banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Forum Index Thảo luận mạng và thiết bị mạng Routing Table - không dịch được  XML
  [Question]   Routing Table - không dịch được 11/04/2012 21:32:05 (+0700) | #1 | 261207
declareme
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 10/07/2011 22:12:19
Messages: 14
Offline
[Profile] [PM]
Chào các bác ạ, em có đọc tài liệu về routing table, đến đoạn nói về fowarding table có một đoạn như sau ạ:

This router architecture separates the Control Plane function of the routing table from the Forwarding Plane function of the forwarding table. [3] This separation of control and forwarding provides uninterrupted forwarding in production environments, along with enhanced performance.

Em không hiểu 2 thuật ngữ bôi đỏ ở trên, mong các bác giúp đỡ giải thích giùm ạ.
Em xin cảm ơn trước.
Xin được chỉ giáo thêm
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Routing Table - không dịch được 22/04/2012 22:40:07 (+0700) | #2 | 261858
myquartz
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 04/01/2005 04:58:30
Messages: 563
Offline
[Profile] [PM]
Kiểu kiến trúc này là kiểu kiến trúc router mới, tốc độ cao và ổn định.
Thông thường việc tính toán ra bảng định tuyến với IPv4 hoặc v6, thì tốn rất nhiều resource của router. Chạy giao thức động chẳng hạn đã tốn, còn tốn nữa nếu mỗi gói tin vào interface này ra interface kia mà phải làm thêm việc mò mẫm trong cái bảng đó, với việc so sánh địa chỉ IP, subnet... phép toán and or và chạy bằng soft trên CPU => chậm và có thể ảnh hưởng với tính toán khác.

Do đó, kiến trúc mới họ tách làm 2 phần:
+ Control plane (hoặc gọi là routing engine ở 1 số hãng): chuyên tính toán bảng định tuyến (có thể bằng các thuật toán động như OSPF hay cả tĩnh). Phần này sẽ duy trì 1 bảng gọi là routing table mà show lên ta thấy, bảng routing table này sẽ được diễn dịch ra 1 bảng gọi là forwarding table (FT) cho phần kế tiếp với cấu trúc rất đặc thù. Bất kể giao thức lớp trên là IPv4, v6, IPX hay cái gì thì cuối cùng cũng ra FT. Cái routing engine này phức tạp đa dạng nên người ta thường sử dụng phần mềm và CPU để thực hiện cho tăng tính uyển chuyển.
+ Forwarding Plane (hoặc là forwarding engine): chuyên làm việc nhận và chuyển gói tin đúng như tên gọi. Nó nhận bảng FT ở bước trên, FT là bảng bit/byte viết theo ngôn ngữ máy đặc biệt tối ưu cho công việc xử lý chuyển mạch chip ASIC riêng. Có bảng FT ở trên do control plane nạp xuống, các bộ xử lý mạng ASIC chuyên dụng sẽ đơn giản là nhận 1 gói từ 1 cổng, so với bảng FT này và đẩy tới cổng khác (và có thể làm 1 số thao tác khác ví dụ cộng trừ ở chỗ này chỗ kia, tính toán check-sum lại...), cực kỳ nhanh, chả cần quan tâm đến tại sao lại ra được cái FT đó cả.
--------------------------
Kiểu tách này như dạng là 1 người đưa ra luật còn 1 người thực thi luật độc lập nhau ấy.
control plane có thể "chết" mà forwarding plane vẫn hoạt động. Lúc control chết thì packet vẫn đi nhưng đường đi ko đc điều chỉnh lại nếu có sự thay đổi. Kiến trúc này cũng giúp cho có thể có nhiều control plane để dự phòng lẫn nhau (nhiều chỉ huy, vài người thực thi).
Hơn nữa nếu tăng số lượng forwarding engine lên, tương ứng với số interface/port của router thì performance của hệ thống sẽ rất khủng nhờ sự hoạt động song song của forwarding engine. Trong khi control engine tăng lên thì chỉ tăng dự phòng (vì trong 1 thời điểm chỉ có 1 control được phép điều hành routing table, kiểu như chỉ có 1 chỉ huy trong 1 thời điểm thôi, không thì ai nghe ai?).

Kiến trúc này sẽ giúp cho router/switch có thông lượng tới hàng gigabit một cách dễ dàng. Juniper là hãng đầu tiên áp dụng phương pháp này, và họ cũng là hãng cung cấp router lõi dành cho ISP cực kỳ mạnh mẽ và tốc độ cao. Đến nỗi Cisco thì họ cũng học theo và các dòng cao cấp của họ đã theo cái này luôn.
[Up] [Print Copy]
[digg] [delicious] [google] [yahoo] [technorati] [reddit] [stumbleupon]
Go to: 
 Users currently in here 
1 Anonymous

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|