đầu tiên mình xin giới thiệu cách học "cross-training". Dưới đây sẽ là thứ tự cho mỗi lần học và mỗi lần học chiếm khoảng 30 phút.
1 tonal vowel trong DVD 1
1 structural vowel trong DVD 2
1 legato consonant và 1 staccato consonant trong DVD 3
1 linking practice, 1 intonation practice và 1 consonant clusters trong DVD 4
1 movie scene trong DVD 5

Theo tác giả thì cách học này đem lại hiệu quả cao hơn. Còn mình thì học từng DVD (từ 1 -3) sao cho phát âm các từ đơn rõ ràng, chính xác rồi mới bắt đầu chuyển theo các học "cross-traing" như trên. Nếu bạn nào muốn học theo cách của mình thì cần lưu ý một vấn đề:
Trong quá trình học từ DVD 1 - DVD 3, các bạn chỉ cần chú ý phát âm sao cho rõ ràng, chỉnh xác các từ đơn lẻ. Còn khi đọc nguyên cả một câu dài, có thể bạn sẽ gặp khó khăn, không giống với giọng người trong DVD. Gặp phải điều này, các bạn đừng lo lằng cứ cho qua tiếp tục học các âm khác. Bởi vì, để đọc được cả câu dài một cách chính xác, dễ dàng thì đòi hỏi thêm một số yếu tố khác như linking, intonation, consonant cluster trong DVD 4.
Ngoài ra, nếu bạn nào có cách học khác hay hơn thì có thể chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo.
Dunghaui:
Câu hỏi 1: điều kiện quá tốt rồi thì còn gì phải phân vân? Quan trọng là bạn dùng 1 năm đó sao cho thật giá trị.
Còn về việc luyện nghe thì ý mình là, bạn nghe cho đến khi nào phân biệt được từng từ và có thể nhấm trong đầu những gì nghe được với giọng điệu gần giống với người đọc. Làm được điều này tự khắc bạn sẽ cảm thấy Tiếng Anh quen thuộc với mình tương tự như Tiếng Việt. Mình chỉ nói "quen thuộc" thôi, chứ còn để nghe được Tiếng Anh như Tiếng Việt (trình độ mà nghe loáng thoáng, bất kì vùng miền nào dù không rõ ràng mà vẫn có thể hiểu được) thì đòi hỏi thời gian học Tiếng Anh phải dài hơn, và lúc đó chắc đã trở thành Master^^. Và anh Mon có khuyên chúng ta nghe mỗi bài khoảng 150 lần rồi bắt đầu luyện đọc nhưng vẫn phải tiếp tục nghe song song chứ không phải mỗi bài chỉ nghe 100 lần. Nói chung, số lần không quan trọng miễn sao bạn đạt được điều như mình đã nói là đươc. Mình khuyên bạn nên thử xem sơ lược qua cả 5 DVD của MSE, để biết mình sẽ học cái gì. Lúc đó, bạn sẽ hiểu vì sao mình đề cao MSE.
Dunghaui:
Ngược lại với ý kiến của bạn zorba, mình cho rằng việc bạn lập ra một lịch học cụ thể như vậy là rất tốt. Nó cho thấy, bạn là người biết lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Và cũng cần lưu ý bạn rằng: "Vì là người nhập môn nên học anh văn với cường độ cao như thế có thể sẽ khiến bạn cảm thấy chán". Những khi có trạng thái này thì bạn hãy cố gằng tưởng tượng đến viễn cảnh tương lai (giàu có, người thân nễ phục, gia đình tự hào^^...) khi mình đạt được mục đích "Chinh phục Tiếng Anh". Nó sẽ là nguồn động lực rất lớn đế kéo bạn đến gần với mục đích của mình. Không phải người nhập môn nào cũng có thể cảm thấy thoải mái, hứng thú khi học Tiếng Anh với cường độ cao. Thời gian đầu, có thể bạn sẽ phải dựa vào nguồn động lực như mình nói ở trên để đảm bảo lịch học mỗi ngày. Nhưng dần dần khi đã quen, cảm thấy được sự tiến bộ, bạn sẽ thoải mái hơn, hứng thú hơn rất nhiều, và Tiếng Anh trở thành một phần không thể thiếu trong công việc hàng ngày của bạn.

Còn về lịch học của bạn thì mình có một số góp ý như sau:
- Bạn nên tăng thời gian luyện nói, giảm thời gian luyện nghe. Mình khuyên tỷ lệ 50/50, sau đó dưa vào kinh nghiệm bản thân, bạn gia giảm tỷ lệ đó cho phù hợp với bản thân.
- Về giáo trình luyện nói, bạn cứ chú tâm vào Master Spoken English. Hai bộ Pronunciation Work Shop và Mastering American Accent chỉ là phụ, sau này hẳn học để bổ sung những gì MSE không có.
- Về việc luyện nghe thì bạn có ghi "nghe listening through dictation : ( 6h/1 ngày) ngày mỗi bài 30 lần/1 bài x 10 bài = 300 lần >>> Sau 5 ngày sẽ được 150 lần /bài". Mình có cảm giác rằng bạn đang muốn "chạy nhanh" trong việc luyện nghe. Vì trình độ của mỗi người mỗi khác, nên việc luyện nghe cũng khác. Có người nghe một thời gian ngằn thì đã có thể nghe rõ từng từ trong LPT, có người lại phải nghe trong thời gian rất dài để cảm thấy sự tiến bộ. Nên thay vào việc tính xem nghe được bao nhiêu lần thì bạn cứ đơn giản nghe cho đến khi nào phần biệt được từng từ, cảm thấy Tiếng Anh quen thuộc với mình như Tiếng Việt. Và đây chỉ là suy nghĩ chủ quan của mình nên có thể sẽ không đúng với suy nghĩ của bạn.
- Và cuối cùng, bạn cũng nên lưu ý đến chất lượng của các buổi học. Bạn học 10h30 thì phải đảm bảo ít nhất 8h học một cách nghiêm túc.
Chào bạn!
Mark_Chan
Bạn search google KMP hoặc Media Player Classic về cài đặt, rồi trong mỗi folder DVD có 1 file VIDEO_TS.IFO. Bạn mở file đó thì chương trình sẽ tự động chạy và hiển thị menu các mục. Bạn muốn học mục nào thì click vào mục đó, tương tự như chạy trên đầu DVD.
meoconthaman:
Câu hỏi 1: master được 5 DVD thì bạn không chỉ có thể "nghe được" mấy từ trong LTD mà còn có thể "nghe được" cả nhạc, phim ... nói chúng là tất cả mọi thứ dùng Tiếng Anh mà không cần biết mặt chữ. Có một số từ bạn có thể đã đọc chuẩn nhưng khi xem phim lại vẫn chưa nghe được là vì trong điều kiện tự nhiên, người bản xứ đọc lướt nguyên âm, chỉ nhấn mạnh phụ âm trừ khi từ đó cần nhấn mạnh thì sẽ đọc rõ cả nguyên âm. Master DVD 4 bạn sẽ làm được điều này và thế là "nghe được" ngay cả phim (chưa đề cập đến việc có hiểu hay không). Như mình mới học 3 DVD đầu được gần 1 tháng (nhưng ngày nào cũng tập MSE đến 5-6 tiếng) thì kết quả khả năng nghe tăng lên rất nhiều, LTD1 nghe rõ mồn một, LTD2 hầu hết nghe rõ nhưng một vài từ vẫn chưa nghe được, đã nghe được một số talk show của Mỹ. Nhược điểm của học cái này là người thân, hàng xóm tưởng mình "thần kinh" Haizz!, rồi hôm bữa tập nói cắn cả lưỡi, nói chung không cẩn thận sẽ có nguy cơ thương tích vùng môi, miệng, lưỡi@@.

Câu hỏi 2: đúng vậy mình tập đi tập lại cho nhuần nguyễn, nhưng mà nói để nhớ thì không đúng mà phải tạo thành phản xạ, ăn vào tiềm thức. Chứ đọc cả một câu dài thì làm sao mà nhớ cách đọc từng âm cho đúng được.
Ah! Bạn cần lưu ý vấn đề repetitiondistinction mà anh Mon từng đề cập. Repetition để bạn đọc âm đó tự nhiên mà không cần quan tâm đến cách đọc (để răng, môi, lưỡi...). Distinction để nhận ra được sự khác biệt của cùng một âm đó trong điều kiệu khác nhau (người nói không chuẩn, vùng miền...).
pes911:
Băn khuăn của bạn cũng chính là băn khoăn của mình lúc trước. Và mình đã nhận ra rằng nên học Master Spoken English trước. Mục đích của việc học cái này để bạn biết chính xác cách đọc một âm rồi qua tập luyện nhiều thì tự nhiên bạn sẽ quen và "nghe được" âm đó. Trong qua trình học cái này thì chỉ cần đọc theo chứ không cần quan tâm nghĩa của câu hay từ như thế nào. Cách của thầy Duy Nhiên là "tắm ngôn ngữ", nghe nhiều sau đó tự "vô thức" sẽ cho ta biết cách âm đó phát ra như thế nào và kết quả là ta "nghe được". Nhưng cách này sẽ rất lâu, mà cũng chưa chắc là bạn sẽ phát âm chuẩn xác cái âm đó. Kết hợp với MSE là luyện nghe LTD, khi luyện nghe mình không hề xem trước transcript, chỉ nghe cho đến khi nào nhận ra và có thể đọc lại đối với những từ lạ (điều này đảm bảo được vấn đề "nghe được" mà chưa nhìn trước mặt chữ). Và MSE là công cụ để đẩy nhanh qua trình "nghe được" một âm. Đó là lý do vì sao mình nói sau khi học MSE thì càng ngày mình càng nghe thấy những bài trong LTD rõ hơn rất nhiều. Và mình kiểm tra khả năng "nghe được" của mình bằng cách xem thử các đoạn clip trên youtube (quảng cáo, talk show, trailer...). Kết quả là nghe được rõ ràng hơn rất nhiều, kể cả những từ là mà mình chẳng biết nó viết như thế nào. Nhưng điều kiện là người nói phải phát âm rõ ràng. Hạn chế này là vì mình chỉ mới học đến DVD 3. DVD 4 tuy chưa học tới nhưng mình có xem qua trước nội dung thì nó có đề cập đến một vấn đề là khi nói chuyện trong điều kiện bình thường, người bản xứ thường lướt qua phần nguyên âm, chỉ đọc phụ âm trừ khi âm đó được nhấn mạnh. Điều này thầy Duy Nhiên cũng có nói đến. DVD 4 được thiết kế để ta luyện tập, quen với phản xạ đọc rõ phụ âm, giảm nhẹ nguyên âm. Mình thấy những vấn đề thầy Duy Nhiên đề cập thì MSE đều có thể giải quyết. Thay vì "tắm ngôn ngữ", đợi đến khi bạn "nghe được" thì tại sao không tập cách phát âm "chính xác" (muốn phát âm chính xác thì không thể chỉ dựa vào nghe đọc theo mà cần phải chính xác về khẩu hình miệng, cách đặt lưỡi...). Rồi từ việc phát âm chính xác, repetition đủ nhiều thì bạn sẽ "nghe được" âm đó, và tiến xa hơn nữa là distinction, cùng một âm đó nhưng tuỳ vào vùng miền sẽ có cách đọc hơi khác nhau. Nói tóm lại là tập MSE để "nghe được" cái âm chuẩn, rồi tiếp tục tập kèm luyện nghe để nhận ra sự khác biệt trong cùng một âm nhưng giữa những người bản xứ ở những vùng miền khác nhau. Mình mới chỉ tập MSE gần được một tháng nhưng sự tiến bộ trong khả năng nghe là rất rõ ràng.

Còn về link bạn đưa thì mình thấy mục đích của phương pháp đó cũng tương tự như phương pháp anh Mon đang chỉ chúng ta nhưng bị động hơn rất nhiều. Chỉ luyện nghe không nói gì trong một năm mục đích là để "nghe được" chính xác một âm, rồi từ việc nghe được một âm cùng với việc đã nghe rất lâu thì sẽ quen với cấu trúc câu và nói được. Ưu điểm là giúp hạn chế việc phát âm sai, nói sai cấu trúc mà sau này thành thói quen khó sửa được. Còn phương pháp của anh Mon chủ động hơn: tập phát âm + luyện nghe ->nghe được, luyện đọc LTD -> quen với cấu trúc câu cơ bản và sử dụng một cách tự nhiên, Effortless -> tăng khả năng sử dụng đúng ngữ pháp và tư duy bằng Tiếng Anh sau đó đọc sách thiếu nhi, xem phim để củng cố những gì đã được học, tăng cường thêm từ vựng. Và phần 2 là anh Mon sẽ giới thiệu cách để nói hay, nói giỏi Tiếng Anh.
pes911: Mình đã đọc bài viết của thầy Duy Nhiên và thấy rằng có cách nhanh chóng và hiệu quả hơn để "nghe được" Tiếng Anh đó bạn. Cách nào thì bạn xem bài viết bên trên của mình.
Chào mọi người!
Thấy mọi người, ai cũng đang bàn về ngữ âm. Mình cũng xin có vài góp ý sau:
Có vẻ nhiều bạn bỏ qua bộ DVD American spoken english ( mà thật ra tên đúng là Master Spoken English gồm 5 DVD, bộ của anh Mon post chỉ là phiên bản rút gọn).
Bộ này "cực kỳ" hay. Mình thật sự không biết dùng từ nào để diễn tả hết sự trọn vẹn, đầy đủ của bộ luyện âm này. Và các bạn cũng cần lưu ý là bộ DVD này không chỉ dành cho người nước ngoài, mà ngay cả người bản xứ họ cũng học bộ DVD này để "chuẩn hoá" tiếng anh của mình. Vậy học bộ DVD này có nghĩa là các bạn đang tiếp cận với tiếng anh(Mỹ) chuẩn nhất mà những phát thanh viên, diễn viên chuyên nghiệp của Hollywood đang sử dụng.
Pronunciation Workshop và Mastering american accent chỉ là hai bộ phụ, hỗ trợ thêm cho Master Spoken English. Nếu các bạn xem lại trang 1 thì anh Mon có nói là bộ này dùng để tập phát âm đúng các âm cơ bản, và cũng không phải ngẫu nhiên mà anh Mon để nó ở vị trí thứ 1. Nếu chỉ nghe rồi đọc theo, thì rất có khả năng bạn phát âm sai cái từ đó mà không hề biết. Bạn cần phải biết cách môi, lưỡi, chỗ rung hoạt động như thế nào để tập theo. Lúc đầu, sẽ hơi khó khăn nhưng dần sau khi luyện tập thì thì nó sẽ trở thành phản xạ.

Mình xin hệ thống sơ nét lại về những gì chúng ta sẽ học trong bộ DVD này giành cho các bạn chưa hay có học nhưng chưa kĩ: (về kí hiệu thì sẽ khác so với phiên âm quốc tế, vì cái này là phiên âm mà người bản xứ học).
DVD 1 Các bạn sẽ học cách cảm nhận độ rung ở răng khi phát âm các âm sau:
1) /Y/ đầu trong các từ như: year, yellow, yard...
2) /Y/ cuối trong các từ như: city, galley, story...
3) /E/ giữa trong các từ như: he, she, me...
Âm 2) và 3) chính là âm /i:/ trong phiên âm quốc tế.
4) /A/ cái âm này là sự kết hợp giữa âm /e/ và âm /i:/ của phiên âm quốc tế, âm này xuất hiện trong các từ như: they, strain,rain...
DVD 2 Các bạn sẽ học khẩu hình miệg để phát âm đúng một Vowel.
1) /AH/ trong các từ như: car, watch, drama...
2) /OO/ trong các từ như: choose, blue, view...
3) /O/ và /AW/ hai âm này mình thấy nó gần như là tương tự nhau nên để chung. Nó xuất hiện trong các từ như: long, tall, small...
4) /OH/ là sự kết giữa âm 3) và 2) trong các từ như: snow, go, toast...
5) /OW/ là sự kết hợp giữa âm 1) và 2) trong các từ như: brown, now, cow...
6) /A/ là cái âm /ae/ trong phiên âm quốc tế, có trong các từ như: cat, black, man...
7) /OI/ là sự kết hợp giữa âm 3) và âm /i:/ trong DVD 1, có trong các từ như: oil, annoy, loyal...
8) /I/ là sự kết hợp giữa âm 6) và âm /i:/ trong DVD 1, có trong các từ như: my, liar, sky...
9) /R/ trong các từ như: her, first, burn...
Và phần cuối cùng của DVD 2 là Neutral vowel, những âm này đọc nhẹ nhàng hơn. ít kéo dài hơn các vowel bên trên:
Neutral Vowel 1 nằm trong các từ như : look, book, hook...
Neutral Vowel 2 nằm trong các từ như: live, city, building...
Neutral Vowel 3 nằm trong các từ như: love, done, such...
Neutral Vowel 4 nằm trong các từ như: lend, men, vend...
DVD 3 Consenant:
Về phụ âm thì người ta phần ra thành voiced consenant và unvoiced consenant. Sự khác nhau giữa 2 cái này là thanh quản có rung hay không?
/N/ trong các từ như: man, strain, lend...
/M/ trong các từ như: man, me, mother...
/V/, /F/ hai âm này nằm chung nhóm vì cách đặt lưỡi giống nhau, chỉ khác biệt là voiced và unvoiced, nằm trong các từ như: safe, live, phantom...
/S/, /Z/ chung nhóm, nằm trong các từ như: sentence, lives, sell...
/B/,/P/ nằm trong các từ như: baby, paper, backpack...
/D/,/T/ nằm trong các từ như: water, send, dumb...
/G/,/K/ nằm trong các từ như: green, can, sky...
Và còn nhiều phụ âm khác nữa... Một số cặp phụ âm sẽ có các đọc "tắt" như:
/TR/ âm này thì Tiếng Việt có, nằm trong các từ như: train, trend, strength...
/TS/ nằm trong các từ như: firsts, waits, effects...
/DZ/ nằm trong các từ như: lends, hides, threads...
Và còn một vài cặp nữa, các bạn học trong DVD sẽ thấy.
DVD 4 Intonation (âm điệu trong câu).
DVD 5 Practice Scene ( một vài đoạn phim Hollywood để bạn tập theo).

Một số lưu ý:
DVD 1 học khá dễ, các bạn chỉ cần lưu ý sao cho phát âm từ thì cảm nhận được độ rung ở răng.
DVD 2 cũng không quá khó đối với người Việt, cần lưu ý về khẩu hình miệng để phát âm cho rõ một vowel, đặc biệt là những vowel kết hợp như /OH/, /OW/, /OI/. Ban đầu học các bạn phải làm cho thật giống trong clip, khi quen rồi thì khẩu hình miệng sẽ tự nhiên hơn. Các bạn để ý người bản xứ khi nói họ chuyển động môi rất nhiều, nguyên nhân là do các vowel trong DVD 2 này đây.
DVD 3 điểm yếu lớn nhất có người Việt khi nói Tiếng Anh là bỏ qua hoặc đọc không đủ phụ âm. Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm, phần phụ âm rất quan trọng, nguyên âm có thể không rõ nhưng phụ âm thì bắt buộc phải rõ thì người bản xứ mới hiễu được bạn nói gì (Ví dụ như từ twelve có đến 4 phụ âm mà người Việt hầu như ít ai đọc đúng, học xong DVD này các bạn sẽ đễ dàng phát âm được cả 4 phụ âm đó trong từ twelve). Cần đảm bảo nguyên tắc phát âm đầy đủ các phụ âm (có một số nguyên tắc khi nào thì đọc lướt phụ âm, cái này là nâng cao, học trong Mastering American Accent có chỉ). Ngoài ra cũng cần chú ý những phụ âm đi liền nhau có cách đọc "tắt" như /TS/, /DZ/... Ví dụ như trong từ adapts có ba phụ âm ở cuối câu là p,t,s nhưng nếu phải đọc cả 3 phụ âm cùng một lúc như vậy thì rất khó, chính vì vậy mà người ta có cách đọc "tắt" khi phụ âm t,s đi liền nhau.
Lời kết:
Lý thuyết nói ra thì nhiều như vậy nhưng thất ra các bạn cũng không cần quan tâm nhiều về nó, chỉ cần biết là được. Cái quan trong là tập luyện, nói nhiều tự động sẽ quen thành phản xạ, đi vào tiềm thức. Học hết bộ DVD này, chúng ta sẽ thật sự "nghe" được Tiếng Anh, có thể nghe và phát âm lại chính xác một từ mặc dù không biết mặt chữ chứ không đơn giản chỉ là nghe loáng thoáng rồi đoán từ. Mặt khác, khi phát âm đúng thì bạn sẽ nói Tiếng Anh dễ dàng hơn, trôi trảy hơn mà không bị "nghẹn" lưỡi. Mình nghĩ đây là điều cần đạt được đối với mục tiêu Master English. Hiện tại thì mình chỉ mới học xong DVD 3, và đang trong quá trình tập đi tập lại 3 DVD này cho nhuần nhuyễn. Kết quả mà mình đạt được là có thể đọc các bài trong Listening through dictation dễ dàng, đầy đủ giọng điệu. Bây giờ, mình nghe LTD hay xem Ellen Show thấy rất "quen tai" (quen theo nghĩa mình có cách phát âm tương tự như người bản xứ), còn lên youtube nghe một số người Việt nói Tiếng Anh thì có thể dễ dàng nhận thấy được rất nhiều lỗi trong phát âm của họ. Và mình tin rằng nếu các bạn học kỹ bộ DVD này thì việc "nghe được" các bộ phim Hollywood là trong tầm tay. Ý mình là "nghe được" thôi, chứ có hiểu hay không thì còn tuỳ thuộc vào từ vựng và khả năng suy nghĩ bằng Tiếng Anh( mà học 2 cái này thì anh Mon chỉ quá rõ rồi). Kết thúc phần góp ý, mong phần nào hữu ích đối với các bạn.
Vậy là phải tạm biệt anh Mon một thời gian!
Chúc anh nhanh chóng thành công!
Thời gian chờ anh quay lại cũng sẽ là khoảng thời gian để chúng ta tiếp tục "chinh phục" Tiếng Anh, "nghiền ngẫm" những quyển sách anh Mon giới thiệu.
Ah! Các bạn trong topic cảm thấy trình độ tiếng anh của mình sao rồi?
Riêng mình thì cảm thấy tiến bộ lên rất nhiều. Trước xem phim chẳng nghe được gì giờ thì đã nghe được kha khá, đã có thể truyền đạt một số vấn đề cơ bản một cách tự nhiên như Tiếng Việt.
Nhiều lúc tự nhiên "nghe được" mấy nhạc Tiếng Anh mà cảm thấy "rưng rưng". Cảm thấy công sức bao tháng ngày tập nghe, tập nói đã được đền đáp.
nguoimacaoco: ngoài bài viết về phương pháp học tiếng anh, anh nên tham khảo thêm những bài viết khác của anh Mon. Chúng có ý nghĩa rất lớn với mọi người ở đây và cũng là cơ sở vững chắc để anh tin tưởng vào phương pháp. Gần 30 tuổi, vẫn còn rất nhiều thời gian ..... Nhưng anh cần phải nổ lực gấp nhiều lần các bạn trẻ^^
Chia sẽ thêm với các bạn series phim này Family Album, USA. Cái series này ngằn, giành cho người học ngoại ngữ. Tuy vậy, ngôn ngữ dùng trong phim vẫn là ngôn ngữ "sống". Cái series này có phần dễ nghe hơn series Friend, phù với các bạn giai đoạn đầu. Cái này bổ sung, khi nghe Listening through dictation thấy chán thì xem cái này cho sinh động.
Link: http://rutracker.org/forum/viewtopic.php?t=1514676
king-of-king: Mấy file là DVD gốc, bạn cứ dùng trình xem video chạy cái file VIDEO_TS.INFO trong mỗi DVD là nó tự động chạy hết DVD, nó sẽ hiển thị menu chọn từng phần học (nói chung là giống như khi ta dùng đầu DVD).
Không biết các bạn như thế nào, chứ mình học phần consonant mà muốn trẹo lưỡi! Haizz @@!
Sunny20111: Cũng không rõ ngày mình luyện tập bao nhiều lần, nhưng nói chung là nhiều lắm. Hầu như cả ngày mình chỉ luyện anh văn, luân phiên giữa tập nghe và nói. Như anh Mon có nói từ trước, bạn bỏ ra càng nhiều thời gian học thì mục đích của bạn càng gần hơn. Còn cách luyện của mình là theo từng DVD, lần lượt từ DVD 1 - DVD 3 (3 cái này quan trọng nhất), ngày nào cũng lập lại như vậy. Bạn thấy yếu phần nào thì tập trung mạnh vào phần đó. Còn theo tác giả của bộ DVD này thì bạn nên luyện tập chéo giữa các bài trong DVD thì hiệu quả cao hơn. Bạn thể lên trang web của tác giả để hiểu rõ hơn về phương pháp http://www.masterspokenenglish.com/
Chào mọi người!
Mình là thành viên mới, rất mong được cùng mọi người trao đổi vào phương pháp học mà anh Mon hướng dẫn. Nói là mới chứ thật ra mình theo dõi topic được một thời gian rồi. Và trước tiên, xin được chia sẽ với mọi người quá trình mình đến với topic của anh Mon:
- Cấp 2, cấp 3 mình hầu như chẳng quan tâm đến anh văn, chỉ chú tâm học toán, lý, hoá. Vì mình luôn quan niệm rằng "Chỉ học những gì cần thiết cho mục đích bản thân", mà lúc đó mục đích của mình là Đại học khối A.
- Đại học, đến lúc này mình mới nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ. Và mình đã đến với Effortless English. Trong quá trình học, tuy có cảm nhận được sự tiến bộ nhưng trong đầu mình vẫn xuất hiện sự hoài nghi "Phương pháp này liệu có hiệu quả hơn phương pháp học truyền thống?" Mình bắt đầu đi tìm kiếm thông tin để có cơ sở tin tưởng vào Effortless English. Rồi mình đến được với topic của anh Mon. Nhưng vì quá "dốt", mình đã không hiểu hết nhưng lời anh Mon nói, cộng thêm bị lung lay trước những comment khác, mình đã từ bỏ Effortless English. Tự học theo phương pháp truyền thống cùng lúc bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được một thời gian thì mình cảm thấy tiến bộ lên rất nhiều, cứ ngỡ rằng đây mới chính là phương pháp để mình "Master English" và mình sẽ theo nó đến cùng. Nhưng chắc có lẽ vì ham muốn "Master English" quá lớn, nên "vô thức" đã "đưa đẩy" mình quay về với topic của anh Mon. Mình dùng từ "đưa đẩy" ở đây là vì việc quay về với topic của Mon là cả một quá trình với nhiều lý do khác nhau. Chính điểm này đã giúp mình hiểu rõ hơn về bài "Phân tâm học" của anh Mon.
- Sau khi đọc kĩ bài viết của anh Mon, mình bắt tay vào học "American Spoken English", thật ra tên đúng là "Master Spoken English" gồm 5 DVD. Bộ DVD này gồm đầy đủ cách đọc các nguyên âm như AH, AW, OO, OW... phụ âm như N,M,S,Z,TH ..., 2 phụ âm liên tiếp như PT, KT, GD, BD ..., intonation. Nói chung là rất toàn diện, phải nói là cảm ơn anh Mon rất nhiều vì nhờ anh Mon mà mình biết đến bộ DVD này.

Theo suy nghĩ, cũng như kinh nghiệm bản thân, thì giai đoạn đầu chúng ta nên tập trung học thật kĩ bộ DVD này. Nhược điểm lớn nhất của người Việt là chưa phát âm hoặc phát âm không đúng các phụ âm trong Tiếng Anh. Điều này dẫn đến việc chúng ta nói Tiếng Anh nghe rất khác người bản xứ, hoặc nếu như có cố gằng đọc đầy đủ các phụ âm thì lại rất khó khăn vì đọc không đúng. Nhờ bộ DVD này mà chúng ta sẽ biết vị trí của môi, lưỡi như thể nào để phát âm đúng và dễ dàng hơn. Sau "master" được bộ DVD này thì việc luyện đọc thành tiếng các bài trong Listening Through Dictation sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Mà như anh Mon có nói thì việc luyện nói và luyện nghe có hỗ trợ tương quan lẫn nhau. Thật vậy, mình nhận thấy nhờ phát âm đúng mà những từ Tiếng Anh nghe rất rõ ràng. Ở đây, chúng ta nên nhấn mạnh từ "nghe được". Có nghĩa là với một từ Tiếng Anh hoàn toàn lạ, chúng ta chưa từng thấy nhưng khi nghe thì chúng vẫn có khả năng phát âm lại chính xác, mặc dù không biết viết từ đó ra như thế nào. Chính vì vậy, mình cho rằng trong quá trình luyện nghe, chúng ta không nên xem phần transcript. Mình nghĩ đây mới là cách học tự nhiên, nhưng ở đây có một sự khác biệt giữa chúng ta và những đứa trẻ:
- Chúng ta dùng ý thức (biết cách đặt môi, lưỡi, chổ rung động) để tạo ra một âm, rồi dần trong quá trình tập luyện, repetition đủ nhiều, nó trở thành phần tiềm thức -> chúng ta có thể phát âm một từ chính xác và tự nhiên.
- Còn đứa trẻ thì lại thông qua việc nghe nhiều, rồi phần vô thức sẽ tự tổng hợp, phân tích tìm ra "công thức" để phát ra một âm, rồi sau đó lại chuyển ngược lên phần tiềm thức -> đứa trẻ cũng phát âm chính xác và tự nhiên. Tuy nhiên, phần vô thức của đứa trẻ sẽ phải tốn một thời gian dài để tạo ra rồi chỉnh sửa "công thức" chính xác để phát ra được một âm. Và quá trình này sẽ chịu ảnh hưởng bới yếu tố bên trong (phần vô thức của đứa trẻ) và yếu tố bên ngoài (cha mẹ tập cho con nói ...). Theo mình nghĩ thì tuỳ vào mỗi cả nhân mà khả năng của phần vô thức sẽ khác nhau. Chính những điều này giải thích tại sao có người biết nói từ rất sớm, có người lại biết nói rất muộn, có người nói chuẩn, có người nói ngọng, có giọng Nam, có giọng Bắc.
Càng trưởng thành thì có vẻ "khả năng hoạt động" của phần vô thức lại càng giảm, vì chúng ta để cho phần ý thức kiểm soát quá nhiều. Chính vì vậy người trưởng thành nếu học ngoại ngữ kiểu như đứa trẻ "tắm ngôn ngữ" thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều, mà nhiều khi phần ý thức sẽ là thứ cản trở khiến phần vô thức không thể thực hiện tốt vài trò của nó. Điều này giải thích tại sao có một số người "tắm ngôn ngữ" rất lâu mà vẫn không "nghe được" đúng một âm là vì bộ não bị ý thức "đánh lừa".
Nói tóm lại, giai đoạn đầu chúng ta nên tập trung học bộ DVD Master Spoken English song song với việc luyện nghe Listening Through Dictation. Nó sẽ là nên tảng vững chắc để chúng ta học tiếp cho những giai đoạn tiếp theo. Và cuối cùng là mục đích "Master English". Ah! Tiện đây mình gửi các bạn link đầy đủ bộ DVD nói trên http://rutracker.org/forum/viewtopic.php?t=3850498. Cái trang này là link torrent, các bạn phải tạo tài khoản rồi đăng nhập mới down file torrent về được.

Phần này viết riêng đến anh Doreamon-nobita:
Em không biết nói gì hơn ngoài hai từ "Cám ơn". Những bài viết của anh, chính là cơ sở để em tin tưởng vào bản thân mình hơn. Em là người có ước mơ, hoài bão. Em luôn mong muốn sau này mình có thật nhiều tiền để tự xây dựng một ngôi nhà sang trọng, tận hưởng những tiện nghi hiện đại, đi du lịch, giúp đỡ những người mà em cho là đối xử tốt với mình dù có phải là người thân hay không, nói chung là tận hưởng cuộc sống. Phương châm của em là "Sống để tận hưởng". Tuy nhiên, nhiều lúc em thấy cách suy nghĩ của mình rất khác mọi người. Từ cách học, cách chọn mua một thứ gì đó đến cách nhìn nhận một vấn đề. Em hiếm khi nào nói chuyện cùng với những người lớn, em cảm thấy rất khó chịu về cách suy nghĩ của họ. Mà bạn bè thì em cũng chỉ có một hai người là nói chuyện hợp. Lúc đầu, thì em khá là tin tưởng vào bản thân mình, không quan tâm đến ý kiến những người khác, chỉ làm hoặc quan tâm đến những việc mà em thấy được ý nghĩa của nó đối với mình. Nói thì dễ nhưng tiếp xúc lâu dài với mọi người thì dần em có cảm giác "cô lập", phải chăng mình sống quá "ích kỷ" cần phải thay đổi. Em cố gằng thay đổi để hoà hợp, giống với mọi người. Nhưng mói lần làm như vậy là em lại cảm giác khó chịu, không đúng với bản thân, không phải là niềm vui thật sự. Thế là mọi thử lại trở về bàn đâu, chỉ làm những gì em cảm thấy có ý nghĩa. Nhưng thỉnh thoảng trong đầu, vẫn xuất hiện những ý nghĩ xung đột giữa "sống cho mình" và "sống cho phù hợp với quy tắc xã hội", luôn lo sợ sau này đi làm mình sẽ không thể hoà hợp với mọi người. Và đến khi đọc được những bài viết của anh Mon thì em đã có được những cơ sỡ vững chắc để tin tưởng vào bản thân mình.
Em đang học năm ba, ngành Quản trị kinh doành Nhà hàng - Khách sạn, em chọn ngành này vì nghĩ môi trường làm việc ở đây đẳng cấp, sang trọng, thường xuyên được tiếp xúc với người nước ngoài, và hơn hết là do em mê "cái đẹp". Nhưng những bài viết của anh Mon đã cho em thấy rằng đây chưa phải là thứ sẽ giúp em thoã mãn được ước mơ bản thân. Cho dù có làm được đến quản lí rồi thì em vẫn phải chịu sự bó buộc về thời gian, trách nhiệm công việc... Làm sao có thể thoả mãn được những nhu cầu giải trí, tận hưởng của bản thân. Tuy nhiên, em quyết định tiếp tục đi học vì những lý do sau:
- Trước giờ em đi học chỉ là vì gia đình, xã hội muốn thấy cái gọi là "bằng cử nhân". Chưa bao giờ em quan trọng những thứ như bằng khen, danh hiệu ... "Những tấm bằng đó có ý nghĩa gì với mình?", "Thoả mãn nhu cầu chứng tỏ của bản thân?", "Được mọi người công nhận?". Nhiều người có học vị thạc sĩ, tiến sĩ mà đứng trên giảng đường nói ra những điều hết sức vô nghĩa, thậm chí những điều mà chính họ còn chưa biết rõ. Họ có biết rằng những điều họ nói có ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ sinh viên? Em nói những điều này để cho anh thấy rằng tư tưởng của em khác biệt, và sau khi đọc những bài viết của anh thì lại càng khó có ai có thể thay đổi tư tường của mình.
- Một tuần em đi học có vài buổi, có khi cả tuần không đi học, chỉ có thi là chú tâm ôn để cho qua (ấy vậy mà điểm có thua gì khối người đi học đầy đủ ^^). Hầu như thời gian ở nhà, em chú tâm vào học anh văn.
Em đưa lên bàn cân giữa hai vấn đề:
1) Nghĩ học -> giành trọn thời gian học cái có ý nghĩa nhưng lại chịu áp lực rất lớn từ gia đình, người thân.
2) Tiếp tục học -> mất một khoảng thời gian để học cái vô nghĩa (nhưng có thể giảm đến mức thấp nhất thời gian để học mấy cái vô nghĩa này bằng nguyên lí 20/80), bù lại không phải chịu áp lực từ gia đình, vẫn có thời gian học cái cần thiết, ra trường rồi thì muốn làm gì cũng được, không ai có thể cản em về vấn đề này.
Và em đã chọn (2) vì lý do như trên, và cái giá là bị mất một khoảng trong quỹ thời gian của mình.
Anh có thể cho em biết suy nghĩ của anh về những điều em nói trên?
Hix! Nhờ mod xoá dùm bớt một bài, bị lag sao thành post ra 2 bài!
Chào mọi người!
Mình là thành viên mới, rất mong được cùng mọi người trao đổi vào phương pháp học mà anh Mon hướng dẫn. Nói là mới chứ thật ra mình theo dõi topic được một thời gian rồi. Và trước tiên, xin được chia sẽ với mọi người quá trình mình đến với topic của anh Mon:
- Cấp 2, cấp 3 mình hầu như chẳng quan tâm đến anh văn, chỉ chú tâm học toán, lý, hoá. Vì mình luôn quan niệm rằng "Chỉ học những gì cần thiết cho mục đích bản thân", mà lúc đó mục đích của mình là Đại học khối A.
- Đại học, đến lúc này mình mới nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ. Và mình đã đến với Effortless English. Trong quá trình học, tuy có cảm nhận được sự tiến bộ nhưng trong đầu mình vẫn xuất hiện sự hoài nghi "Phương pháp này liệu có hiệu quả hơn phương pháp học truyền thống?" Mình bắt đầu đi tìm kiếm thông tin để có cơ sở tin tưởng vào Effortless English. Rồi mình đến được với topic của anh Mon. Nhưng vì quá "dốt", mình đã không hiểu hết nhưng lời anh Mon nói, cộng thêm bị lung lay trước những comment khác, mình đã từ bỏ Effortless English. Tự học theo phương pháp truyền thống cùng lúc bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được một thời gian thì mình cảm thấy tiến bộ lên rất nhiều, cứ ngỡ rằng đây mới chính là phương pháp để mình "Master English" và mình sẽ theo nó đến cùng. Nhưng chắc có lẽ vì ham muốn "Master English" quá lớn, nên "vô thức" đã "đưa đẩy" mình quay về với topic của anh Mon. Mình dùng từ "đưa đẩy" ở đây là vì việc quay về với topic của Mon là cả một quá trình với nhiều lý do khác nhau. Chính điểm này đã giúp mình hiểu rõ hơn về bài "Phân tâm học" của anh Mon.
- Sau khi đọc kĩ bài viết của anh Mon, mình bắt tay vào học "American Spoken English", thật ra tên đúng là "Master Spoken English" gồm 5 DVD. Bộ DVD này gồm đầy đủ cách đọc các nguyên âm như AH, AW, OO, OW... phụ âm như N,M,S,Z,TH ..., 2 phụ âm liên tiếp như PT, KT, GD, BD ..., intonation. Nói chung là rất toàn diện, phải nói là cảm ơn anh Mon rất nhiều vì nhờ anh Mon mà mình biết đến bộ DVD này.

Theo suy nghĩ, cũng như kinh nghiệm bản thân, thì giai đoạn đầu chúng ta nên tập trung học thật kĩ bộ DVD này. Nhược điểm lớn nhất của người Việt là chưa phát âm hoặc phát âm không đúng các phụ âm trong Tiếng Anh. Điều này dẫn đến việc chúng ta nói Tiếng Anh nghe rất khác người bản xứ, hoặc nếu như có cố gằng đọc đầy đủ các phụ âm thì lại rất khó khăn vì đọc không đúng. Nhờ bộ DVD này mà chúng ta sẽ biết vị trí của môi, lưỡi như thể nào để phát âm đúng và dễ dàng hơn. Sau "master" được bộ DVD này thì việc luyện đọc thành tiếng các bài trong Listening Through Dictation sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Mà như anh Mon có nói thì việc luyện nói và luyện nghe có hỗ trợ tương quan lẫn nhau. Thật vậy, mình nhận thấy nhờ phát âm đúng mà những từ Tiếng Anh nghe rất rõ ràng. Ở đây, chúng ta nên nhấn mạnh từ "nghe được". Có nghĩa là với một từ Tiếng Anh hoàn toàn lạ, chúng ta chưa từng thấy nhưng khi nghe thì chúng vẫn có khả năng phát âm lại chính xác, mặc dù không biết viết từ đó ra như thế nào. Chính vì vậy, mình cho rằng trong quá trình luyện nghe, chúng ta không nên xem phần transcript. Mình nghĩ đây mới là cách học tự nhiên, nhưng ở đây có một sự khác biệt giữa chúng ta và những đứa trẻ:
- Chúng ta dùng ý thức (biết cách đặt môi, lưỡi, chổ rung động) để tạo ra một âm, rồi dần trong quá trình tập luyện, repetition đủ nhiều, nó trở thành phần tiềm thức -> chúng ta có thể phát âm một từ chính xác và tự nhiên.
- Còn đứa trẻ thì lại thông qua việc nghe nhiều, rồi phần vô thức sẽ tự tổng hợp, phân tích tìm ra "công thức" để phát ra một âm, rồi sau đó lại chuyển ngược lên phần tiềm thức -> đứa trẻ cũng phát âm chính xác và tự nhiên. Tuy nhiên, phần vô thức của đứa trẻ sẽ phải tốn một thời gian dài để tạo ra rồi chỉnh sửa "công thức" chính xác để phát ra được một âm. Và quá trình này sẽ chịu ảnh hưởng bới yếu tố bên trong (phần vô thức của đứa trẻ) và yếu tố bên ngoài (cha mẹ tập cho con nói ...). Theo mình nghĩ thì tuỳ vào mỗi cả nhân mà khả năng của phần vô thức sẽ khác nhau. Chính những điều này giải thích tại sao có người biết nói từ rất sớm, có người lại biết nói rất muộn, có người nói chuẩn, có người nói ngọng, có giọng Nam, có giọng Bắc.
Càng trưởng thành thì có vẻ "khả năng hoạt động" của phần vô thức lại càng giảm, vì chúng ta để cho phần ý thức kiểm soát quá nhiều. Chính vì vậy người trưởng thành nếu học ngoại ngữ kiểu như đứa trẻ "tắm ngôn ngữ" thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều, mà nhiều khi phần ý thức sẽ là thứ cản trở khiến phần vô thức không thể thực hiện tốt vài trò của nó. Điều này giải thích tại sao có một số người "tắm ngôn ngữ" rất lâu mà vẫn không "nghe được" đúng một âm là vì bộ não bị ý thức "đánh lừa".
Nói tóm lại, giai đoạn đầu chúng ta nên tập trung học bộ DVD Master Spoken English song song với việc luyện nghe Listening Through Dictation. Nó sẽ là nên tảng vững chắc để chúng ta học tiếp cho những giai đoạn tiếp theo. Và cuối cùng là mục đích "Master English". Ah! Tiện đây mình gửi các bạn link đầy đủ bộ DVD nói trên http://rutracker.org/forum/viewtopic.php?t=3850498. Cái trang này là link torrent, các bạn phải tạo tài khoản rồi đăng nhập mới down file torrent về được.

Phần này viết riêng đến anh Doreamon-nobita:
Em không biết nói gì hơn ngoài hai từ "Cám ơn". Những bài viết của anh, chính là cơ sở để em tin tưởng vào bản thân mình hơn. Em là người có ước mơ, hoài bão. Em luôn mong muốn sau này mình có thật nhiều tiền để tự xây dựng một ngôi nhà sang trọng, tận hưởng những tiện nghi hiện đại, đi du lịch, giúp đỡ những người mà em cho là đối xử tốt với mình dù có phải là người thân hay không, nói chung là tận hưởng cuộc sống. Phương châm của em là "Sống để tận hưởng". Tuy nhiên, nhiều lúc em thấy cách suy nghĩ của mình rất khác mọi người. Từ cách học, cách chọn mua một thứ gì đó đến cách nhìn nhận một vấn đề. Em hiếm khi nào nói chuyện cùng với những người lớn, em cảm thấy rất khó chịu về cách suy nghĩ của họ. Mà bạn bè thì em cũng chỉ có một hai người là nói chuyện hợp. Lúc đầu, thì em khá là tin tưởng vào bản thân mình, không quan tâm đến ý kiến những người khác, chỉ làm hoặc quan tâm đến những việc mà em thấy được ý nghĩa của nó đối với mình. Nói thì dễ nhưng tiếp xúc lâu dài với mọi người thì dần em có cảm giác "cô lập", phải chăng mình sống quá "ích kỷ" cần phải thay đổi. Em cố gằng thay đổi để hoà hợp, giống với mọi người. Nhưng mói lần làm như vậy là em lại cảm giác khó chịu, không đúng với bản thân, không phải là niềm vui thật sự. Thế là mọi thử lại trở về bàn đâu, chỉ làm những gì em cảm thấy có ý nghĩa. Nhưng thỉnh thoảng trong đầu, vẫn xuất hiện những ý nghĩ xung đột giữa "sống cho mình" và "sống cho phù hợp với quy tắc xã hội", luôn lo sợ sau này đi làm mình sẽ không thể hoà hợp với mọi người. Và đến khi đọc được những bài viết của anh Mon thì em đã có được những cơ sỡ vững chắc để tin tưởng vào bản thân mình.
Em đang học năm ba, ngành Quản trị kinh doành Nhà hàng - Khách sạn, em chọn ngành này vì nghĩ môi trường làm việc ở đây đẳng cấp, sang trọng, thường xuyên được tiếp xúc với người nước ngoài, và hơn hết là do em mê "cái đẹp". Nhưng những bài viết của anh Mon đã cho em thấy rằng đây chưa phải là thứ sẽ giúp em thoã mãn được ước mơ bản thân. Cho dù có làm được đến quản lí rồi thì em vẫn phải chịu sự bó buộc về thời gian, trách nhiệm công việc... Làm sao có thể thoả mãn được những nhu cầu giải trí, tận hưởng của bản thân. Tuy nhiên, em quyết định tiếp tục đi học vì những lý do sau:
- Trước giờ em đi học chỉ là vì gia đình, xã hội muốn thấy cái gọi là "bằng cử nhân". Chưa bao giờ em quan trọng những thứ như bằng khen, danh hiệu ... "Những tấm bằng đó có ý nghĩa gì với mình?", "Thoả mãn nhu cầu chứng tỏ của bản thân?", "Được mọi người công nhận?". Nhiều người có học vị thạc sĩ, tiến sĩ mà đứng trên giảng đường nói ra những điều hết sức vô nghĩa, thậm chí những điều mà chính họ còn chưa biết rõ. Họ có biết rằng những điều họ nói có ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ sinh viên? Em nói những điều này để cho anh thấy rằng tư tưởng của em khác biệt, và sau khi đọc những bài viết của anh thì lại càng khó có ai có thể thay đổi tư tường của mình.
- Một tuần em đi học có vài buổi, có khi cả tuần không đi học, chỉ có thi là chú tâm ôn để cho qua (ấy vậy mà điểm có thua gì khối người đi học đầy đủ ^^). Hầu như thời gian ở nhà, em chú tâm vào học anh văn.
Em đưa lên bàn cân giữa hai vấn đề:
1) Nghĩ học -> giành trọn thời gian học cái có ý nghĩa nhưng lại chịu áp lực rất lớn từ gia đình, người thân.
2) Tiếp tục học -> mất một khoảng thời gian để học cái vô nghĩa (nhưng có thể giảm đến mức thấp nhất thời gian để học mấy cái vô nghĩa này bằng nguyên lí 20/80), bù lại không phải chịu áp lực từ gia đình, vẫn có thời gian học cái cần thiết, ra trường rồi thì muốn làm gì cũng được, không ai có thể cản em về vấn đề này.
Và em đã chọn (2) vì lý do như trên, và cái giá là bị mất một khoảng trong quỹ thời gian của mình.
Anh có thể cho em biết suy nghĩ của anh về những điều em nói trên?
 

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|