banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: bln102  XML
Profile for bln102 Messages posted by bln102 [ number of posts not being displayed on this page: 0 ]
 
Cảm ơn bạn.

Link trực tiếp là static? Linh gián tiếp là shared?

Tôi có tìm hiểu một số bản quyền mã nguồn mở. Có phải các giấy phép sau đây là có thể sử dụng để thương mại và chỉnh sửa tùy ý:
- Public domain
- BSD
- MIT
- Apache
- LGPL

Đối với GPL thì khi sử dụng, nếu có chính sửa trong mã thì phải open source nó ra?
Chào các bạn.

Mình gặp một số vấn đề khi lựa chọn QT, nhất là về bản quyền thương mại. Theo mình tìm hiểu thì từ bản QT4, họ đã thêm LGPL.

Liệu bán đĩa CD chứa phần mềm QT thì có vi phạm không? Hiện giờ thì bản quyền trả phí của QT có tác dụng gì? Vì mình thấy LGPL đã có thể thương mại hóa được.

http://qt.nokia.com/products/licensing

Cảm ơn.
Quên nói với bạn là 50KB/s là download từ máy có băng thông mạng cao nhất (gọi nó là máy B) hiện nay của VNPT, thường dùng cho tiệm net, cơ quan, trường học. Theo phỏng đoán của tôi thì server trung gian của TeamViewer nhận dữ liệu từ B với tốc độ upload khoảng 80-90KB/s vì khi upload file bằng FTP tôi thấy nó ở khoảng đó. Vấn đề là không hiểu sao khi máy A download lại chỉ được khoảng 50-80KB/s. Rất có thể server trung gian chỉ có nhiệm vụ chỉ đường chứ không phân phối lại.

Nếu so với bittorrent thì có không hay bằng. Khi có từ 2 người tham gia down/up thì tốc độ tải thường là tối đa. Một chương trình RD có thể được nhiều người cài đặt và có khá nhiều lúc nó rảnh rỗi. Nếu ta tận dụng được cái rảnh rỗi này và DHT thì tốc độ, tính khả dụng là tốt nhất.

Tôi cũng chưa hiểu rõ về DHT, chỉ mới hình dung giữa 2 người A và B tìm nhau mà không có ai chỉ đường. Trên xa lộ internet, họ phải làm cách nào đó để tìm nhau.
Nếu để ý kỹ có lẽ nhiều người sẽ thấy rằng cơ chế hook không chuẩn. Điển hình là Unikey, nó không thể gõ được cho các Rich Text Box của các framework đa nền như: GTK+ (chương trình chat Pidgin), wxWigets (lib richtext). Cách giải quyết hiện tại là khá tệ: sử dụng clipboard khi bỏ dấu.

hizit91 wrote:
theo như em biết băng thông upload ở VN trung bình khoảng 50KB ( hoặc ít hơn ), như vậy thì tốc độ kết nối của TeamView xem ra là chính xác smilie.
Tuy vậy, nếu ta thiết lập TeamView ở dạng directIn( direct In, nhầm ở bài trên ) trong Options-->Advanced-->DirectIn check:
Có đoạn text:
"that allows to increase connection speed by etablishing direct socket connections to your partner" 

Thông thường, ta chỉ thiết lập được 1 kết nối , khi thiết lập DirectIn, máy được điều khiển là 1 server lắng nghe ở cổng 80 hoặc 5938. Do vậy ta có thể có nhiều kết nối tới máy kia, tốc độ có thể tăng lên ( giống khi download bằng IDM smilie).

và đoạn
" If DirectIn is not available we recommand that you configure your firewall or router to allow port forwarding for port 80 and 5938. Port 80 might also be blocked by Internet Information Server on your computer which may be turned off if not required". 

Đoạn này bảo ta phải, open port 80 hoặc 5938 ở router, firewall. Nếu đã có IIS ( chiếm port 80) thì có thể dùng port 5938

 


Giờ chúng ta bắt đầu đụng rồi đấy smilie
Lợi thế của TeamViewer chính là không cần cấu hình ở router. Nếu dùng DirectIn thì buộc phải mở port ở router, rõ ràng đã mất lợi thế vì chế độ DirectIn chỉ cho người có thể cấu hình được router.

Theo tớ kiểm chứng thì mạng bình thường download bằng Firefox hay IDM đều từ 100-130KB/s, chỉ có TeamViewer tối đa chỉ được khoảng từ 50KB/s, hiếm lắm mới lên được 80KB/s. Như vậy, chắc chắn server của TeamViewer đã giới hạn tốc độ.




Vấn đề là ở phương thức DHT. Kết quả so sánh:
Code:
Qua trung gian Trực tiếp
TeamViewer K C
BitTorrent K K


K: không cần mở port ở router
C: cần mở port ở router

Rõ ràng, khi chỉnh qua DirectIn thì TeamViewer không hoạt động vì chưa mở port. Tuy nhiên torrent thì vẫn như ngày xưa smilie

Ở chủ đề này, tớ mong muốn mọi người cùng tìm hiểu về DHT để áp dụng vào RD. Vì vậy cũng không nên ảnh hưởng nhiều quá với TeamViewer. Kết quả cuối cùng liệu chúng ta có thể có: RD không cần cấu hình router và tốc độ như kết nối trực tiếp. Nếu ai đã từng test thử torrent thì có thể thấy 2 người ở Việt Nam khi tải đều đạt tốc độ từ 100KB/s đến tối đa.

hizit91 wrote:

bln102 wrote:
Tớ chưa hiểu lắm về cách thức giao tiếp DHT trong BitTorrent. TeamViewer dùng khá thuận tiện ở nơi mà mình không thể cấu hình router như trường học, cơ quan... Tuy nhiên, nó lại chiếm mất port 80 và phải thông qua server trung gian của TeamViewer nên tốc độ thường chỉ được 50-60KB/s cho dù 2 máy cùng mạng. Trong khi đó, torrent luôn trên 100KB/s dù không dùng bất cứ tracker nào mà nó vẫn tự tìm được thông qua DHT. Vậy có phải nó có trung gian để dò tìm? Mình nghĩ trung gian là tracker nhưng ở đây không có tracker vẫn tải được.

Thử tưởng tượng có 2 người đang tìm nhau để trao đổi thông tin. Người A đang tìm thông tin từ người B nhưng chỉ có đường đi bằng DHT chứ không có ai chỉ đường. Vậy có phải A và B cùng phát tín hiệu ra rồi dần dần sẽ gặp nhau? Nếu ta áp dụng vào Remote Desktop thì khá thuận tiện.

Tớ đang mò http://en.wikipedia.org/wiki/Libtorrent_(Rasterbar) nhưng vẫn chưa nắm bắt được. Nếu có thể áp dụng cách của BT cho RD thì có thể làm một RD software của người Việt? 

Hình như theo em biết thì TeamViewer làm gì có chiếm port 80 đâu? smilie
Việc chiếm hữu port 80,( cũng có thể dùng port 5938), chỉ xảy ra khi đặt kết nối ở direct link thôi .
Cả việc kết nối thông qua server, nếu anh dùng netstat -n , thì xẽ nhận ra 1 điều rất thú vị smilie 


Theo như bạn mô tả, nếu không dùng port 80 và không thông qua server trung gian thì tốc độ có được tăng lên?
Tớ chưa hiểu lắm về cách thức giao tiếp DHT trong BitTorrent. TeamViewer dùng khá thuận tiện ở nơi mà mình không thể cấu hình router như trường học, cơ quan... Tuy nhiên, nó lại chiếm mất port 80 và phải thông qua server trung gian của TeamViewer nên tốc độ thường chỉ được 50-60KB/s cho dù 2 máy cùng mạng. Trong khi đó, torrent luôn trên 100KB/s dù không dùng bất cứ tracker nào mà nó vẫn tự tìm được thông qua DHT. Vậy có phải nó có trung gian để dò tìm? Mình nghĩ trung gian là tracker nhưng ở đây không có tracker vẫn tải được.

Thử tưởng tượng có 2 người đang tìm nhau để trao đổi thông tin. Người A đang tìm thông tin từ người B nhưng chỉ có đường đi bằng DHT chứ không có ai chỉ đường. Vậy có phải A và B cùng phát tín hiệu ra rồi dần dần sẽ gặp nhau? Nếu ta áp dụng vào Remote Desktop thì khá thuận tiện.

Tớ đang mò http://en.wikipedia.org/wiki/Libtorrent_(Rasterbar) nhưng vẫn chưa nắm bắt được. Nếu có thể áp dụng cách của BT cho RD thì có thể làm một RD software của người Việt?
Đa số các phần mềm remote desktop đều phải cấu hình router (forward port) hoặc dùng http 80 như TeamViewer. Tuy nhiên mình thấy các chương trình tải torrent đều không cần phải làm vậy. Ngay cả khi không có tracker thì torrent vẫn dò tìm được thông qua DHT.

Vậy tại sao không thấy áp dụng cho remote desktop? Liệu có dự án nào làm chưa?
Tớ đọc hết tất cả các "ý tưởng cao siêu" nhưng tóm lại vẫn không khả thi.

Theo tớ thì phải ràng buộc như sau:
- Thuận tiện, thao tác phải nhanh gọn.
- Quen thuộc với user.

* Sau đây là cách thức mà tớ cảm thấy là nhanh gọn và thuận tiện nhất:
- Khi dùng JS để khởi tạo bàn phím ảo phải tạo ra 3 nút có chứa 3 kí tự liền nhau trên bàn phím, vd: qwe, asd, zxc... Thật ra phần này cũng không quan trọng, chỉ cần 1 phím bất kỳ cũng được.
- Lắng nghe 2 sự kiện: onkeypress và onmouseover
http://www.w3schools.com/htmldom/dom_obj_event.asp

* Sử dụng:
- User đưa chuột vào phím trên VK
- User có thể nhấn bất kì 1 trong 3 phím, (vd: tớ nhất w trong qwe) là có thể nhập kí tự

* Use Case: Mật khẩu là "toi000", 3 phím ngẫu nhiên là asd
1, Over t + press: a
2, Over o + press: a
3, Over i + press: d
4, Over 0 + press: s
5, Over 0 + press: a
6, Over 0 + press: a

* Nhược điểm:
- Có thể sẽ có trường hợp attacker kỹ tính sẽ capture tại vị trí con trỏ khi bấm phím trên bàn phím.

ham_choi wrote:
Nếu xài chiêu gõ vài chữ cái ra notepad rồi thực hiện copy thì keylogger không "đoán biết" nổi để mà bẫy Clipboard đâu . Nói cho rõ hơn , cái thao tác copy ký tự này có bị lộ hay không là do người dùng thôi. Nếu 1 user lão luyện và có trình IT tốt thì keylogger và ngay cả tool bác Hoàng đưa cũng bó chiếu thôi.

Tôi giả lập tình huống nếu Virtual Keyboard đã được cải tiến và trên máy có cài keylogger + Virtual Keyboard Defeat với 1 user lão luyện kinh nghiệm như sau:

- User mở notepad và gõ (không nhất thiết phải gõ hết 26 chữ cái , chỉ gõ 1 chuỗi vô nghĩa có chứa ký tự trong pass của mình thôi). Lúc này Keylogger ghi lại các chữ cái này và Virtual Keyboard Defeat chưa có tác dụng ngoại trừ việc ghi lại hình ảnh tọa độ click chuột.

- User mở trang web có chứa virtual keyboard đã được cải tiến lên(có thể là web ngân hàng chẳng hạn). Lúc này mặc định keyboard chưa được enable vì chưa nhấn tổ hợp phím Ctrl+Alt+6 ký tự captcha random. Để enable bàn phím , user này sẽ làm theo hướng dẫn của virtual keyboard. Lúc này keylogger sẽ ghi lại 2 phím Ctr+Alt do user đã bấm , còn 6 click ký tự random sẽ do virtual keyboard defeat ghi lại.

- Sau khi làm theo yêu cầu của Virtual Keyboard thì bàn phím được enable. Lúc này user click vớ vẩn vài cái trên Desktop. Tiếp theo user dùng tổ hợp phím Alt+tab (nhấn đè phím Alt và nhấn khoảng 10 lần phím tab để đánh lạc hướng keylogger) để mở chọn cửa sổ Notepad. Sau đó , user focus con trỏ chuột vào bất cứ chữ nào trong loạt ký tự trong notepad. Hắn dùng phím Ctrl+End và Ctrl+Home để trỏ con chuột vào cuối văn bản và đầu văn bản. Tiếp đó hắn dùng phím mũi tên để di chuyển dấu nháy. Đến chữ nào cần copy hắn đè shift và nhấn phím mũi tên để highlight chữ đó và nhấn Ctrl+C. Mở trang cần nhập pass dán vào. Làm lần lượt cho các ký tự còn lại . Tuy nhiên user sẽ kết hợp click chuột trên bàn phím ảo chứ ko phải chỉ có copy không thôi (chẳng hạn pass có 10 ký tự , user copy 5 ký tự , click chuột trên virtual keyboard 5 ký tự còn lại).

Đến đây là xong . Password nhập thành công , và chúng ta hãy thống kê xem keylogger và Virtual Keyboard Defeat ghi được những gì smilie => ghi được rất nhiều thao tác nhưng đều là thao tác hết sức rời rạc nên hacker không thể nào đoán biết được password của user.

Kết luận: Với Virtual Keyboard cải tiến theo đề xuất của tôi và 1 user có ý thức bảo mật pass tốt (user này cũng phải biết IT một chút) thì Keylogger lẫn Virtual Keyboard cũng bó tay thôi . Ghi được nhiều nhưng không thể chắp nối dữ liệu được vì quá rời rạc.

Nói chung nhân tố con người quyết định phần lớn. Virtual Keyboard cải tiến chỉ giúp gia tăng các ký tự fake nhằm qua mặt Virtual Keyboard Defeat.

Cái gì cũng có cái giá của nó thôi . Nếu muốn an toàn thì sẽ gây sự mắc công + khó chịu cho người dùng smilie


 


Tớ nói thật lòng, sau khi đọc bài của bạn thì muốn... té ngửa luôn smilie
Khá nhiều dân IT, LTV mắc cái tật rất không nên khi làm sản phẩm là nghĩ user nào cũng thạo vi tính như mình smilie

w4s.info wrote:
@bln102: Về việc thiếu dung lượng không cho Ghost: Bạn phải đảm bảo dung lượng khi bung ra nhỏ hơn dung lượng ổ cứng. Thế là đủ smilie
Bạn có thể check lại tin này: ftp://ftp.symantec.com/public/english_us_canada/products/ghost/14/manuals/ngh_14_user_guide.pdf smilie

Con virus này có sửa registry, sửa nhiều là khác smilie
 


Chắc chắn là nhỏ hơn rồi bạn. Vì mình ghost nguyên C:\ lúc bị virus, lúc đó còn trống trên 300-400MB (mình không nhớ chính xác cụ thể nhưng chắc chắn là vậy). Chính lúc mở file ghost lên thì nó cũng báo 14GB, còn trống 380MB, phân vùng C:\ là 15GB tất cả. Cái này chắc chắn là nhỏ hơn, tài liệu nói nhưng chưa nói cụ thể vì mình thử mở file ghost nhỏ hơn thì nó cho chọn C:\. Suy ra chắc chắn nó cần dung lượng trong khoảng 1-2GB mới có thể restore lại được. Có thể còn phụ thuộc vào dung lượng file ghost, của mình là: 7,7GB.

Nếu có sửa mong bạn chỉ giúp những key nó đã sửa để mình edit lại, sợ nhất là mấy cái lưu ngầm, phá ngầm. Vì mình vào key Winlogon thì Shell = Explorer.exe, UIHost = logonui.exe, Userinit = C:\WINDOWS\system32\userinit.exe,.
Mình chép đè: explorer.exe, logonui.exe thì có hỏi xác nhận, nhưng userinit.exe thì không. Nên mình suy ra nó chỉ xóa userinit.exe. Bạn thử xóa xem có bị hiện tượng vậy không. Rất mong bạn giúp đỡ các key trong registry đã bị edit.
Rất cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn, mình đã giải quyết xong. Cuối cùng thì thấy con này có thêm một cái đểu nữa là: nó không sửa gì trong registry cả, khi kích hoạt từ USB thì nó khởi động lại máy và cùng lúc đó xóa luôn file USERINIT.EXE.
Có điều lạ là nó được lây từ máy khác, nhưng máy của mình thì không có hiện tượng lây lan khi mình cắm USB vào. Có thể nó chạy ngẫu nhiên, trường hợp máy mình là nó phá không cho vào windows. Đểu thật.

@w4s.info: Bạn đã thử chưa mà phát biểu chắc như vậy? Mình tận mắt chứng kiến và file ghost mình để hẳn bên ổ cứng khác chứ không hề đặt trong C:\ vì mình đã FORMAT trước khi ghost, vì vậy cũng không thể có chuyện ghost rồi mà quên chưa restart. Kết quả cuối cùng là mình phải chuyển dữ liệu và nâng C:\ lên 30GB, ghost ngon lành cành đào.
Máy của mình có 2 ổ đĩa cứng. Đĩa cài Windows có 3 phân vùng (C, D, E). Do /hvaonline/posts/list/27488.html nên phải ghost lại.
Lúc bị virus vẫn boot vào được. Do file ghost cho phân vùng lớn (14GB), dung lượng trống còn ít nên không ghost được, mình phải chuyển dữ liệu và tăng dung lượng cho C:\ từ 15GB lên 30GB.
Ghost ngon, nhưng khi khởi động thì nó cứ dò tìm rồi hiện thông báo đòi bỏ đĩa khởi động vào.
Tên phân vùng sau khi ghost từ C:\ thành H:\ (đang gắn 2 đĩa cứng). Sau đó mình rút bớt 1 đĩa cứng ra nhưng vẫn không giải quyết được.

Không biết có phải do sai tên phân vùng, windows nó còn lưu gì đó trong registry.

File boot.ini nguyên thủy trong file ghost:
Code:
[boot loader]
timeout=5
default=multi(0)disk(0)rdisk(0)partition(1)\WINDOWS
[operating systems]
multi(0)disk(0)rdisk(0)partition(1)\WINDOWS="Microsoft Windows XP Professional" /noexecute=optin /fastdetect


Mình có sửa để không hiện logo windows khi khởi động, không biết file ntldr có ảnh hưởng gì không.
Có cách nào đổi tên phân vùng mà không cần vào windows?

Rất mong được giúp đỡ.

Mình đang sử dụng SATA (cài windows) và ATA. Các phân vùng đều không active, phân vùng cài windows được đặt là primary.


nikata wrote:
Chào bạn,

Mình cũng đã từng gặp tình trạng như bạn , nhưng ko biết co giống bạn 100% hay không.Mình loay hoay một hồi rồi mới phát hiện là máy đã bị lỗi profiles, nguyên nhân là có quá nhiều user sử dụng chung một máy, mình đã thử xóa bớt profiles thì nó ko bị tình trạng đó nữa nhưng sau một hoặc hai tuần sữ dụng tiếp thì nó tiếp tục bị lại.Lời khuyên cho bạn là sau khi xóa bớt một số profiles ko quan trọng va log on vào được bên trong thì hãy back up toàn bộ dữ liệu quan trọng lại sau đó reinstall lại máy thì sẽ okay ngay.Chúc bạn may mắn !

Yoko
 


Chắc chắn bị virus đó bạn, máy mình chỉ có 1 user là Administrator nhưng vẫn bị hiện tượng đó.
2 links bạn cung cấp rất hữu ích, rất cảm ơn bạn.

Tuy nhiên, hiện tại mình đang gấp vấn đề khó với ghost.
Hôm qua lúc phát hiện có virus và không login được, mình đã dùng đĩa miniPE để ghost lại.

Trước khi ghost, tổng dung lượng của C:\ là: 14GB, còn trống chỉ khoảng: 300-600MB
Ghost ra khoảng: 5-6GB

Mình định restore ghost để làm theo các hướng dẫn sửa chữa nhưng không ghost được. Khi Partition from Image thì không chọn được C:\ (01 - màu xám). Phân vùng khác 15GB cũng không chọn được. Mình chắc chắn thằng ghost không restore được vì dung lượng còn trống quá ít vì mình thử file ghost nhỏ hơn đều được.

Các bạn có hướng nào giải quyết không? Mong được giúp đỡ.
Đính chính: Win mình dùng là: Build 2600.xpsp_sp2_qfe.070227-2300 (Service Pack 2)

@vunhutien: Mình đen quá, bao nhiêu công việc còn chất đống chưa kịp backup thì có người phá hoại.
Chỉ một phút lơ là, máy bị người không có nhiều kiến thức tin học đã làm máy mình bị nhiễm virus. Bình thường thì mình tắt Kaspersky, vậy là bị dính. Truy tìm trong USB thì thấy file forever.exe.

Hiện tượng: Nhấn đúp mở USB thì máy bị ngắt và bị khởi động lại.
Sau khi khởi động xong, mình đã quét rootkit bằng Kaspersky (mới update) nhưng chỉ phát hiện ra nó trong USB, hệ thống không tìm thấy gì cả. Folder Options cũng không có gì thay đổi, lúc trước mình đặt hiện file ẩn, nhưng khi bị nhiễm virus cũng không thấy có gì thay đổi. Đây là một chỗ đểu, cái đểu thứ hai là khi khởi động lên, đăng nhập thì bị logoff ngay lập tức, vào safemode cũng giống hệt.

Không vào được win, không làm gì được luôn.
Mình cần backup một vài khóa trong registry, nếu không vào win được thì phải dùng cách nào? Rất mong giúp đỡ tìm giải pháp.
Cài lại thì tất nhiên là registry bị mất hết, nếu chép đè file thì chắc là gây lỗi HĐH.
Không biết còn này nó phá file nào của win mà khiến bị logoff liên tục khi mới vừa đăng nhập.
Mình chưa backup lại Firefox, nếu có cách nào sửa mà không cài lại win thì hay quá. Win mình đang dùng là Build 2600.xpsp_sp2_qfe.070227-2300 (Service Pack 2)

Video hiện tượng logoff: http://www.mediafire.com/?xd2ysbczsjg
Mẫu virus: http://www.mediafire.com/?inwb9nj2gbg

Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người.
Cảm ơn bạn. Mình cứ nghĩ là nó giống với bittorrent thông qua tracker.
Mình đang sử dụng TeamViewer để thao tác máy từ xa. Không biết lý do vì sao mà TV đã chiếm luôn cổng 80, cổng này lại sử dụng cho http. Mình đành phải hy sinh http server.
Nếu việt HĐH chạy trên tivi thì sẽ có người dùng.
 

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|