<![CDATA[Latest posts for the topic "Looking into the very reason of existence"]]> /hvaonline/posts/list/19.html JForum - http://www.jforum.net Looking into the very reason of existence "Looking into the very reason of existence". Đây là "chữ ký" tôi dùng một thời gian rất dài trên HVA. Nó thật ra không phải của tôi nghĩ ra mà đó là điều tôi cảm nhận được từ http://en.wikipedia.org/wiki/Zen, một thứ cảm nhận từ góc độ cuộc sống một cách hết sức khoa học và thực dụng. "Looking into the very reason of existence" có nghĩa là gì? Nếu dịch nôm na thì nó có nghĩa là "nhìn vào lý do tận cùng của sự hiện hữu" (chuyện này đã có lần được bàn về ngữ nghĩa ở chủ đề /hvaonline/posts/list/13332.html) nhưng ý nghĩa thật sự của nó thì nhìn gần cũng thấy, nhìn xa cũng thấy, nhìn cạn cũng thấy và nhìn sâu cũng thấy. Mọi việc, mọi sự đều có lý do của nó. Không riêng gì CNTT, security, hacking, programming... mà cái gì cũng vậy, cái gì cũng có thể có câu hỏi và câu trả lời (tất nhiên là ở giới hạn, mức độ, hoàn cảnh... khác nhau). Vậy, "very reason of existence" là cái gì? Đó là tư duy, là cách suy nghĩ, cách nhìn nhận và cách thực hiện một việc gì đó. Chữ "why" giúp người ta đặt lại vấn đề, phản biện và phê bình, để tìm những giải đáp, giải pháp và con đường mới. Đó là lý do tại sao con người là sinh vật phát triển nhất, thông minh nhất và ghê gớm nhất. Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Tại sao phải "why"? tại sao phải đặt lại vấn đề? Tại sao phải phản biện và tại sao phải phê bình? Con người đã quen sống thành bầy đàn hàng triệu năm, một thời quá dài khiến cho những gì thuộc về tư duy trở nên khó khăn vì tư duy thường đi ra khỏi khuôn khổ có sẵn của bầy đàn, vì tư duy thường khó, vì tư duy thường không... giống ai. Bắt chước một con khỉ khác, tìm cái mũ đội lên đầu luôn luôn dễ làm, dễ đạt hơn là tự tìm một cái gì đó khác hơn, làm một điều gì đó khác hơn. Vậy, "Looking into the very reason of existence" của một mớ registry trên hệ điều hành Windows hay một mớ info trong /proc trên hệ điều hành Linux để làm... chi?]]> /hvaonline/posts/list/31929.html#197217 /hvaonline/posts/list/31929.html#197217 GMT Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#197265 /hvaonline/posts/list/31929.html#197265 GMT Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#197408 /hvaonline/posts/list/31929.html#197408 GMT Looking into the very reason of existence Conmale Wrote
Vậy, "Looking into the very reason of existence" của một mớ registry trên hệ điều hành Windows hay một mớ info trong /proc trên hệ điều hành Linux để làm... chi? 
  Đây rõ ràng là câu hỏi tu từ, vì đầu óc em còn nông cạn nên chỉ hiểu được "Looking into the very reason of existence" của một mớ registry trên hệ điều hành Windows hay một mớ info trong /proc là việc nên làm. Em vẫn chưa chắc chắn về câu trả lời, vì vậy anh có thể giải đáp cho em được không(tất nhiên là theo suy nghĩ của anh), nên hay không nên? Có lẽ khi biết câu rõ câu trả lời em sẽ nhận ra được nhiều điều đây. Cám ơn anh!]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#197477 /hvaonline/posts/list/31929.html#197477 GMT
Looking into the very reason of existence

vikjava wrote:
Anh conmale có thể phân tích rõ hơn không ạh. Thật sự em cũng chưa hiểu lắm :)  
Em muốn phân tích cái gì... rõ hơn? :P ]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#197554 /hvaonline/posts/list/31929.html#197554 GMT
Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#197626 /hvaonline/posts/list/31929.html#197626 GMT Looking into the very reason of existence

vikjava wrote:
Hi anh! Em nhớ trước kia anh từng đề cập khi tìm hiểu một vấn đề thì phải "What " , rồi " Why". Nếu ta chỉ biết cái "định nghĩa" thì chúng ta chưa thật sự nắm vấn đề. Cũng tương tự như Albert Einstein đã từng nói" Điều quan trọng là người ta không ngừng hỏi ". Khi tìm hiểu "Why" ta có thể hiểu rõ hơn về "What" và đôi khi cái "What" mà ta biết có thể sai. Câu anh hỏi em là "What",câu trả lời của em là :Làm sao anh có thể cảm nhận từ Zen đươc không ah?Em chưa bao giờ thiền chỉ biết nhắm mắt mà nghĩ rằng " Hít vào tâm tĩnh lặng,thở ra miêng mỉm cười" Hihi suy đi tính lại chắc em phải tìm hiểu từ "Why" của Zen :| p/s: Đại loại như em muốn biết tại sao từ zen a có thể đưa ra kết luận trên. 
---> Phần em đưa ra chỉ là "phương thức" hoặc "nghi thức" thiền. Anh không có ý đụng tới khoảng này bởi vì những điều anh đưa ra là để tư duy chớ không nhắm tới chuyện "thiền làm sao". Điểm tận cùng của thiền là lý giải mọi vấn đề trong giới hạn, hoàn cảnh và điều kiện có thể được để hiểu, tiếp nhận và.... sống với nó. Người ta có xu hướng nghe và tiếp nhận hoặc nghe và từ chối một điều gì đó một cách khá dễ dàng và hời hợt. Tệ hại hơn nữa, có những người đã "lỡ" tiếp nhận một cái gì đó (dù đúng hay sai, dù đủ hay thiếu) rồi thì khó lòng mà thay đổi chúng. Một khi vấn đề được đặt trên nền tảng "nhìn vào lý do tận cùng của sự hiện hữu" thì nó sẽ loại bỏ được không ít sự hời hợt, sự cứng nhắc trong việc tiếp nhận hoặc từ chối một điều gì đó. Ngày trước, tiền nhân có để lại một câu "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Câu này không có nghĩa là trước khi nói điều gì thì chỉ cần uốn lưỡi và đếm đúng 7 lần rồi nói mà có nghĩa là suy nghĩ, cân nhắc (bằng khoảng thời gian dùng để uốn lưỡi 7 lần) rồi mới nói. Đó mới là chuyện "nói" mà thôi. Chuyện "tư duy" thì có thể "uốn lưỡi 1000 lần" không chừng :P Tóm lại, tư duy là quá trình tìm hiểu, suy nghĩ, phân tích và chọn lọc và nếu quá trình này đủ thấu đáo (xuyên qua căn bản "nhìn vào lý do tận cùng của sự hiện hữu") thì zen đã được thực hiện đúng tinh thần và đầy ích lợi.]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#197637 /hvaonline/posts/list/31929.html#197637 GMT
Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#197645 /hvaonline/posts/list/31929.html#197645 GMT Looking into the very reason of existence

conmale wrote:
thiền là lý giải mọi vấn đề trong giới hạn, hoàn cảnh và điều kiện có thể được để hiểu, tiếp nhận và.... sống với nó. Người ta có xu hướng nghe và tiếp nhận hoặc nghe và từ chối một điều gì đó một cách khá dễ dàng và hời hợt. Tệ hại hơn nữa, có những người đã "lỡ" tiếp nhận một cái gì đó (dù đúng hay sai, dù đủ hay thiếu) rồi thì khó lòng mà thay đổi chúng. Một khi vấn đề được đặt trên nền tảng "nhìn vào lý do tận cùng của sự hiện hữu" thì nó sẽ loại bỏ được không ít sự hời hợt, sự cứng nhắc trong việc tiếp nhận hoặc từ chối một điều gì đó. Ngày trước, tiền nhân có để lại một câu "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Câu này không có nghĩa là trước khi nói điều gì thì chỉ cần uốn lưỡi và đếm đúng 7 lần rồi nói mà có nghĩa là suy nghĩ, cân nhắc (bằng khoảng thời gian dùng để uốn lưỡi 7 lần) rồi mới nói. Đó mới là chuyện "nói" mà thôi. Chuyện "tư duy" thì có thể "uốn lưỡi 1000 lần" không chừng smilie Tóm lại, tư duy là quá trình tìm hiểu, suy nghĩ, phân tích và chọn lọc và nếu quá trình này đủ thấu đáo (xuyên qua căn bản "nhìn vào lý do tận cùng của sự hiện hữu") thì zen đã được thực hiện đúng tinh thần và đầy ích lợi. 
Cuối tuần đi nhậu , thế nào cũng có anh nào đó đề cập đến zen . Em nghe phân tích một hồi mà cũng không hiểu được vì em vẩn không hiểu , "hiểu" là gì và cái gì gọi mới gọi là "hiểu" đó anh :P ]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#197646 /hvaonline/posts/list/31929.html#197646 GMT
Looking into the very reason of existence

tranvanminh wrote:

conmale wrote:
thiền là lý giải mọi vấn đề trong giới hạn, hoàn cảnh và điều kiện có thể được để hiểu, tiếp nhận và.... sống với nó. Người ta có xu hướng nghe và tiếp nhận hoặc nghe và từ chối một điều gì đó một cách khá dễ dàng và hời hợt. Tệ hại hơn nữa, có những người đã "lỡ" tiếp nhận một cái gì đó (dù đúng hay sai, dù đủ hay thiếu) rồi thì khó lòng mà thay đổi chúng. Một khi vấn đề được đặt trên nền tảng "nhìn vào lý do tận cùng của sự hiện hữu" thì nó sẽ loại bỏ được không ít sự hời hợt, sự cứng nhắc trong việc tiếp nhận hoặc từ chối một điều gì đó. Ngày trước, tiền nhân có để lại một câu "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Câu này không có nghĩa là trước khi nói điều gì thì chỉ cần uốn lưỡi và đếm đúng 7 lần rồi nói mà có nghĩa là suy nghĩ, cân nhắc (bằng khoảng thời gian dùng để uốn lưỡi 7 lần) rồi mới nói. Đó mới là chuyện "nói" mà thôi. Chuyện "tư duy" thì có thể "uốn lưỡi 1000 lần" không chừng smilie Tóm lại, tư duy là quá trình tìm hiểu, suy nghĩ, phân tích và chọn lọc và nếu quá trình này đủ thấu đáo (xuyên qua căn bản "nhìn vào lý do tận cùng của sự hiện hữu") thì zen đã được thực hiện đúng tinh thần và đầy ích lợi. 
Cuối tuần đi nhậu , thế nào cũng có anh nào đó đề cập đến zen . Em nghe phân tích một hồi mà cũng không hiểu được vì em vẩn không hiểu , "hiểu" là gì và cái gì gọi mới gọi là "hiểu" đó anh :P  
---> Đã đi đến chỗ "hiểu là gì và cái gì mới gọi là hiểu" thì đã đi trên con đường "nhìn vào lý do tận cùng của sự hiện hữu" rồi đó em :P . Còn cái "vẫn không hiểu" không quan trọng. Quan trọng là "vẫn không hiểu nhưng lại.... mackeno" thì mới chết -:-) .]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#197660 /hvaonline/posts/list/31929.html#197660 GMT
Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#197681 /hvaonline/posts/list/31929.html#197681 GMT Looking into the very reason of existence   Cuối tuần đi nhậu , thế nào cũng có anh nào đó đề cập đến zen . Em nghe phân tích một hồi mà cũng không hiểu được vì em vẩn không hiểu , "hiểu" là gì và cái gì gọi mới gọi là "hiểu" đó anh :P   hiểu được chết liền á]]> /hvaonline/posts/list/31929.html#197692 /hvaonline/posts/list/31929.html#197692 GMT Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#197798 /hvaonline/posts/list/31929.html#197798 GMT Looking into the very reason of existence

learn2hack wrote:
Hồi xưa khi học cấp 3, em có đọc truyện Phương Thế Ngọc. Lúc cậu ta sang Trung Quốc tìm ông thì có được tập luyện thiền ở Thiếu lâm tự. Bài thiền đầu tiên của cậu ta là (ngoài việc ngồi) tự hỏi "Tôi là ai?". Ngẫm sâu sâu 1 chút thì cái này na ná giống "existence" của anh :) Nhưng mà đó là truyện thôi. Về câu trích đó của anh, em nghĩ anh đang muốn nhìn kỹ vào bản chất tồn tại của những đối tượng đó (VD như registry, log hay bất cứ cái gì khác), để hiểu tại sao nó lại nằm đó, nó ở đó vì cái gì, và ý nghĩa của nó. Giống như giềng mối, trả lời những câu hỏi này sẽ dẫn tới hàng loạt các câu hỏi "what" & "why" khác mà chúng xoáy vào các khía cạnh riêng của các đối tượng đó và của các đối tượng liên quan. Một khi đã nắm được chúng rồi thì sẽ thấy rất thông suốt. Giống như zen làm cho người ta thoải mái và hiểu tường tận cuộc sống thì việc hiểu biết những existence này sẽ giúp chúng ta thao tác, làm việc "ngon lành" trên hệ thống. Có 1 điểm khác ở đây là đối tượng anh định nhắm tới (registry, log) hơi khác so với zen (mà thực ra là anh lấy zen để làm lối dẫn đường cho các đối tượng đó). Nhưng xét cho cùng thì cách tiếp cận, tìm hiểu, phân tích và lý giải đều có những điểm tương đồng. 
Hì hì, log, registry.... không phải là đối tượng mà chỉ là ví dụ. Mọi chuyện chung quanh mình đều là đối tượng cả.]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#197826 /hvaonline/posts/list/31929.html#197826 GMT
Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#197836 /hvaonline/posts/list/31929.html#197836 GMT Looking into the very reason of existence

sleeper wrote:
Lý do của sự tồn tại ư? 
"lý do tận cùng của sự hiện hữu" != "Lý do của sự tồn tại".]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#197863 /hvaonline/posts/list/31929.html#197863 GMT
Looking into the very reason of existence "lý do tận cùng của sự hiện hữu" != "Lý do của sự tồn tại".  ý tôi hiểu "lý do tận cùng của sự hiện hữu" cũng tương tự như "lý do tận cùng của sự tồn tại" :) và nói theo cách của tôi dễ hiểu hơn. Tôi còn trẻ người nên non dạ, chắc là chỉ ngộ ra nghĩa gần hoặc cũng có thể hiểu sai. Vậy theo bác, hai điều này có những điểm gì khác nhau? Nhờ bác phân tích giúp. ]]> /hvaonline/posts/list/31929.html#197912 /hvaonline/posts/list/31929.html#197912 GMT Looking into the very reason of existence

sleeper wrote:
"lý do tận cùng của sự hiện hữu" != "Lý do của sự tồn tại". 
ý tôi hiểu "lý do tận cùng của sự hiện hữu" cũng tương tự như "lý do tận cùng của sự tồn tại" :) và nói theo cách của tôi dễ hiểu hơn. Tôi còn trẻ người nên non dạ, chắc là chỉ ngộ ra nghĩa gần hoặc cũng có thể hiểu sai. Vậy theo bác, hai điều này có những điểm gì khác nhau? Nhờ bác phân tích giúp.  
Hiện hữu là sự hiện diện của một vật thể nào đó ở một thời điểm nào đó. Ví dụ: ai bỏ cây bút chì lên chiếc bánh kem vậy? --> đây là sự hiện hữu của vật thể "bút chì" trên chiếc bánh kem từ lúc nào đó và được phát hiện ở thời điểm người phát hiện ra nó. Tuy nhiên, nó có tiếp tục tồn tại trên chiếc bánh kem hay không là chuyện hoàn toàn khác. Lý do của sự hiện hữu của cây bút chì trên chiếc bánh kem kia có thể là đứa trẻ nào đó nghịch mà làm như thế. Tìm ra lý do để lý giải sự hiện hữu ấy (nhằm mục đích đét cho nó vài roi) là một chuyện nhưng nếu nó được ông bố và bà mẹ cố tình cắm cây bút chì trên chiếc bánh thì đó mới là "sự tồn tại" của nó trên chiếc bánh kem. Nói một cách khác, sự sự tồn tại nằm ngoài sự hiện hữu. Ví dụ, tôi tin rằng có một siêu nhân tồn tại trên thế giới này, ông ta có thể dùng sức mạnh vô biên để cứu lấy nhân loại. Tuy nhiên, tôi không biết ông ta hiện hữu ở nơi đâu. Nói trên bình diện điện toán. Một hệ thống registry đã và đang tồn tại trên hệ điều hành Windows. Sự hiện hữu của nó nhằm tạo một nơi chứa các cấu hình cần thiết để Windows có thể hoạt động được. Tuy nhiên, chưa chắc hệ thống registry sẽ tiếp tục tồn tại trên những phiên bản trong tương lai của Windows mặc dù nó đã từng hiện hữu trên các phiên bản trước đây.]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#197921 /hvaonline/posts/list/31929.html#197921 GMT
Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#206006 /hvaonline/posts/list/31929.html#206006 GMT Looking into the very reason of existence

kuro wrote:
Vậy chú có thể cho cháu biết lý do sự hiện hữu của cháu trên đời này không....hjhj 
Đến bản thân còn không biết mình ra đời làm gì thì làm sao người khác biết được ?]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#206023 /hvaonline/posts/list/31929.html#206023 GMT
Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#206033 /hvaonline/posts/list/31929.html#206033 GMT Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#206041 /hvaonline/posts/list/31929.html#206041 GMT Looking into the very reason of existence

kuro wrote:
Vậy chú có thể cho cháu biết lý do sự hiện hữu của cháu trên đời này không....hjhj 
Lý do cháu hiện hữu trên đời này là vì đó là kết quả của sự kết hợp của bố mẹ cháu (tình yêu, trách nhiệm, quy luật tự nhiên) và lý do cháu tiếp tục hiện hữu là vì cháu là một con người. Đã là một con người và đặc biệt một con người có cảm nhận, có ý thức, có hoài bão... ai cũng muốn tiếp tục hiện hữu, thậm chí còn cố gắng làm rõ hơn sự hiện hữu của mình với những người xung quanh. Con người chỉ không muốn hiện hữu nữa khi mà họ hoàn toàn không còn định hướng, không còn ước vọng, không còn mục tiêu nữa.]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#206068 /hvaonline/posts/list/31929.html#206068 GMT
Looking into the very reason of existence

conmale wrote:

kuro wrote:
Vậy chú có thể cho cháu biết lý do sự hiện hữu của cháu trên đời này không....hjhj 
Lý do cháu hiện hữu trên đời này là vì đó là kết quả của sự kết hợp của bố mẹ cháu (tình yêu, trách nhiệm, quy luật tự nhiên) và lý do cháu tiếp tục hiện hữu là vì cháu là một con người. Đã là một con người và đặc biệt một con người có cảm nhận, có ý thức, có hoài bão... ai cũng muốn tiếp tục hiện hữu, thậm chí còn cố gắng làm rõ hơn sự hiện hữu của mình với những người xung quanh. Con người chỉ không muốn hiện hữu nữa khi mà họ hoàn toàn không còn định hướng, không còn ước vọng, không còn mục tiêu nữa. 
Cám ơn bác đã chỉ dạy. Vậy bác có biết lý do tại sao cháu có mặt trên diễn đàn này không? Chính là vì bác conmale.Cháu thật sư hâm mộ bác và muốn được như bác và có lẽ cháu học nghành IT cũng là vì bác. Cháu biết đến bác chính là từ tác phẩm của bác "Những cuộc đối thoại với rookie" .Đó là do một lần vô tình đọc được tác phẩm đó,không phải tác phẩm đó nói về chuyện hacker mà cháu thích(nhất là những từ trong chuyên nghành IT,đọc không hiểu gì hết,lúc đó cháu chỉ học lớp 12), mà vì những lời dạy của bác trong tác phẩm đó. Và cháu có một cuốn sổ riêng để viết những lời mà bác nói trong tác phẩm đó mà cháu đã đúc kết được... Nhiều lúc suy nghĩ... Cháu muốn được gặp măt bác,được nghe những lời bác chỉ dạy về cuộc sống, và cách làm một con người đúng nghĩa,mà cháu nghĩ chắc chẳng bao giờ có cơ may đó giống như "cuti". Có lẽ mỗi người đều có một cuộc sống và công việc riêng của mình, cháu không thể bắt bác conmale trò chuyện và tâm sự với cháu được. Có lẽ cháu phải tự mình bước trên con đường đầy chông gai đó,làm người đã khó rồi,làm một con người có ích cho xã hội càng khó hơn.. Cháu muốn bác biết rằng trên đời này luôn có một người luôn là fan trung thành của bác... Những lời trên có gì sai mong bác bỏ qua,tai cháu nghe bác rất khó tính. Cháu viết bài này muh sao thấy sợ ghê :P Cháu chúc bác và gia đình luôn hạnh phúc...(Mặc dù không biết rõ về gia đình của bác,hjhj) :)]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#206094 /hvaonline/posts/list/31929.html#206094 GMT
Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#206095 /hvaonline/posts/list/31929.html#206095 GMT Looking into the very reason of existence

talosnon262 wrote:
conmale là dân it như trong người hình như tính chất nghệ sĩ có khá nhiều, bạn hâm mộ nhữ triết lú của conmale hả  
Chắc là vậy,mình hâm mộ những triết lý của bác ấy,vì nó làm mình suy nghĩ rất nhiều...]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#206192 /hvaonline/posts/list/31929.html#206192 GMT
Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#211111 /hvaonline/posts/list/31929.html#211111 GMT Looking into the very reason of existence

panfider wrote:
a ha, xem ra có nhiều người hâm mộ conmale những lời conmale nói như người từng trải và có sự hiểu biết không phải chỉ có tri thức mà nhiều thứ khác nhìn vào tận cùng của sự tồn tại, thật sự chẳng có ý nghĩa nhiều đối với mình. Nó giống như bản thể của mình vậy, gần như không có gì. Theo mình nghĩ điều này có ý nghĩa với cá nhân conmale mà thôi. Cuộc sống của mình là phát triển và xây dựng, nó có ý nghĩa cho thế giới xung quanh và cho chính mình. Còn nhìn vào chính mình thì chỉ thấy có mình. :-/ Nhìn vào chính mình chỉ thấy cool, nhìn người khác thấy nhiều thứ hay hơn 
Bồ hiểu sai rồi.]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#211113 /hvaonline/posts/list/31929.html#211113 GMT
Looking into the very reason of existence "Looking into the very reason of existence"  dịch raw:
nhìn vào tận cùng lý do của sự tồn tại 
câu này khó hiểu quá để mình ngâm cứu xong rùi báo cáo lại với conmale mình cũng nhớ có câu của Shake Spear:
"to be or not to be" 
dịch là :
tồn tại hay không tồn tại 
cũng không hiểu lý do nào ông ta nói thế, hay là ổng chán sống rùi nên nói vậy "hiện hữu!= tồn tại" yêu cầu conmale giải thích]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#211719 /hvaonline/posts/list/31929.html#211719 GMT
Looking into the very reason of existence

conmale wrote:
Lý do cháu hiện hữu trên đời này là vì đó là kết quả của sự kết hợp của bố mẹ cháu (tình yêu, trách nhiệm, quy luật tự nhiên) và lý do cháu tiếp tục hiện hữu là vì cháu là một con người. Đã là một con người và đặc biệt một con người có cảm nhận, có ý thức, có hoài bão... ai cũng muốn tiếp tục hiện hữu, thậm chí còn cố gắng làm rõ hơn sự hiện hữu của mình với những người xung quanh. Con người chỉ không muốn hiện hữu nữa khi mà họ hoàn toàn không còn định hướng, không còn ước vọng, không còn mục tiêu nữa. 
Những cụm từ in đậm theo thứ tự giống như thuyết của Maslow vậy: Physiological, Safety, Social, Esteem, Self-Actualization, phải không bố ?
tồn tại hay không tồn tại 
cũng không hiểu lý do nào ông ta nói thế, hay là ổng chán sống rùi nên nói vậy "hiện hữu!= tồn tại" yêu cầu conmale giải thích  
tớ có nghe người ta nói "tư duy nghĩa là tồn tại" :)]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#211794 /hvaonline/posts/list/31929.html#211794 GMT
Looking into the very reason of existence

xSIMBA wrote:

conmale wrote:
Lý do cháu hiện hữu trên đời này là vì đó là kết quả của sự kết hợp của bố mẹ cháu (tình yêu, trách nhiệm, quy luật tự nhiên) và lý do cháu tiếp tục hiện hữu là vì cháu là một con người. Đã là một con người và đặc biệt một con người có cảm nhận, có ý thức, có hoài bão... ai cũng muốn tiếp tục hiện hữu, thậm chí còn cố gắng làm rõ hơn sự hiện hữu của mình với những người xung quanh. Con người chỉ không muốn hiện hữu nữa khi mà họ hoàn toàn không còn định hướng, không còn ước vọng, không còn mục tiêu nữa. 
Những cụm từ in đậm theo thứ tự giống như thuyết của Maslow vậy: Physiological, Safety, Social, Esteem, Self-Actualization, phải không bố ?  
Con gái bố có khác :P .]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#211799 /hvaonline/posts/list/31929.html#211799 GMT
Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#211807 /hvaonline/posts/list/31929.html#211807 GMT Looking into the very reason of existence

xSIMBA wrote:
Những cụm từ in đậm theo thứ tự giống như thuyết của Maslow vậy: Physiological, Safety, Social, Esteem, Self-Actualization, phải không bố ?
tồn tại hay không tồn tại 
cũng không hiểu lý do nào ông ta nói thế, hay là ổng chán sống rùi nên nói vậy "hiện hữu!= tồn tại" yêu cầu conmale giải thích  
tớ có nghe người ta nói "tư duy nghĩa là tồn tại" :) 
Chủ đề này rất hay và có ý nghĩa! xSIMBA nói "tư duy nghĩa là tồn tại", vậy "không tư duy có là tồn tại không?" Có người nói "Có hiện hữu thì phải tồn tại", vậy "Có tồn tại thì phải hiện hữu không?"

conmale wrote:
Lý do cháu hiện hữu trên đời này là vì đó là kết quả của sự kết hợp của bố mẹ cháu (tình yêu, trách nhiệm, quy luật tự nhiên) và lý do cháu tiếp tục hiện hữu là vì cháu là một con người. Đã là một con người và đặc biệt một con người có cảm nhận, có ý thức, có hoài bão... ai cũng muốn tiếp tục hiện hữu, thậm chí còn cố gắng làm rõ hơn sự hiện hữu của mình với những người xung quanh. Con người chỉ không muốn hiện hữu nữa khi mà họ hoàn toàn không còn định hướng, không còn ước vọng, không còn mục tiêu nữa. 
Đồng ý với conmale ở quan điểm trên (quan điểm tồn tại và hiện hữu của con người). Có thể vắn tắt thành "Một đối tượng tồn tại luôn luôn có xu hướng hiện hữu" nhưng nó có vẻ bị tóm gọn trong một phạm trù nhỏ (chât hữu cơ). Với những chất vô cơ, nó tồn tại, nó hiện hữu. Nhưng không thể nói nó luôn luôn có mong muốn: nó hiện hữu. Mời bàn luận tiếp!]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#215196 /hvaonline/posts/list/31929.html#215196 GMT
Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#215222 /hvaonline/posts/list/31929.html#215222 GMT Looking into the very reason of existence

gamma95 wrote:
vãi hà ... 
hà vãi =))]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#215233 /hvaonline/posts/list/31929.html#215233 GMT
Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#215236 /hvaonline/posts/list/31929.html#215236 GMT Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#215262 /hvaonline/posts/list/31929.html#215262 GMT Looking into the very reason of existence Mà câu này về bản thể hơi vô nghĩa, nhưng điều đó cho thấy con người là living thing duy nhất trong vũ trụ có suy nghĩ và có sự phát triển tạo ra tiến bộ.  Mình thấy bác rất thích trộn lẫn giữa tiếng Anh và tiếng Việt như thế này =)) PS: dân SG gọi cái này là cùi bắp đó. j/k ]]> /hvaonline/posts/list/31929.html#215263 /hvaonline/posts/list/31929.html#215263 GMT Looking into the very reason of existence "Looking into the very reason of existence" của một mớ registry trên hệ điều hành Windows hay một mớ info trong /proc trên hệ điều hành Linux để làm... chi?  chỉ để chứng minh sự tồn tại của mình và sự tồn tại của chính cái mớ registry đó. (Đảm bảo với có những người không bao giờ biết đến sự tồn tại của registry) Hiểu được sự tồn tại của mọi vật, mọi thứ, đó là hai chữ "Giác Ngộ". Đó là cảnh giới cao nhất của mọi người, kể cả một H@ck3r.]]> /hvaonline/posts/list/31929.html#215366 /hvaonline/posts/list/31929.html#215366 GMT Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#215629 /hvaonline/posts/list/31929.html#215629 GMT Looking into the very reason of existence

panfider wrote:
gửi DLKC: viết trộn giữa tiếng Anh và tiếng Việt mà gọi cùi bắp.... mà không biết trên diễn đàn này có cho viết tiếng Anh hoàn toàn không trên một topic 
Để làm chi ?]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#215635 /hvaonline/posts/list/31929.html#215635 GMT
Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#215638 /hvaonline/posts/list/31929.html#215638 GMT Looking into the very reason of existence

panfider wrote:
thể hiện một ý kiến hay tài liệu viết bằng tiếng Anh đôi khi trong sáng hơn tiếng Việt. Với lại hầu hết các vấn đề về kĩ thuật dùng tiếng Anh diễn đạt vẫn tốt hơn tiếng Việt. Việc viết tiếng Anh thường xuyên giúp cho bạn có các kĩ năng về tiếng Anh, đọc hiểu tốt hơn.  
Đâu? Bồ thử viết một đoạn tiếng Việt và một đoạn tiếng Anh để diễn đạt cùng một ý tưởng xem cái nào "trong sáng" hơn xem?]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#215640 /hvaonline/posts/list/31929.html#215640 GMT
Looking into the very reason of existence

panfider wrote:
thể hiện một ý kiến hay tài liệu viết bằng tiếng Anh đôi khi trong sáng hơn tiếng Việt. Với lại hầu hết các vấn đề về kĩ thuật dùng tiếng Anh diễn đạt vẫn tốt hơn tiếng Việt. Việc viết tiếng Anh thường xuyên giúp cho bạn có các kĩ năng về tiếng Anh, đọc hiểu tốt hơn.  
===> Cái này tùy người, không được vơ cả nắm thế này :| ===> Hầu hết chớ không phải là tất cả nghen bạn :) ===> Đọc lúc thích hợp thôi, cứ "Tây hóa" mãi thế này có ngày quên cả tiếng mẹ đẻ đấy. Bằng chứng là cái lối viết lai tây lai ta chả giống ai mà dân SG gọi là cùi bắp đó :D]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#215651 /hvaonline/posts/list/31929.html#215651 GMT
Looking into the very reason of existence Với lại hầu hết các vấn đề về kĩ thuật dùng tiếng Anh diễn đạt vẫn tốt hơn tiếng Việt.  bạn đồng ý với mình một ý rùi, với lại nhiều từ kĩ thuật dịch sang tiếng Việt nghe khó tai lắm hoặc thậm chí không có. Mà tiện thể nói lại chuyện look in to the very reason of existence cũng thật khủng. Mình nghĩ nói về nó như kĩ thuật hay triết lý thì tốt hơn.]]> /hvaonline/posts/list/31929.html#215665 /hvaonline/posts/list/31929.html#215665 GMT Looking into the very reason of existence

panfider wrote:
gửi conmale: từ từ rùi cho conmale thấy tiếng Anh tốt hơn tiếng Việt gửi vltn:
Với lại hầu hết các vấn đề về kĩ thuật dùng tiếng Anh diễn đạt vẫn tốt hơn tiếng Việt. 
bạn đồng ý với mình một ý rùi, với lại nhiều từ kĩ thuật dịch sang tiếng Việt nghe khó tai lắm hoặc thậm chí không có. Mà tiện thể nói lại chuyện look in to the very reason of existence cũng thật khủng. Mình nghĩ nói về nó như kĩ thuật hay triết lý thì tốt hơn
Bồ đã chứng minh rằng tiêng Việt (của bồ) kém trong sáng rồi đó. Riêng tiếng Anh (của bồ) thì tôi chưa mục kích bởi vì bồ chỉ chen dăm ba chữ tiếng Anh vô mấy dòng tiếng Việt nên không thể xét được độ trong sáng của tiếng Anh (của bồ) là như thế nào.]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#215690 /hvaonline/posts/list/31929.html#215690 GMT
Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#215705 /hvaonline/posts/list/31929.html#215705 GMT Looking into the very reason of existence

louisnguyen27 wrote:
Đọc bài viết của anh conmale, tôi liên tưởng đến một cuốn sách của Nguyễn Tường Bách có tên là "Lưới trời ai dêt" và môn Biomatrix của prof. Dostal. Mỗi người hay mỗi thứ do con người tạo ra là một mắt xích trong cái lưới đa chiều, có nhiều lực tương tác về nhiều hướng khác nhau và chính lực tương tác đó hình thành nên con người hay thứ đó. Sự tồn tại của một người hay một vật là khi cái nút ấy còn lực tương tác, tức là còn mong muốn còn ước vọng, hay còn giá trị. Giả sử rằng có một ông X nào đó ngồi bên Pháp, anh không bao giờ biết ông ấy có tồn tại hay không nếu không có sự tương tác. Vậy trả lời cho câu hỏi của anh:
"Looking into the very reason of existence" của một mớ registry trên hệ điều hành Windows hay một mớ info trong /proc trên hệ điều hành Linux để làm... chi? 
chỉ để chứng minh sự tồn tại của mình và sự tồn tại của chính cái mớ registry đó. (Đảm bảo với có những người không bao giờ biết đến sự tồn tại của registry) Hiểu được sự tồn tại của mọi vật, mọi thứ, đó là hai chữ "Giác Ngộ". Đó là cảnh giới cao nhất của mọi người, kể cả một H@ck3r. 
Cho đến nay, hình như chỉ có mỗi louisnguyen27 nắm rõ nhất tinh thần "Looking into the very reason of existence" :P .]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#215706 /hvaonline/posts/list/31929.html#215706 GMT
Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#222616 /hvaonline/posts/list/31929.html#222616 GMT Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#223432 /hvaonline/posts/list/31929.html#223432 GMT Looking into the very reason of existence

reddevil46 wrote:
To comale:Vậy nếu người ta cố gắn chứng minh cho người khác biết đến sự tồn taị của mình, nhưng người khác lại không muốn biết đến thì rõ ràng ngkhác đang từ chối 1 sự tồn taị của mình,vậy mình phải làm sao..... 
Chẳng phải làm sao hết. Sự tồn tại của mình đối với người này khác đối với người kia. Có thể đối với người này, sự tồn tại của mình chẳng có giá trị gì hết, thậm chí đối với họ, mình chẳng tồn tại. Có thể đối với người kia, sự tồn tại của mình có một giá trị nào đó. Bởi vậy, họ chấp nhận sự tồn tại của mình. Cái chính là bản thân mình tự nhìn vào lý do của sự tồn tại của chính mình chớ đừng quan tâm đến kẻ khác nhìn vào sự tồn tại của mình.,]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#223597 /hvaonline/posts/list/31929.html#223597 GMT
Looking into the very reason of existence

panfider wrote:
"tư duy là tồn tại" câu này là hoàn toàn chính xác. Con người có tư duy nên tồn tại. Hòn đá không có tư duy nên không tồn tại!! ha ha hay quá câu này dịch sang tiếng Anh hay gốc tiếng Anh của nó là gì ?? Mà câu này về bản thể hơi vô nghĩa, nhưng điều đó cho thấy con người là living thing duy nhất trong vũ trụ có suy nghĩ và có sự phát triển tạo ra tiến bộ. 
Cái này cũng khá lâu rồi nhưng giờ mới thấy nên không thể không comment. => "Tôi tư duy nên tôi tồn tại", câu này được xem là một trong những nguyên lí nền tảng của toàn bộ triết học phương Tây. Bồ nói nó vô nghĩa thì tôi đành hiểu theo hướng rằng bồ nắm rất vững và nắm rất sâu về triết học. PS: Câu này gốc là "Cogito ergo sum" (tiếng Latin) của nhà triết học người Pháp René Descartes. http://en.wikipedia.org/wiki/Cogito_ergo_sum]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#223605 /hvaonline/posts/list/31929.html#223605 GMT
Looking into the very reason of existence

panfider wrote:
"tư duy là tồn tại" câu này là hoàn toàn chính xác. Con người có tư duy nên tồn tại. Hòn đá không có tư duy nên không tồn tại!! ha ha hay quá câu này dịch sang tiếng Anh hay gốc tiếng Anh của nó là gì ?? Mà câu này về bản thể hơi vô nghĩa, nhưng điều đó cho thấy con người là living thing duy nhất trong vũ trụ có suy nghĩ và có sự phát triển tạo ra tiến bộ. 
Đoạn màu đỏ chứng tỏ bồ chẳng biết tí gì về tư duy hết. Con chó có 4 chân, con gà không có 4 chân, bởi vậy con gà không phải là con chó. Tuy nhiên, con ngựa có 4 chân cho nên con ngựa là con... chó? =)) ]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#223606 /hvaonline/posts/list/31929.html#223606 GMT
Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#223623 /hvaonline/posts/list/31929.html#223623 GMT Looking into the very reason of existence

panfider wrote:
gửi conmale: từ từ rùi cho conmale thấy tiếng Anh tốt hơn tiếng Việt Với lại hầu hết các vấn đề về kĩ thuật dùng tiếng Anh diễn đạt vẫn tốt hơn tiếng Việt. bạn đồng ý với mình một ý rùi, với lại nhiều từ kĩ thuật dịch sang tiếng Việt nghe khó tai lắm hoặc thậm chí không có. Mà tiện thể nói lại chuyện look in to the very reason of existence cũng thật khủng. Mình nghĩ nói về nó như kĩ thuật hay triết lý thì tốt hơn.  
Mình học anh văn ở đâu cũng vậy, mấy người thầy Việt dậy Anh văn cho mình đều nói tiếng Anh hay hơn, mà mình không hiểu nó hay hơn chỗ nào, hay họ nói vậy chỉ để tự sướng, chứng tỏ mình có cái trình độ tiếng Anh của họ cao #:S :-S ]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#223624 /hvaonline/posts/list/31929.html#223624 GMT
Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#223932 /hvaonline/posts/list/31929.html#223932 GMT Looking into the very reason of existence

zjm_zjm wrote:

panfider wrote:
gửi conmale: từ từ rùi cho conmale thấy tiếng Anh tốt hơn tiếng Việt Với lại hầu hết các vấn đề về kĩ thuật dùng tiếng Anh diễn đạt vẫn tốt hơn tiếng Việt. bạn đồng ý với mình một ý rùi, với lại nhiều từ kĩ thuật dịch sang tiếng Việt nghe khó tai lắm hoặc thậm chí không có. Mà tiện thể nói lại chuyện look in to the very reason of existence cũng thật khủng. Mình nghĩ nói về nó như kĩ thuật hay triết lý thì tốt hơn.  
Mình học anh văn ở đâu cũng vậy, mấy người thầy Việt dậy Anh văn cho mình đều nói tiếng Anh hay hơn, mà mình không hiểu nó hay hơn chỗ nào, hay họ nói vậy chỉ để tự sướng, chứng tỏ mình có cái trình độ tiếng Anh của họ cao #:S :-S  
Nếu xét một cách công bằng và khoa học thì tiếng Anh khoa học và có cấu trúc rất chặt chẽ trong khi đó, tiếng Việt nặng tượng hình và tượng thanh. Tiếng Việt thường có những âm từ đệm và nặng về ý tứ hơn là cấu trúc. Học tiếng Việt phải nhớ và hiểu được ý của từ, thanh của từ và tượng của từ. Học tiếng Anh phải nhớ và hiểu được cầu trúc của từ. Nếu nói chung chung là tiếng Anh hay hơn tiếng Việt thì chẳng có giá trị gì hết vì nặng cảm tính quá. Tiếng Việt có tính đặc thù của tiếng Việt. Tiếng Anh có tính đặc thù của tiếng Anh. Hãy xét một trường hợp đơn giản để nắm căn bản khác biệt của ngôn ngữ Anh và Việt. Với tiếng Việt, nếu mình nói "đỏ" thì không đủ tình cảm nên phải kèm theo "đỏ chói" hay "đỏ choét" và nếu muốn giảm độ "đỏ" thì thêm một từ "đỏ" thành "đỏ đỏ". Nếu "đỏ chói" có nghĩa là "đỏ thiệt là đỏ" thì "đỏ đỏ" có nghĩa là "đỏ nhưng không đỏ lắm". Trong khi đó, tiếng Anh có từ "red" chỉ cho màu đỏ và nếu muốn nói "đỏ thiệt là đỏ" thì chỉ có thể thêm "very" vào trước "red", muốn giảm độ đỏ thì thì thêm "a bit" hay "slightly" trước chữ "red". Nếu xét về mặt cấu trúc thì tiếng Anh sử dụng "prefix" và "postfix" (tiền tố và hậu tố) để hình thành từ vựng. Ví dụ: construction là "sự xây dựng" thì constructive lại là "tính xây dựng" và construct là "hành động xây dựng". So sánh Anh ngữ và Việt ngữ ở khía cạnh này thì thấy rằng tiếng Anh gọn gàng và khoa học hơn tiếng Việt. Đôi khi một bài viết tiếng Anh chỉ có 1 trang nhưng dịch ra tiếng Việt một cách chuẩn xác sẽ chiếm thành 1 trang rưỡi hoặc hơn. Hay hoặc dở nên dựa vào một số tiêu chuẩn cụ thể nào đó để đánh giá thì mới có giá trị. "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời mẹ hiền ru những câu xa vời" là cái hay và cái đẹp của tinh thần. Nếu dịch ra tiếng Anh thành "I love my mother language since I was born, my mother lullabied me the abstract lyrics" thì vô cảm, vô hồn quá. Cái đẹp của ngôn ngữ không phải nằm ở chỗ cấu trúc hoặc tính chất có thể diễn giải được mà nó nằm ở chỗ đem lại cái gì cho người nghe và ngược đọc.]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#223944 /hvaonline/posts/list/31929.html#223944 GMT
Looking into the very reason of existence

conmale wrote:

panfider wrote:
"tư duy là tồn tại" câu này là hoàn toàn chính xác. Con người có tư duy nên tồn tại. Hòn đá không có tư duy nên không tồn tại!! ha ha hay quá câu này dịch sang tiếng Anh hay gốc tiếng Anh của nó là gì ?? Mà câu này về bản thể hơi vô nghĩa, nhưng điều đó cho thấy con người là living thing duy nhất trong vũ trụ có suy nghĩ và có sự phát triển tạo ra tiến bộ. 
Đoạn màu đỏ chứng tỏ bồ chẳng biết tí gì về tư duy hết. Con chó có 4 chân, con gà không có 4 chân, bởi vậy con gà không phải là con chó. Tuy nhiên, con ngựa có 4 chân cho nên con ngựa là con... chó? =))  
Hì hì, thế này mới biết bác conmale thạo logic toán học lắm à. :) @reddevil46: Đại loại ý bác conmale là nếu ta có mệnh đề "nếu A thì B" (ở đây là "nếu tư duy thì tồn tại") thì không thể suy ra "nếu không A thì không B" (như bạn panmifer là "nếu hòn đá không tư duy thì hòn đá không tồn tại"). Mà chỉ suy ra được "nếu không B thì không A" (ở đây là "nếu không tồn tại thì không thể tư duy") ;-) PS: tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều mặt của nó, đứng trên phương diện một người không chuyên sâu về ngôn ngữ thì chúng ta không thể phán xét hay so sánh được điều gì về 2 ngôn ngữ này một cách chính xác và toàn diện nhất. :)]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#223980 /hvaonline/posts/list/31929.html#223980 GMT
Looking into the very reason of existence

conmale wrote:

zjm_zjm wrote:

panfider wrote:
gửi conmale: từ từ rùi cho conmale thấy tiếng Anh tốt hơn tiếng Việt Với lại hầu hết các vấn đề về kĩ thuật dùng tiếng Anh diễn đạt vẫn tốt hơn tiếng Việt. bạn đồng ý với mình một ý rùi, với lại nhiều từ kĩ thuật dịch sang tiếng Việt nghe khó tai lắm hoặc thậm chí không có. Mà tiện thể nói lại chuyện look in to the very reason of existence cũng thật khủng. Mình nghĩ nói về nó như kĩ thuật hay triết lý thì tốt hơn.  
Mình học anh văn ở đâu cũng vậy, mấy người thầy Việt dậy Anh văn cho mình đều nói tiếng Anh hay hơn, mà mình không hiểu nó hay hơn chỗ nào, hay họ nói vậy chỉ để tự sướng, chứng tỏ mình có cái trình độ tiếng Anh của họ cao #:S :-S  
Nếu xét một cách công bằng và khoa học thì tiếng Anh khoa học và có cấu trúc rất chặt chẽ trong khi đó, tiếng Việt nặng tượng hình và tượng thanh. Tiếng Việt thường có những âm từ đệm và nặng về ý tứ hơn là cấu trúc. Học tiếng Việt phải nhớ và hiểu được ý của từ, thanh của từ và tượng của từ. Học tiếng Anh phải nhớ và hiểu được cầu trúc của từ. Nếu nói chung chung là tiếng Anh hay hơn tiếng Việt thì chẳng có giá trị gì hết vì nặng cảm tính quá. Tiếng Việt có tính đặc thù của tiếng Việt. Tiếng Anh có tính đặc thù của tiếng Anh.  
-->Anh đánh nhầm là cấu trúc của câu phải không? Tháy vài bạn nhắc đến câu: Tôi tư duy nên tôi tồn tại. Theo anh conmale, câu này có đúng không? ]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#224003 /hvaonline/posts/list/31929.html#224003 GMT
Looking into the very reason of existence

rs wrote:

conmale wrote:

zjm_zjm wrote:

panfider wrote:
gửi conmale: từ từ rùi cho conmale thấy tiếng Anh tốt hơn tiếng Việt Với lại hầu hết các vấn đề về kĩ thuật dùng tiếng Anh diễn đạt vẫn tốt hơn tiếng Việt. bạn đồng ý với mình một ý rùi, với lại nhiều từ kĩ thuật dịch sang tiếng Việt nghe khó tai lắm hoặc thậm chí không có. Mà tiện thể nói lại chuyện look in to the very reason of existence cũng thật khủng. Mình nghĩ nói về nó như kĩ thuật hay triết lý thì tốt hơn.  
Mình học anh văn ở đâu cũng vậy, mấy người thầy Việt dậy Anh văn cho mình đều nói tiếng Anh hay hơn, mà mình không hiểu nó hay hơn chỗ nào, hay họ nói vậy chỉ để tự sướng, chứng tỏ mình có cái trình độ tiếng Anh của họ cao #:S :-S  
Nếu xét một cách công bằng và khoa học thì tiếng Anh khoa học và có cấu trúc rất chặt chẽ trong khi đó, tiếng Việt nặng tượng hình và tượng thanh. Tiếng Việt thường có những âm từ đệm và nặng về ý tứ hơn là cấu trúc. Học tiếng Việt phải nhớ và hiểu được ý của từ, thanh của từ và tượng của từ. Học tiếng Anh phải nhớ và hiểu được cầu trúc của từ. Nếu nói chung chung là tiếng Anh hay hơn tiếng Việt thì chẳng có giá trị gì hết vì nặng cảm tính quá. Tiếng Việt có tính đặc thù của tiếng Việt. Tiếng Anh có tính đặc thù của tiếng Anh.  
-->Anh đánh nhầm là cấu trúc của câu phải không?  
Ờ, tớ gõ thiếu mất chữ "ngữ". Đúng ra phải là "Học tiếng Anh phải nhớ và hiểu được cầu trúc của từ ngữ".

rs wrote:
Tháy vài bạn nhắc đến câu: Tôi tư duy nên tôi tồn tại. Theo anh conmale, câu này có đúng không?  
Nếu chỉ trả lời ngắn gọn "đúng" hay "sai" thì e là thiếu lý lẽ. Để xét câu này một cách xác thực, trước tiên cần xác định tính chất "tồn tại" đây là gì. Tuỳ bồ cảm nhận được tính "tồn tại" là gì để mà xét.]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#224007 /hvaonline/posts/list/31929.html#224007 GMT
Looking into the very reason of existence

reddevil46 wrote:
Vậy con người có 2 chân,con khỉ cũng có 2 chân,vậy con người là con khỉ à??? không hiểu ý conmale cho lắm. Nếu nói "Tư duy là tồn tại" vậy con vật không có tư duy là không tồn tại à? Hay nó chỉ tồn tại mà không hiện hữu. Trời ơi,sắp bị điên thiệt rồi,huhu  
Cho đến nay, hình như có mỗi reddveil nắm rõ nhất tinh thần "người và khỉ" :-) Mình nghĩ, cái hiện hữu và tồn tại mà Descartes nói chính là tự mình cảm nhận được sự tồn tại và ý nghĩa tồn tại của mình thông qua việc suy nghĩ . Bạn vào đây tham khảo, không coi chừng bùng :-) http://vi.wikipedia.org/wiki/Ren%C3%A9_Descartes]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#224043 /hvaonline/posts/list/31929.html#224043 GMT
Looking into the very reason of existence khi chưa sanh tôi ai là tôi khi sanh ra tôi tôi là ai ]]> /hvaonline/posts/list/31929.html#224045 /hvaonline/posts/list/31929.html#224045 GMT Looking into the very reason of existence

hmtaccess wrote:
Mọi người nên chim nghiệm câu này nè khi chưa sanh tôi ai là tôi khi sanh ra tôi tôi là ai  
-> thôi em chẳng dám :D Chủ đề này bàn về câu "Looking into the very reason of existence" thôi đã thiếu rồi. ]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#224052 /hvaonline/posts/list/31929.html#224052 GMT
Looking into the very reason of existence

hmtaccess wrote:
Mọi người nên chim nghiệm câu này nè khi chưa sanh tôi ai là tôi khi sanh ra tôi tôi là ai  
Câu này đúng phải là:
Khi ta chưa sinh ra, ai là ta. Khi ta sinh ra, ta là ai. 
]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#226489 /hvaonline/posts/list/31929.html#226489 GMT
Looking into the very reason of existence

crc32 wrote:

hmtaccess wrote:
Mọi người nên chim nghiệm câu này nè khi chưa sanh tôi ai là tôi khi sanh ra tôi tôi là ai  
Câu này đúng phải là:
Khi ta chưa sinh ra, ai là ta. Khi ta sinh ra, ta là ai. 
 
Tôi là ai không quan trọng,nhưng tôi đã và đang làm gì mới là quan trọng.]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#226878 /hvaonline/posts/list/31929.html#226878 GMT
Looking into the very reason of existence

conmale wrote:
Vậy, "very reason of existence" là cái gì? Đó là tư duy, là cách suy nghĩ, cách nhìn nhận và cách thực hiện một việc gì đó. Chữ "why" giúp người ta đặt lại vấn đề, phản biện và phê bình, để tìm những giải đáp, giải pháp và con đường mới. Đó là lý do tại sao con người là sinh vật phát triển nhất, thông minh nhất và ghê gớm nhất.  
- Thế anh conmale có bao giờ nghỉ "tại sao con người lại là sinh vật khác biệt với tự nhiên nhất và cũng làm những thứ trái với tự nhiên nhất" không? Anh có bao giờ nghỉ rằng sự phát triển và thông minh của nhân loại chính là một thứ trái với tự nhiên chưa? - Tôi luôn cho rằng con đường của Zen và khoa học kỹ thuật là hoàn toàn trái ngược nhau, trong khi Zen đi tìm "cái không" và đạt đến "cái không" thì KH-KT lại đi tìm cái có và càng ngày càng có nhiều hơn. Tuy nhiên theo như sách vở nói thì "cái không tận cùng" của Zen lại bao trùm "cái có vô cùng" của KH-KT, rõ ràng là rất thú vị nhưng tôi không dám lạm bàn vì ở cả 2 con đường tôi vẫn chỉ là người mới bắt đầu :)]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#234075 /hvaonline/posts/list/31929.html#234075 GMT
Looking into the very reason of existence

asmking wrote:

conmale wrote:
Vậy, "very reason of existence" là cái gì? Đó là tư duy, là cách suy nghĩ, cách nhìn nhận và cách thực hiện một việc gì đó. Chữ "why" giúp người ta đặt lại vấn đề, phản biện và phê bình, để tìm những giải đáp, giải pháp và con đường mới. Đó là lý do tại sao con người là sinh vật phát triển nhất, thông minh nhất và ghê gớm nhất.  
- Thế anh conmale có bao giờ nghỉ "tại sao con người lại là sinh vật khác biệt với tự nhiên nhất và cũng làm những thứ trái với tự nhiên nhất" không? Anh có bao giờ nghỉ rằng sự phát triển và thông minh của nhân loại chính là một thứ trái với tự nhiên chưa?  
Không phải con người lúc nào cũng đi ngược với tự nhiên. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nhân loại, con người đã và đang dựa vào tự nhiên để sinh tồn và phát triển. Chính bản thân con người là một phần của tự nhiên và con người không phải lúc nào cũng làm ngược sự biến thiên của tự nhiên hoặc đã thành công trong việc trái ngược tự nhiên. Ví dụ: sinh lão bệnh tử là bốn điều con người không thể làm ngược được. Có sinh thì có tử và rồi sẽ đi đến lão và đến bệnh. Xét về khía cạnh khoa học, con người cần không khí, ánh sáng, nước và thực phẩm (ở bất cứ dạng nào). Đó là điều tự nhiên mà con người không thể vượt qua hoặc đi ngược lại.

asmking wrote:
- Tôi luôn cho rằng con đường của Zen và khoa học kỹ thuật là hoàn toàn trái ngược nhau, trong khi Zen đi tìm "cái không" và đạt đến "cái không" thì KH-KT lại đi tìm cái có và càng ngày càng có nhiều hơn. Tuy nhiên theo như sách vở nói thì "cái không tận cùng" của Zen lại bao trùm "cái có vô cùng" của KH-KT, rõ ràng là rất thú vị nhưng tôi không dám lạm bàn vì ở cả 2 con đường tôi vẫn chỉ là người mới bắt đầu :) 
Cái "không" của Thiền không thể đem ra để so với cái "có" của khoa học kỹ thuật bởi vì chúng thuộc hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Để so sánh hai vật thể, chúng ta cần đặt để chúng ở một bình diện nào đó tương thích và sử dụng một số thước đo và tiêu chuẩn thích hợp nào đó. Cái "không" trong Thiền không có nghĩa là mọi thứ là hư vô mà cái "không" tận cùng là sự chấp nhận tất cả mọi vật thể ở mỗi vị trí của chúng. Hơn nữa, "không" ở đây là sự tĩnh lặng của tâm thức chớ chẳng phải sự "có" và sự "không" ở mặt vật chất. Thiền không đối nghịch với khoa học và kỹ thuật mà Thiền chỉ giúp tìm thấy câu giải đáp tận cùng cho sự hiện hữu của mỗi vật thể. Bởi vậy, vật chất và kết quả của khoa học cũng nằm trong giới hạn "tại sao chúng hiện hữu" trong tinh thần "Thiền". :P ]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#234106 /hvaonline/posts/list/31929.html#234106 GMT
Looking into the very reason of existence

conmale wrote:
Không phải con người lúc nào cũng đi ngược với tự nhiên. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nhân loại, con người đã và đang dựa vào tự nhiên để sinh tồn và phát triển. Chính bản thân con người là một phần của tự nhiên và con người không phải lúc nào cũng làm ngược sự biến thiên của tự nhiên hoặc đã thành công trong việc trái ngược tự nhiên. Ví dụ: sinh lão bệnh tử là bốn điều con người không thể làm ngược được. Có sinh thì có tử và rồi sẽ đi đến lão và đến bệnh. Xét về khía cạnh khoa học, con người cần không khí, ánh sáng, nước và thực phẩm (ở bất cứ dạng nào). Đó là điều tự nhiên mà con người không thể vượt qua hoặc đi ngược lại. 
- Tôi nghĩ nên dùng từ "chưa thể" chứ không nên khẳng định 100% rằng con người "không thể" vượt qua được các sự việc tự nhiên đó. Anh đọc sách nhiều chắc cũng có nghe nói đến các đạo sĩ Yoga chứ, những điều họ làm được thật sự đã vượt qua khả năng của đại đa số con người, chưa nói đến chuyện có thể đã có những người vượt qua được các giới hạn đó rồi không chừng, có điều những việc này hiện tại chúng ta không chứng minh được :P - Khi hỏi anh các vấn đề này, tôi thật sự đang nghĩ đến những thiên tai của tự nhiên đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới, nghĩ đến hiện tượng nóng lên của vỏ trái đất, sự di chuyển quá nhanh của các cực,... nó chính là một sự cảnh báo rất rõ ràng đến từ thiên nhiên, rằng con người không phải là chủ nhân của quả đất này, và chúng ta đã vô tình tàn phá nó trong lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại. Tôi nghĩ trong tương lai, cho dù nhân loại chúng ta có phải đón nhận sự diệt vong thì đó cũng chính là hậu quả do chính chúng ta gây ra, ngày tận thế năm 2012 có thật hay không không phải là quan trọng, quan trọng là nhân loại đã, đang và sẽ làm gì để khi ngày đó đến chúng ta sẽ dũng cảm đối mặt với nó. - Tôi rất thích câu "cái gì tồn tại là có cái lý của nó", con người còn tồn tại và phát triển đến thế này có lẽ cũng "có cái lý của nó". Chúng ta có thể trăn trở, thao thức trước nhiều thảm hoạ có thể đến với nhân loại trong tương lai, nhưng cái chúng ta đôi khi vô tình quên chính là sự "có lý của nó" này. Mọi thứ đều có lý do tồn tại của nó, và có lẽ chúng ta chỉ cần biết như thế là đủ :)

conmale wrote:
Cái "không" của Thiền không thể đem ra để so với cái "có" của khoa học kỹ thuật bởi vì chúng thuộc hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Để so sánh hai vật thể, chúng ta cần đặt để chúng ở một bình diện nào đó tương thích và sử dụng một số thước đo và tiêu chuẩn thích hợp nào đó. Cái "không" trong Thiền không có nghĩa là mọi thứ là hư vô mà cái "không" tận cùng là sự chấp nhận tất cả mọi vật thể ở mỗi vị trí của chúng. Hơn nữa, "không" ở đây là sự tĩnh lặng của tâm thức chớ chẳng phải sự "có" và sự "không" ở mặt vật chất. Thiền không đối nghịch với khoa học và kỹ thuật mà Thiền chỉ giúp tìm thấy câu giải đáp tận cùng cho sự hiện hữu của mỗi vật thể. Bởi vậy, vật chất và kết quả của khoa học cũng nằm trong giới hạn "tại sao chúng hiện hữu" trong tinh thần "Thiền". :P  
- Đồng ý, có điều nếu nhìn vào mặt từ ngữ thì ta có thể thấy rõ ràng "không" đối nghịch với "có" :P - Tôi nghĩ sự giống nhau có thể so sánh giữa Zen và KH-KT chính là ở vấn đề phương pháp. Cả 2 con đường đó đều coi trọng sự trãi nghiệm thực tế, nếu không có trãi nghiệm thực tế thì cho dù ta có đọc cả trăm, cả ngàn cuốn sách đi nữa, thì cuối cùng cái ta có được cũng chỉ là con số không ;-) . Giống như có nhiều người vào HVA này, hỏi vô số câu, hỏi vô tội vạ, thì cho dù các bác có kiên nhẫn để trả lời đi chăng nữa thì cái mà họ đạt được cũng là vô ích đối với họ nếu như họ không tự bản thân thực hành và nghiền ngẫm các vấn đề đó. Chân lý chỉ có thể do chính chúng ta tự tìm lấy cho mình, người khác chỉ là hỗ trợ mà thôi :) ]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#234113 /hvaonline/posts/list/31929.html#234113 GMT
Looking into the very reason of existence

asmking wrote:
- Tôi nghĩ nên dùng từ "chưa thể" chứ không nên khẳng định 100% rằng con người "không thể" vượt qua được các sự việc tự nhiên đó. Anh đọc sách nhiều chắc cũng có nghe nói đến các đạo sĩ Yoga chứ, những điều họ làm được thật sự đã vượt qua khả năng của đại đa số con người, chưa nói đến chuyện có thể đã có những người vượt qua được các giới hạn đó rồi không chừng, có điều những việc này hiện tại chúng ta không chứng minh được :P  
Tuy vậy, họ cũng không thể hoàn toàn vượt qua những lẽ tự nhiên và chống chọi vớt định luật tự nhiên được. Có những thầy tu ở Tây Tạng theo phái khổ hạnh có thể tịnh thất và nhịn đói nhiều ngày liên tục. Tuy vậy, họ vẫn không thể thoát ra định luật tự nhiên bởi vì cơ thể con người là vật thể sống. Giới hạn "vượt" này so với con người bình thường thì đáng kể nhưng xét ở góc độ sinh / diệt thì chỉ là những cố gắng bé nhỏ.

asmking wrote:
- Khi hỏi anh các vấn đề này, tôi thật sự đang nghĩ đến những thiên tai của tự nhiên đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới, nghĩ đến hiện tượng nóng lên của vỏ trái đất, sự di chuyển quá nhanh của các cực,... nó chính là một sự cảnh báo rất rõ ràng đến từ thiên nhiên, rằng con người không phải là chủ nhân của quả đất này, và chúng ta đã vô tình tàn phá nó trong lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại. Tôi nghĩ trong tương lai, cho dù nhân loại chúng ta có phải đón nhận sự diệt vong thì đó cũng chính là hậu quả do chính chúng ta gây ra, ngày tận thế năm 2012 có thật hay không không phải là quan trọng, quan trọng là nhân loại đã, đang và sẽ làm gì để khi ngày đó đến chúng ta sẽ dũng cảm đối mặt với nó.  
Con người có thể tàn phá tự nhiên nhưng không thể "làm trái" với tự nhiên. Hành động "tàn phá" đôi khi không đồng nghĩa với "làm trái". Ví dụ, con người nghĩ ra cách tạo ra mưa nhân tạo cho một vùng nào đó mặc dù vùng ấy tại thời điểm ấy không có các yếu tố cần thiết để phát sinh ra mưa. Đó là hành động "làm trái" với lẽ tự nhiên. Ngược lại, hành động "tàn phá" như chặt phá, khai thác rừng cây, gây ô nhiễm môi trường... thì con người sẽ gánh chịu những phản ứng tự nhiên của tự nhiên bởi vì họ đang phá vỡ sự cân bằng của sinh thái. Đây là biểu thị của sự nhỏ bé và giới hạn của con người đối với tự nhiên chớ chẳng phải là biểu thị của việc con người làm chủ thiên nhiên và tự nhiên.

asmking wrote:
- Tôi rất thích câu "cái gì tồn tại là có cái lý của nó", con người còn tồn tại và phát triển đến thế này có lẽ cũng "có cái lý của nó". Chúng ta có thể trăn trở, thao thức trước nhiều thảm hoạ có thể đến với nhân loại trong tương lai, nhưng cái chúng ta đôi khi vô tình quên chính là sự "có lý của nó" này. Mọi thứ đều có lý do tồn tại của nó, và có lẽ chúng ta chỉ cần biết như thế là đủ :)  
Bởi vậy mới có câu: "looking into the very reason of existence". Sự hiện diện của thiên tai, hạn hán, cuồng phong, địa chấn, núi lửa, nham thạch.... đều có "reason" và khi nhìn thấy được tận cùng lý do của sự hiện diện của thiên tai, hạn hán.... thì lúc ấy con người sẽ thay đổi cách nhìn về sự thể xung quanh mình.

asmking wrote:
- Đồng ý, có điều nếu nhìn vào mặt từ ngữ thì ta có thể thấy rõ ràng "không" đối nghịch với "có" :P  
Ở bình diện Zen và Science thì việc sử dụng từ ngữ để "đối" thì e rằng không đủ sâu rồi :P .

asmking wrote:
- Tôi nghĩ sự giống nhau có thể so sánh giữa Zen và KH-KT chính là ở vấn đề phương pháp. Cả 2 con đường đó đều coi trọng sự trãi nghiệm thực tế, nếu không có trãi nghiệm thực tế thì cho dù ta có đọc cả trăm, cả ngàn cuốn sách đi nữa, thì cuối cùng cái ta có được cũng chỉ là con số không ;-) . Giống như có nhiều người vào HVA này, hỏi vô số câu, hỏi vô tội vạ, thì cho dù các bác có kiên nhẫn để trả lời đi chăng nữa thì cái mà họ đạt được cũng là vô ích đối với họ nếu như họ không tự bản thân thực hành và nghiền ngẫm các vấn đề đó. Chân lý chỉ có thể do chính chúng ta tự tìm lấy cho mình, người khác chỉ là hỗ trợ mà thôi :)  
Điểm đích của Zen không phải là "phương pháp" mà là sự thấu hiểu. Phương pháp không quan trọng nữa. Ví dụ, vô HVA này để hỏi han, trao đổi hoặc chỉ... lặng lẽ đọc là những "phương pháp" khác nhau và mục tiêu cuối cùng là sự thấu hiểu về lý do của vấn đề nào đó. Đó là Zen. Còn khoa học thì lại rẽ sang một nhánh khác: áp dụng cái thẩu hiểu (hoặc chưa thấu hiểu) ở mức độ nào đó để làm một việc gì đó.]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#234125 /hvaonline/posts/list/31929.html#234125 GMT
Looking into the very reason of existence

conmale wrote:
Tuy vậy, họ cũng không thể hoàn toàn vượt qua những lẽ tự nhiên và chống chọi vớt định luật tự nhiên được. Có những thầy tu ở Tây Tạng theo phái khổ hạnh có thể tịnh thất và nhịn đói nhiều ngày liên tục. Tuy vậy, họ vẫn không thể thoát ra định luật tự nhiên bởi vì cơ thể con người là vật thể sống. Giới hạn "vượt" này so với con người bình thường thì đáng kể nhưng xét ở góc độ sinh / diệt thì chỉ là những cố gắng bé nhỏ. 
- Ngoài những người có khả năng hoặc luyện tập được các khả năng đặc biệt ra, tôi còn muốn nói đến những thành tựu vượt bậc mà KH-KT đã làm được hiện nay. Những thành tựu to lớn của nhân loại trong sinh học, di truyền học đã hé mở những chân trời mới và vô cùng lý thú về bản chất và nguồn gốc của sinh vật. Cũng giống như ngày trước các nhà tiếu thuyết-khoa học đã viết khá nhiều về những thành tựu trong tương lai, những điều sau này đã trở thành sự thật, thì với các bộ phim khoa học viễn tưởng hiện nay, rất có thể tương lai sau này con người lại có thể dùng KH-KT vượt qua được những rào cản của tự nhiên thì sao? Tôi nhìn thấy ở đó sự khao khát khám phá đến vô tận của con người, và tôi nghỉ với sự khao khát đó tương lai của nhân loại là vô hạn lượng.

conmale wrote:
Con người có thể tàn phá tự nhiên nhưng không thể "làm trái" với tự nhiên. Hành động "tàn phá" đôi khi không đồng nghĩa với "làm trái". Ví dụ, con người nghĩ ra cách tạo ra mưa nhân tạo cho một vùng nào đó mặc dù vùng ấy tại thời điểm ấy không có các yếu tố cần thiết để phát sinh ra mưa. Đó là hành động "làm trái" với lẽ tự nhiên. Ngược lại, hành động "tàn phá" như chặt phá, khai thác rừng cây, gây ô nhiễm môi trường... thì con người sẽ gánh chịu những phản ứng tự nhiên của tự nhiên bởi vì họ đang phá vỡ sự cân bằng của sinh thái. Đây là biểu thị của sự nhỏ bé và giới hạn của con người đối với tự nhiên chớ chẳng phải là biểu thị của việc con người làm chủ thiên nhiên và tự nhiên. 
- A, về điểm này thì tôi thấy rất lý thú. Anh lấy ví dụ về "mưa nhân tạo" làm tôi nghỉ đến cái sự "làm trái tự nhiên" mà anh nói ở đây có một sự "hợp lý" nào đó về mặt bản chất. Cũng giống như thành tựu về di truyền học là "sinh sản vô tính" vậy, cả 2 đều cho thấy sự "làm trái tự nhiên" ở một mức độ nào đó, và rõ ràng những điều này vẫn là "không thể" mãi cho đến tận khi con người thật sự thực hiện được. Vậy ở đây có phải xuất hiện một vấn đề, rằng những cái "quy luật tự nhiên" mà con người đã khám phá ra trước đây, thì về sau lại bị phá vỡ bởi chính con người. Cho nên cái "tự nhiên" mà tôi và anh đang nói đến ở đây, về mặt nào đó vẫn chỉ là "tương đối" và vốn được chính con người khám phá ra, nó có thể không phải là cái "tự nhiên", cái bản chất thật sự của vũ trụ, cái mà cả Zen lẫn KH-KT đang cố gắng hướng đến.

conmale wrote:
Ở bình diện Zen và Science thì việc sử dụng từ ngữ để "đối" thì e rằng không đủ sâu rồi :P . 
- Ở trên này tôi có thể dùng cái gì khác ngoài "từ ngữ" để diễn giải? :P

conmale wrote:
Điểm đích của Zen không phải là "phương pháp" mà là sự thấu hiểu. Phương pháp không quan trọng nữa. Ví dụ, vô HVA này để hỏi han, trao đổi hoặc chỉ... lặng lẽ đọc là những "phương pháp" khác nhau và mục tiêu cuối cùng là sự thấu hiểu về lý do của vấn đề nào đó. Đó là Zen. Còn khoa học thì lại rẽ sang một nhánh khác: áp dụng cái thẩu hiểu (hoặc chưa thấu hiểu) ở mức độ nào đó để làm một việc gì đó. 
- Đồng ý, khi đã "thấu hiểu" bản chất của vấn đề, thì ta có thể sáng tạo ra "phương pháp" khác để diễn giải vấn đề đó rõ ràng và suôn sẻ hơn cả phương pháp ban đầu ta dùng để "thấu hiểu" vấn đề. Vậy thì "phương pháp" tuy có hay có dở, nhưng cách sử dụng "phương pháp" như thế nào để đạt được cái "thấu hiểu" sau cùng mới chứng tỏ người đó là hay hay dở. Có phải ở đây "phương pháp" là chết, còn cách sử dụng "phương pháp" là sống không, cách sử dụng tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo vô hạn của mỗi người, nếu tự "giam hãm" đầu óc vào giới hạn của phương pháp thì rõ ràng ta không thể đạt đến những cái đột phá bất ngờ được, có phải vậy không?]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#234174 /hvaonline/posts/list/31929.html#234174 GMT
Looking into the very reason of existence

asmking wrote:

conmale wrote:
Tuy vậy, họ cũng không thể hoàn toàn vượt qua những lẽ tự nhiên và chống chọi vớt định luật tự nhiên được. Có những thầy tu ở Tây Tạng theo phái khổ hạnh có thể tịnh thất và nhịn đói nhiều ngày liên tục. Tuy vậy, họ vẫn không thể thoát ra định luật tự nhiên bởi vì cơ thể con người là vật thể sống. Giới hạn "vượt" này so với con người bình thường thì đáng kể nhưng xét ở góc độ sinh / diệt thì chỉ là những cố gắng bé nhỏ. 
- Ngoài những người có khả năng hoặc luyện tập được các khả năng đặc biệt ra, tôi còn muốn nói đến những thành tựu vượt bậc mà KH-KT đã làm được hiện nay. Những thành tựu to lớn của nhân loại trong sinh học, di truyền học đã hé mở những chân trời mới và vô cùng lý thú về bản chất và nguồn gốc của sinh vật. Cũng giống như ngày trước các nhà tiếu thuyết-khoa học đã viết khá nhiều về những thành tựu trong tương lai, những điều sau này đã trở thành sự thật, thì với các bộ phim khoa học viễn tưởng hiện nay, rất có thể tương lai sau này con người lại có thể dùng KH-KT vượt qua được những rào cản của tự nhiên thì sao? Tôi nhìn thấy ở đó sự khao khát khám phá đến vô tận của con người, và tôi nghỉ với sự khao khát đó tương lai của nhân loại là vô hạn lượng.  
Giới hạn của con người là sự tưởng tượng và kiến thức của họ về tự nhiên. Bởi vậy, họ không bao giờ vượt qua nổi tự nhiên.

asmking wrote:

conmale wrote:
Con người có thể tàn phá tự nhiên nhưng không thể "làm trái" với tự nhiên. Hành động "tàn phá" đôi khi không đồng nghĩa với "làm trái". Ví dụ, con người nghĩ ra cách tạo ra mưa nhân tạo cho một vùng nào đó mặc dù vùng ấy tại thời điểm ấy không có các yếu tố cần thiết để phát sinh ra mưa. Đó là hành động "làm trái" với lẽ tự nhiên. Ngược lại, hành động "tàn phá" như chặt phá, khai thác rừng cây, gây ô nhiễm môi trường... thì con người sẽ gánh chịu những phản ứng tự nhiên của tự nhiên bởi vì họ đang phá vỡ sự cân bằng của sinh thái. Đây là biểu thị của sự nhỏ bé và giới hạn của con người đối với tự nhiên chớ chẳng phải là biểu thị của việc con người làm chủ thiên nhiên và tự nhiên. 
- A, về điểm này thì tôi thấy rất lý thú. Anh lấy ví dụ về "mưa nhân tạo" làm tôi nghỉ đến cái sự "làm trái tự nhiên" mà anh nói ở đây có một sự "hợp lý" nào đó về mặt bản chất. Cũng giống như thành tựu về di truyền học là "sinh sản vô tính" vậy, cả 2 đều cho thấy sự "làm trái tự nhiên" ở một mức độ nào đó, và rõ ràng những điều này vẫn là "không thể" mãi cho đến tận khi con người thật sự thực hiện được. Vậy ở đây có phải xuất hiện một vấn đề, rằng những cái "quy luật tự nhiên" mà con người đã khám phá ra trước đây, thì về sau lại bị phá vỡ bởi chính con người. Cho nên cái "tự nhiên" mà tôi và anh đang nói đến ở đây, về mặt nào đó vẫn chỉ là "tương đối" và vốn được chính con người khám phá ra, nó có thể không phải là cái "tự nhiên", cái bản chất thật sự của vũ trụ, cái mà cả Zen lẫn KH-KT đang cố gắng hướng đến.  
Cái "quy luật tự nhiên" mà con người tự tìm tòi, tự định nghĩa, tự phá bỏ, tự thiết lập lại chỉ là những thứ thuộc giới hạn của con người. Bởi vậy, "làm trái", "huỷ hoại", "phá vỡ", "thiết lập"... chính là những hành động con người thực hiện trong khoảng hữu hạn của con người chớ chẳng phải hữu hạn của tự nhiên.

asmking wrote:

conmale wrote:
Ở bình diện Zen và Science thì việc sử dụng từ ngữ để "đối" thì e rằng không đủ sâu rồi :P . 
- Ở trên này tôi có thể dùng cái gì khác ngoài "từ ngữ" để diễn giải? :P  
Diễn đạt và diễn giải là cách duy nhất. Không chỉ dùng "không" và "có" từ hai "context" hoàn toàn khác nhau để so sánh. Ngôn ngữ mà bồ dùng ở đây chỉ dừng lại ở mức đối nghịch từ ngữ chớ không đi đến chỗ diễn đạt ý tưởng. Hơn nữa, Zen có những góc cạnh không thể dùng ngôn ngữ để so sánh và diễn đạt.

asmking wrote:

conmale wrote:
Điểm đích của Zen không phải là "phương pháp" mà là sự thấu hiểu. Phương pháp không quan trọng nữa. Ví dụ, vô HVA này để hỏi han, trao đổi hoặc chỉ... lặng lẽ đọc là những "phương pháp" khác nhau và mục tiêu cuối cùng là sự thấu hiểu về lý do của vấn đề nào đó. Đó là Zen. Còn khoa học thì lại rẽ sang một nhánh khác: áp dụng cái thẩu hiểu (hoặc chưa thấu hiểu) ở mức độ nào đó để làm một việc gì đó. 
- Đồng ý, khi đã "thấu hiểu" bản chất của vấn đề, thì ta có thể sáng tạo ra "phương pháp" khác để diễn giải vấn đề đó rõ ràng và suôn sẻ hơn cả phương pháp ban đầu ta dùng để "thấu hiểu" vấn đề. Vậy thì "phương pháp" tuy có hay có dở, nhưng cách sử dụng "phương pháp" như thế nào để đạt được cái "thấu hiểu" sau cùng mới chứng tỏ người đó là hay hay dở. Có phải ở đây "phương pháp" là chết, còn cách sử dụng "phương pháp" là sống không, cách sử dụng tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo vô hạn của mỗi người, nếu tự "giam hãm" đầu óc vào giới hạn của phương pháp thì rõ ràng ta không thể đạt đến những cái đột phá bất ngờ được, có phải vậy không? 
"phương pháp" để thấu hiểu và "phương pháp" để áp dụng sự thấu hiểu là 2 cái khác nhau. Một cái là "học" và một cái là "hành". Hơn nữa, càng phụ thuộc vào "phương pháp", càng hạn chế khả năng thấu hiểu và khả năng áp dụng thấu hiểu. "Hay" và "dở" là khái niệm tượng đối và đôi khi không còn giá trị như mình nghĩ lúc ban đầu nếu như đặt để chúng vô trong một "context", một hoàn cảnh, một nhóm điều kiện nào đó.]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#234178 /hvaonline/posts/list/31929.html#234178 GMT
Looking into the very reason of existence

asmking wrote:
- A, về điểm này thì tôi thấy rất lý thú. Anh lấy ví dụ về "mưa nhân tạo" làm tôi nghỉ đến cái sự "làm trái tự nhiên" mà anh nói ở đây có một sự "hợp lý" nào đó về mặt bản chất. Cũng giống như thành tựu về di truyền học là "sinh sản vô tính" vậy, cả 2 đều cho thấy sự "làm trái tự nhiên" ở một mức độ nào đó, và rõ ràng những điều này vẫn là "không thể" mãi cho đến tận khi con người thật sự thực hiện được. Vậy ở đây có phải xuất hiện một vấn đề, rằng những cái "quy luật tự nhiên" mà con người đã khám phá ra trước đây, thì về sau lại bị phá vỡ bởi chính con người. Cho nên cái "tự nhiên" mà tôi và anh đang nói đến ở đây, về mặt nào đó vẫn chỉ là "tương đối" và vốn được chính con người khám phá ra, nó có thể không phải là cái "tự nhiên", cái bản chất thật sự của vũ trụ, cái mà cả Zen lẫn KH-KT đang cố gắng hướng đến.  
Không biết các bác đang chém về cái vụ "làm trái tự nhiên" là như thế nào. Nhưng làm trái gì thì trái, cuối cùng cũng bị buộc phải nằm trong các định luật và tính chất lý hoá hết, không chạy đâu cho thoát. Vòng đời của con người "sinh, lão, bệnh, tử" có thể hiểu là "liên kết, hoạt động và tan rả" của vật chất thôi. Trái đất nếu không có con người và những thứ linh tinh khác thì vẫn nổ hà :D.]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#234183 /hvaonline/posts/list/31929.html#234183 GMT
Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#246930 /hvaonline/posts/list/31929.html#246930 GMT Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#247587 /hvaonline/posts/list/31929.html#247587 GMT Looking into the very reason of existence

kutruoi wrote:
cát bụi. mọi thứ đều từ cát bụi. why cũng từ cát bụi yes or no cũng từ cát bụi . từ cát bụi mà ra cát bụi từ về từ cát bụi ra . vậy "Looking into the very reason of existence" là looking into cát bụi. ở đâu có tự tồn tại của ý thức dưới dạng thực hoặc ảo đều tồn tại cát bụi vậy cát bụi là nguyên nhân và cũng là kết quả . trong Thánh Kinh cát bụi được khở tạo bởi ý Chúa ( Đấng Tạo Hoá ), sau đó bởi sinh khí được Chúa thổi vào cát bụi nên con người. sau này khi con người chết đi, thân thể họ cũng hoá về cát bụi nguồn cội. tâm thần và linh hồn của họ sẽ về lại với Đấng Tạo Dựng để như một người công bằng hằng hữu . Cha sẽ phán xét linh hồn đó và sẽ quyết định điều gì tiếp theo ...trong thế giới của Người. ở cái hạn hữu của tư tưởng con người, chúng ta không thể đi quá xa hơn cát bụi. chúng ta cũng không thể chỏ con trỏ về phương hướng nào khác, vì thực tại không có phương nào khác hơn là trỏ về cát bụi cả. vậy cát bụi và sự thật, cát bụi là chân lý. cát bụi là sự tới hạn của tri thức và trí tuệ của loài người. copyright @by kutruoi- HVA 12/September/2011. 
1. Vậy cát bụi từ đâu ra? 2. Thánh Kinh không phải do Chúa viết, mà là con người viết? 3. Tui đi được tới nước và không khí nữa? 4. copyright by cây chuối @ HVA 5. Đùa chút cho vui.]]>
/hvaonline/posts/list/31929.html#247635 /hvaonline/posts/list/31929.html#247635 GMT
Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#261382 /hvaonline/posts/list/31929.html#261382 GMT Looking into the very reason of existence "why", và "reason of existence" Bác nói đúng dù có tài giỏi, hay triết lý đến đâu thì cũng không tránh được bốn sự đau khổ của kiếp người là sanh, già, bệnh, chết. Khi người ta càng có tuổi, càng già thì lại càng quay về "Looking into the very reason of existence". ]]> /hvaonline/posts/list/31929.html#274840 /hvaonline/posts/list/31929.html#274840 GMT Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#281009 /hvaonline/posts/list/31929.html#281009 GMT Looking into the very reason of existence /hvaonline/posts/list/31929.html#281010 /hvaonline/posts/list/31929.html#281010 GMT