banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: db_uk_07  XML
Profile for db_uk_07 Messages posted by db_uk_07 [ number of posts not being displayed on this page: 3 ]
 
bạn làm vệ sinh tất cả máy đi, rồi bôi lớp keo tản nhiệt mớii lên!
chào mọi người, ổ HDD(ATA) của em sắp die, e định thay ổ SATA nhưng main lại không hỗ trợ cổng SATA, nếu gằn thêm cồng chuyến từ ATA sang SATA thì nó có ảnh hưởng tới tốc độ của máy ko. mọi người cho e ý kiến, cảm ơn mọi người nhiều!
mình mới học xong CSS nè, time học ko nhiều nhưng được học thầy dạy ha + nhiệt tình nên cũng biết chút ít. CSS chi có 30% là lý thuyết, 70% là thực hành còn lại là tự rèn luyện mới pro được smilie . chủ yếu thiết kế dựa trên những thẻ cơ bản thôi ah, khó nhất là margin, padding, float smilie
bạn nên học 1 trong 2 cái thôi thì sẽ tốt hơn, học chuyên về 1 thứ sẽ có thời gian tìm hiểu sâu và học tốt hơn. khi nào học bạn sẽ hiểu. Thân!
Chắc chắn nhiều bạn thắc mắc về cách làm 1 trang web, tôi sẽ lấy ví dụ về việc tạo 1 trang web bán hàng để minh họa việc này.

Còn thế nào là Project 1? Project 1 là dự án đầu tay của các bạn học viên Aptech. Đa phần các Project 1 đều là làm 1 trang web bán hàng, một số bạn chọn làm CMS hoặc web game. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các học viên Aptech vì những lý do sau:

- Nếu bạn định học tiếp, việc thành công trong Prj 1 sẽ giúp bạn rất hứng thú trong việc học tiếp các kỳ học tiếp sau.
- Nếu bạn định đi làm, những gì bạn tự làm trong Prj 1 sẽ giúp bạn tự tin rất nhiều và những kỹ năng bạn có được sẽ giúp bạn được tuyển dụng.
- Và dù bạn định làm gì, việc làm Prj 1 sẽ để lại nhiều kỷ niệm khó quên vì cách thức tiến hành nó khác hẳn với những gì bạn đã từng được học. Ngoài ra, nó cũng góp phần quan trọng trong việc ôn lại những gì bạn đã học.

Bây giờ tôi sẽ trả lời quan trọng của các bạn. Đó là làm Project cần phải làm những gì?

Như tất cả mọi việc trên đời, việc đầu tiên là bạn phải xác định bạn cần làm gì? để làm được điều đó cần gặp ai, cần chuẩn bị cái gì, cần vượt qua thử thách nào?

Thế bạn thử trả lời tôi xem bạn định làm gì? Tôi giúp bạn trả lời những câu hỏi tiếp sau.

Tôi đã hỏi 1 học sinh câu này, bạn ấy (tạm gọi là bạn A) trả lời là "để em nghĩ 1 chút", "bạn ấy đang băn khoăn", tôi cũng thắc mắc là "không hiểu bạn ấy băn khoăn gì?", bởi vì tôi mới hỏi A là "em muốn làm cái gì?" thôi, chứ chưa hề hỏi "em định làm như thế nào?".

Cũng có thể thông cảm cho A, vì thực ra A biết diễn đạt điều A muốn nói, đó là A "muốn xây dựng một gian hàng trực tuyến", nhưng A không hiểu câu hỏi của tôi, lẽ ra thì khi tôi hỏi "em định làm gì", thì A chỉ cần trả lời "em định xây dựng 1 cửa hàng trực tuyến", thì đó đã là 1 câu trả lời xuất sắc rồi.

Tôi lại hỏi A: "Một người không biết gì về HTML, CSS, Javascript, ASP, SQL thì có thể làm được 1 gian hàng trực tuyến không?". Câu trả lời của A nằm trong dự đoán của tôi "theo em là không thể". Đáp án đúng là "vừa có thể mà vừa không thể". Tại sao lại có thể, bởi vì "không có việc gì khó, chỉ sợ tiền không nhiều, đào núi và lấp bể, không làm được thì thuê", A hoàn toàn có thể thuê một lập trình viên làm cho A một trang web như thế. Còn tại sao lại không thể? Vì "tiền không nhiều"? vì "mình là lập trình viên thì ai lại đi thuê lập trình viên khác"? vì "mình đang học làm web thì phải tự làm để biết cách làm chứ". Tôi cho rằng câu thứ 3 là đáp án đúng, nhưng chưa đủ. Có tiền cũng chưa chắc đã làm được trang web mình muốn, bởi vì làm khách hàng cũng không đơn giản.

Và bài học đầu tiên bạn cần học khi làm Project, đó là bạn hãy đóng vai 1 người nhiều tiền, nhưng muốn làm ra 1 trang web ĐÚNG Ý BẠN. Đừng tưởng là bạn cứ gặp coder, quăng cho anh ta một đống tiền và bảo "anh hãy làm cho tôi một gian hàng trực tuyến" là anh ta có thể làm cho bạn. Theo bạn thì tại sao anh ta không thể làm được? Bởi vì tất nhiên, anh ta sẽ hỏi lại bạn 1 số câu như sau:

- Cụ thể gian hàng của ngài bán cái gì? "điện thoại di động", "sách", "CD", ... hay bán tất cả mọi thứ trên đời?
- Gian hàng của bạn có những chức năng gì và bạn định làm trong bao lâu (tất nhiên nếu bạn đưa cho hắn ta 1 danh sách 500 chức năng và hạn trong vòng 1 ngày hắn ta phải xong thì chắc chắn hắn ta không thể nhận lời, và 1 lần nữa câu nói "đừng tưởng có tiền là làm gì cũng được" lại đúng). Trường hợp bi đát hơn, nếu bạn đưa cho hắn những yêu cầu không tưởng như: gian hàng của bạn sẽ phục vụ khoảng 100 triệu người truy cập một ngày" thì, tin tôi đi, cho bạc tỷ hắn ta cũng không nhận lời, trừ khi hắn ta đã từng làm ra trang Amazone.com hay có quen biết với người làm ra trang đó, hoặc là yêu cầu làm ra 1 trang web không thể hack được cũng vậy, "vỏ quýt dày có móng tay nhọn", ai đảm bảo là bạn giỏi hơn tất cả mọi hacker.

Tóm lại, nhiệm vụ của khách hàng là gì? Đó là đưa cho coder 1 tài liệu khoảng 30 trang, nói rõ cho họ biết là trang web cần làm gì? có những chức năng gì ...

Đó, bạn thấy chưa, khách hàng phải viết 1 tài liệu đấy, cái này thì chắc chắn bạn không thể thuê người khác viết được, bởi người ta cũng không thể biết bạn muốn gì.

Vậy bước 1 khi làm Project là viết tài liệu mô tả về dự án, cái này tiếng Anh gọi là "Project Requirement".

Bước 1 này chia thành một số giai đoạn như sau: viết nháp, viết chi tiết và hoàn thiện.

Giai đoạn viết nháp:
- Chuẩn bị: giấy, bút (bạn chưa cần máy tính hay kiến thức gì cả).
- Việc cần làm: phác thảo sơ lược trang chủ trang web như thế nào, các trang bên trong như thế nào.
- Mẫu: tôi sẽ làm mẫu cho các bạn 1 trang và đưa sản phẩm trong từng giai đoạn cho các bạn xem. Link mẫu: http://pict.com/album/1169/6be20db4de

Nguồn: http://ohisee.com/dd/showthread.php?tid=323 - Các bước làm 1 trang web (cũng hữu ích cho project 1 của học vien Aptech).
Topic về làm web này sẽ còn tiếp tục update hằng ngày, thông qua topic này tôi hi vọng các bạn sẽ học được (hoặc ôn lại) các kiến thức về web như HTML, CSS, Javascript, SQL, ASP, PHP, đồng thời cả các kiến thức về làm kinh doanh như cách tiếp xúc và nói chuyện với khách hàng với tư cách một lập trình viên, cách quản lý dự án và hợp tác làm việc. Tất nhiên, bản thân tôi cũng không phải là chuyên gia xịn trong mấy chuyện vừa rồi, nhưng chắc chắn tôi cũng là người có kinh nghiệm và những kiến thức của tôi sẽ có ích cho những bạn mới vào nghề. Mong các bạn ủng hộ.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ ~~
Quy trình làm web
Nhằm tăng cường sự phối hợp trong đội ngũ làm web với nhau cũng như với “người đặt hàng” (có thể là khách hàng, sếp, hoặc đồng nghiệp khác của bạn, hoặc có thể là chính bạn - nếu bạn tự thực hiện ý tưởng của mình), dựa trên kinh nghiệm bản thân và tham khảo 1 blog khác, tôi viết (/dịch) bài viết này.

Quy trình làm web trong thực tế được quy thành 16 bước như sau.


BƯỚC 1: THẢO LUẬN CHUNG

Đầu tiên là quá trình chát-chit, nói chuyện với sếp hoặc khách hàng .

Đầu tiên bạn (có thể 1 mình bạn đảm nhận vai trò của cả designer và programmer, hoặc bạn là trưởng nhóm) cần phải xác định quy mô công việc, cũng như xác định rõ vai trò, trách nhiệm (ai sẽ người chuẩn bị nội dung, hình ảnh, ai sẽ lo về hosting, tên miền, upload, bảo trì, những việc mà vốn dĩ, CÓ THỂ không phải là của bạn)


BƯỚC 2: PHÁC THẢO TỔNG THỂ.

Mọi người sẽ thảo luận (brainstorming) về cấu trúc của website. Ở đây ta phải thống nhất về khái niệm design (thiết kế). Thiết kế không phải chỉ là những gì được nhìn thấy (look and feel) mà bao gồm cả chức năng. Phần việc này trách nhiệm sẽ đặt nặng lên đôi vai của designer (dù thực tế là khách nói sao thì vẫn phải làm vậy thôi, nhất là ở VN).

Chúng ta sẽ làm rõ. Điều gì là quan trọng nhất cho site, mục đích của site là gì, người xem là ai, điều gì không quan trọng, mỗi trang cần có gì. Tùy vào quy mô của website, có thể phải vẽ ra cả sitemap đưa cho khách hàng.


BƯỚC 3: CHUẨN BỊ KHUNG SƯỜN

Khung sườn ở đây là xương sống của website, tức là các chức năng, các liên kết, và nội dung các phần của trang web cuối cùng. Nhớ rằng ta KHÔNG SỬ DỤNG HÌNH ẢNH trong phần này.

Với site quy mô nhỏ, phần này có thể vẽ tay, hoặc dùng Illustrator, Photoshop.

Với 1 site có quy mô tương đối lớn, cần làm phần này bằng HTML (nhắc lại: tối thiểu hóa việc dùng hình ảnh) để khách hàng có thể click chuột thử nghiệm, đảm bảo rằng các trang web đều nằm đúng chỗ của nó. Tôi tạm gọi cái này cái này là HTML Prototype. Đây là minh họa để thống nhất về mặt chức năng trước khi tổ chức code, nếu giai đoạn này không thống nhất thì những thay đổi về sau sẽ rất mất thời gian. Giai đoạn này cũng giúp khách hàng, designer và programmer có cùng chung 1 cái nhìn tổng thể về website. NẾU vì quá gấp gáp ta bỏ qua giai đoạn này thì sau này có thể chúng ta sẽ phải trả giá ĐẮT.


BƯỚC 4: THIẾT LẬP NỘI DUNG.

Sau khi đã có Phác Thảo Tổng Thể và Khung Sườn, bạn và khách hàng cần ngồi lại với nhau để đặt kế hoạch cho nội dung - tôi nhấn mạnh là NỘI DUNG, tức là phần TEXT sẽ hiện thị ra, đây là phần rất mất thời gian, đặc biệt là cho khách hàng.


BƯỚC 5: BẮT ĐẦU THIẾT KẾ.

Lúc này designer đã có thể bắt đầu thiết kế trang chủ và những trang con. Nếu thời gian quá gấp, và bên programmer rất giỏi và phối hợp tốt với bên design thì có thể bắt đầu luôn việc viết xHTML và CSS, thậm chí 1 số chức năng về JS.


BƯỚC 6: KHÁCH HÀNG PHẢN HỒI.

Khi thiết kế cơ bản là xong, khách hàng cần kiểm tra xem thiết kế có đúng ý tưởng ban đầu chưa, và có thể đề nghị 1 số thay đổi.


BƯỚC 7: DESIGNER THIẾT KẾ LẠI.

…theo yêu cầu của khách hàng…


BƯỚC 8: KHÁCH HÀNG CHẤP NHẬN.

…cho đến khi mọi bên đều happy.

Các bước 5-6-7: thiết kế-phản hồi-tái thiết kế sẽ lặp lại trong nhiều giai đoạn của dự án. Như vậy, bên cạnh việc chuẩn bị nội dung, khách hàng cũng có trách nhiệm liên tục xem xét và xác nhận thiết kế. Tất nhiên với những dự án quá nước rút, trách nhiệm này được giao trọn vào tay designer (không những làm hộ mà còn nghĩ hộ khách hàng lun, hic, hic).


BƯỚC 9: THIẾT KẾ CHI TIẾT.

Sau khi khách hàng đồng ý với thiết kế cơ bản, bạn sẽ tiến hành thiết kế các trang con.

Với các site qua mô lớn, có thể bạn sẽ phải thiết kế cả những trang hướng dẫn và những trang thông báo lỗi nữa.


BƯỚC 10: ĐỒNG Ý.

Khách hàng xem lại thiết kế các trang 1 lần nữa và đồng ý lần cuối cùng.


BƯỚC 11: XÂY DỰNG NỘI DUNG HTML (content layer).

Bước này do Programmer làm sau khi nhận bản thiết kế bằng hình vẽ của bạn. Để công việc tiến hành trôi chảy, bạn cần mô tả cho họ rõ ràng các thông số về web như: font chữ, mã màu chữ và nền, viền, phần cố định kích thước bao nhiêu, phần nào là co giãn được…đồng thời cung cấp cho Programmer toàn bộ các chất liệu/số liệu cần thiết như: file PSD, file AI, file PNG, các file Icon, file swf và fla (nếu làm cả Flash), file Photoshop thì cần chia cụ thể các layer…


BƯỚC 12: XÂY DỰNG CSS (presentation layer).

Bước 11 và 12 có thể gộp chung thành: “Xây Dựng HTML và CSS” vì thường người làm CSS cũng là người làm HTML. Nhưng để nhấn mạnh tầm quan trọng của CSS, tôi tách nó ra thành 1 bước riêng. Thực ra ngay khi làm HTML thì đã phải tính toán sẽ áp dụng kỹ thuật CSS và JS nào cho tối ưu.


BƯỚC 13: VIẾT Javascript (behavior layer).

Nếu website lớn thì có thể cần người phụ trách riêng mảng này.


BƯỚC 14: GIỚI THIỆU CHO KHÁCH HÀNG.

Bạn và khách sẽ thống nhất về giao diện.


BƯỚC 15: TEST SẢN PHẨM HOẶC GHÉP NỐI VỚI CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG CỦA TRANG WEB (server side).

Đối với web tĩnh, đến bước này là coi như hoàn thiện sản phẩm, cần kiểm tra 1 lần nữa là có thể đưa lên server.

Đới với web động, ngay từ bước 4, bạn có thể đã cần triển khai làm những phần cơ bản (core) để sau này ghép với layout của phần “web tĩnh” vừa tạo ra.

Nhân tiện nói qua về web động, web động chẳng qua là sự sinh ra web tĩnh 1 cách TỰ ĐỘNG ở trên server dựa trên thiết kế web tĩnh đã có.

Đến bước 15 này, bạn sẽ tiến hành các thao tác ghép nối.


BƯỚC 16: ĐƯA WEBSITE VÀO HOẠT ĐỘNG

Quá trình thiết lập cơ cấu hoạt động của trang web không đơn giản, nhưng tạm thời ta không nói đến quy trình này.

Sau khi quá trình ghép nối và kiểm thử thành công. Nếu như hợp đồng không bao gồm việc bảo trì và nâng cấp trang web, quá trình coi như hoàn tất.

nguồn ddth.com
 

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|