banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Forum Index Thảo luận các loại thiết bị máy tính Khai thác mạng không dây  XML
  [Question]   Khai thác mạng không dây 30/06/2006 06:39:00 (+0700) | #1 | 2315
BigballVN
Elite Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 12/06/2005 07:25:21
Messages: 610
Offline
[Profile] [PM]
Wi-Fi không còn là đặc quyền của MTXT. Nhiều thiết bị ngoại vi hỗ trợ Wi-Fi cho phép gửi nhạc, phim, ảnh và cả gọi điện thoại từ bất cứ vị trí nào trong nhà mà không cần dây cáp. Rồi chúng ta sẽ thấy thêm nhiều sản phẩm thực hiện nhiều việc nhờ tích hợp Wi-Fi.
Dĩ nhiên, cũng có những sản phẩm được quảng cáo hơi quá sự thật. PC World Mỹ đã thử nghiệm 12 sản phẩm không dây mới nhất thuộc nhiều chủng loại để đánh giá sản phẩm nào hỗ trợ Wi-Fi tốt và sản phẩm nào cần được cải tiến.

Giai điệu "du hành"

Hiện tại, các thiết bị nghe nhạc tích hợp sẵn Wi-Fi cho phép bạn truy cập toàn bộ thư viện nhạc của mình từ bất cứ vị trí nào trong nhà. Bạn có thể nối các thiết bị này ra loa hay nối cáp vào dàn âm thanh để thưởng thức. Với các thiết bị này, bạn còn có thể nghe đài qua Internet mà không cần máy tính. Bạn cũng có thể thiết lập nhiều thiết bị cùng truy cập đến các bài hát lưu trên máy tính.

Chúng ta hãy điểm qua ba thiết bị nghe nhạc: MediaLounge DSM-120 của D-Link (find.pcworld.com/51936), SoundBridge M1000 của Roku (find.pcworld.com/51934) và Squeezebox version 3 của Slim Devices. SoundBridge và Squeezebox có giao diện đẹp, chất lượng âm thanh tuyệt vời và nhiều tính năng. Mặc dù Squeezebox được xếp đứng đầu vì có nhiều tính năng, nhưng SoundBridge và MediaLounge cũng có điểm nổi bật là hỗ trợ DRM (Digital Rights Management), một yêu cầu bắt buộc để chơi được các tập tin của Napster và Rhapsody.


D-Link DSM-120, giá 210 USD, mang phong cách thời trang, có cả ngõ ra chuẩn tương tự (analog) và ngõ cáp quang số cho chất lượng âm thanh cao hơn nếu bạn có dàn âm thanh có ngõ vào tương ứng. DSM-120 hỗ trợ hầu hết các định dạng nhạc không được bảo vệ. DSM-120 không hỗ trợ định dạng AAC của iTunes nhưng hỗ trợ Windows DRM-10 và định dạng được bảo vệ của Napster và Rhapsody thông qua Windows Media Connect (tải ở find.pcworld.com/51622 để cài đặt cho Windows XP SP2).

Cạnh trên của DSM-120 có một cổng USB để bạn nghe được các bản nhạc lưu trữ trong ổ đĩa flash và bạn còn có thể lắp ổ đĩa cứng 2,5" (loại dành cho MTXT). DSM-120 còn có chức năng đồng hồ báo thức chơi nhạc báo hiệu từ ổ đĩa đã lắp (không phải ổ đĩa flash).

Nhưng DSM-120 vẫn có vài vấn đề khiến bạn không được thoải mái. Phần mềm đi kèm giúp cài đặt folder quản lý nhạc và danh sách nhạc chưa được thân thiện và các nút bấm để chọn bài hay các thông tin của bộ điều khiển từ xa khó sử dụng. Ngoài ra, bạn chỉ có thể nghe được đài Live365 trên Internet.

Roku SoundBridge M1000, giá 200 USD, có vẻ ngoài bóng bẩy, màn hình huỳnh quang sáng và lớn. M1000 có các ngõ ra quang số và cáp đồng trục; hỗ trợ các định dạng Windows DRM, iTunes và AAC không được bảo vệ.

Một điểm rất thú vị là để sử dụng SoundBridge bạn chẳng cần phải cài đặt phần mềm. Thay vào đó bạn sử dụng Windows Media Connect; hay một trong các phần mềm nghe nhạc phổ biến như iTunes, Musicmatch, Napster, Rhapsody ở chế độ chia sẻ nhạc; hoặc sử dụng phần mềm có mã nguồn mở SlimServer rất tuyệt vời của chính đối thủ cạnh tranh của Roku (Slim Devices), hỗ trợ định dạng FLAC và OGG Vorbis.

Bạn sẽ thích cách hiển thị của SoundBridge, giao diện nghe đài từ Internet tuyệt vời và hỗ trợ nhiều đài, kể cả Rhapsody.

Lúc bạn đọc bài viết này, Roku đang có kế hoạch tung ra SoundBridge R1000, giá dự kiến 399USD, hỗ trợ thêm chức năng đồng hồ báo thức và cài đặt sẵn 18 kênh đài từ Internet.

Squeezebox của Slim Devices, giá 300 USD, là sự lựa chọn tối ưu. Thiết bị thanh mảnh sử dụng chuẩn Wi-Fi 802.11g (SoundBridge sử dụng 802.11b) và là thiết bị duy nhất trong 3 thiết bị có hỗ trợ chế độ mã hóa WPA, an toàn hơn mã hóa WEP. Hơn thế nữa, Squeezebox có cả đồng hồ hẹn giờ và jack tai nghe. Thật là tiện lợi khi chỉ mất có vài phút để khởi nhịp cho Squeezebox bằng thiết bị điều khiển từ xa. Cài đặt phần mềm SlimServer cũng đơn giản.

SlimServer có thể chơi được nhiều định dạng nhạc số, bao gồm cả định dạng AAC nhưng không hỗ trợ DRM. Squeezebox còn hỗ trợ thêm Live365, Radio và nghe đài trực tuyến từ Internet với Shoutcast. Theo thông tin từ nhà sản xuất, sắp tới thiết bị này sẽ hỗ trợ cả Rhapsody. Một ưu điểm nữa là bạn có thể đọc tin tức RSS bằng Squeezebox mà không cần đến máy tính.

Hãy trả tự do cho...phim, ảnh

Nếu nghe nhạc thôi chưa đáp ứng nhu cầu của bạn thì đã có những thiết bị có thể xem phim và duyệt hình ảnh. Những thiết bị này to cỡ các đầu máy video, có thể kết nối tivi để xem các hình ảnh tĩnh và phim lưu trên máy tính mà chẳng cần cáp nối. Những thiết bị này còn có thể đọc đĩa DVD nên bạn có thể sử dụng thay thế cho đầu DVD trong dàn giải trí gia đình.

LinkTheater PC-P3LWG/DVD (find.pcworld.com/51938) của Buffalo có giá 275USD còn DSM-320RD MediaLounge của D-Link (find.pcworld.com/51940) giá 300USD, rẻ hơn so với một bộ Windows Media Center có trang bị Wi-Fi, nhưng giao diện của hai thiết bị này hạn chế và không đồng bộ. LinkTheater PC-P3LWG/DVD nổi trội nhờ có ngõ ra HD - High Definition (cả 720p và 1080i), điều khiển từ xa và giao diện đẹp.


Cả hai thiết bị đều có đầy đủ các ngõ ra thông dụng như S-video, composite, component video và âm thanh quang số. Chức năng nghe nhạc hay xem phim chạy rất mượt với mạng không dây chuẩn 802.11g. Cả hai cùng hỗ trợ Windows Media Connect và chuẩn AV UPnP (Universal Plug and Play), cho phép bạn xem phim lưu trên các ổ đĩa mạng (xem phần "Tăng không gian bộ nhớ ").

D-Link DSM-320RD. Được cải tiến từ thiết bị DSM-120 chỉ nghe được nhạc, DSM-320RD có chất lượng âm thanh tuyệt vời và hỗ trợ nhiều định dạng bao gồm Live365 và Radio@AOL. Thiết bị còn có đầu đọc thẻ 5 trong 1. Nhưng chất lượng xem phim và duyệt hình thì không tốt, nguyên nhân chính do hạn chế của tivi so với màn hình máy tính. Trừ phi bạn có HDTV và đầu giải mã tín hiệu HD (HD-capable streamer) như Buffalo, còn không độ phân giải của các bức ảnh số sẽ bị giảm còn 720x480 và các góc hình có thể bị cắt mất. Các hình ảnh được sắp xếp theo thư mục giúp cho việc chọn lựa hình để duyệt đơn giản. Ngoài ra, bạn có thể vừa duyệt hình tự động vừa nghe nhạc.

Khi xem phim bằng thiết bị này, bạn không gặp vấn đề về độ phân giải như khi duyệt hình. Hầu như các chuẩn định dạng video có thể xem bằng máy tính đều có tỷ lệ và độ phân giải phù hợp với tivi và chất lượng giống như trên màn hình máy tính. Hạn chế chính của thiết bị này là không có ngõ ra HD. (D-Link còn có loại DSM-520 giá 250USD, hỗ trợ HD và giao tiếp HDMI nhưng không tích hợp tính năng xem DVD và đầu đọc thẻ). Cũng như DSM-120, bạn sẽ không hài lòng với bộ điều khiển từ xa vì phím nhỏ và quá nhạy.

Buffalo LinkTheater. Thiết bị này được đánh giá cao vì chất lượng âm thanh tuyệt vời và khả năng hiển thị các hình ảnh nghệ thuật nhúng trong tập tin MP3. Phần xem phim, thiết bị này hỗ trợ định dạng DivX rất phổ biến. Cuối cùng, nhờ hỗ trợ HD nên nếu dùng với HDTV thì chất lượng hình ảnh và phim đẹp hơn nhiều so với DSM-320RD. Tuy nhiên, có chút thất vọng vì thiết bị thiếu giao tiếp HDMI hay DVI. Ngoài ra, LinkTheater không có hỗ trợ mã hóa WPA, trong khi DSM-320RD thì lại có.

Slingbox và TiVoToGo. Hai sản phẩm của Buffalo và D-Link vừa giới thiệu trên cho phép bạn xem phim, ảnh lưu trữ trong máy tính bằng tivi, nếu muốn xem các chương trình tivi trên máy tính thì bạn cần Slingbox của Sling Media hoặc TiVoToGo của Tivo. Khi đã có Serie 2 Tivo, muốn xem chương trình tivi trên bất kỳ máy tính nào, bạn cần lắp thêm adapter 802.11g giao tiếp USB, rồi dùng các tính năng TiVoToGo của phần mềm TiVo Desktop miễn phí. Bạn cũng có thể lưu những chương trình đó ra DVD hay MTXT để xem lại khi đang ở ngoài đường.

Slingbox, giá 250USD, còn làm được nhiều việc hơn TiVoToGo. Bạn có thể xem video phát từ đủ các loại - truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, đầu DVD, VCR, và TiVo hay các máy quay video số - trực tiếp trên máy tính. Điều đáng nói là máy tính có thể được đặt ở bất cứ nơi nào miễn có kết nối Internet, chẳng hạn trong một phòng khách sạn ở tận Bangkok. Để "hô biến" Slingbox thành "không dây", bạn cần phải lắp cầu nối Wi-Fi 802.11g vào Slingbox (xem "Giải phóng Game thủ, máy in"). Chất lượng hình ảnh không được như khi bạn xem trực tiếp tivi nhưng bạn có thể vừa xem chương trình trực tiếp vừa ghi lại video bất kể nơi đâu.


HỒI SINH MẠNG KHÔNG DÂY

Các "điểm chết" (dead spot – nơi hoàn toàn không có tín hiệu Wi-Fi) trong mạng Wi-Fi đã đủ khiến bạn khó chịu khi gửi/nhận e-mail bằng MTXT, huống chi là những lúc đang gọi điện thoại Wi-Fi hay đang thưởng thức phim, nhạc. Để tăng cường độ tín hiệu đôi khi bạn chỉ cần đặt lại router ở vị trí trung tâm, tránh những vật cản như tường, bê tông, kim loại và nước. Lắp router trên tường cao cũng là một cách để cải thiện tốc độ.
Nếu chuẩn bị mua thiết bị mới thì bạn nên tìm thiết bị Wi-Fi thế hệ mới có tín hiệu mạnh hơn, tốc độ cao hơn với giá tương đối thấp mà lại vừa phủ sóng toàn bộ nhà (http://find.pcworld.com/51620).
Xem thêm các bài viết "Mở rộng mạng Wi-Fi" (TGVT A 04/2005 trang 12), "Hướng dẫn căn bản: mạng không dây" (TGVT A 11/2004 trang 84), "Mạng không dây: Nhanh hơn! Xa hơn!" (TGVT A 08/2005 trang 98).

Điện thoại VoIP, cắt dây chuông vẫn reo

Nếu muốn tiết kiệm chi phí điện thoại quốc tế hay liên tỉnh với điện thoại VoIP (khoảng 15-30USD mỗi tháng để gọi thoải mái trong phạm vi nước Mỹ), có lẽ bạn sẽ thích sử dụng thiết bị thu phát cầm tay không dây. Vì Wi-Fi đã phổ biến khắp nơi nên bạn có thể mang điện thoại Wi-Fi trong những chuyến vòng quanh châu Âu và gọi về Mỹ mà chẳng phải trả thêm tiền phí điện thoại hàng tháng (LTS: dĩ nhiên, bạn vẫn phải trả tiền truy cập Internet Wi-Fi nơi bạn sử dụng, trừ phi nơi đó cung cấp Internet Wi-Fi miễn phí). Người khác (ở Mỹ) cũng có thể gọi cho bạn theo số thông thường của bạn với giá của một cuộc gọi nội hạt.

Dĩ nhiên, còn lâu Wi-Fi mới có thể phủ sóng toàn cầu như sóng điện thoại di động và thế hệ đầu tiên của điện thoại Wi-Fi vẫn chưa cho phép đăng nhập hầu hết các "hotspot" công cộng. Tuy nhiên, nếu mua thêm một router Wi-Fi thì bạn có thể dùng được điện thoại Wi-Fi (và cả MTXT có hỗ trợ Wi-Fi) thông qua kết nối băng rộng được trang bị ở các khách sạn.

Bạn nên thường xuyên "ghé mắt" đến các kiểu điện thoại mới có thêm nhiều chức năng cải tiến, chẳng hạn loại điện thoại "lai" của UTStarcom sắp tung ra có thể gọi và nghe trên cả mạng Wi-Fi lẫn mạng điện thoại di động. Tuy nhiên, thiết bị này không thể chuyển tiếp cuộc gọi giữa 2 mạng (find.pcworld.com/51612).



UTStarcom F1000. Ở Mỹ, mua điện thoại của nhà cung cấp dịch vụ VoIP sẽ rẻ và dễ dàng hơn, nhưng lại bị ràng buộc với nhà cung cấp dịch vụ. F1000 do Vonage cung cấp, được bán với giá 80 USD. (Bạn cũng có thể mua F1000 thông qua BroadVoice và VoIPTalk). Bạn chỉ mất vài phút để đăng ký thiết lập là có thể dùng được. Mặc dù thiết bị này bị rớt mạng trong lần gọi đầu tiên nhưng sau đó thì hoạt động hoàn toàn tốt trong suốt quá trình thử nghiệm. Chất lượng thoại ngang bằng với điện thoại di động hay điện thoại không dây.

ZyXel Prestige P2000W. So với F1000, cài đặt Prestige P2000W khó hơn vì nó không bị ràng buộc với một nhà cung cấp dịch vụ VoIP nào. Thời gian kết nối cuộc gọi cũng lâu hơn so với F1000 và nó phát ra 3 tiếng "ding" hơi khó chịu trước khi điện thoại ở đầu kia bắt đầu đổ chuông. Không như UTStarcom, ZyXEL không hỗ trợ mã hóa WPA và quá lớn nên không bỏ vừa vào túi áo.


ĐẦU TƯ Ổ CỨNG MẠNG LÀ QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN



Dù mạng gia đình của bạn thuộc loại có dây hay không dây, lắp thêm ổ cứng mạng là một trong những đầu tư đúng đắn. Xét cho cùng, bạn cần dung lượng lớn cho nhạc, phim ảnh. NAS (Network Attached Storage: thiết bị lưu trữ lắp trực tiếp vào mạng) còn mang lại nhiều thuận lợi như tự động sao lưu dự phòng cho nhiều máy tính (cần có thêm phần mềm) và cấp cho mỗi người dùng một folder có mật khẩu truy cập riêng. Nếu ổ đĩa hỗ trợ khả năng UPnP thì các thiết bị như LinkTheater của Buffalo, MediaLounge của D-link và SoundBridge M1000 của Roku có thể chơi các file lưu trữ trong ổ đĩa mạng mà không cần phải thông qua máy tính (xem chi tiết ở find.pcworld.com/51616).
Thêm NAS vào hệ thống mạng khá đơn giản: Hầu hết ổ đĩa NAS có một cổng mạng (RJ-45) để nối trực tiếp vào cổng mạng trên router (hầu như tất cả router Wi-Fi có 4 cổng mạng RJ-45). Mặc dù có ổ đĩa NAS không dây, nhưng để đáp ứng được tốc độ truyền dữ liệu nhanh bạn nên dùng loại kết nối có dây.
Ổ đĩa NAS thích hợp cho nhu cầu gia đình và văn phòng nhỏ bao gồm dòng LinkStation của Buffalo, ổ đĩa Maxtor Shared Storage và Snap Appliance Snap Server.
Xem "Ổ đĩa mạng" (TGVT A 03/2005 trang 92), "Đĩa cứng mạng - Chủ động trên nền NDAS" (TGVT A 01/2006 trang 52). Trong số này, Test Lab cũng có thử nghiệm 2 ổ cứng mạng của Lacie và Maxtor, mục "Sản Phẩm Mới". Tham khảo thêm nhiều loại NAS khác ở find.pcworld.com/46468.
Tuy nhiên, có thể bạn không cần phải mua ổ đĩa NAS đặc biệt đâu. Chẳng hạn, nếu đã có sẵn ổ đĩa USB ngoài thì bạn chỉ cần chọn loại router Wi-Fi có cổng giao tiếp USB, như D-Link DI-6245 Wireless 108G USB Storage (find.pcworld.com/52010) hay Netgear WGT634U 108Mbps Wireless Storage Router (find.pcworld.com/52012). Hay nếu bạn không muốn thay router Wi-Fi thì Linksys Network Storge Link (find.pcworld.com/51958) có 2 cổng USB cho phép bạn lắp 2 hộp đĩa cứng có giao tiếp USB vào.
Xem thêm "Hộp đĩa cứng mạng - Repotec RP-NA200 kinh tế" (TGVT A , số 8/2005 trang 64), "Hộp ổ cứng - Asus WL-HDD2.5 không dây, đa năng" (TGVT A , số 1/2005 trang 52) và "Hộp ổ cứng mạng Netgear SC101" ở mục "Sản Phẩm Mới".


Chắp cánh cho hình ảnh


Điện thoại Internet hỗ trợ Wi-Fi của ZyXEL và UTStarcom cho phép gọi điện thoại VoIP qua kết nối mạng không dây

Tích hợp công nghệ Wi-Fi vào máy ảnh số còn tương đối mới mẻ nhưng đó là một ý tưởng xuất phát từ nhu cầu thực tế: bạn cần truyền hình ảnh từ máy ảnh số, sử dụng Wi-Fi bạn sẽ không phải lo lắng khi lỡ quên đem theo cáp USB hay đầu đọc thẻ nhớ. Thử tưởng tượng, sẽ có một ngày bạn có thể ghé vào bất cứ quán cà phê nào ở Matxcơva hay Tôkyô để gửi các ảnh vừa chụp mà chẳng cần MTXT.

Đáng tiếc, ước mơ này vẫn chưa hoàn toàn hiện thực. Hiện tại, khi chọn máy ảnh số, bạn nên quan tâm đến các tính năng chụp ảnh của máy ảnh số hơn là có hỗ trợ Wi-Fi hay không. Dù sao, hai sản phẩm sau đây cũng sẽ có các tính năng đáp ứng được phần nào sự mong đợi của những người hâm mộ Wi-Fi.

Kodak EasyShare-one (find.pcworld.com/50246) giá 500 USD, một giá hơi đắt nhưng vào thời điểm này nó là máy ảnh số duy nhất có khả năng truy cập Internet trực tiếp. Bạn có thể tải hình ảnh lên thẳng Gallery EasyShare của Kodak (www.kodakgallery.com) bằng chuẩn 802.11b, rồi gửi đường dẫn đến cho bạn bè bằng e-mail. Bạn còn có thể truyền hình ảnh đến máy tính thông qua mạng không dây.

Nhưng sử dụng EasyShare-one không thật đơn giản và còn nhiều hạn chế. Mặc dù có hỗ trợ chế độ mã hóa WEP và WPA nhưng máy ảnh này không thể kết nối vào các mạng Wi-Fi vì không hỗ trợ màn hình đăng nhập các "hotspot" (hầu hết "hotspot" công cộng đòi hỏi các thiết bị Wi-Fi muốn truy cập phải đăng nhập). Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, Kodak và T-Mobile đã bắt tay nhau đưa ra dịch vụ dành cho những khách hàng chỉ cần mỗi nhu cầu kết nối máy ảnh số vào "hotspot", trả phí 5USD mỗi tháng.

Webcam hỗ trợ Wi-Fi của các hãng D-Link, Linksys, Panasonic (từ trái sang phải) đáp ứng nhu cầu người dùng bình thường và chuyên nghiệp




Một khuyết điểm khác là, để truyền dữ liệu bằng Wi-Fi đến máy tính bạn phải sử dụng phần mềm EasyShare Gallery. Ngoài ra, bạn không thể gửi chính hình ảnh qua e-mail được mà chỉ là địa chỉ đường dẫn đến trang web Gallery (xem chi tiết hơn ở find.pcworld.com/51932).

Nikon Coolpix P2 (find.pcworld.com/51948) (giá tham khảo tại Việt Nam là 7.675.000 đồng). Nhìn chung, Coolpix P2 còn có nhiều hạn chế hơn cả EasyShare. Bạn có thể dùng Wi-Fi để truyền dữ liệu từ máy ảnh số đến máy tính và máy in; nó hỗ trợ chuẩn 802.11g nhanh hơn so với 802,11b (Kodak hỗ trợ chuẩn 802.11b), mã hóa WEP và WPA. Nhưng việc truyền dữ liệu qua Wi-Fi hơi phức tạp vì bạn phải thiết lập trên máy ảnh và cài đặt phần mềm chuyên dụng cho máy tính, còn sử dụng cáp USB thì dễ dàng hơn nhiều. Thiết bị này không hỗ trợ "hotspot", gửi e-mail và tải trực tiếp lên web.

Một tính năng khá hay của P2 là chế độ Wireless Live Transfer cho phép bạn lưu ảnh hay đoạn phim vừa quay trực tiếp vào máy tính mà không cần đến thẻ nhớ, tính năng này rất tiện dụng khi bạn chụp ảnh ở studio hay phòng lab. Nikon P1 8-Megapixel (giá tham khảo tại Việt Nam là 8.960.000 đồng) cũng có cùng tính năng Wi-Fi như P2 (TGVT A 01/2006, trang 76).


TĂNG TỐC



Khi xem phim trực tuyến mà mạng bị nghẽn thì tốc độ truyền dữ liệu thấp có thể làm cho phim bị giựt, thậm chí đứng hình; nghe nhạc hay gọi điện thọai VoIP cũng bị ảnh hưởng tương tự. Chính vì vậy công nghệ mạng QoS (Quality of Service – Chất lượng dịch vụ) ra đời, ưu tiên cho dữ liệu đa phương tiện. QoS dùng chuẩn 802.11e.
Hiện tại, Hiệp Hội Wi-Fi đưa ra một chuẩn chuyển tiếp (cũng là một phần của 802.11e) gọi là WMM (Wi-Fi multimedia). Nhiều router VoIP đã hỗ trợ công nghệ QoS. Nếu dự định mua router hay thiết bị Wi-Fi mới, bạn nên kiểm tra để bảo đảm chúng hỗ trợ WMM hoặc 802.11e QoS, hay chọn sản phẩm cho phép nâng cấp firmware. Lưu ý cả router và card Wi-Fi phải sử dụng cùng một công nghệ QoS.


Mật thám tàng hình Wi-Fi

Nhờ có Wi-Fi mà ngày càng có nhiều Internet camera được sử dụng như thiết bị giữ trẻ, máy quay phim an ninh, hoặc máy theo dõi quá trình phát triển của thực vật. Bạn có thể lắp Internet camera Wi-Fi ở mọi ngóc ngách trong nhà (hoặc cả ngoài trời) và theo dõi qua Internet. Giá của các Internet camera từ 130 USD đến 1000 USD.




Ba Internet camera được thử nghiệm là của D-Link , Linksys và Panasonic. Tất cả đều dùng chuẩn 802.11g, khi phát hiện có chuyển động thì bắt đầu ghi hình lại và/hoặc gửi e-mail cảnh báo. Tất cả đều có thể chụp hình hay quay phim liên tục hoặc theo thời gian biểu. Bảo là "không dây", nhưng thật sự các thiết bị vẫn phải "có dây" cung cấp nguồn điện mới hoạt động được.

Cả ba đều hỗ trợ tên miền động DDNS (xem "Đăng ký dịch vụ DNS miễn phí" - TGVT A 8/2003, trang 106), cho phép bạn truy cập "firmware" và xem hình qua Internet để theo dõi hoạt động của các thiết bị trong phòng hay để giữ trẻ. Nhưng để dùng được bạn cần phải thiết lập thêm cấu hình router cho phép truy cập camera từ Internet (không dễ với người dùng bình thường). Ngoài ra, bạn nên đổi mật khẩu truy cập sao cho người khác khó có thể đoán ra được (xem find.pcworld.com/51614).

Linksys WVC54GC (find.pcworld.com/51952) kích thước cỡ bàn tay, giá 125 USD (ở Mỹ), ghi hình ở độ phân giải cơ bản 320x240pixel, không có âm thanh. Phần mềm đi kèm được thiết kế đẹp, hiển thị nhiều máy quay trong cùng một cửa sổ và hỗ trợ mã hóa WPA. Bạn có thể dùng trình duyệt web để cài đặt các thông số, giống như khi cài đặt router vậy.

D-Link DCS-6620G (find.pcworld.com/51952) là camera dân dụng đắt tiền, khoảng 1000 USD (ở Mỹ). DCS-6620G hỗ trợ chế độ thoại song công, "zoom" quang 10X, hỗ trợ mã hóa WPA và có thể điều chỉnh ống kính xoay ngang và dọc từ xa. Chất lượng ghi hình của DSC-6620G hơn hẳn WVC54GC và BB-HCM371A. Phần mềm kèm theo có rất nhiều tính năng, hiển thị nhiều camera trong cùng một cửa sổ, nhưng xét về mức độ dễ dùng thì không bì được với phần mềm của Linksys. Tuy nhiên, nếu là người dùng yêu thích công nghệ, bạn sẽ hài lòng với sản phẩm này.

Panasonic BB-HCM371A (find.pcworld.com/51954) giá 775 USD (ở Mỹ) là Internet camera lắp ngoài trời, hỗ trợ thoại song công, điều khiển được ống kính xoay ngang và dọc từ xa nên thích hợp cho nhu cầu giám sát các cửa ra vào. Nhưng camera này không có tính năng zoom quang và cũng không hỗ trợ mã hóa WPA. Phần mềm đi kèm quá phức tạp, dường như được thiết kế dành cho các chuyên gia an ninh.

Các Internet camera hỗ trợ không dây đã được Test Lab của TGVT-PCWVN thử nghiệm: "Internet camera không dây ICA-100W của Planet" (TGVT A 8/2003, trang 44), "Internet Camera - Kiểm soát mọi thứ qua Internet" (TGVT A 9/2004, trang 74), "Internet Camera - Không chỉ giám sát từ xa" (TGVT A 1/2005, trang 59), "Internet camera - Giám sát mọi góc" (TGVT A 8/2005, trang 67), "Internet Camera - Anh em Wi-Fi nhà D-Link" (TGVT A 2/2006, trang 57).


GIẢI PHÓNG GAME THỦ, MÁY IN



Cả Nintendo DS và Sony Playstation Portable dành cho các game thủ đã tích hợp sẵn Wi-Fi, nhưng muốn "cắt dây" cho các thiết bị chơi game cũ hơn như GameCube, PlayStation 2 và Xbox cũng đơn giản thôi: mua thêm cầu nối Wi-Fi (Lưu ý: để thiết lập Wi-Fi cho GameCube và PlayStation 2, trước tiên cần phải có adapter băng rộng Ethernet).
Tương tự, bạn cũng có thể "hô biến" các máy in văn phòng và các thiết bị mạng khác thành không dây bằng cách mua thêm cầu nối Wi-Fi. Chẳng hạn với F5D7330 Wireless G Ethernet Bridge và Game Adapter của Belkin (www.belkin.com), giá khoảng 75-100 USD, bạn có thể dễ dàng kết nối với bất kỳ thiết bị mạng nào mà không cần cài trình điều khiển thiết bị hay phần mềm. Tuy nhiên, để kích hoạt chế độ mã hóa WEP hay WPA thì đầu tiên cần lắp cầu nối vào máy tính để nhập mật khẩu mã hóa WEP hay WPA, nhưng cũng chỉ cần thế thôi.
Xem "Print Server không dây - CNet CNP101UW" (TGVT A 12/2004 trang 64), "Print Server - In mạng gọn nhẹ, linh hoạt của Infosmart và TRENDnet" (TGVT A 09/2004 trang 72)


Thi Tuyên
PC World Mỹ 4/2006
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Khai thác mạng không dây 30/06/2006 09:36:14 (+0700) | #2 | 2396
[Avatar]
BíchNgọc
Elite Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 09/12/2004 18:51:50
Messages: 651
Location: GEMADEPT CORPORATION
Offline
[Profile] [PM]
Thanks
[Up] [Print Copy]
[digg] [delicious] [google] [yahoo] [technorati] [reddit] [stumbleupon]
Go to: 
 Users currently in here 
1 Anonymous

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|