banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: Xuan Hy  XML
Profile for Xuan Hy Messages posted by Xuan Hy [ number of posts not being displayed on this page: 9 ]
 
Nhớ lại một câu nói "Thật khó có thể giải thích cho người chưa bao giờ ăn đường là đường ngọt như thế nào"

Bạn cần một con đường, bạn cân một sự lựa chọn? Điều đó không quá khó khăn, năm nay bạn chỉ mới 19 - 20 tuổi, còn quá trẻ để bạn nghĩ rằng nếu không tìm được việc trong ngày mai thì bạn sẽ chết đói hay là bị đuổi ra khỏi nhà. Vì vậy, bạn có thể dùng sức trẻ vào việc lựa chọn đó. Giống ý nghĩa câu nói trên, bạn sẽ không thể nào tìm ra được con đường nào thích hợp cho mình nếu bạn không bao giờ thử đi vài bước trên con đường đó.

Ở tuổi của bạn có lẽ là khoảng thời gian tốt nhất cho con người khi muốn tìm hiểu về cuộc sống xunh quanh mình. Những gì bạn nghĩ về những con đường chỉ là những suy nghĩa của bạn thôi, bạn chưa kiểm chứng hoặc thậm chí không biết kiểm chứng cho những gì mình nghĩ. Chính điều đó làm cho bạn rối lên trong việc chọn lựa nghề nghiệp sau này cho mình.

Giờ thì tắc máy tính và dừng suy nghĩ lại, thay vào đó là kiếm một cái gì đó uống vào cho tỉnh người, và ngày mai khi thức dạy hãy xem đó là ngày đầu tiên bạn được sống và cuộc sống chính thức của bạn bắt đầu từ hôm ấy, và lúc đó bạn tay trắng. Rất nhiều người đã khởi nghiệp như thế, sao bạn không thử?


Chúc bạn tìm ra được con đường thích hợp cho mình.

- xh -
Vài chú nên bớt nhảm cho diễn đàn sạch rác để các mod còn tham gia thảo luận thay vì đi . . . dọn đống hổ lốn đó.

Chúng ta quay lại chủ đề một chút.

Cái này muốn chỉ rõ ra sự khác biệt thì nên đọc lại các vụ cãi vã được gọi là kinh điển trên mailing list của các bậc tiền bối thì hiểu. 


Em nghĩ những vụ "cãi vã được gọi là kinh điển" này chắc hẳn phải có rất nhiều thứ đáng học hỏi, nên anh có thể cho em một vài link để tham khảo được không ạ. Em đã tìm rồi, nhưng tiếc là không có kết quả gì cả. Thank anh nha

- xh -
Các kiểu Unix

Có một số phiên bản khác nhau của Unix, tuy vậy chúng có nhiều điểm chung được chia sẻ với nhau. Những sự khác nhau phổ biến nhất đối với Unix là Solaris, GNU/Linux và MacOS X.
 


http://viisoft.com/vs/tintuc_703_Huong_dan_ve_Unix.aspx

Theo kết quả tìm kím trên của em thì Linux, Solaris và MacOS X là những phiên bản của UNIX. Vậy chúng cùng có cha là UNIX.

Em nói vậy đúng không mấy anh smilie

@anh Quân: Em đang xem mấy cái link anh gởi, toàn tiếng Anh nên sẽ mất thời gian xíu smilie

- xh -
Lâu nay làm quen với khái niệm về "hệ điều hành mã nguồn mở", UNIX, Linux nhưng em cũng chỉ biết sơ về khái niệm của chúng qua wiki và trong sách. Hôm nay, em muốn tìm hiểu thêm và những cái tên ấy, thì em lại bị dừng lại ở câu hỏi "*nix, UNIX và Linux giống và khác nhau ở chỗ nào. Hay là chúng là một"

Theo những gì em đang biết về *nix, UNIX và Linux thì *nix là từ dùng để chỉ chung các hệ điều hành mã nguồn mỡ. UNIX là một hệ điều hành mã nguồn mở phát triển từ phòng thí nghiệm Bell của hãng AT&T từ những năm 1970, còn Linux là một nhánh của UNIX được Linus Torvalds phát triển dựa trên UNIX và có chỉnh sửa lại vài chỗ.(cụ thể là chỗ nào thì em hông biết)

Không biết em có hiểu đúng không, mong mấy anh giải thích giúp em về 3 khái niệm đó.

Cám ơn các anh

- xh -
Cám ơn mọi người, giờ thì không chỉ giải quyết được câu hỏi mà còn có thêm nhiều kiến thức rất hữu ích. Mong là sau này sẽ có nhiều hơn những cuộc trao đổi thú vị như thế này. smilie

- xh -
Cho xin cái link chính xác tới nơi con shell đang nằm, Hy sẽ làm phần việc còn lại giúp cho smilie

- xh -
Có lần nghe anh Phước tâm sự, anh ấy cũng muốn lên SG để làm việc vì điều kiện làm việc trên đó tốt hơn, mà tiếc là điều kiện hiện tại của anh ấy không cho phép và còn quá nhiều thứ để lo nghĩ nên anh ấy không tính tới việc sẽ lên SG làm, hoặc ít nhất là trong vài năm nữa không có ý định lên SG. smilie

- xh -
Vậy ra là còn có khái niệm "cơ bản của từng level" smilie

- xh -
Theo những gì mình biết thì cái bài này nó ghi là tập 2 nhưng không phải đây là bài tiết theo trong loạt bài dịch về CCNA, mà là bài tái bản lần 2. Trong bài này bao gồm cả bài một nữa. smilie

PM: Mình đang tím quyển CCNP tiếng Việt xem cho sướng, khỏi dịch, mà tiếc là không tìm ra được. Trong này bạn nào có thì up lên cho mình giúp nha, thank trước.
- xh -
Mình vẫn thấy trong những gì chú conmale nói hình như chưa thực đúng lắm. Vì tuy là level có thể khác nhau, nhưng mà cái nào cơ bản thì vẫn là cơ bản thôi. Còn trường hợp Level cao không nên nói cái này là cơ bản hay cái kia là cơ bản, mà nên bảo là cái này "dễ" cái kia "dễ".

Theo ý mình thì cơ bản là một cái nhìn tổng quan, khái quát tính chất của một cái gì đó hay là một việc gì đó. Còn dễ thì tùy vào level mà có từng mức dễ để nói, dễ chỉ là tương đối, còn "cơ bản" là tuyệt đối.

- xh -
Ý cháu nói ở trong câu kia là trường hợp cùng chuyên ngành đó chú, chứ không phải là các ngành khác nhau. Vả lại, cháu thấy là khoa bảng là một cách đánh giá chung nhất, khách quang nhất và dễ cho chúng ta thấy nhất về trình độ của một người (tuy không thật chính xác) nên mới lấy cái khoa bảng ra đem so với kiến thức. smilie

- xh -
Hì, từ hôm post bài cuối tới giờ, mình đã thử nhiều cách để tìm ra cái định nghĩa chính xác nhất cho câu hỏi "kiến thức cơ bản là gì?". Và mình đã tìm ra một các khái quát nhất về cái gọi là kiến thức cơ bản. Mình đã phân lại như sau:

Kiến thức cơ bản là những thông tin, dữ liệu và tri thức cần thiết để trả lời cho câu hỏi "what ? - là cái gì ?".
Kiến thức vững chắc là những thông tin, dữ liệu và tri thức cần thiết để trả lời cho câu hỏi "how ? - như thế nào ?"
Và cuối cùng, kiến thức thực sự chuyên sâu là lượng thông tin, dữ liệu và tri thức cần thiết để trả lời cho câu hỏi "why ? - vì sao ?"

Các bạn hãy cho mình biết ý kiến về những nhận định trên của mình smilie

- xh -

Edit
Cũng vì lẽ này mà khi RAM dùng càng nhiều thì swap space cũng lớn theo. 


Em nghĩ phải ngược lại mới phải chứ nhỉ, là khi RAM càng nhiều thì swap không cần nhiều, vì không cần không gian chứa dữ liệu, chỉ mỗi RAM thôi là đủ chứa cả rồi smilie

- xh -

anh Phước wrote:
Trên môi trường desktop (cho người dùng Linux cá nhân) có thể dùng swap hoặc không dùng swap cũng chẳng sao vì thời gian hoạt động trên môi trường này của người dùng cá nhân rất ít .  


Em nghĩ thời gian hoạt động thì không liên quan gì tới swap cả, vì swap theo những gì em được biết thì nó là nơi lưu trữ những thông tin (sẽ xữ lí hoặc đang xữ lí) tạm thời. Có lẽ anh Phước đang có chút nhầm giữa thời gian và lượng thông tin xử lí ? smilie

- xh -
Em có một câu hỏi nhỏ muốn thỉnh giáo ý kiến các anh, đó là câu hỏi nêu ra ở tiêu đề của topic. Em xin ghi lại câu hỏi là: Liệu có cần tới phân vùng swap khi dùng linux không, và nếu cần thì nó có liên quan gì với RAM không, ví dụ như nếu có thì tỉ lệ hai cái đó là bao nhiêu?

Cảm ơn các anh đã xem qua topic.

- xh -

conmale wrote:
Tôi có ý định tạo một loạt chủ đề thuộc về kỹ năng xác định sự cố (hoặc trở ngại) để anh chị em tham gia. Những kỹ năng này rất cần thiết trong mọi tình huống cần giải quyết một cách có hệ thống và hiệu quả.

Vấn đề thứ nhất: khi có sự cố xảy ra, thông thường bạn thực hiện những tiến trình gì để giải quyết sự cố. Xin nhấn mạnh từ tiến trình bởi vì đây là từ khóa cốt lõi của chủ đề này.

Ví dụ, một ngày đẹp trời nọ, bạn không thể khởi động máy được nữa. Bạn làm gì để giải quyết sự cố này?

Mời anh chị em tham gia.

PS: vui lòng tham gia nghiêm túc và tránh tán gẫu trong chủ đề này. Cám ơn. 


Em xem topic này cũng khá là lâu rồi, mà chưa đưa ra ý kiến gì, hôm nay vào bon chen chút cho vui tí.

Để giải quyết sự cố như anh conmale nói ở trên và những sự cố dạng này nói chung, em thường làm theo các tiến trình sau:

1- Phải bình tĩnh, xác định rõ những gì mình đang đối mặt, đó là mình đang gặp một sự cố và mình cần giải quyết nó và cần tới nhiều thứ để giải quyết như là sự khéo léo, kinh nghiệm, một đầu óc thật minh mẫn và quan trọng hơn cả là cần có thời gian.

2- Bắt tay vào thu thập những thông tin cụ thể nhất về sự cố đó như là những thông báo trên màng hình, những sự thay đổi trong hệ thống, những mùi lạ phát ra, . . .

3- Xử lí số thông tin kiếm được ở trên bằng cách test từng bộ phận, dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để kiểm tra từng cái một. Và quan trọng là phải tỉ mỉ, càng kĩ càng tốt dù là chi tiết nhỏ nhất.

4- Nếu xác định rõ nguyên nhân gây ra sự cố là gì thì ngay lập tức bắt tay và tiến hành fix ngay. Dùng kinh nghiệm để fix là chủ yếu.

5- Nếu xử lí xong số thông tin thu thập trên mà vẫn không tìm ra nguyên nhân gây ra sự cố, lập túc nghĩ ngay tới những nguyên nhân mà mình chưa gặp bao giờ và liên hệ với những kiến thức mình đang có để có để tìm ra nguyên nhân.

6- Vẫn tìm không ra nguyên nhân, vậy thì hãy lập tức dừng lại ngay những gì mình đang làm để đi tìm một sự trợ giúp khác thực sự có ý nghĩa. Đừng cố gắn làm điều gì đó có thể nguy hại tới máy.

- xh -
Bus và dung lượng RAM là hai thứ khác nhau hoàn toàn, Bus quyết định tốc độ dữ liệu đực truy xuất trên RAM, còn dung lượng RAM là lượng thông tin tối đa mà RAM có thể chứ trong cùng một thời gian.

- xh -
Hì, 4 cái mục tiêu của bạn có thể nói là hướng tới bốn mảng kiến thức có thể nói là khá rộng trong lĩnh vực IT. Nếu bạn thực sự chỉ muốn thực hiện như vậy thì không khó cho lắm, bạn có thể tìm những ebook trên mạng về đọc thêm. Và làm theo những gì trong đó.

Còn nếu bạn muốn học chuyên sâu cả 4 cái đó thì mình nghĩ là bạn không thể, trừ khi bạn là siêu nhân. Chỉ riêng "bảo mật" là người ta phải tốn cả đời để học rồi, còn cracking thì cũng có những thay đổi liên tục, kiến thức cũng khá nhiều, không phải là chuyện đơn giản, và 2 mảng còn lại cũng tương tự nó rất là rộng.

- xh -
Nghề nghiệp không chọn lựa con người, mà chỉ có con người chọn lựa nghề nghiệp thôi. Vì vậy, nghề lập trình viên cũng không có ngoại lệ, ai cũng có thể trở thành lập trình viên, chỉ có điều là người đó có thực sự yêu nghề không.

- xh -
Khi đã học và đã xác định rõ mục đích là học thì không có cái nào là khó cả, chỉ có những người không chịu học mà chỉ đứng nhìn kiến thức, không muốn biến nó thành của mình thì mới thấy khó.

Còn khi nói về cơ bản, thì thường mọi người thay vì nghĩ tới những cái đơn giản nhất, nền móng nhất, thì họ lại liên hệ tới bàn thân và nghĩ tới những cái họ cho là nó dễ và nghĩ đó là cơ bản đối với người khác, đó là một điều sai hoàn toàn. Vì họ ở một tầm cao khác nên có thể nói là cái dễ của họ là cái khó của ta.

Lấy ví dụ đơn đơn giản, khi học tới học vị tiến sĩ, cử nhân thì thấy cái nào cũng dễ, nhưng mà những cái dễ đó lại quá khó với người bình thường nên cái mà "dễ" đó không được coi là kiến thức cơ bản, mà chỉ được gọi chung là kiến thức thôi.

- xh -
Hầu hết khi nói tới "cơ bản", mọi người thường nhầm với "dễ".

- xh -
 
Go to Page:  Page 2 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|