<![CDATA[Latest posts for the topic "Nếu thấy quảng cáo trên Wikipedia? Rất có thể máy đã bị nhiễm mã độc!"]]> /hvaonline/posts/list/13.html JForum - http://www.jforum.net Nếu thấy quảng cáo trên Wikipedia? Rất có thể máy đã bị nhiễm mã độc! Tổ chức Wikimedia đang cảnh báo hàng triệu người dùng của họ rằng nếu thấy các hình ảnh quảng cáo xuất hiện trên bất kỳ trang web nào của họ thì rất có thể máy tính của người dùng đó đã bị nhiễm mã độc. Vào thứ 2, Wikimedia đã đưa ra một tuyên bố trên blog [1] rằng họ chưa bao giờ cho phép chạy các quảng cáo trên các trang web như Wikipedia – thư viện bách khoa toàn thư trực tuyến lớn nhất trên Internet. Vì vậy, nếu người dùng truy cập vào một bài viết nào đó trên Wikipedia mà thấy các hình ảnh quảng cáo cho các công ty thì khả năng họ đã là nạn nhân của một cuộc tấn công Web, bao gồm các plug-in độc hại được cài đặt vào trong trình duyệt. Nhiều extension độc hại (như “I want this”) được thiết kế để làm nhiệm vụ hiển thị các quảng cáo trên các trang web được mở bằng các trình duyệt như Chrome, Firefox và Internet Explorer, Philippe Beaudette, Giám đốc Vận động Cộng đồng của Wikimedia giải thích. Các quảng cáo được chèn theo cách này có thể bị giới hạn trên một vài website, như chỉ hiển thị trên Wikipedia hoặc có khi được hiển thị trên bất kỳ website nào mà bạn ghé thăm. Ngoài ra, còn một lý do khác khiến bạn thấy các hình ảnh quảng cáo là nhà cung cấp dịch vụ Internet đã cố tình chèn thêm chúng vào các trang web mà bạn truy cập. Điều này dễ xảy ra đối với các nơi cung cấp kết nối Internet miễn phí như quán cà phê. Việc tắt các add-ins khả nghi trong trình duyệt hoặc duyệt web thông qua các một kết nối an toàn (HTTPS) có thể làm biến mất các quảng cáo nhưng không thực sự giải quyết tận gốc vấn đề vì mã độc có thể đã tác động sâu trong hệ điều hành. Vì vậy, người dùng cũng nên sử dụng các công cụ giúp dò tìm và loại bỏ mã độc sẵn có trên máy hoặc thử qua các giải pháp miễn phí như Ad-Adware, Malwarebytes. Cảnh báo từ Wikimedia xuất hiện trong lúc nhiều bản báo cáo khác cho biết sự lan rộng của các cuộc tấn công có nguồn gốc từ các webiste bị chiếm quyền điều khiển. Ví dụ, mới đây công ty bảo mật zScaler đã thông báo rằng có tới 621 trong tổng số một triệu website phổ biến nhất (được thống kê bởi Alexa) đang ẩn chứa các nội dung độc hại. Nhiều trong số này là các website đáng tin cậy nhưng bị tấn công và điều khiển bởi các nhóm tội phạm và lừa đảo trên mạng. (Theo Threatpost) [2] Tham khảo: [1] http://blog.wikimedia.org/2012/05/14/ads-on-wikipedia-your-computer-infected-malware [2] http://threatpost.com/en_us/blogs/those-wikipedia-ads-they-mean-youre-infected-malware-051612 ]]> /hvaonline/posts/list/42322.html#263357 /hvaonline/posts/list/42322.html#263357 GMT Nếu thấy quảng cáo trên Wikipedia? Rất có thể máy đã bị nhiễm mã độc! /hvaonline/posts/list/42322.html#263422 /hvaonline/posts/list/42322.html#263422 GMT