banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Forum Index Thảo luận các loại thiết bị máy tính Sửa Monitor (căn bản)  XML
  [Question]   Sửa Monitor (căn bản) 29/04/2008 06:25:33 (+0700) | #1 | 128026
[Avatar]
thephatcompany
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 27/02/2008 15:13:47
Messages: 453
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!]
Hôm nay mình chia sẽ cùng các bạn giáo trình sửa monitor. Nguồn lấy từ www.hocnghe.com.vn

Các kiến thức cơ bản .
Nội dung : Một số bài kiểm tra ôn tập kiến thức cơ bản trước khi học Monitor .
________________________________________
1. Các kiển thức cơ bản .
Các kiến thức cơ bản sau đây đã được đề cập trong phần điện tử
cơ bản, để tiếp thu được chương trình này bạn cần tự trả lời được các
câu hỏi sau .
Câu 1 : Bạn cho biết trị số các điện trở sau ?

R1 = ? R2 = ? R3 = ?

R4 = ? R5 = ? R6 = ?




Câu 2 : Bạn hãy nhẩm xem điện áp thu được tại các vị trí sau là
bao nhiêu ?


Hình a) Hình b)
Câu 3 : Bạn cho biết các tụ sau là bao nhiêu nano fara ? , ý nghĩa
chữ K hoặc chữ J ở sau trị số là gì ?


Câu 4 : Bạn cho biết giá trị điện áp ở giữa hai tụ sau là bao
nhiêu, hai điện trở mắc song song với hai tụ có ý nghĩa gì ?


Câu 5 : Bạn cho biết Đi ốt D1 và Tụ điện C1 trong mạch dưới
đây làm nhiệm vụ gì ?


Câu 6 : Có một biến áp, một nguồn điện một chiều, một bóng đèn D
nhạy sáng .


Bạn hãy cho biết, trường hợp nào sau đây thì đèn sáng .
a ) Khoá K đóng
b ) Khoá K mở
c ) Khoá K đóng mở liên tục
Câu 7 : Có hai mạch điện như sau :


Bạn hãy cho biết giá trị điện áp U1 và U2 trên hai mạch trên = ?
Câu 8 : Bạn cho biết điện áp U3 ở mạch dưới đây thu được là bao
nhiêu ?


Câu 9 : Bạn hãy tính xem điện áp Uce của đèn Q ở mạch dưới đây
là bao nhiêu vol ? biết hệ sô khuếch đại của đèn Q là 100 .


Câu 10 : Bạn hiểu các linh kiện R1, R2, C1, C2, C3 ở mạch điện sau
làm nhiệm vụ gì ?
Mạch điện là mạch khuếch đại hay mạch ổn áp ?


Câu 11 : Bạn hãy cho biết công tắc K của mạch dưới dây có tác
dụng gì, nếu điện áp vào là 110V AC thì điện áp ra U1 là bao nhiêu
vol DC trong hai trường hợp .
a ) Khi K mở
b ) Khi K đóng

Bạn nên tự trả lời trước khi xem đáp án

Trả lời các câu hỏi .
Nếu bạn tự trả lời đúng trên 70% các câu hỏi thì mới tạm ổn, nếu bạn trả lời không đạt 70% thì cần xem lại kiến thức cơ bản trước khi học chương trình Monitor
Câu 1 : Câu này yêu cầu bạn cần thuộc cách đọc trị số R

R1 = ? R2 = ? R3 = ?

R4 = ? R5 = ? R6 = ?

R1 = 0,2 Ω , R2 = 2 Ω , R3 = 2MΩ , R4 = 10Ω
R5 = 47Ω , R6 = 47K
Câu 2 : Câu này muốn bạn nhớ rằng, trên một mạch mắc nối tiếp thì
sụt áp trên điện trở luôn luôn tỷ lệ thuận với giá trị của điện trở .

a) b)
Hình a ) Dòng điện đi qua hai điện trở là
I = U / R = (12V / 25K ) => Sụt áp trên trở 10K sẽ là
U1 = I R1 = ( 12V / 25K ) x 10K = 120 / 25 = 4,8V
Hình b ) Hai điện trở bằng nhau mắc song song thì giá trị giảm
còn 1/2 và công suất tăng lên gấp 2
Như vậy hai điện trở 47K mắc song song thì R tương đương sẽ là
23,5K
=> Sụt áp trên điện trở 47K sẽ bằng
U1 = ( 47K / 47K + 23,7K) x 100V = 66,6V
Câu 3 :

Tụ C1 = .022 = 0,022µF = 22nF
Tụ C2 = 103 = 10.000pF = 10nF
Tụ C3 = 474 = 47.0000 pF = 470nF
Chữ K hay J ở sau là sai số .
Câu 4 :

Điện áp điểm giữa hai tụ = 150 V
Ý nghĩa của hai điện trở là tạo ra điện áp cân bằng trên và thoát điện
trên tụ khi máy cắt nguồn .
Câu 5 :

Đi ốt làm nhiệm vụ chỉnh lưu điện áp xoay chiều thành một chiều
Tụ làm nhiệm vụ lọc phẳng điện áp một chiều sau khi chỉnh lưu
Câu 6 :

a ) Khoá K đóng => Đèn loé sáng lúc mới đóng sau đó đèn tắt , mặc
dù vẫn còn dòng điện chạy qua cuộn dây , nguyên nhân là vì dòng điện
một chiều chạy qua cuộn dây chỉ tạo ra từ trường cố định không có
khả năng cảm ứng thành điện áp lên cuộn thứ cấp .
b ) Đèn không sáng .
c ) Đèn chớp sáng khi công tắc đóng mở, nếu đóng mở công tắc với
tần số > = 25 lần / giây thì ta thấy đèn sáng liên tục .
Câu 7 :

Điện áp U1 = 12V , nếu điện áp nguồn mà < giá trị Dz thì Dz không
có tác dụng trong mạch .
Điện áp U2 = 7,2 V , Dz đóng vai trò gim cố định điện áp này .
Câu 8 :

Điện áp chân B có 7,2V và cố định nhờ có Dz .
Đèn ngược lên Ub > Ue và Ube luôn luôn bằng 0,6V khi hoạt động
vì vậy => Ue = Ub - 0,6 mà Ub = 7,2V => Ue = 6,6V
Lưu ý : Điện áp Ube khi đèn hoạt động luôn luôn = 0,6V , đó là tính chất
của mối P-N khi được phân cực thuận .
Câu 9 :
Tính chất mối BE của Transistor khi phân cực thuận là luôn luôn có sụt
áp khoảng 0,6V .

Từ hình vẽ => Sụt áp trên R1 bằng 12V - 0,6V = 11,4V
Dòng điện đi qua R1 chính là dòng Ib bằng
Ib = 11,4V / 100K = 11,4 / 100.000 = 11,4 x 10-5
Ta có dòng Ic = β x Ib = 100 x 11,4 x 10-5 = 11,4 x 10-3
Sụt áp trên R2 sẽ bằng Ic x R2 = 11,4 x 10-3 x 1000 = 11,4V
=> Như vậy Uce = 12V - 11,4V = 0,6V
Câu 10 :

Nhiệm vụ của các linh kiện :
• R1 là điện trở định thiên có nhiệm vụ tạo ra dòng điện Ib định thiên cho đèn hoạt động.
• R2 là điện trở gánh tạo ra sụt áp để lấy ra tín hiệu đầu ra .
• C1 và C2 là các tụ nối tầng, cho tín hiệu đi qua, ngăn điện áp một chiều lại .
• C3 là tụ lọc nguồn .
• Mạch trên là mạch khuếch đại .
Câu 11 :
Công tắc K là công tắc của mạch chỉnh lưu X2 , khi K đóng điện áp
sau mạch chỉnh lưu đựoc nhân gấp 2 , khi K mở điện áp như chỉnh
lưu bình thường .

a ) Khi K mở điện áp U1 = 1,4 AC = 150V
b ) Khi K đóng điện áp U1 = 2 x 1,4 AC = 300V

Lưu ý : Điện áp một chiều thu được sau mạch chỉnh lưu bằng 1,4AC
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Giáo trình Monitor (căn bản) 29/04/2008 06:30:07 (+0700) | #2 | 128027
[Avatar]
thephatcompany
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 27/02/2008 15:13:47
Messages: 453
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!]
Mosfet - Transistor trường
Nội dung : Một linh kiện mới khá phổ biến trong các mạch nguồn Monitor .
________________________________________
1. Mosfet - Transistor trường

Hình dạng Mosfet
1. Mosfet là Transistor trường có cấu tạo khác với Transistor thông thường , chúng có độ nhạy cao hơn và được sử dụng trong hầu hết các bộ nguồn Monitor .
2. Cấu tạo .


Mosfet Transistor

Mosfet có 3 cực là
G ( cực cổng ) , D ( cực thoát ), S ( cực nguồn )
về nguyên lý hoạt động chúng tương tự với 3 cực B, C , E của Transistor thông thường , nhưng về cấu tạo chúng khác với đèn BCE .



+ Cực nguồn ( S ) và cực thoát ( D ) được nối với hai chất bán dẫn N đặt trên nền có tính cách điện, khoảng giữa hai cực là vùng nghèo điện tích tự do .

+ Cực cổng ( G ) được đặt bên trên khoảng trống giữa hai cực N và các ly bằng một lớp cách điện là SiO2 , cực G cách điện hoàn toàn với cực D và cực S .

+ Khi cho một điện áp chênh lệch vào hai cực D và S thì không có dòng điện chạy qua nhưng khi ta đưa một điện áp dương vào cực G, điện áp này sinh ra hiệu ứng trường trong khoảng trống giữa hai lớp bán dẫn N, và dưới tác dụng của từ trường thì xuất hiện dòng điện chạy qua từ cực D sang cực S .

Điện áp đặt vào chân G không tạo ra dòng điện GS mà chỉ tạo ra hiệu ứng trường trong Mosfet vì vậy một tín hiệu có cường độ rất yếu cũng có thể làm cho Mosfet mở rất mạnh .

Dòng điện chạy qua hai cực D - S chỉ phụ thuộc vào điện áp chân G mà không phụ thuộc vào cường độ của tín hiệu

=> Vì vậy Mosfet được coi là linh kiện có độ nhậy rất cao và chúng đã được sử dụng trong các bộ nguồn Monitor và các bộ nguồn của nhiều thiết bị điên tử cao cấp ngày nay .

3. Thí nghiệm về sự hoạt động của Mosfet .



Thí nghiệm về sự hoạt động của Mosfet

Khi K1 đóng điện tích nạp vào tụ C1 làm cho đèn Mosfet dẫn, khi K1 mở, điện tích trên tụ C1 vẫn tồn tại do không có dòng GS do đó đèn Mosfet vẫn duy trì sự dẫn điện cho đến khi công tắc K2 đóng, điện áp trên tụ C1 thoát = 0V thì đèn mới tắt .

4. Ký hiệu của Mosfet
Mosfet thường có ký hiệu là K... , 2SK... , IRF...
Thí dụ K3240 , IRF630 v v.. trong đó đèn K có công suất lớn hơn và thường sử dụng trong mạch nguồn, các đèn IRF có công suất nhỏ hơn nên sử dụng trong mạch công tắc, mạch Regu và ít sử dụng trong mạch nguồn .


Ký hiệu của Mosfet

Quy định về các cực :
- Cực G - ở bên trái
- Cực D - ở giữa
- Cực S - ở bên phải .

5. Đo kiểm tra Mosfet

Chuẩn bị : Để đồng hồ thang x 1KΩ

Nếu là Mosfet còn tốt thì kết quả đo sẽ như sau :


Đo giữa G và S cả hai chiều kim không lên


Đo giữa G và D cả hai chiều kim không lên


Dùng Tôvít chập G vào D để thoát điện trên cực G


Sau khi G đã thoát điện cực G thì đo giữa D và S có một chiều kim không lên ( chiều que đen vào D que đỏ vào S kim không lên )

-----------------------------------------------------------

Các trường hợp sau là Mosfet bị hỏng


Đo giữa G và S kim lên => là chập G S


Đo giữa G và D kim lên là chập G D


Hoặc mặc dù đã thoát điện chân G


Đo giữa D và S kim vẫn lên sau khi đã thoát điện cực G là bị chập DS
----------------------------------------------------------

Ảnh minh hoạ



Kiểm tra thấy Mosfet hỏng




Một số linh kiện khác
Nội dung : IC so quang , Diode xung , IC tạo dao động .
________________________________________
1. IC so quang .

• IC so quang thường có 4 chân, một số ít có 6 chân , bên trong có một điốt phát quang và một đèn thu quang .
• Khi cho dòng điện đi qua điốt phát quang, đi ốt phát ra tia hồng ngoại chiếu vào đèn thu quang làm đèn thu quang dẫn .
• Dòng điện qua điốt phát quang tỷ lệ thuận với dòng điện qua đèn thu quang .
• Giữa bên điốt phát quang và đèn thu quang cách điện với nhau, chúng chỉ truyền thông tin biến đổi điện áp sang nhau thông qua ánh sáng hồng ngoại .
• IC so quang được sử dụng nhiều trong bộ nguồn cách ly, chúng làm nhiệm vụ truyền thông tin về sự biến thiên dòng điện từ bên này sang bên kia mà vẫn cách ly được điện áp .


IC so quang 4 chân IC so quang 6 chân


IC so quang 6 chân
Cách đo :
• Một bên bạn đo như đo điốt, một bên bạn đo như đo cực CE của Transistor .
• Lưu ý : Trong bộ nguồn , nếu IC so quang hỏng thì chúng thường hỏng ở dạng kém , tức là bạn đo không phát hiện được hư hỏng do đó nhiều khi cần thay thử .
2. Diode xung

Sau bộ nguồn xung cần sử dụng
Điốt xung để chỉnh lưu
• Về hình dạng thì Điốt xung giống hệt với Điốt thường, nhưng do được cấu tạo đặc biệt nên Điốt xung làm việc được ở các tần số rất cao khoảng vài chục KHz .
• Khi chỉnh lưu cho các điện áp có tần số cao như điện áp thứ cấp nguồn xung, điện áp thứ cấp cao áp thì ta cần sử dụng Điốt xung, nếu bạn sử dụng các Điốt thông thường tại các vị trí này thì Điốt sẽ bị nóng và hỏng sau ít phút hoạt động .
• Điốt thường chỉ dùng để chỉnh lưu điện áp có tần số thấp như điện AC 50Hz , không sử dụng được trong các mạch tần số cao nhưng Điốt xung lại có thể xử dụng được trong tất cả các mạch .
+ Điốt xung có giá thành cao hơn Điốt thường khoảng 4 - 5 lần .

• Phân biệt :

Điốt thường

Điốt thường 5A Cầu Điốt bên trong là các Điốt thường

+ Điốt thường có vòng tròn mầu nhũ trắng

Điốt xung


Điốt xung thường có vòng mầu có mầu
xanh hay đỏ hoặc vòng mầu đứt nét .

Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ chúng không theo nguyên tắc này .
3. IC tạo dao động .

• IC tạo dao động được sử dụng phổ biến trong các bộ nguồn Monitor, đây là IC có mạch rất đơn giản và giá thành rẻ, bạn có thể sử dụng IC này để lắp đèn nháy, điều đó sẽ giúp bạn hiểu nguồn Monitor dễ dàng hơn .
• Các chân chính của IC này là :
+ Chân 7 là Vcc 12V
+ Chân 4 là chân dao động
+ Chân 2 là chân điều khiển biên độ dao động ra, điện áp chân 2 tỷ lệ nghịch với biên độ dao động ra .
+ Chân 1 có tác dụng ngược với chân 2 .
+ Chân 3 là chân bảo vệ
+ Chân 6 là chân dao động ra
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 29/04/2008 06:40:24 (+0700) | #3 | 128030
[Avatar]
thephatcompany
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 27/02/2008 15:13:47
Messages: 453
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!]
Sơ đồ khối tổng quát
Nội dung : Nhiệm vụ của các khối trong Monitor , các hình ảnh thực tế .
________________________________________
1. Sơ đồ khố tổng quát của Monitor
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ xem chú thích

Sơ đồ khối của Monitor
• Đèn hình mầu :
Đèn hình mầu là linh kiện nhận tín hiệu Video và tổng hợp thành hình ảnh theo nguyên lý quét , có 3 bức ảnh đơn sắc được tao ra trên đèn hình mầu nhờ nguyên lý trộn mầu mà hình ảnh mầu tổng hợp được hiển thị có đầy đủ mầu sắc .
• Khối nguồn nuôi :
Khối nguồn nuôi của Monitor hoạt động theo nguyên lý nguồn xung hay nguồn Switching, điện áp đầu vào là áp có thể biến đổi khá rộng từ 150V AC đến 250V AC, điện áp đầu ra thường cung cấp 5 loại điện áp DC cố định để cung cấp cho các khối khác trong máy.
• Khối quét dong :
Là khối có nhiệm vụ tạo ra các mức điện áp cao cung cấp cho đèn hình hoạt động đồng thời nó cung cấp xung dòng điều khiển cuộn lái ngang để lái tia điện tử quét theo chiều ngang màn hình .
+ Tần số quét dòng của Monitor không cố định mà nó phụ thuộc vào độ phân giải do phần mềm quyết định .
• Khối quét mành :
Nhiệm vụ của khối quét mành là cung cấp xung mành cho cuộn lái dọc để dãn màn hình theo chiều dọc .
• Card Video :
Card Video thuộc phần Case có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu Digital của máy tính thành tín hiệu Analog , tín hiệu tạo ra là ba tín hiệu Video R(đỏ), G(xanh lá), và B(xanh lơ) và hai xung đồng bộ H.syn (xung đồng bộ dòng) , V.syn (xung đồng bộ mành)
• Khối khuếch đại Video :
Tín hiệu từ Card Video đưa sang theo 3 đường R, G , B có biên độ rất yếu khoảng 0,2V được hai tầng khuếch đại tín hiệu Video khuếch đại lên biên độ đủ mạnh khoảng 40V trước khi đưa vào điều khiển dòng phát xạ từ các Katốt .
• Khối Vi xử lý ( CPU )
Là khối có nhiệm vụ điều khiển thay đổi tần số dòng mành, thay đổi kích thước màn hình, thay đổi độ sáng, độ tương phản đồng thời tạo ra hiển thị trên màn hình .
Bạn đưa trỏ chuột vào hình để xem chú thích

Bên trong Monitor

Bạn đưa trỏ chuột vào hình chụp để xem chú thích

Vỉ mạch Monitor Samsung Synmaster




Đèn hình mầu Monitor
Nội dung : Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn hình mầu Monitor , Điều kiện để màn hình phát sáng , Nguyên lý trộn mầu trên đèn hình .
________________________________________
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn hình mầu Monitor .

Đèn hình mầu Monitor
• Cực Anôt : Được cung cấp khoảng 15KV lấy từ dây HV cuộn cao áp, mất điện áp này => màn hình mất ánh sáng .
• Lưới G1 được cung cấp khoảng -30V, khi ta chỉnh độ sáng điện áp này thay đổi từ -20V đến -40V, điện áp G1 càng âm thì màn ảnh càng tối , khi tắt máy G1 được mạch dập điểm sáng đưa vào điện áp -150V để dập điểm sáng trên màn hình .
• Lưới G2 được cung cấp điện áp khoảng 400V lấy từ triết áp Screen trên thân cuộn cao áp, chỉnh thừa điện áp G2 thì màn ảnh sẽ quá sáng và có tia quét ngược, chỉnh thiếu G2 thì màn ảnh tối hoặc mất ánh sáng .
• Lưới G3 được cung cấp khoảng 5KV lấy từ triết áp Pocus trên thân cuộn cao áp, chỉnh sai điện áp Pocus thì hình ảnh sẽ bị nhoè, khi hỏng đế đèn hình sẽ làm điện áp Pocus bị dò điện dẫn đến nhoè hình

Triết áp Pocus chỉnh điện áp cung cấp cho lưới G3
Triết áp Screen chỉnh điện áp cung cấp cho lưới G2
• 3 Katôt : Được phân cực bằng điện áp DC khoảng 40 đến 50V , ban đầu điện áp 3 Katot bằng nhau để tạo ra độ phát xạ cân bằng trên 3 tia, khi tín hiệu R, G, B được đưa vào 3 Katot, dòng phát xạ trên 3 tia có cường độ thay đổi theo biên độ tín hiệu => tạo thành các điểm ảnh có mầu sắc khác nhau trên màn hình .
+ Nếu một Katot nào đó mất khả năng phát xạ thì màn hình sẽ mất một mầu và các mầu khác sẽ bị sai .
+ Điện áp trên Katot tăng thì độ phát xạ giảm, ngược lại điện áp trên Katot giảm thì độ phát xạ tăng, nếu mất điện áp phân cực cho 3 Katot thì độ phát xạ tăng cực đại => dẫn đến màn ảnh sáng trắng và có tia quét ngược .
• Sợi đốt : được cung cấp 6,3V DC , sợi đốt có nhiệm vụ nung nóng 3 Katot để cho các tia điện tử phát xạ khỏi bề mặt Katot , mất điện áp sợi đốt hay sợi đốt bị đứt thì màn hình sẽ mất ánh sáng .
• Nam châm Purity : Có 3 cặp nam châm purity định hướng cho 3 tia điện tử đập đúng vào các điểm mầu tương ứng, các nam châm này do nhà sản xuất chỉnh ( Thợ không chỉnh) nếu bạn chỉnh sai ảnh sẽ có viền mầu .
• Cuộn lái tia : Bao gồm một cuộn lái ngang và một cuộn lái dọc, nếu ta rút rắc cuộn lái tia ra thì màn hình chỉ còn một đốm sáng ở giữa màn hình , đốm sáng này có thể đốt cháy lớp Phospho .
• Bề mặt đèn hình : Bề mặt đèn hình được cấu tạo bởi các điểm Phosspho có khả năng phát ra các mầu Đỏ (Red), Xanh lá cây (Green) và Xanh da trời (Blue), dòng tia điện tử phát xạ từ các Katot sẽ đập vào các điểm mầu tương ứng, phía sau màn hìn ( bên trong) cách màn hình khoảng 1cm là màn chắn đục lỗ, cứ 3 điểm mầu cho ta một điểm ảnh và mỗi điểm ảnh có một lỗ nhỏ trên màn chắn , mục đích của màn chắn để ngăn các tia điện tử không bắn vào các điểm mầu sai vị trí .


2. Điều kiện để màn hình phát sáng
• Cao áp hoạt động bình thường
+ Có điện áp HV
+ Có điện áp G2
+ Có điện áp G3
• Có điện áp sợi đốt
• Chênh lệch giữa Katốt và G1 không quá 100V
• Đèn hinh tốt .
=> Vì vậy khi Monitor không có màn sáng là do một trong các
nguyên nhân trên .

3. Nguyên lý trộn mầu .
• Trong tự nhiên có ba mầu sắc có tính chất .
+ Bất kỳ mầu sắc nào cũng có thể phân tích thành ba mầu sắc đó
+ Từ ba mầu sắc đó có thể tổng hợp thành một mầu bất kỳ
=> Ba mầu đó là Đỏ (Red) , Xanh lá (Green) , Xanh lơ (Blue)
• Trong truyền hình mầu, máy vi tính và điện thoại di động người ta đã sử dụng 3 mầu sắc trên để truyền đi hoặc lưu trữ các hình ảnh mầu
• Đèn hình mầu thực chất là ba chiếc đèn hình đơn sắc có chung màn hình và các lưới G1, G2, G3, cực Anôt, 3 hình ảnh phát ra từ 3 Katôt chồng khít lên nhau và cho ta cảm nhận được một hình ảnh với hàng triệu mầu sắc .
• Nếu như mất đi một nguồn tín hiệu hay một Katôt nào đó bị hỏng thì hình ảnh sẽ mất đi một mầu cơ bản và các mầu khác sẽ bị sai .
=> Tại vị trí có đủ 3 mầu => cho ta mầu trắng
=> Vị trí thiếu mầu đỏ => màn hình ngả mầu xanh
=> Vị trí thiếu mầu xanh lá => màn hình ngả mầu tím
=> Vị trí thiếu mầu xanh lơ => màn hình ngả mầu vàng


Các hư hỏng của đèn hình
Các bệnh : Đèn hình bị đánh lửa trong cổ đèn hình, Cao áp hoạt động nhưng màn hình không sáng , Đèn hình bị lệch tia , Đèn hình bị già , Đèn hình bị xô lưới nhiễm từ , Các bênh do sai điện áp lưới .
________________________________________
1. Đèn hình bị đánh lửa trong cổ đèn hình .

Đuôi đèn hình
• Nếu bạn bật máy lên mà nhìn thấy tia lửa xanh trong cổ đèn hình
( vị trí mũi tên ) là đèn hình bị đánh lửa , trường hợp này bạn phải thay đèn hình .
• Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do lỗi nguồn hay lỗi mạch Regu làm cho điện áp B+ cấp cho cao áp tăng cao, khi đó áp HV quá mạnh gây đánh lửa đèn hình .
2. Máy có cao áp nhưng màn hình không sáng .

Máy đã chạy nhưng màn hình không sáng
• Khi thấy màn hình không sáng mặc dù đã có đèn báo nguồn thì bạn cần kiểm tra các chế độ điện áp cung cấp cho đèn hình, bạn cần kiểm tra các điều kiện sau :
=> Kiểm tra điện áp G2 ( đo ở vỉ đuôi đèn hình ) nếu như điện áp này vẫn có khoảng 400V ( đo đồng hồ số ) hoặc trên 200V ( nếu đo đồng hồ cơ ) thì cao áp vẫn đang chạy .
=> Kiểm tra điện áp cung cấp cho sợi đốt nếu có khoảng 6V DC hoặc nhìn thấy sợi đốt sáng đỏ trong cổ đèn hình là mạch sợi đốt bình thường .
=> Đo giữa 3 Katôt và G1 nếu điện áp chênh lệch không quá 100V DC ( que đỏ vào Katôt que đen vào G1 ) thì cả Katốt và G1 bình thường, nếu chênh lệch trên 100V thì cần kiểm tra lại áp G1, điện áp G1 khoảng -30V là bình thường ( khi đo G1 ta để que đỏ xuống Mass, que đen vào G1 đo thang DCV )
=>=> Sau khi đã kiểm tra ba yếu tố trên mà vẫn bình thường, bạn hãy tăng G2 cao lên hoặc chập chân G1 xuống Mass nếu đèn hình vẫn không sáng thì do hỏng đèn hình .
3. Đèn hình bị lệch tia, hỏng một tia .
• Biểu hiện của đèn hình lệch tia là bị mất một mầu và sai mầu

Đèn hình mất mầu xanh lá (G )
• Trường hợp trên có 3 nguyên nhân
+ Hỏng KG của đèn hình
+ Điện áp phân cực cho KG tăng
+ Mất tín hiệu G đi tới Katot
• Để kiểm tra đèn hình bạn làm như sau :
=> Dùng điện trở khoảng 1KΩ 1W đấu tắt từ KG xuống mass và quan sát màn hình .
=>> Nếu màn hình sáng rực về mầu xanh lá thì KG đèn hình vẫn tốt, hư hỏng thuộc về 2 nguyên nhân còn lại .
=>> Nếu màn hình ít thay đổi thì đèn hình bị hỏng KG
• Trường hợp trên bạn hãy chỉnh lại 3 triết áp Bias trên vỉ đuôi đèn hình, nếu không có kết quả thì bạn cần phải thay đèn hình .
4 . Đèn hình bị già :
• Đèn hình già thường gặp ở các máy có thời gian sử dụng lâu năm biểu hiện là hình ảnh mờ và tối .

Ảnh mờ và tối, biểu hiện của đèn hình già.
• Trường hợp trên không chỉ do đèn hình mà còn có thể do mạch khuếch đại tín hiệu Video , để kiểm tra đèn hình bạn làm như sau :
• Để kiểm tra đèn hình bạn làm như sau :
=> Dùng điện trở khoảng 1KΩ 1W đấu tắt làn lượt KR, KG và KB xuống mass và quan sát màn hình .
=>> Nếu màn hình sáng rực về các mầu thì đèn hình vẫn tốt, hư hỏng thuộc về nguyên nhân còn lại .
=>> Nếu màn hình ít thay đổi thì đèn hình bị kém cả 3 tia .
• Khắc phục tình trạng trên bằng cách
=> Tăng điện áp sợi đốt lên khoảng 1 => 2V
=> Tăng điện áp B+ cấp cho cao áp ( chỉnh núm HV.ADJ trong máy )
=>> Các biện pháp trên chỉ là giải pháp tình thế .
5. Đèn hình bị xô lưới - nhiễm từ .
• Một số trường hợp máy bị nhiễm từ nặng như hình cầu vồng đan vào nhau .

Máy bị nhiễm từ hình cầu vồng
• Nguyên nhân của hiện tượng trên là do đèn hình bị xô lưới do máy bị va chạm quá mạnh , màn chắn đục lỗ ngay sau màn hình bị xô đi và gây hiện tượng trên .
• Với hiện tượng trên thì bạn chỉ có thay hình mới mà thôi .
2. Các bệnh do sai điện áp lưới .
2.1 Chỉnh thừa điện áp lưới G2 hoặc mất điện áp âm trên G1

Màn ảnh sáng trắng có tia quét ngược
• Hiện tượng trên là do thừa điện áp lưới G2 hoặc mất điện áp âm trên G1 sinh ra ảnh mờ, màn quá sáng và có tia quét ngược .
• Khắc phục : để khắc phục hiện tượng trên bạn cần kiểm tra điện áp trên lưới G1, điện áp G1 phải có điện áp âm từ -20V đến -40V nếu mất nguồn âm trên G1 thì thường kèm theo hiện tượng có đốm sáng khi tắt máy .


Có đốm sáng khi tắt máy do mất nguồn âm trên G1
• Nếu điện áp âm trên G1 bình thường thì bạn chỉnh lại triết áp
G2 ( triết áp Screen ) nếu chỉnh không có tác dụng là do hỏng triết áp này .
2 .2 Sai điện áp Pocus ( G3 )
• Nếu điện áp Pocus bị sai , cao quá hay thấp quá đều dẫn đến hiện tượng ảnh bị nhoè nhìn không rõ các chi tiết .

Ảnh bị nhoè do sai điện áp Pocus
• Hiện tượng trên thường do hai nguyên nhân
+ Hỏng đế đèn hình gây dò điện Pocus
=> Với trường hợp này thì hình ảnh ban đầu nhoè sau rõ dần


Đế đèn hình mầu trắng gắn vào cổ đèn hình

+ Hỏng triết áp Pocus trên thân cuộn cao áp
=> Với trường hợp này thì hình ảnh ban đầu rõ sau nhoè dần

Nguyên lý nguồn xung Monitor
Nội dung : Sơ đồ khối tổng quát , Mạch lọc nhiều - chỉnh lưu - khử từ , Nguồn Switching .
________________________________________
1. Sơ đồ khối tổng quát của bộ nguồn
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Sơ đồ tổng quát của bộ nguồn Monitor
2. Mạch lọc nhiễu, chỉnh lưu và khử từ :
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Mạch đầu vào của nguồn Monitor
• Mạch lọc nhiễu bao gồm các linh kiện
C1, C2 và cuộn dây L1

Cuộn dây lọc nhiễu

• Mạch khử từ gồm có điện trở Themsistor ( T.H ) và cuộn dây khử tử Degauss quấn quanh đèn hình .
• Điện trở hạn dòng R1 là điện trở sứ khoảng 2Ω 10W có nhiệm vụ hạn chế dòng điện nạp vào tụ, trong trường hợp nguồn bị chập thì R1 đóng vai trò như một cầu chì .
• Các Điốt D1 - D4 chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều, tụ lọc C3 sẽ lọc cho điện áp một chiều bằng phẳng cung cấp cho nguồn xung hoạt động .
Mạch lọc nhiễu, chỉnh lưu và khử từ của các máy Monitor là như nhau
và có sơ đồ mạch như trên
Khi mất nguồn 300VDC trêntreenlocj nguồn chính thì ta cần kiểm
tra các linh kiện trên
3. Nguồn Switching ( Nguồn ngắt mở )
Phần nguồn Switching thường sử dụng một trong hai kiểu sau :
• Nguồn có hồi tiếp từ cao áp
• Nguồn có hồi tiếp so quang
Sau đây ta sẽ xét các trường hợp cụ thể
3. 1. Nguồn có hồi tiếp cao áp
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Nguồn có hồi tiếp cao áp
Bộ nguồn có các thành phần chính như sau :
• Mạch tạo dao động :
Bộ nguồn Monitor thường sử dụng cặp linh kiện là IC tạo dao động kết hợp với Mosfet đóng mở tạo thành dòng điện xoay chiều tần số cao đưa vào biến áp xung .
IC dao động đa số sử dụng IC - KA3842 đây là IC rất thông dụng và giá thành rẻ .

KA3842 - IC dao động nguồn trong Monitor
Các chân của IC này như sau :
+ Chân 1 : là chân nhận hồi tiếp để điều khiển áp ra, điện áp chân 1 tỷ lệ thuận với áp ra , nghĩa là nếu áp chân 1 tăng thì điện áp ra tăng
+ Chân 2 : ngược với chân 1 tức là điện áp chân 2 tăng thì điện áp ra giảm .
+ Chân 3 : là chân bảo vệ , khi điện áp chân 3 > 0,6V thì IC sẽ cắt dao động để bảo vệ đèn công suất nguồn khi bị chập phụ tải .
+ Chân 4 : là chân dao động , khi nguồn đang hoạt động bạn tránh đo vào chân 4 vì phép đo sẽ làm sai tần số dao động gây hỏng sò công suất, tần số dao động phụ thuộc R, C bám vào chân 4
+ Chân 5 : đấu mass
+ Chân 6 : là chân dao động ra, điện áp xung dao động đo được tại chân này khoảng 2VDC hoặc 4VAC ( VAC là đo bằng thang AC)
+ Chân 7 : là chân cấp nguồn cho IC , chân này phải có 12VDC đến 14VDC thì IC mới dao động , điện áp chân này được cung cấp từ nguông 300VDC giảm áp qua trở mồi 47K và có mạch hồi tiếp để ổn định nguồn nuôi .
+ Chân 8 : là chân đi ra điện áp chuẩn 5V cung cấp cho mạch dao động .
• Mạch công suất :
Công suất nguồn đi với IC là đèn Mosfet , thông thường sử dụng đèn K... , 2SK...

Mosfet là linh kiện có trở kháng chân G là vô cùng vì vậy chúng rất nhậy với các nguồn tín hiệu yếu, ở trong mạch nếu Mosfet bị hở chân thì chúng sẽ bị hỏng ngay lập tức .
Điện áp dao động từ chân 6 IC dao động được đưa vào chân G của Mosfet để điều khiển cho Mosfet đóng mở, trong các trường hợp IC dao động hư làm cho áp dao động ra ở dạng một chiều cũng làn hỏng Mosfet .
• Mạch hồi tiếp ổn định áp ra :
Là toàn bộ mạch mầu tím ở sơ đồ trên, chúng có nhiệm vụ hồi tiếp để giữ cố định điện áp ra trong trường hợp điện áp vào thay đổi .
• Mạch hồi tiếp cao áp :
Trong hai trường hợp cao áp hoạt động và không hoạt động, nguồn có sự thay đổi lớn về dòng tiêu thụ, do sự sụt áp trên cuộn hồi tiếp ít hơn so với cuộn thứ cấp khi cao áp chạy, vì vậy vòng hồi tiếp trên không giữ được điện áp ra cố định, vì vậy người ta khắc phục bằng cách đưa xung dòng hồi tiếp về chân 4 của IC dao động
Khi có xung dòng hồi tiếp về chân 4 thì điện áp ra không còn bị sụt áp khi cao áp chạy . ( cao áp tiêu thụ 70% công suất nguồn)
• Mạch bảo vệ :
Khi các phụ tải tiêu thu điện của nguồn bị chập => dẫn đến đèn công suất hoạt động quá tải và hỏng , để bảo về đèn công suất người ta đấu từ chân S đèn công suất xuống mass qua điện trở 0,22Ω và lấy sụt áp trên điện trở này đưa về chân bảo vệ của IC dao động, khi đèn công suất hoạt động mạnh, sut áp trên điện trở này tăng => điện áp đưa về chân bảo vệ tăng => ngắt dao động .


Sơ đồ nguyên lý nguồn Monitor
Nguyên lý hoạt động :
• Khi bật công tắc nguồn, trên tụ C1 có 300V DC điện áp này đi qua R1(mồi) vào cấp nguồn cho chân 7 IC dao động, IC hoạt động và tạo ra dao động ở chân 6 đưa sang chân G điều khiển Mosfet Q1 đóng mở => tạo thành dòng điện biến thiên chạy qua cuộn 1-2 biến áp xung, dòng điện này tạo thành từ trường biến thiên cảm ứng lên cuộn hồi tiếp 3 - 4 và các cuộn thứ cấp .
• Cầu phân áp R8, VR1, R9 trích lấy một phần điện áp hồi tiếp làm áp lấy mẫu đưa về chân 2 để điều khiển điện áp ra .
+ Giả sử khi U vào tăng => U ra có xu hướng tăng => áp hồi tiếp cũng tăng => điện áp đưa về chân 2 tăng => IC sẽ điều chỉnh cho biên độ dao động ra giảm => kết quả là điện áp ra giảm về vị trí cũ
+ Nếu ban đầu điện áp U vào giảm thì quá trình ngược lại .
=> kết quả là điện áp ra luôn được giữa cố định .
• Khi cao áp chạy , dòng tiêu thụ tăng cao , điện áp ra có xu hướng sụt áp và mạch hồi tiếp trên không bù lại đủ 100% , vì vậy vòng dây quấn quanh cao áp => đi qua R10, D6, C2 về chân 4 của IC sẽ làm nhiệm vụ giữ cho điện áp ra không bị sụt áp .
• Khi một trong các đường phụ tải bị chập, đèn công suất Q1 hoạt động mạnh, sụt áp trên R6 tăng lên, sụt áp này đi qua R5 về chân 3 IC để ngắt dao động => sau đó mạch hồi lại và lại bị bảo vệ => kết quả là điện áp bị tự kích, đèn báo nguồn chớp chớp .

Nguyên lý nguồn xung >> tiếp >
Nội dung : Nguồn xung có hồi tiếp so quang , Nguồn sử dụng IC công suất .
________________________________________
1 . Nguồn có hồi tiếp so quang
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Nguồn có hồi tiếp so quang
• Bộ nguồn có hồi tiếp so quang tương tự nguồn hồi tiếp cao áp, chỉ thay đổi mạch hồi tiếp về chân số 2 của IC dao động, điện áp hồi tiếp bắt nguồn từ điện áp B1 ( bên thứ cấp - nguồn cấp cho cao áp) hồi tiếp về thông qua IC tạo áp dò sai KA431 và IC so quang .

Mạch hồi tiếp so quang
• Nguyên lý hoạt động ổn áp :
Giả sử khi điện áp vào giảm hoặc khi cao áp chạy dòng tiêu thụ tăng
=> Điện áp ra có xu hướng giảm
=> Điện áp chân 1 IC : KA431 giảm
=> Dòng điện đi từ chân 3 qua đèn Q1 qua Dz về chân 2 trong
IC : KA431 giảm
=> Dòng điện qua Diode D2 trong IC so quang giảm
=> Dòng điện đi qua đèn Q2 trong IC so quang giảm
=> Điện áp về chân số 2 IC : KA3842 giảm
=> Biên độ dao động ra từ IC tăng => đèn công suất hoạt động
mạnh hơn
=> Kết quả làm điện áp ra tăng về vị trí cũ .
• Mạch hồi tiếp so quang giữ cho điện áp ra không thay đổi trong cả hai trường hợp :
+ Điện áp vào thay đổi và
+ Dòng tiêu thụ thay đổi
Vì vậy mạch hồi tiếp này không cần tới vòng hồi tiếp từ cao áp nữa
2. Nguồn sử dụng IC công suất
Thực chất IC công suất = ( IC dao động + Mosfet )

Nguồn Monitor sử dụng IC công suất
• IC công suất thực chất là được tích hợp mạch dao động với đèn Mosfet trong một linh kiện duy nhất, vì vậy IC công suất thường có các chân như sau :
+ Chân Vcc cho mạch dao động , ở sơ đồ trên là chân số 2
+ Chân đi vào cuộn sơ cấp biến áp ( chân 1) chân này sẽ đi vào chân D đèn công suất .
+ Chân tiếp Mass ( chân 2 )
+ Chân nhận hồi tiếp để giữ điện áp ra cố định ( chân 4 )
+ Chân nhận hồi tiếp cao áp ( chân 5 )
• Nguyên lý hoạt động :
Khi bật công tắc nguồn, điện áp 300VDC đi qua trở mồi R1 vào cấp nguồn cho mạch dao động ở chân 3, IC hoạt động và điều khiển và dòng điện qua cuộn sơ cấp biến thiên ở tần số cao, dòng điện này tao thành từ trường cảm ứng lên các cuộn thứ cấp và cuộn hồi tiếp .
+ Điện áp hồi tiếp được chỉnh lưu thành DC quay lại ổn định nguồn nuôi cho chân Vcc
+ Mạch hồi tiếp lấy mẫu từ điện áp ra B1 thông qua cầu phân áp đưa vào chân 1 IC dò sai KA431 , IC dò sai khuếch đại điện áp lấy mẫu để tạo thành dòng điện hồi tiếp đưa qua IC so quang về chân số 4, điện áp chân 4 IC này tỷ lệ thuận với điện áp ra .
=>> Giả sử khi điện áp ra tăng => điện áp lấy mẫu tăng => dòng qua IC so quang tăng => điện áp chân 4 giảm => kết quả là điện áp ra giảm xuống về vị trí cũ .
++ Nếu một lý do nào đó làm mất hồi tiếp từ mạch so quang thì điện áp ra sẽ tăng cao, IC công suất hoạt động quá tải và có thể bị hỏng .
+ Mạch hồi tiếp từ cao áp về nguồn thông qua biến áp cách ly có hai tác dụng
- Tăng cường độ ổn định điện áp ra khi cao áp chạy
- Bảo vệ ngắt dao động nguồn nếu cao áp bị chập .
- Trong trường hợp cao áp bị chập thì nguồn hoạt động trong
vài giây rồi ngắt .
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Ảnh chụp bộ nguồn Monitor Samsung Synmaster
sử dụng IC công suất

Phương pháp sửa chữa bộ nguồn
Nội dung : Phương pháp sửa chữa các bệnh của nguồn
Bệnh 1 : Không có đèn báo nguồn, không có điện áp ra .
Bệnh 2 : Đèn báo nguồn chớp chớp, điện áp ra thấp và tự kích .
________________________________________
Bệnh 1 : Không có đèn báo nguồn, không có điện áp ra .

Bật công tắc không có đèn báo nguồn
Nguyên nhân : hiện tượng trên là do một trong 2 nguyên nhân sau :
• Chập đèn Mosfet hoặc IC công suất, nổ cầu chì, mất nguồn 300V
• Còn 300V trên tụ lọc nguồn chính, mất dao động, đèn công suất không hoạt động .
Kiểm tra :
• Quan sát :
Bạn để ý cầu chì ? nếu cầu chì nổ cháy đen là biểu hiện của chập đèn công suất ( hoặc IC công suất )
Nếu cầu chì không đứt là biểu hiện công suất không bị chập, nguồn bị mất dao động .
• Đo kiểm tra trở kháng :
+ Chú ý trước khi đo cần thoát điện trên tụ để đề phòng điện áp dư làm hỏng đồng hồ, bạn dùng mỏ hàn để thoát điện, không được chập trực tiếp .
+ Chuyển đồng hồ về thang x1Ω đo vào hai đầu tụ lọc nguồn, đảo chiều que đo hai lần và xem kết quả .



Phép đo cho thấy trở kháng bình thường

• Nếu đo thấy trở kháng bình thường .
+ Đo vào hai đầu tụ lọc nguồn, đảo que đo hai chiều, nếu kết quả một chiều đo kim không lên, một chiều đo kim lên như ở trên là trở kháng bình thường .
=> Trở kháng bình thường ( nghĩa là đèn công suất sẽ không hỏng )
=> Nếu đèn công suất không hỏng thì do một trong các nguyên nhân sau :
- Điện trở mồi đứt
- Đi ốt zener gim ở chân Vcc ( nếu có ) bị chập
- Lỏng chân IC dao động
- Hỏng IC dao động .
• Nếu đo thấy trở kháng bị chập .
+ Đó là trường hợp bạn đo vào hai đầu tụ lọc nguồn thấy cả hai chiều đo kim lên = 0Ω .
+> Trở kháng chập là do chập Mosfet hoặc IC công suất
=> Với trường hợp này thường kéo theo nổ cầu chì và hỏng cầu Diode chỉnh lưu đầu vào, hỏng các điện trở xung quanh đèn Mosfet
Các bước sửa chữa
a ) Nguồn dùng IC dao động & Mosfet bạn sửa chữa như sau
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Trường hợp : Đèn công suất không bị chập, nguồn bị mất dao động .
• Tạm thời tháo đèn Mosfet ra ngoài
• Cấp nguồn và kiểm tra các chế độ điện áp sau :

• Đo trên tụ lọc xem có 300VDC chưa ?
=> Nếu chưa có thì cần xem lại cầu chì, cầu Diode và điện trở sứ hạn dòng
• Đo chân Vcc cho IC dao động xem có 12V không ?
=> Nếu không có thì cần xem lại điện trở mồi hoặc mạch cấp nguồn cho chân Vcc, nếu mạch tốt thì thay IC dao động .

• Nếu đã có Vcc12V ở chân 7 thì đo tại chân G xem có dao động không ?
=> Nếu đo thấy khoảng 2VDC hoặc 4VAC và kim dao động như hình dưới => là nguồn đã có dao động ra .

• Nếu không thấy dao động ra như trên thì bạn thay IC dao động.
• Chỉ khi nào có dao động ra như trên bạn mới lắp Mosfet vào
Chú ý : Khi hàn Mosfet bạn phải thoát hết điện trên tụ, nếu còn tích điện trên tụ thì có thể làm hỏng Mosfet trong lúc bạn đang hàn chân
• => Nếu đã có dao động mà lắp Mosfet nguồn vẫn không chạy thì cần kiểm tra các phụ tải xem có bị chập không ? đo kiểm tra phụ tải bằng thang x1Ω trên các tụ lọc đầu ra .

Trường hợp : Nguồn bị chập công suất, nổ cầu chì .
• Nguyên nhân hư hỏmg là do :
- Do lỏng chân đèn công suất
- Do chập phụ tải
=> Khi nguồn chập công suất thường kéo theo > Nổ cầu chì, chập
các Diode chỉnh lưu, hỏng IC dao động, đứt các điện trở xung
quanh Mosfet , vì vậy bạn cần thực hiện theo các bước sau :
• Tháo Mosfet ra khỏi nguồn
• Thay cầu chì, thay các Diode, R sứ nếu thấy hỏng .
• Cấp nguồn và kiểm tra xem có 300VDC trên tụ lọc nguồn chính chưa ? sau đó nhớ thoát điện tích trên tụ .

• Kiểm tra và thay các điện trở xung quanh Mosfet như R4, R5, R6 nếu hỏng .
• Thay IC dao động mới KA3842
• Đo tại chân G xem có dao động ra chưa ?

• Nếu đo chân G thấy có khoảng 2VDC hoặc 4VAC và kim dao động như trên là IC đã dao động .
• Nếu không có dao động ra thì bạn cần kiểm tra lại chân Vcc (7) xem có 12V không ?
• Chỉ khi nào có dao động ra như trên bạn mới lắp Mosfet vào
Chú ý : Khi hàn Mosfet bạn phải thoát hết điện trên tụ, nếu còn tích điện trên tụ thì có thể làm hỏng Mosfet trong lúc bạn đang hàn chân
• => Nếu đã có dao động mà lắp Mosfet nguồn vẫn không chạy thì cần kiểm tra các phụ tải xem có bị chập không ? đo kiểm tra phụ tải bằng thang x1Ω trên các tụ lọc đầu ra .
b ) Các bước sửa chữa với nguồn sử dụng IC công suất
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Trường hợp : IC nguồn không chập nhưng nguồn không dao động,
không có điện áp ra
Nguyên nhân hư hỏng :
• Trong các trường hợp còn điện áp 300VDC đầu vào nhưng không có điện áp ra thì thông thường IC công suất không hỏng, nguyên nhân thường do mất nguồn Vcc vào chân cấp nguồn 12V cho mạch dao động, chân này cần có điện áp từ 12V đến 15V .
• Hỏng IC so quang làm mất điện áp chân số (4) => mất điện áp ra
• Một số ít trường hợp do hỏng IC .

Kiểm tra & sửa chữa :
• Kiểm tra điện áp chân Vcc (3) của IC công suất, nếu điện áp chân này < 12V thì bạn cần kiểm tra R mồi (R1) và đặc biệt lưu ý Diode Zener đấu từ chân (3) xuống mass rất hay bị dò .
• Nếu chân Vcc có đủ điện áp thì bạn hãy thay thử IC so quang .
• Vẫn không có kết quả thì bạn cần thay IC công suất mới .
Lưu ý : Với các máy sử dụng IC công suất nguồn như Samsung Vina,
LG , bạn lưu ý trường hợp hỏng cao áp cũng làm cho nguồn mất
dao động do các máy này sử dụng chân hồi tiếp (5) để bảo vệ
nguồn , vì vậy khi không tìm thấy hư hỏng bên sơ cấp thì bạn cần
kiểm tra cao áp.
Trường hợp : Chập IC công suất nguồn, nổ cầu chì .
• Nguyên nhân hư hỏng
- Do mất hồi tiếp so quang
- Do chập phụ tải
- Do điện áp đầu vào quá cao
Các bước sửa chữa :
• Tháo IC bị chập ra ngoài
• Kiểm tra và thay thế cầu chì, cầu Diode, điện trở sứ nếu hỏng sau đó cấp điện và kiểm tra điện áp 300VDC
• Kiểm tra kỹ các linh kiện của mạch hồi tiếp so quang ( nếu có )
• Kiểm tra kỹ các phụ tải ra của nguồn xem có phụ tải nào bị chập không ?
• Lắp IC mới vào nguồn .
• Cấp điện , bật công tắc sau 3 giây rồi tắt ngay, quan sát đèn báo nguồn .
=> Nếu có đền báo nguồn là biểu hiện nguồn đã hoạt động
=> Nếu không có đèn báo thì cần kiểm tra lại toàn bộ xem còn linh
kiện nào hư hỏng mà chưa phát hiện ra .
=> Nếu lại hỏng IC và nổ cầu chì thì bạn cần thay toàn bộ các linh
kiện của mạch hồi tiếp so quang .

Bệnh 2 : Điện áp ra thấp và tự kích, đèn báo nguồn chớp chớp

Nguyên nhân :
• Nguồn bị chập phụ tải thông thường hay bị chập đường B1 cấp cho cao áp ( do chập sò công suất dòng ) .
• Hỏng mạch hồi tiếp so quang
Phân tích :
• Khi nguồn đã có điện áp ra là chứng tỏ
+ Đã có nguồn 300V DC vào
+ IC dao động đã hoạt động
+ Đèn công suất vẫn tốt
• Điện áp ra thấp là biểu hiện của chập phụ tải hoặc hồi tiếp so quang đưa về quá mạnh hoặc quá yếu dẫn đến điện áp ra bị tự kích ( có - mất - có - mất : gọi là tự kích )
Kiểm tra & sửa chữa :
• Với phân tích trên bạn nên kiểm tra kỹ các phụ tải :
- Kiểm tra đường B1 xem có chập không ?
- Kiểm tra sò công suất dòng xem có chập không ?
- Kiểm tra các đường tải ra khác của nguồn
( Kiểm tra phụ tải bằng thang x1Ω que đỏ vào mass máy, que đen vào cực dương tụ lọc đầu ra => nếu trở kháng cao là bình thường, trở kháng thấp ( vài chục Ω trở xuống là bị chập )
Lưu ý : có một đường điện áp cấp cho sợi đốt có trở kháng rất thấp, bạn có thể tạm tháo vỉ đuôi đèn ra khi kiểm tra .
• Nếu không phát hiện thấy chập phụ tải => thì nguyên nhân là do mạch hồi tiếp so quang có vấn đề .


IC so quang 4 chân IC so quang 6 chân

• Bạn cần thay thử IC so quang và IC tạo áp dò sai KA431 nếu như sau khi kiểm tra các phụ tải không thấy bị chập .
• Nếu kiểm tra thấy chập sò dòng thì bạn cần kiểm tra cuộn cao áp :

Kiểm tra cao áp :
Để thang 1KΩ hoặc 10KΩ đo giữa dây HV ( đo từ núm cao áp) với Mass máy thì trở kháng phải bằng vô cùng ( kim không lên)
- Nếu kim đồng hồ lên một chút là cao áp bị dò tụ ABL bên trong cáo áp
- Nếu kim đồng hồ lên = 0Ω là chập tụ ABL trong cao áp

>> Cả hai trường hợp hư hỏng trên đều có thể sửa được cao áp, bạn phải tháo cuộn cao áp mang đến hiệu chuyên sửa cao áp để thay tụ ABL .
Lưu ý : Biến áp xung của bộ nguồn không bao giờ hỏng ( trừ các
trường hợp đặc biệt như nước vào )


Biến áp xung trong bộ nguồn

Vì vậy trong các trường hợp tìm chưa ra bệnh bạn đừng nghi ngờ
hỏng biến áp xung, vì điều đó chỉ làm cho bạn mất thời gian




Ng.lý hoạt động của kh. Quét dòng
Nội dung :
+ Nhiệm vụ của khối quét dòng
+ Các thành phàn chính của khối quét dòng
+ Đặc điểm của khối quét dòng Monitor
+ Nguyên lý hoạt động của khối quét dòng
+ Mạch Regu ( mạch ổn áp đường B+ )
________________________________________
1. Nhiệm vụ của khối quét dòng .

• Khối quét dòng có nhiệm vụ cung cấp các mức điện áp cho đèn hình hoạt động bao gồm :
- Điện áp HV ( High Voll - Cao áp ) khoảng 15KV cung cấp cho cực Anot .
- Điện áp Pocus ( áp hội tụ ) khoảng 5KV cung cấp cho lưới G3
- Điện áp Screen khoảng 400V cung cấp cho lưới gia tốc
- Điện áp -150V cung cấp cho mạch Bright để phân cực cho G1
• Cung cấp xung dòng cho cuộn lái tia ( cuộn lái dòng ) để dãn màn hình theo chiều ngang .
2. Các thành phần chính của khối quét dòng :
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Sơ đồ khối quét dòng
• Mạch tạo dao động H.OSC :
- Mạch tạo dao động có nhiệm vụ tạo ra xung dòng để điều khiển đèn công suất dòng đóng mở => Điều khiển cao áp hoạt động .
• Tầng kích dòng H.Drive ( Q1 ):
- Tầng kích dòng khuếch đại xung dòng cho đủ mạnh trước khi đưa đến chân B đèn công suất dòng .
• Tầng công suất H.OUT ( Q2 )
- Tầng công suất hoạt động như một công tắc đóng mở dưới sự điều khiển của dao động => tạo thành dòng điện biến thiên ở tấn số cao chạy qua cuộn sơ cấp cao áp .
• Cao áp
- Là biến áp hoạt động ở tần số cao tạo ra các mức điện áp cao cung cấp cho đèn hình
• Mạch Regu ( ổn áp đường B+ )
- Có nhiệm vụ điều chỉnh điện áp cung cấp cho cao áp .
• Mạch công tắc :
- Mạch có nhiệm vụ điều khiển điện áp cung cấp cho mạch dao động dòng thông qua lệnh Stanby .
3. Đặc điểm của khối quét dòng Monitor
• Tần số dao động :
- Tần số dao động dòng của Monitor thay đổi từ 31,5KHz đến 70KHz tuỳ theo độ phân giải mà chương trình phần mềm đưa ra .
- Trong Windows XP bạn có thể thay đổi tới 10 độ phân giải khác nhau, khi ta thay đổi độ phân giải thông qua xung H.syn sẽ điều khiển cho tần số dòng thay đổi theo.
- Dưới đây là bảng thể hiện mối quan hệ giữa độ phân giải với tần số quét dòng .
Độ phân giải Tần số H.syn Tần số quét dòng
640 x 480 31,5KHz 31,5KHz
800 x 600 37,8KHz 37,8KHz
1024 x 768 48,4KHz 48,4KHz
... ... ...
1280 x 1024 63,9KHz 63,9KHz
• Điện áp cấp cho cao áp :
- Khi tần số quét dòng tăng => trở kháng cuộn sơ cấp tăng lên => dòng điện qua cuộn sơ cấp cao áp giảm => kết quả là điện áp HV giảm xuống => sinh ra hiện tượng màn ảnh tối và co hình .



Nguyên tắc hoạt động của đèn công suất dòng

- Để khắc phục tình trạng trên người ta ráp thêm mạch Regu để thay đổi áp B+ sao cho khi tấn số dòng tăng => mạch Regu đưa ra áp B+ tăng, ngược lại khi tần số dòng giảm => mạch Regu cũng đưa ra áp B+ giảm => Mục đích để giữ cho điện áp HV không đổi
- Có hai loại mạch Regu đó là mạch Regu tăng áp và Regu hạ áp
- Với mạch Regu tăng áp thì áp B1 đi vào khoảng 50V, áp B+ ra thay đổi từ 70V đến 120V
- Với mạch Regu hạ áp thì áp B1 đi vào khoảng 180V, điện áp B+ ra khoảng 90V đến 140V .
4. Nguyên lý hoạt động của khối quét dòng.
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Sơ đồ khối quét dòng
• Khi bật công tắc nguồn => Nguồn cho ra các điện áp B1(50V) cung cấp cho cao áp, áp B3(24V) cung cấp cho tầng kích dòng và B4(12V) cung cấp cho mạch dao động .
- Điên áp B1 qua mạch Regu thay đổi thành B+ sau đó đưa vào cuộn sơ cấp cao áp chờ tại chân C sò dòng (Q2) .
- Điện áp 24V đi tới cấp nguồn cho tầng kích dòng ( chờ tại chân C đèn Q1).
- Điện áp 12V chờ tại mạch công tắc ( Q4 và Q5 )
• Khi có tín hiệu H.syn ( khi ta bật Case máy tính ) tín hiệu H.syn đi qua cáp tín hiệu đưa vào IC vi xử lý (CPU) => Khi có H.syn , vi xử lý cho ra lệnh Stanby (5V) => điều khiển đóng mạch công tắc Q4 & Q5 => đưa 12V vào cấp nguồn cho mạch dao động dòng H.OSC .
• Khi H.OSC được cấp nguồn => tạo ra dao động đưa đến khuếch đại qua tầng kích dòng Q1 => sau đó ghép qua biến áp kích T1 sang điều khiển cho đèn công suất Q2 hoạt động .
• Đèn công suất Q2 hoạt động đóng mở như một công tắc tạo thành dòng điện biến thiên chạy qua sơ cấp cao áp => cảm ứng lên các cuộn thứ cấp => cho ra các mức điện áp cao đưa lên phân cực cho đèn hình hoạt động .
• Khi ta thay đổi chương trình ứng dụng có độ phân giải khác nhau => Card Video đưa ra tần số H.syn khác nhau => thông qua CPU điều khiển cho tần số dòng thay đổi
- Khi tần số dòng tăng => áp HV giảm
- Khi tần số dòng giảm => áp HV tăng
Để giữ cho điện áp HV không đổi , người ta thiết kế mạch Regu với mục đích điều chỉnh lại áp B+ cấp cho cao áp => từ đó giữ được điện áp HV cấp cho đèn hình luôn luôn ổn định .
- Khi tần số dòng tăng => Mạch Regu điều khiển cho áp B+ tăng
- Khi tần số dòng giảm => Mạch Regu điều khiển cho áp B+ giảm
=> Kết quả là áp HV không đổi
5. Mạch Regu ( Mạch ổn áp đường B+ )
• Nhiệm vụ chính của mạch Regu là điều chỉnh điện áp B+ cung cấp cho cao áp khi tần số dòng thay đổi , có 2 loại mạch Regu thường được sử dụng trên thực tế, sau đây ta sẽ xét từng mạch cụ thể .
5.1 Mạch Regu nâng áp ( Boost )
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Sơ đồ mạch Regu nâng áp ( Boost )
• Nguồn 50V lấy ra từ nguồn sau khi chỉnh lưu và lọc thành điện áp một chiều (B1) được đưa qua cuộn dây L1 sau đó cho đóng mở xuống Mass qua đèn công suất Q1 để tạo thành điện áp dạng xung có biên độ > B1 , sau đó điện áp này được chỉnh lưu và lọc thông qua D2 và C2 tạo thành điện áp một chiều B+ đưa vào cao áp .
• Điện áp B+ thu được có giá trị cao hơn điện áp B1, giá trị B+ phụ thuộc vào mức độ hoạt động của đèn công suất Q1, nếu Q1 không hoạt động thì B+ = B1, khi Q1 hoạt động càng mạnh thì áp B+ càng tăng, mức tối đa B+ có thể tăng gấp 5-6 lần áp B1.
• Người ta sẽ điều khiển mức độ hoạt động của đèn Q1 bằng cách điều khiển biên độ xung dao động ra từ IC : OSC thông qua lệnh từ CPU, khi tần số H.syn tăng => thông qua CPU điều khiển cho biên độ xung dao động tăng => Q1 hoạt động tăng => áp B+ tăng , điện áp B+ được khống chế trong phạm vi từ 70V đến 120V và tăng tỷ lệ thuận với tần số quét dòng .
• Mạch OSC có nhiệm vụ tạo ra dao động đưa đến điều khiển đèn công suất Q1 đóng mở, dao động tạo ra được khuếch đại đệm qua hai đèn Q2 và Q3 trước khi đưa vào chân G đèn Mosfet Q1, mạch OSC có thể là một IC độc lập nhưng thông thường được tích hợp chung với IC dao động dòng mành .
• Mạch hồi tiếp từ cao áp về qua R2, D3 và triết áp HV.ADJ có nhiệm vụ giữ cho điện áp B+ ổn định khi dòng tiêu thụ của cao áp thay đổi, điện áp hồi tiếp này tỷ lệ nghịch với áp B+ .
- Khi dòng tiêu thụ của cao áp tăng => B+ sụt áp => điện áp HV và áp hồi tiếp có xu hướng giảm => thông qua mạch hồi tiếp đưa về IC điều chỉnh cho biên độ dao động ra tăng => kết quả là áp B+ tăng về vị trí cũ .
• => Trường hợp mất hồi tiếp từ cao áp về mạch Regu => sẽ dẫn đến điện áp B+ tăng cao làm hỏng đèn công suất dòng và có thể gây nguy hiểm cho đèn hình .
• Triết áp HV.ADJ được thiết kế để thay đổi điện áp B+ khoảng 10% (dành cho thợ chỉnh), nếu triết áp này tiếp xúc kém cũng là một nguyên nhân gây hỏng sò dòng .
5.2 Mạch Regu hạ áp
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Sơ đồ mạch Regu hạ áp
• Mạch Regu hạ áp có mạch dao động, mạch hồi tiếp, mạch điều khiển tương tự như Regu nâng áp .
• Mạch công suất của Regu hạ áp được thiết kế với đèn công suất là Mosfet thuận, từ nguồn B1 đi qua đèn Mosfet trước sau đó mới đi đến cuộn dây và sau cuộn dây là điện áp B+ cấp cho cao áp, đèn Mosfet và cuộn dây được mắc nối tiếp .
• Điện áp B1 khoảng 180V khi qua mạch Regu được hạ xuống điện áp B+ từ 90 đến 140V tuỳ theo độ phân giải .

Phân tích Q. dòng Monitor Samsung
Nội dung : Phân tích khối quét dòng Monitor SAMSUNG, phương pháp nhận biết các khối và các linh kiện trên máy, Phương pháp dò mạch khối quét dòng và mạch Regu .
________________________________________
1. Phân tích khối quét dòng Monitor SAMSUNG 753DFX
• Bạn hãy tìm mua quyển sách sau ở chợ Nhật tảo TP Hồ Chí Minh hoặc chợ Trời Hà Nội

• Lật đến trang Sơ đồ SAMSUNG 753 DFX .
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Khối quét dòng Monitor Samsung 753DFX
• Mạch quét dòng và cao áp máy SAMSUNG 753DFX :
- IC dao động có tích hợp mạch dao động dòng H.OSC và dao động Regu vào làm một, IC được cấp nguồn 12V đi vào chân 29
- Mạch dao động dòng H.OSC tạo ra xung dòng ra ở chân 26 đi qua C414 qua R426 vào khuếch đại qua tầng kích dòng Q403 sau đó ghép qua biến áp T401 đưa sang chân B đèn công suất dòng Q404, xung dao động sẽ điều khiển cho đèn công suất đóng mở như một công tắc điện tử => tạo thành dòng điện biến thiên chạy qua sơ cấp cao áp => cảm ứng lên các cuộn thứ cấp cho ra các điện áp cao .
- Điện áp AFC đưa về qua R511 qua R501 về chân 12 IC dao động có nhiệm vụ giữ ổn định tần số dao động dòng .
• Mạch Regu và áp B+
- Từ biến áp nguồn đường 50V được chỉnh lưu và lọc thông qua D609 và C407 ( áp B1) , áp B1 đi qua L402 đến chân D đèn Mosfet Q402, khi Q402 hoạt động đóng mở => sinh ra điện áp cảm ứng ở chân D có biên độ lớn, điện áp cảm ứng này được chỉnh lưu và lọc thông qua D401 và C409 để tạo thành điện áp B+ , áp B+ thu được > B1
- OSC là mạch tạo dao động điều khiển Mofet của Regu hoạt động, dao động ra chân 28 khuếch đại đệm qua hai đèn Q401 và Q420 sau đó đưa qua R vào chân G đèn Mosfet Q402 để điều khiển đèn này hoạt động .
- Mạch bảo vệ quá tải : Khi Q402 hoạt động quá tải => sụt áp trên R413 tăng => sụt áp này đưa qua R412 về chân 16 IC để ngắt dao động ra ở nhân 28 .
- Mạch hồi tiếp từ chân AFC cao áp được chỉnh lưu qua D501, C505 thành áp DC sau đó đưa qua cầu phân áp R506, R505 qua R504 về chân 15 IC dao động có tác dụng giữ cho điện áp B+ ổn định khi dòng tiêu thụ của cao áp thay đổi .
Lưu ý : khi đường hồi tiếp này hỏng => mất hồi tiếp về chân 15 => điện áp B+ sẽ tăng cao làm hỏng sò công suất dòng và có thể gây nguy hiểm cho đèn hình .
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 29/04/2008 06:41:45 (+0700) | #4 | 128031
[Avatar]
thephatcompany
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 27/02/2008 15:13:47
Messages: 453
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!]
Nhận biết các khối chính của Monitor

Chi tiết về các linh kiện trên Monitor
Bạn đưa trỏ chuột vào ảnh chụp đẻ xem chú thích
Phương pháp nhận biết linh kiện

Vỉ máy Monitor Samssung
2. Phương pháp dò mạch quét dòng .
• Với các bạn mới vào nghề hoặc mới tiếp xúc với Monitor thì thường gặp khó khăn khi dò mạch của một khối , sau đây là minh hoạ phương pháp dò mạch của khối quét dòng .
• Bất kể một khố nào cũng có những linh kiện dễ nhận biết cho ta làm mốc để từ đó tìm ra tất cả các linh kiện, với khối quét dòng bạn hãy bắt đầu từ cao áp .

3. Phương pháp dò mạch Regu
• Bạn cũng bắt đầu từ cao áp, thông thường điện áp B+ đi vào chân số 2 hoặc bạn nhìn chân nào có Diode đi vào và tụ lọc thì đó là B+
=> dò ngược lại về phía nguồn bạn sẽ tìm ra các linh kiện của mạch Regu .


S/C các bệnh của khối quét dòng
Nội dung : Các bệnh thường gặp của khối quét dòng Monitor, phương pháp kiểm tra sửa chữa .
+ Bệnh 1 : Máy có đèn báo chờ mầu vàng, không lên màn sáng
+ Bệnh 2 : Đèn báo nguồn chớp chớp tự kích, nguồn có tiếng rít nhẹ
________________________________________
Các bệnh thường gặp của khối quét dòng Monitor, phương
pháp kiểm tra sửa chữa .
Bệnh 1 :
• Hiện tượng :
Máy có đèn báo chờ mầu vàng , không lên màn sáng .



• Nguyên nhân :
Hiện tượng trên là do cao áp chưa hoạt động thông thường do một trong các nguyên nhân sau :
- Mất điện áp B+ cấp vào cao áp
- Hỏng tầng kích dòng
- Hỏng vi xử lý làm mất lệnh Stanby điều khiển mạch công tắc cấp nguồn vào IC dao động dòng .
- Đứt cáp tín hiệu (dây H.syn hoặc V.syn) => cũng dẫn đến mất lệnh điều khiển Stanby
- Hỏng IC tạo dao động dòng mành .

• Phương pháp kiểm tra :
* Đo kiểm tra xem có điện áp B+ đi vào chân cao áp không
( điện áp B+ từ 50V trở lên là cao áp có thể hoạt động)


Vị trí đo áp B+

Nếu không có điện áp B+ bạn cần kiểm tra mạch cấp nguồn từ nguồn B1 => đi qua mạch Regu

* Tiếp theo bạn đo dao động ở chân B sò dòng xem có 0,6V AC không ?



Vị trí đo kiểm tra dao động

Nếu đo chân B sò dòng vẫn có 0,6V thì có thể cao áp đang hoạt động
Bạn hãy => Tăng triết áp G2 ( Screen trên thân cao áp )
=> Đo áp sợi đốt chân (HT) đèn hình xem có 6,3V DC?
=> Kiểm tra áp G1 xem áp âm có bao nhiêu ?
( G1 bình thường có -30V, nếu áp G1 lên tới âm -120V
sẽ mất ánh sáng .)
Nếu mất dao đông ở chân B sò dòng > bạn hãy >
- Đo chân C đèn kích dòng xem có điện áp không ? ( bình thường điểm này có khoảng 15V )
- Đo Vcc cho IC dao động xem có 12V DC không ? (chân Vcc ở chân có tụ lọc to nhất cạnh IC )
- Đo chân dao động ra (chân x - dò từ đèn kích về ) phải có từ 2 đến 3 VDC => nếu chân này không có áp ra là hỏng IC


Các điểm đo của khối quét dòng
=> Nếu không có Vcc đi vào IC dao động thì bạn cần kiểm tra :
>> Cáp tín hiệu
>> Kiểm tra mạch công tắc cấp nguồn cho IC
>> Kiểm tra IC vi xử lý
Kiểm tra cáp tín hiệu như sau :
• Dùng thang x1Ω đo sự thông mạch của hai dây tín hiệu H.syn và V.syn



Vị trí của dây tín hiệu H,SYN và V.SYN

Kiểm tra mạch công tắc như sau :
• Như sơ đồ dưới đây, hai đèn công tắc cấp nguồn vào IC dao động là Q4 và Q5 , nếu các đèn này hỏng hay lỏng chân cũng làm mất nguồn cung cấp cho IC dao động , hai đèn này được điều khiển bởi lệnh Stanby lấy từ vi xử lý .


Mạch công tắc Q4, Q5 cấp nguồn cho IC dao động
Nếu mạch vi xử lý không hoạt động thì sẽ mất lệnh Stanby và không
điều khiển được hai đèn công tắc Q4, Q5
Kiểm tra vi xử lý như sau :
• Đo điện áp Vcc cho vi xử lý phải có 5V DC
• Các phím bấm ( trước máy ) không được dò hoặc chập
• Xung quanh IC vi xử lý phải khô ráo, không có dấu hiệu của ẩm ướt hay côn trùng xâm nhập .
• Phải có đủ tín hiệu H.syn và V.syn đi tới
________________________________________
Bệnh 2 :
• Hiện tượng :
Đèn báo nguồn chớp chớp tự kích, nguồn có tiếng rít nhẹ .


Đèn báo nguồn tự kích - chớp chớp
Một số trường hợp không thấy đèn báo nhưng khi đo điện áp
ra sau biến áp nguồn thấy có điện nhưng tự kích, kim dao động .

Đo điện áp AC ra sau biến áp xung thấy
điện áp ra thấp và tự kích, kim dao động
=> là biểu hiện của nguồn bị chập phụ tải

Biến áp xung của bộ nguồn

Khi nguồn bình thường bạn thấy điện áp ra đúng
và kim đứng yên ( đo thang AC vào chân biến áp )
• Nguyên nhân hư hỏng :
- Hiện tượng chập phụ tải thông thường do chập sò dòng hoặc Mosfet của mạch Regu nâng áp .
- Một số ít trường hợp là do hỏng mạch hồi tiếp so quang của bộ nguồn cũng làm cho nguồn tự kích .
• Lưu ý : Bệnh này thường không phải hỏng bên sơ cấp nguồn, một số bạn khi đo áp bên sơ cấp thấy áp dao động đã thay thế IC, đèn công suất v v...=> kết quả là không đúng bệnh .

• Kiểm tra :
+ Trước hết bạn hãy kiểm tra sò dòng xem có chập không ?


Vị trí sò công suất dòng gắn trên tấm
toả nhiệt quanh cao áp

Để đồng hồ thang x1Ω đo giữa C và E đèn công suất dòng



Thấy một chiều đo kim không lên




Đảo lại thấy kim lên quá nửa thang đo

=> Kết quả như trên là trở kháng bình thường, sò dòng không hỏng


Nếu đo thấy cả hai chiều đo kim lên bằng = 0Ω => là bị chập sò dòng .

• Chú ý >>>
=> Nguyên nhân chập sò dòng là do chập cao áp ( 90% )
=> Do mất hồi tiếp từ cao áp về dao động Regu => dẫn đến áp
B+ tăng cao ( 10% )
=>>> Cao áp bị chập thường do chập tụ ABL trong cao áp bạn có thể kiểm tra được

• Đo kiểm tra cao áp :

Để thang 1KΩ hoặc 10KΩ đo giữa núm
HV với Mass máy ( để chiều đo bất kỳ )
o Nếu :
- Kim không lên thì => Đa số là cao áp tốt ( vẫn có 10% hỏng )
- Kim lên một chút => Cao áp bị hỏng , dò tụ ABL
- Kim lên = 0 Ω => Cao áp bị chập tụ ABL
o Trường hợp cao áp bị dò hay chập tụ ABL => bạn hãy tháo cao áp ra mang tới thợ chuyên sửa cao áp để thay tụ



Vị trí tụ ABL trong cao áp

- Sau khi sửa cao áp và lắp lại máy, lắp sò dòng mới vào là máy có thể hoạt động trở lại .
- Một số trường hợp khi chập cao áp => kéo theo cháy đen điện trở trên đường ABL (mất trị số) => bạn hãy thay bằng điện trở 33K

o Nếu cao áp không hỏng => bạn lắp sò dòng vào => Nếu như sò dòng lại hỏng trở lại thì bạn lưu ý => nguyên nhân do áp B+ tăng cao .
=> Bạn kiểm tra kỹ đường hồi tiếp từ cao áp về mạch Rugu như lược đồ dưới đây .
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Bạn hãy kiểm tra kỹ các linh kiện của mạch hồi tiếp
Cao áp => về Regu bao gồm R511, D501, C505, R506
R505, R504 . Khi hỏng một trong các linh kiện này sẽ làm mất
hồi tiếp => điện áp B+ tăng cao gây hỏng sò dòng .

S/C khối quét dòng >> tiếp >>
Nội dung : Các bệnh thường gặp của khối quét dong .
+ Bệnh 3 : Màn ảnh co hai bên, co thẳng mép .
+ Bệnh 4 : Khi bật công tắc => Cao áp chạy được 1 -2 giây lại ngắt
________________________________________
Tiếp : Các bệnh thường gặp của khối quét dòng .
Bệnh 3 :
• Hiện tượng :
Màn ảnh co hai bên, co thẳng mép .

Màn ảnh co hai bên thẳng mép
• Nguyên nhân :
- Do thiếu điện áp B+ cấp vào cao áp, thông thường do mạch Regu nâng áp không hoạt động .

Lưu ý : Bạn cần phân biệt hiện tượng này với hiện tượng co hai bên và méo gối như sau :

Co hai bên và méo gối => Trường hợp này là do hỏng mạch
dãn ngang => bạn xem trong chương " Các mạch phụ "
Kiểm tra :
• Trước hết bạn cần dò xác định các linh kiện trong mạch Regu theo phương pháp như sau :

Dò mạch Regu : Bắt đầu từ chân B+ Cao áp (thông thường là
chân số 2 tính theo chiều kim đồng hồ) => đến Diode => đến
cuộn dây và đèn Mosfet => từ đèn Mosfet xác định được IC
dao động .
• Cắm cáp tín hiệu vào máy tính hoặc hộp Tivi box , cấp nguồn và bật công tắc Monitor :
• Kiểm tra điện áp B1 xem có bao nhiêu Vol DC ? :

Đo kiểm tra điện áp B1 bằng thang 250V DC
• Kiểm tra điện áp B+ xem có bao nhiêu Vol DC

Đo kiểm tra điện áp B+ bằng thang 250V DC
• So sánh hai điện áp đo được từ áp B1 và B+
- Nếu B+ = B1 thì => Mạch Regu không hoạt động .
- Nếu B+ > B1 thì => Mạch Regu đang hoạt động .
• Nếu mạch Regu không hoạt động bạn cần kiểm tra dao động đưa tới chân G đèn Mosfet, để thang 50V DC đo vào chân G như sau :

Đo dao động tại chân G Mosfet thông thường
khi làm việc chân này có từ 5 đến 10V
• Đo tại chân ra của IC dao động như sau :

Đo dao động tại chân ra của IC thông thường
khi làm việc chân này cũng có từ 5 đến 10V
• Từ kết quả đo ở hai vị trên cho ta biết :
- Nếu điện áp ra của IC dao động (chân2) = 0V => hỏng IC dao động .
- Nếu điện áp ra từ IC dao động khác với điện áp sau 2 đèn khuếch đại đệm Q1 và Q2 => hỏng các đèn khuếch đại đệm Q1 và Q2 (đèn Q1 và Q2 khuếch đại về dòng, điện áp trước và sau hai đèn này là không thay đổi )
=> Trường hợp này bạn cần thay hai đèn đệm Q1 và Q2 .
• Trường hợp đo vẫn có điện áp dao động tại chân G => Bạn hãy thay thử đèn Mosfet Q3 .
• Lưu ý : Một số trường hợp IC hỏng nhưng vẫn cho áp ra => đó là áp một chiều, vì vậy để biết chính xác đó là tín hiệu dao động
=> bạn hãy sử dụng đồng hồ Digital Multimeter có thang đo tần số để đo kết hợp .

Dùng đồng hồ Digital Multimeter đo tần số dao động
o Nếu tần số = 0 Hz là áp một chiều ( không phải dao động )
o Nếu tần số là từ 25KHz đến 40KHz là tần số dao động .
• Trong các trường hợp đo thấy áp dao động ra = 0V hoặc ra áp một chiều thì bạn cần phải thay IC dao động .
________________________________________
Bệnh 4 :
• Hiện tượng :
Khi bật công tắc => Cao áp chạy được 1 -2 giây lại ngắt

Đo điện áp G2 tại chân đế đèn hình để kiểm tra sự hoạt
động của cao áp, sau khi bật công tắc ta thấy có áp
G2 sau 1 - 2 giây lại mất => cao áp vừa chạy lại ngắt
• Nguyên nhân :
=> Do điện áp B+ tăng => cao áp hoạt động mạnh => mạch bảo vệ ( XRAY ) ngắt dao động dòng để bảo vệ đèn hình .
=> Do bản thân mạch bảo vệ đèn hình có sự cố .
=> Do cao áp chập nhẹ => dòng tiêu thụ cao áp tăng cao => mạch bảo vệ cũng ngắt dao động dòng .

Mạch bảo vệ đèn hình thường có Diode Zener, khi áp B+
tăng => cao áp hoạt động mạnh => điện áp đi qua
Diode Zener D2 vào chân 2 (chân XRAY) => cắt dao động


Mạch bảo vệ đèn hình ( mạch mầu tím)
trong máy SAMSUNG 753DFX
• Kiểm tra :
Đây là bệnh khó sửa vì :
- Điện áp tồn tại trong thời gian ngắn => khó khăn cho việc đo đạc
- Dò xác định mạch bảo vệ trên máy là rất khó khăn nếu không có sơ đồ nguyên lý .

Các bước kiểm tra :
- Trước hết bạn hãy kiểm tra kỹ cao áp và đảm bảo chắc chắn là cao áp không hỏng trước khi kiểm tra tiếp .
- Đo và theo dõi nhanh điện áp B+ xem điện áp có tăng cao bất thường không ( thông thường nếu để độ phân giải 600 x 800 thì điện áp B+ không quá 100V DC )



Đo nhanh áp B+ nếu để độ phân giải 600 x 800
thì áp B+ phải không quá 100V

- Nếu áp B+ quá cao > 120V => bạn cần kiểm tra mạch hồi tiếp từ cao áp về mạch dao động Regu , VD mạch SAMSUNG 753DFX thì bạn cần kiểm tra các linh kiện R511, D501, C505, R506, R505, R504 .
- Nếu áp B+ bình thường => bạn cần tìm chân XRAY ( IC dao động ) để kiểm tra các linh kiện liên quan .
- Tìm Diode Zener xung quanh IC dao động để kiểm tra, hoặc tạm tháo thử ra (nếu có) sau đó thử lại .
- Nếu tháo Diode zener ( bảo vệ ) ra mà máy chạy bình thường thì bạn cần thay thế Diode zener mới .




1- Nguyên lý của khối quét mành
Nội dung
- Nguyên lý và nhiệm vụ của khối quét mành
- Các bệnh thường gặp của khối quét mành
- Sơ đồ nguyên lý tổng quát .
________________________________________
1. Nguyên lý và nhiệm vụ của khối quét mành .
 Nhiệm vụ của khối quét mành
Khối quét mành có nhiệm vụ tạo ra điện áp xung cung cấp cho cuộn lái tia quét mành lái dòng tia điện tử quét theo chiều dọc màn hình .



Ứng với mỗi xung mành màn hình
quét được1 lượt từ trên xuống dưới

- Khối quét mành bao gồm tầng dao động ( V.OSC ) và tầng khuếch đại công suất ( V.OUT ) , tầng V.OSC tạo xung dao động có tần số từ 50Hz đến 120Hz cung cấp cho tầng công suất, tầng công suất V.OUT khuếch đại xung lên biên độ đủ lớn rồi đưa ra lái tia điều khiển dòng tia điện tử quét theo chiều dọc.

 Biểu hiện khi hỏng :
Khi hỏng tầng dao động hoặc hỏng tầng công suất, làm mất xung mành cung cấp cho lái tia => màn hình chỉ còn một vạch sáng ngang



Khi mất xung mành ra lái tia, màn hình
còn một vạch sáng ngang

 Chiều cao của hình ảnh :
Chiều cao của hình ảnh phụ thuộc vào biên độ xung mành, biên độ này được thay đổi khi ta chỉnh nút V.Size , biên độ xung mành càng cao thì hình ảnh càng dãn theo chiều dọc , biện độ xung mành giảm thì hình ảnh co lại .





Biên độ xung thay đổi thì chiều cao hình thay đổi

 Tuyến tính của hình ảnh :
Tuyến tính là độ dãn đồng đều trên toàn bộ chiều dọc, máy hỏng tuyến tính dẫn đến hình ảnh bị méo dọc, nguyên nhân của méo tuyến tính là do xung mành bị biến dạng .



Dạng xung mành thay đổi thì tuyến tính thay đổi

 Cuộn lái tia quét mành :
Cuộn lái tia quét mành được quấn bên ngoài và quấn trên lõi ferit , cuộn lái mành ít khi bị hỏng vì điện áp làm việc thấp, nhưng cuộn lái dòng phía trong lại rất hay bị chập do điện áp làm việc cao .





Đầu rắc lái tia cắm trên máy, dây vàng và dây xanh lá cây cho cuộn lái mành, dây đỏ và dây xanh lơ cho cuộn lái dòng .

 Vị trí khối quét mành trên máy :
- Mạch dao động của khối quét mành được tích hợp chung với mạch dao động của khối quét dòng trong một IC, vì vậy dao động dòng ở đâu thì dao động mành ở đó .
- Mạch công suất mành là một IC có toả nhiệt , IC công suất mành thường có từ 7 đến 12 chân .

Vỉ máy Monitor Samsung Synmaster

IC tạo dao động mành ( đồng thời là IC dao động dòng )

IC khuếch đại công suất 7 chân, gắn trên toả nhiệt .
2 - Các bệnh thường gặp của khối quét mành
 Bện 1 - Màn hình còn một vạch sáng ngang .


 Bệnh 2 - Màn hình co dưới, méo tuyến tính .


 Bệnh 3 - Màn hình co trên đầu, có tia quét ngược .


 Bệnh 4 - Màn hình co một nửa, phía trên ảnh bình thường .


 Bệnh 5 - Màn hình co doc


 Bệnh 6 - Hình bị trôi .


 Bệnh 7 - Hình bị lệch tâm dọc


3 - Sơ đồ nguyên lý tổng quát .
• Khối quét mành Monitor có ba dạng mạch cơ bản, sau đây là sơ đồ nguyên lý tổng quát của ba mạch cơ bản đó .

1 - Khối quét mành có IC công suất sử dụng nguồn đơn 24V
- Xung V.syn từ máy tính đi vào IC vi xử lý CPU để tạo ra điện áp điều khiển (Friquency control) , điều khiển tần số quét mành thay đổi cho phù hợp với độ phân giải màn hình, tần số quét mành của Monitor thay đổi từ 50Hz đến 120Hz tuỳ theo độ phân giải do phần mềm quyết định .
=> Nếu mất tín hiệu V.SYN thì màn hình bị trôi


Màn hình bị trôi do mất tín hiệu đồng bộ V.SYN

- V.OSC là mạch tạo dao động mành, mạch này nằm trong IC tạo dao động chung cho cả khối quét dòng và mạch tăng áp Regu .
- V.OUT là IC khuếch đại công suất, IC sử dụng nguồn đơn 24V
- IC có một đường dao động vào và một đường ra lái tia
- Nguồn Vcc 24V lấy từ khối nguồn


Nếu mất 24V màn hình chỉ còn một vạch sáng ngang

- Sau lái tia có tụ thoát lái xuống Mass
- Điện áp ra lái tia IC này đo được 12V DC so với mass, khi hỏng IC điện áp này thường bị lệch khỏi giá trị trên .

Sơ đồ tổng quát khối quét mành sử
dụng IC công suất nguồn đơn 24V



Hình dáng IC sử dụng nguồn đơn 24V

2 - Khối quét mành có IC công suất nguồn Kép +12V và -12V
- Xung V.SYN và điện áp điều khiển từ CPU tương tự mạch trên
- Mạch tạo dao động tạo ra hai đường xung cung cấp đến IC công suất, điện áp dao động đo được khoảng 2V DC .
- IC công suất được cung cấp hai nguồn điện áp đối xứng là +12V và -12V, cả hai điện áp này đều được cung cấp từ khối nguồn .
- Có hai đường ra lái tia từ IC công suất, điện áp ra chân lái tia của IC này bằng 0V DC ( cả hai chân đều có 0V một chiều - so với mass )
- Nếu mất nguồn +12V màn hình chỉ còn một vạch sáng ngang



- Nếu mất nguồn -12V màn hình bị co một nửa hình phía dưới




Khối quét mành sử dụng IC công
suất nguồn kép 12V và -12V


Hình dáng IC sử dụng nguồn kép +12V và -12V

3 - Khối quét mành có IC công suất nguồn Kép 12V và 46V
- Xung V.SYN và điện áp điều khiển từ CPU tương tự mạch trên
- Mạch tạo dao động tạo ra hai đường xung cung cấp đến IC công suất
- IC công suất được cung cấp hai nguồn điện 12V và 46V các điện áp này đều được lấy từ khối nguồn .
- Có hai đường dao động đi vào IC công suất và hai đường điện áp ra lái tia
- Điện áp DC ra lái tia so với mass đo được khoảng 6V = 1/2 Vcc 12V .
- Nếu mất nguồn +12V màn hình còn một vạch sáng ngang



- Nếu mất nguồn 46V màn hình bị co trên đầu và có một số tia quét ngược


Khối quét mành sử dụng IC công
suất nguồn kép 12V và 46V



Hình dáng IC sử dụng nguồn kép +12V và +46V

2- Ph tích khối quét mành thực tế
Nội dung
- Phân tích khối quét mành Monitor Samsung 793DFX
- Phân tích khối quét mành Monitor LG T710PT .
________________________________________
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 29/04/2008 06:42:55 (+0700) | #5 | 128032
[Avatar]
thephatcompany
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 27/02/2008 15:13:47
Messages: 453
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!]
1 - Phân tích sơ đồ khối quét mành Monitor Samsung
Synmaster 793DFX
1.1 - Sơ đồ khối tổng quát

Sơ đồ khối tổng quát khối quét mành
Monitor Samsung 793DFX
• Tín hiệu xung đồng bộ mành V.SYN từ máy tính đưa sang Monitor được đưa vào chân (30) CPU để xử lý sau đó đưa ra chân (29) => đi qua trở R331 sang chân (2) IC dao động, tín hiệu này có nhiệm vụ điều khiển thay đổi tần số dao động mành khi độ phân giải màn hình thay đổi ( độ phân giải màn hình phụ thuộc vào sự thiết lập trong Windows ), trong trường hợp mất tín hiệu V.SYN đưa sang chân số (2) IC dao động < thông thường do đứt cáp tín hiệu > => tần số dao đông ra bị sai => màn ảnh bị trôi hình theo chiều dọc



Hiện tượng trôi hình



• IC OSC dao động Dòng - Mành - và Regu, phần dao động mành gồm các chân 2, 19, 20, 22, 23 trong đó
- Chân 2 nhận xung đồng bộ để điều khiển tần số
- Chân 19 nối với tụ lọc nguồn cho mạch dao động
- Chân 20 nối với tụ của mạch AGC tự động điều chỉnh ổn định tần số dao động
- Chân 22 nối với tụ tạo thời hằng của mạch dao động, tụ điện ở chân 22 (C331) có ảnh hưởng đến tần số dao động , nếu tụ này trị số thay đổi => hình ảnh cũng bị trôi như hiện tượng ở trên .
- Chân 23 là chân dao động ra, cung cấp dao động cho tầng công suất, dao động ra có tần số từ 60 đến 85Hz và có điện áp DC khoảng 2 đến 3V, ta sử dụng đồng hồ có thang đo tần số có thể do được dao động ra ở chân này

• V.OUT là IC khuếch đại công suất bao gồm các chân :
- Chân 1 nhận tín hiệu dao động tới
- Chân 2 nhận Vcc 14V
- Chân 3 nối với tụ bù điện áp
- Chân 4 nhận Vcc -14V
- Chân 5 là chân xung mành đi ra lái tia, khi IC bình thường chân này có 0V một chiều .
- Chân 6 nhận Vcc 14V
- Chân 7 nhận áp chuẩn V-REF

• Các hư hỏng và hiện tượng
=> Nếu mất nguồn Vcc 14V cấp vào chân 2 => màn hình chỉ còn một vạch sáng ngang .
=> Nếu mất dao động cấp vào chân 1 => màn hình cũng chỉ còn một vạch sáng ngang .


Màn hình còn một vạch sáng ngang

=> Nếu mất Vcc -14V cấp vào chân số 4 => màn hình bị co mất 1/2 hình phía dưới .


Màn hình bị co 1/2 hình phía dưới


Sơ đồ mạch công suất mành máy Samsung 793DFX
• => Mạch hồi tiếp từ sau lái tia qua tụ C304 và R307 về chân số 1 có nhiệm vụ sửa méo tuyến tính giúp cho hình ảnh được dãn đều theo chiều dọc, trường hợp hỏng tụ C304 hoặc R307 => màn ảnh sẽ bị méo tuyến tính theo chiều dọc màn hình .


Hình bị méo tuyến tính dọc do hỏng các linh
kiện của mạch hồi tiếp



IC công suất mành
1.2 Phân tích sơ đồ chi tiết khối quét mành Samsung 793DFX

a) Sơ đồ mạch dao động Mành ( & Dòng + Regu )
Bạn kích chuột vào sơ đồ để xem rõ hơn

Sơ đồ khối dao động mành (gồm cả dao động dòng và Regu)
b) Sơ đồ mạch khuếch đại công suất mành
Bạn kích chuột vào sơ đồ để xem rõ hơn

________________________________________
2 - Phân tích sơ đồ khối quét mành Monitor LG_T710PH
2.1 - Sơ đồ khối tổng quát khối quét mành Monitor LG 710PH

Sơ đồ khối quét mành Monitor LG 710PH
• Khối quét mành Monitor LG 710PH có phần điều khiển CPU và IC dao động tương tự máy Samsung 793DFX, tuy nhiên IC dao động máy này cho ra hai đường tín hiệu dao động để phù hợp với IC công suất .
• Tầng công suất sử dụng IC có nguồn kép là 15V và 35V, điện áp 15V cấp vào chân 3, điện áp 35V cấp vào chân 7 , IC có hai đường dao động đi vào và hai đường xung mành đi ra lái tia
• Khi mất tín hiệu V.SYN đi vào CPU hay mất V.SYN đi tới IC dao động đều dẫn đến hiện tượng hình ảnh bị trôi do tần số dao động mành bị sai .



Hiện tượng trôi hình do mất xung V.SYN

• Khi hỏng các tụ ở chân 22, 24 tuỳ mức độ hỏng mà có thể dẫn đến mất dao động hoăch dao động bị sai,
- Nếu các tụ bị dò => sẽ mất dao động ra => màn ảnh chỉ còn vạch sáng ngang ( tuy nhiên trường hợp này ít sảy ra )
- Nếu các tụ giảm điện dung => dao động sẽ ra sai làm cho hình ảnh bị trôi
• Với tầng công suất nếu :
+ Mất nguồn Vcc 15V => sẽ dẫn đến hiện tượng màn hình chỉ còn một vạch sáng ngang .


Màn hình chỉ còn một vạch sáng ngang
- Trường hợp IC công suất bị hỏng => màn hình cũng có hiện tượng như trên, khi hỏng IC công suất thông thường điện áp ra chân 6 sẽ bị lệch ( khi bình thường chân 6 có 6V đến 7V DC )
- Mất một trong hai tín hiệu dao động ( ví dụ long chân IC ) => màn hình sẽ bị lệch theo chiều dọc

+ Nếu mất nguồn Vcc 35V cấp vào chân 7 => màn hình sẽ bị co trên đầu và có một số tia quét ngược .


Bệnh co trên dầu và có tia quét ngược

• Các lệnh điều khiển khối quét mành như lệnh chỉnh tâm dọc V.CENT, lệnh chỉnh chiều cao V.SIZE, đều được thực hiện thông qua hai đường SDA ( Signal Data ) và SCL ( Signal Clock ) từ CPU đưa sang IC dao động, hai đường SDA và SCL được mạch DAC chuyển đổi thành các lệnh điều khiển như các lệnh trên .
2.2 Phân tích sơ đồ chi tiết của khối quét mành Monitor
LG710PH
a) Sơ đồ mạch dao động mành (bao gồm cả dao động dòng, regu)
Bạn kích chuột vào sơ đồ để xem chi tiết


b) Sơ đồ mạch công suất mành Monitor LG710PH - chi tiết
Bạn kích chuột vào sơ đồ để xem chi tiết


1- Tổng quát về khối K Đại VIDEO
Nội dung
- Nguyên lý tổng hợp tín hiệu hình ảnh trên máy tính
- Nhiệm vụ, sơ đồ và vị trí khối khuếch đại VIDEO
- Các hiện tượng khi hỏng khối khuếch đại VIDEO
- Card Video trên máy tính .
________________________________________
1-Nguyên lý tổng hợp tín hiệu hình ảnh trên máy tính.
• Tín hiệu hình ảnh trên máy tính được lưu ở dạng tín hiệu số trên đĩa cứng hoặc đĩa CD Rom, khi ta mở hình ảnh đó ra, dữ liệu của File ảnh được nạp lên bộ nhớ RAM và được ánh xạ sang bộ nhớ của Card Video sau đó chúng được đổi thành tín hiệu Analog
• Tín hiệu Video Analog mà Card Video cho ra gồm 3 đường
- Tín hiệu Video - R ( mang thông tin về mầu đỏ của ảnh )
- Tín hiệu Video - G ( mang thông tin về mầu xanh lá của ảnh )
- Tín hiệu Video - B ( mang thông tin về mầu xanh lơ của ảnh )
• Nguồn gốc của tín hiệu R, G , B
- Theo nguyên lý phân tích và tổng hợp mầu sắc trong tự nhiên thì mỗi mầu sắc bất kỳ ta có thể phân tích thành ba mầu cơ bản là đỏ (R), xanh lá (G), xanh lơ (B) và ngược lại từ ba mầu cơ bản trên ta cũng có thể tổng hợp thành một mầu bất kỳ, chính vì vậy một bức ảnh có hàng triệu mầu nhưng thực chất máy tính chỉ lưu lại ba mầu cơ bản của mỗi điểm ảnh mà thôi .
Nguồn gốc của tín hiệu R, G, B là do bức ảnh mầu được phân tích thành ba bức ảnh ngay từ khi chúng mới được thu vào, sau đó các bức ảnh này được đổi thành tín hiệu Video nhờ nguyên lý quét hoặc nhờ các Sensor ( cảm biến ) .

• Để đưa vào máy tính lưu trữ hay xử lý, các tín hiệu R, G, B phải được đổi thành tín hiệu số dạng 0, 1

• Khi cho hiển thị bức ảnh ra màn hình, các tín hiệu số của bức ảnh lại được đổi thành tín hiệu Analog thông qua Card Video và cho ra ba tín hiệu R, G, B sau đó các tín hiệu này được khuếch đại qua tầng khuếch đại Video rồi đưa ra đèn hình để tổng hợp lại hình ảnh .

Xử lý tín hiệu trong máy tính khi phát hình

Khuếch đại tín hiệu Video trên Monitor

• Nguyên lý tổng hợp ảnh mầu trên đèn hình
- Khi có đủ ba tín hiệu mầu đưa đến ba Katôt , màn hình sẽ cho ra bức ảnh mầu trung thực .

• - Nếu mất một tín hiệu mầu đỏ đưa tới Katôt R, màn hình sẽ lệch sang mầu xanh lam do chỉ còn hai tín hiệu xanh lá và xanh lơ trộn lại

• - Nếu mất tín hiệu mầu xanh lá đưa tới Katôt G, màn hình sẽ lệch sang mầu tím .

• - Nếu mất tín hiệu mầu xanh lơ đưa tới Katôt B, màn hình sẽ lệch sang mầu vàng .

• - Nếu mất hai tín hiệu thì trên màn hình sẽ có mầu của tín hiệu còn lại



• - Nếu mất cả ba tín hiệu thì màn hình mất ảnh, chỉ còn màn sáng mờ

• Nguyên lý trộn ảnh trong tự nhiên được sử dụng trong các thiết bị hiển thị mầu được minh hoạ như sau :


2. Nhiệm vụ, sơ đồ và vị trí - khối khuếch đại Video
• Nhiệm vụ của khối Video :
- Khối Video có nhiệm vụ khuếch đại ba tín hiệu mầu là : R (đỏ), G (xanh lá ) và B (xanh lơ ) lên biên độ đủ lớn trước khi đưa vào điều khiển các Katot đèn hình phát xạ .
- Ngoài ra khối Video còn trộn tín hiệu hiển thị, điều chỉnh độ tương phản, cân bằng trắng cho màn hình .

• Sơ đồ khối khuếch đại Video tổng quát
Khối khuếch đại Video có hai tầng chính và hai mạch phụ
- Tầng tiền khuếch đại Video - Pred Video Amply
- Tầng khuếch đại công suất - Video OUT
- Mạch tạo hiển thị - Display
- Mạch cân bằng trắng - Bias

Sơ đồ tổng quát khối KĐ Video
• Tầng tiền khuếch đại Video có nhiệm vụ khuếch đại ba tín hiệu từ Card Video đưa sang lên biên độ đủ lớn cung cấp cho tầng khuếch đại công suất, ngoài ra tầng này còn thực hiện điều chỉnh độ tương phản, cân bằng ba tín hiệu R, G , B
• Tầng khuếch đại công suất Video gồm ba tầng khuếch đại song song, khuếch đại cho ba mầu R, G, B, tầng này có thể sử dụng các cặp Transistor hoặc sử dụng IC công suất .
• Mạch BIAS : là mạch phân cực áp một chiều cho ba Katôt, mạch có nhiệm vụ cân bằng trắng cho màn hình, ở các máy đời cũ mạch này thường có ba biến trở cân chỉnh là R-Bias, G-Bias và B-Bias . Trong các máy đời mới, các biến trở này được thay thế bằng các lệnh từ vi xử lý .
• Mạch Display giải mã tín hiệu hiển thị, tín hiệu hiển thị từ vi xử lý đưa tới thông qua hai đường Data và Clock được IC Display giải mã lấy ra các tín hiệu R,G,B sau đó chèn vào tín hiệu Video, IC Display có thể được tích hợp trong IC tiền khuếch đại Video .

• Vị trí khối khuếch đại Video

Khối khuếch đại Video nằm trên vỉ đuôi đèn hình .

Các IC trên khối khuếch đại Video
• Trên vỉ đuôi đèn gồm có các IC
- IC tiền khuếch đại Video : là IC nhiều chân. IC tiền khuếch đại sử dụng nguồn Vcc 12V, ba tín hiệu từ CPU tới được đưa thẳng vào IC này, ba tín hiệu ra được đưa sang IC khuếch đại công suất
- IC khuếch đại công suất : là IC gắn trên toả nhiệt . IC công suất có Vcc là 90V, tín hiệu vào đi từ IC tiền khuếch đại tới, tín hiệu ra cung cấp cho ba Katôt đèn hình .
- IC giải mã hiển thị Display : là IC nhỏ , Vcc cho IC Display là 5V, tín hiệu vào là Data và Clock lấy từ IC Vi xử lý, tín hiệu ra là R, G, B được đưa sang IC tiền khuếch đại để trộn với tín hiệu Video
3 - Các hiện tượng khi hỏng khối khuếch đại Video .



Hình ảnh bình thường
1. Hiện tượng máy bị sai mầu .


Hiện tượng màn ảnh ngả mầu vàng



Hiện tượng màn ảnh ngả mầu tím



Hiện tượng màn ảnh ngả mầu xanh

2. Màn ảnh mất hình, còn màn sáng mờ .


Hiện tượng mất hình, còn màn sáng mờ

3. Màn ảnh trắng xoá có tia quét ngược



4. Hình ảnh mờ nhạt



40 - Card Video trên máy tính

Card Video trên máy tính
• Nhiệm vụ của Card Video :
- Card Video có nhiệm vụ đổi tín hiệu hình ảnh từ dạng Digital sang tín hiệu Analog cho ra các tín hiệu R, G , B đưa sang màn hình .
- Điều khiển tần số quét ngang và quét dọc trên màn hình thông qua các tín hiệu đồng bộ H.SYN và V.SYN .
- Bộ nhớ trên Card Video có nhiệm vụ lưu các thông tin về các điểm ảnh trên màn hình, dung lượng bộ nhớ của Card video có ảnh hưởng trực tiếp đến độ phân giải và số mầu sắc có thể hiển thị .

+ Ví dụ để chạy được màn hình có độ phân giải 1024 x 768 và có mầu sắc là 32 bit thì cần dung dụng bộ nhớ tối thiểu trên Card Video như sau :
- Màn hình 1024 x 768 = 786432 Pixel ( điểm ảnh )
- Mỗi điểm ảnh cần 32 bít để lưu trữ thông tin về mầu sắc và cần tới khoảng 20 bít để lưu thông tin về toạ độ ngang và toạ độ dọc, như vậy tổng số mỗi điểm ảnh cần đến khoảng 52 bit tương đương với 6,5 Byte.
- Như vậy tổng bộ nhớ cần thiết để lưu trữ đầy đủ thông tin cho một màn hình trên là
786432 Pixel x 6,5 Byte = 5111808 Byte <=> 5 MB
Như vậy để có thể hiển thị màn ảnh mầu 32 bit với độ phân giải 1024 x 768 thì tối thiểu cần khoảng 5MB trong bộ nhớ Card Video
- Nếu để hiển thị hình ảnh động như Video, Game thì cần thiết có bộ nhớ cao gấp nhiều lần khi hiển thị hình ảnh tĩnh, nếu bộ nhớ Card không đủ dung lượng sẽ làm cho hình ảnh Video bị giật cục khi hiển thị .



Đầu cáp nối với máy tính có 3 đường tín hiệu Video là R, G, B và hai xung điồng bộ H.SYN và V.SYN

2 - Ng. lý & mạch Video thực tế
Nội dung
- Nguyên lý hoạt động của khối khuếch đại VIDEO
- Phân tích mạch khuếch đại VIDEO trên các máy thực tế .
________________________________________
1 - Nguyên lý hoạt động của khối khuếch đại Video .
1.1 Khối khuếch đại Video có tầng công suất sử dụng Transistor

Khối khuếch đại Video có tầng công suất sử dụng Transistor
• PRED AMPLY VIDEO là IC tiền khuếch đại làm nhiệm vụ khuếch đại ba tín hiệu R, G, B, điều chỉnh độ tương phản, ghim mức chói, trộn tín hiệu hiển thị , và điều chỉnh cân bằng cho ba tín hiệu mầu .
• IC được cấp nguồn 12V, trong trường hợp mất nguồn Vcc 12V hoặc chết IC màn ảnh sẽ mất hình còn màn sáng hoặc ảnh bị sai mầu .


Mất hình còn màn sáng

• Xung CLAMP từ cao áp hoặc từ vi xử lý đưa tới, xung này có tần số bằng tần số quét dòng và có nhiệm vụ ghim mức thềm cho tín hiệu Video, nếu mất xung CLAMP thì màn ảnh bị mất hình như hiện tượng ở trên, xung CLAMP đo tại chân IC được khoảng 1V AC, ta có thể kiểm tra chân CLAMP bằng đồng hồ có thang đo tần số, tần số xung CLAMP bằng tần số quét dòng .
• R IN, G IN, B IN là ba tín hiệu Video từ Card Video của máy tính đưa sang, điện áp tín hiệu tại các chân này rất yếu khoảng 0,1V AC chúng được đưa vào IC để khuếch đại .
- Trong các trường hợp đứt cáp tín hiệu, mất tín hiệu vào chân R, G hoặc B => màn ảnh sẽ bị sai mầu .


Màn ảnh ngả mầu tím do đứt cáp
tín hiệu G ( xanh lá )

- Các chân tín hiệu ra của IC có điện áp khoảng 2 đến 2,5V DC, khi có đủ ba tín hiệu vào và IC tốt thì áp một chiều ra tại ba chân này phải bằng nhau, trường hợp mất tín hiệu vào hoặc hỏng một vế IC thì điện áp ra sẽ bị lệch .
• Chân CONTRAS nhận lệnh Contras từ vi xử lý đưa tới để điều chỉnh độ tương phản cho màn hình, điện áp lệnh Contras thay đổi từ 2 đến 5 V DC, nếu mất lệnh này => ảnh trên màn hình sẽ mờ hoặc có thể mất hình còn màn sáng mịn .


Ảnh bị mờ do mất điện áp lệnh Contras

• DISPLAY là IC giải mã tín hiệu hiển thị, các tín hiệu hiển thị từ vi xử lý đưa tới thông qua hai đường Data và Clock, chúng được giải mã để lấy ra các tín hiệu mầu R, G, B sau đó đem trộn vào tín hiệu Video của máy .
• DATA ( đường dữ liệu ), CLOCK ( xung đồng hồ ) hai đường này từ Vi xử lý đưa tới mang thông tin về tín hiệu hiển thị, ngoài ra trong các máy hiện nay, các lệnh được điều khiển từ vi xử lý như Contras, R Bias, G Bias, B Bias cũng được thực hiện qua hai đường tín hiệu trên .
• V BLK và H BLK là xung mành và xung dòng cung cấp cho mạch giải mã hiển thị để xác lập toạ độ hiển thị trên màn hình .
• Hai đèn Q1 và Q2 là tầng công suất khuếch đại cho tín hiệu B, chúng được mắc nối tiếp để tăng hệ số khuếch đại, Q1 là đèn nhỏ không cần toả nhiệt, Q2 là đèn công suất gắn trên tấm toả nhiệt .
- Tín hiệu được đưa vào chân B đèn Q1 khuếch đại qua hai đèn sau đó lấy ra ở chân C đèn công suất Q2 cho ghép qua tụ sang Katôt đèn hình .
- Tầng công suất có ba mạch khuếch đại như trên khuếch đại cho ba mầu R, G, B . Khi hỏng một tầng công suất => màn ảnh cũng bị sai mầu .


Hỏng tầng công suất R, màn ảnh bị mất mầu đỏ

* Nhiệm vụ các linh kiện xung quanh hai đèn công suất :
- R1 điện trở nối tầng từ tiền khuếch đại sang khuếch đại công suất
- R2 điện trở định thiên cho đèn công suất Q2
- R3 điện trở ghánh cho đèn công suất Q2
- R4 cung cấp điện áp DC cho Ka tôt
* Điện áp Vcc cho tầng công suất là 90V
* Điện áp định thiên cho tầng công suất là 12V .
• Đèn Q3 và biến trở B Bias có nhiệm vụ phân cực áp một chiều cho Katôt B, có ba đèn và ba biến trở như vậy phân cực áp một chiều cho ba Katôt, trong trường hợp màn ảnh bị sai mầu do độ phát xạ của ba tia đèn hình thay đổi, ta có thể chỉnh lại các biến trở Bias để cân bằng trắng cho màn hình .
- Nếu một trong các đèn Bias bị hỏng => điện áp trên ba Katôt sẽ bị lệch, độ phát xạ của ba tia sẽ bị lệch => màn ảnh sẽ bị sai mầu tương tự như các hiện tượng sai mầu ở trên .
1.2 Khối khuếch đại Video có tầng công suất sử dụng IC

Khối khuếch đại Video có tầng công suất sử dụng IC
• Tầng công suất sử dụng IC thay thế cho ba cặp Transistor
- IC sử dụng hai nguồn nuôi là Vcc1 = 90V và Vcc2 = 12V
- Ba tín hiệu vào R, G, B nhận tín hiệu từ IC tiền khuếch đại đưa sang, các tín hiệu ra được ghép qua tụ sang ba Katôt .
• Mạch Bias và mạch Display được tích hợp trong IC tiền khuếch đại, các điều khiển và tín hiệu hiển thị từ vi xử lý được đưa qua hai đường Data và Clock, sau đó được mạch giải mã trong IC tiền khuếch đại cho ra các tín hiệu hiển thị và các lệnh điều chỉnh Bias, Contras v v... , lệnh điều chỉnh cân bằng trắng Bias được các Transistor biến điệu thành điện áp một chiều đưa vào Katot điều khiển dòng phát xạ tĩnh của màn hình .
• V BLK và H BLK là xung mành và xung dòng cung cấp cho mạch giải mã hiển thị để xác lập toạ độ hiển thị trên màn hình .
• IC tiền khuếch đại có hai đường Vcc là 12V và 5V
- Nguồn Vcc 12V cung cấp điện áp cho các tầng khuếch đại R, G, B
- Nguồn 5V cung cấp điện áp cho mạch giải mã lệnh và hiển thị .
- Xung Clamp ghim mức thềm cho tín hiệu, xung này được cung cấp từ Cao áp hoặc từ Vi xử lý, mất xung Clamp máy sẽ mất hình .
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 29/04/2008 06:44:02 (+0700) | #6 | 128033
[Avatar]
thephatcompany
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 27/02/2008 15:13:47
Messages: 453
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!]
2- Phân tích khối khuếch đại VIDEO trên máy thực tế
2.1 Phân tích khối VIDEO của Monitor SAMSUNG 793DFX
Bạn kích chuột vào sơ đồ để xem chi tiết


• IC tiền khuếch đại Video LM 1236

- Chân 1 - V BLK nhận xung mành từ IC công xuất mành tới cung cấp cho mạch giải mã hiển thị .
=> Nếu mất xung V BLK đi vào chân này màn hình sẽ mất hiển thị
- Chân 2 - V_CAP Chân nối với tụ lọc nguồn
- Chân 3 - VREF_REXT qua trở thoát mass
- Chân 4 - GND chân mass
- Chân 5 - RIN chân nhận tín hiệu R từ CPU đưa tới
=> Nếu mất tín hiệu đi vào chân này, màn hình sẽ mất mầu đỏ,
hình ảnh ngả sang mầu xanh .


- Chân 6 - GIN chân nhận tín hiệu G từ CPU đưa tới
=> Nếu mất tín hiệu đi vào chân này, màn hình sẽ mất mầu xanh lá,
hình ảnh ngả sang mầu tím .


- Chân 7 - BIN chân nhận tín hiệu B từ CPU đưa tới
=> Nếu mất tín hiệu đi vào chân này, màn hình sẽ mất mẫntnh lơ,
hình ảnh ngả sang mầu vàng .


- Chân 8 - PLL_GND mass của mạch PLL
- Chân 9 - PLL_FILTER chân dao động của mạch PLL
- Chân 10 - PLL_VCC Chân cấp nguồn cho mạch PLL ( Vòng khoá pha ), mạch PLL sửa dạng xung cho mạch tạo hiển thị
=> Mất điện áp chân này màn hình sẽ mất hiển thị
- Chân 11 - SDA - Dữ liệu Data từ vi xử lý cung cấp cho mạch hiển thị và giải mã lệnh
=> Nếu mất tín hiệu Data => màn hình sẽ mất hiển thị
- Chân 12 - SCL - Xung đồng hồ Clock từ vi xử lý cung cấp cho mạch hiển thị và giải mã lệnh
=> Nếu mất xung Clock => màn hình sẽ mất hiển thị
- Chân 13 - ABL ( không kết nối )
- Chân 14 - RCT ( R Control ) lệnh điều khiển tia đỏ, lệnh này đưa đến IC 104 điều khiển thay đổi áp DC trên Katot R
- Chân 15 - GCT ( tương tự chân 14 )
- Chân 16 - BCT ( tương tự chân 14 )
- Chân 17 - GND - Mass
- Chân 18 - VCC_DIGITAL - cung cấp 5V cho mạch khuếch đại Video và giải mã hiển thị , giải mã lệnh .
=> Nếu mất điện áp 5V ở chân này => màn ảnh mất hình chỉ còn màn sáng mờ .


- Chân 19 - ROUT - Tín hiệu mầu đỏ đi ra đưa sang tầng công suất
- Chân 20 - GOUT - Tín hiệu mầu xanh lá đi ra cung cấp cho tầng công suất
- Chân 21 - BOUT - Tín hiệu mầu xanh lơ đi ra cung cấp cho tầng công suất
- Chân 22 - ABL ( Auto Bright Limited ) tự động giới hạn độ sáng, chân này nhận điện áp ACL từ chân cao áp
- Chân 23 - Clamp - xung Clamp từ cap áp đưa tới để gim mức tín hiệu Video, mất xung này màn ảnh sẽ mất hình
=> Nếu mất xung Clamp => Màn ảnh sẽ mất hình, chỉ còn màn sáng mờ .
- Chân 24 - H BLK - xung dòng từ cao áp đưa đến cung cấp cho mạch hiển thị .
=> Nếu mất xung H BLK đi đén chân này màn hình sẽ mất hiển thị


• IC khuếch đại công suất VIDEO - LM 2470



- Chân 1 - R-OUT - tín hiệu mầu đỏ đi ra cung cấp cho Katot R
- Chân 2- G-OUT- tín hiệu mầu xanh lá đi ra cung cấp cho KatotG
- Chân 3 - B-OUT - tín hiệu mẫnhnh lơ đi ra cung cấp cho Katot B
=> Khi IC bình thường điện áp ra tại ba chân 1, 2, 3 tương đương nhau và bằng khoảng 2/3 VCC, trường hợp điện áp ra trên 3 chân 1,2,3 khác nhau là có hai nguyên nhân
- Mất một tín hiệu đầu vào
- Hỏng IC công suất
- Chân 4 - VCC - chân cấp nguồn 80V.
=> Nếu mất nguồn 80V cung cấp cho mạch khuếch đại VIDEO, màn ảnh sẽ sáng trắng và có tia quét ngược do mất điện áp DC trên ba Katot .


=> Nếu còn 80V cung cấp cho mạch VIDEO nhưng lỏng chân VCC hoặc hỏng IC công suất => màn ảnh sẽ mất hình còn màn sáng mờ


- Chân 5 - Mass
- Chân 6 - BIN - chân tín hiệu xanh lơ đi vào IC
=> Nếu mất tín hiệu BIN đi vào chân 6 => màn ảnh sẽ ngả mầu vàng


- Chân 7 GIN chân tín hiệ xanh lá đi vào IC
=> Nếu mất tín hiệu GIN đi vào chân 6 => màn ảnh sẽ ngả mầu tím


- Chân 8 - VBB chân cấp nguồn 8V chi IC
=> Nếu mất điện áp 8V cấp vào chân 8 => màn ảnh sẽ mất hình do mất điện áp định thiên cho các tầng công suất trong IC

- Chân 9 RIN chân tín hiệu đỏ đi vào IC
=> Nếu mất tín hiệu RIN đi vào chân 6 => màn ảnh sẽ ngả mầu xanh



• IC BIAS điều khiển áp DC cho ba Katôt


- Các chân 1, 2, 3 nhận lệnh điều khiển R-BIAS, G-BIAS và B-BIAS từ mạch giải mã lệnh nằm trong IC tiền khuếch đại Video .
- Các chân 6, 7, 8 nối với ba Katôt để xác lập áp DC trên ba Katôt
- Chân 5 - cấp nguồn 80V cho IC .
=> Bình thường điện áp DC trên ba Katôt bằng nhau và bằng khoảng 40V đến 50V .
=> Nếu hỏng IC- BIAS điện áp trên 3 Katôt có thể bị thay đổi
- Nếu điện áp trên 3 Katot bị lệch , màn ảnh sẽ bị sai mầu .
- Nếu điện áp trên 3 Katôt tăng bằng nguồn 80V => màn ảnh
sẽ mất ánh sáng do 3 Katôt phát xạ yếu .
- Nếu mất điện áp trên 3 Katôt => màn ảnh sẽ sáng trắng và
có tia quét ngược .

________________________________________
2.1 Phân tích khối VIDEO của Monitor DEWO 523X
Bạn kích chuộ vào sơ đồ để xem chi tiết


• IC Tiền khuếch đại VIDEO

- Chân 1 - R GAIN lệnh điều chỉng độ lợi cho mầu đỏ
- Chân 2 - RIN chân nhận tín hiệu R từ CPU đưa tới
=> Nếu mất tín hiệu R-IN ( thường do đứt cáp tín hiệu ) => màn ảnh sẽ ngả mầu xanh


- Chân 3 - G GAIN lệnh điều chỉng độ lợi cho mầu xanh lá
- Chân 4 - GIN chân nhận tín hiệu G từ CPU đưa tới
=> Nếu mất tín hiệu G-IN ( thường do đứt cáp tín hiệu ) => màn ảnh sẽ ngả mầu tím


- Chân 5 - R GAIN lệnh điều chỉng độ lợi cho mầu xanh lơ
- Chân 6 - BIN chân nhận tín hiệu B từ CPU đưa tới
=> Nếu mất tín hiệu B-IN ( thường do đứt cáp tín hiệu ) => màn ảnh sẽ ngả mầu vàng


- Chân 7 - GND - Mass
- Chân 8 - R OSD - tín hiệu hiển thị mầu đỏ
- Chân 9 - Vcc Điện áp nguồn cung cấp 8V
- Chân 10 - G OSD - tín hiệu hiển thị mầu xanh lá
- Chân 11 - OSD CONT điều chỉnh tương phản cho tín hiệu
hiển thị
- Chân 12 - B OSD - tín hiệu hiển thị mầu xanh lơ
- Chân 13 - CONT - Điều chỉnh độ tương phản cho tín hiệu Video
=> Nếu mất điện áp lệnh CONTRAS hình ảnh sẽ mờ nhạt hoặc có thể mất hình .


- Chân 14 - F BLK chân nhận xung dòng để xác lập toạ độ hiển thị
=> Nếu mất xung dòng, màn hình sẽ mất hiển thị
- Chân 15 - B OUT chân ra tín hiệu B
- Chân 16 - B CAP - chân lọc tín hiệu B
- Chân 17 - Vcc VIDEO - điện áp Vcc cho mạch khuếch đại
Video
=> Nếu mất điện áp Vcc => màn ảnh sẽ mất hình, còn màn
sáng mờ


- Chân 18 - G CAP - chân lọc tín hiệu G
- Chân 19 - GOUT - Tín hiệu mầu đỏ đi ra đưa sang tầng
công suất
- Chân 20 - V5 - Chân lọc nguồn
- Chân 21 - R CAP - chân lọc tín hiệu R
- Chân 22 - R OUT chân ra tín hiệu R cung cấp tín hiệu cho tầng công suất
- Chân 23 - Clamp - xung Clamp từ cap áp đưa tới để gim mức tín hiệu Video
=> Nếu mất xung CLAMP màn ảnh sẽ mất hình , còn màn
sáng mờ
- Chân 24 - H BLK - xung dòng từ cao áp đưa đến cung cấp cho mạch hiển thị .
=> Nếu mất xung này màn hình sẽ mất hiển thị .

• Tầng khuếch đại công suất VIDEO.

Một tầng khuếch đại công suất VIDEO - R
• Tầng khuếch đại công suất có ba mạch hoạt động song song khuếch đại cho ba mầu R, G, B , ba tầng này có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như nhau .

* Với tầng khuếch đại R :
- Q801 là đèn công suất có toả nhiệt
- Q802 là đèn tiền khuếch đại công suất nhỏ .
=> Hai đèn mắc nối tiếp để tăng hệ số khuếch đại .
- R808 là trở định thiên cho đèn công suất Q1
- R811 và R812 là điện trở ghánh cho đèn công suất Q1
- Q803 và Q804 là hai đèn khuếch đại đệm làm cho cường độ tín hiệu khoẻ hơn
=> Bất kể hư hỏng một trong các linh kiện trên => sẽ làm mất một tín hiệu mầu đỏ đưa tới Katôt R => làm cho màn ảnh bị sai mầu ngả mầu xanh .


* Tương tự như vậy với tầng công suất G và B

- Nguồn Vcc cho mạch công suất là 65V
=> Nếu mất điện áp 65V cấp cho vỉ đuôi đèn => màn ảnh sẽ sáng trắng có tia quét ngược do mất điện áp DC trên 3 katôt


- Nguồn định thiên cho mạch công suất là 8V
=> Tín hiệu R từ đầu ra IC tiền khuếch đại được đưa vào chân B đèn Q802, sau khi khuếch đại tín hiệu được lấy ra ở chân C đèn Q801 => cho khuếch đại đệm qua hai đèn Q803, Q804 sau đó ghép qua tụ C810 đưa sang KR của đèn hình .

1 - Mạch dãn ngang & sửa méo
Nội dung
- Nguyên lý, nhiệm vụ của mạch dãn ngang
- Phân tích mạch dãn ngang trên Monitor Samsung793DFX
- Các bệnh thường gặp và phương pháp kiểm tra sửa chữa.
________________________________________
1. Nguyên lý mạch dãn ngang và sửa méo gối .
 Nhiệm vụ của mạch dãn ngang :
- Monitor có tần số quét dòng thay đổi khi độ phân giải màn hình thay đổi, khi tần số dòng thay đổi thì kích thước ngang màn hình thay đổi theo, ngoài ra do đặc điểm của đèn hình CRT mà góc quét cũng bị thay đổi làm cho hình ảnh bị biến dạng gây ra hiện tượng méo gối nếu không được can thiệp, vì vậy để cho kích thước ngang và đường biên ngang ổn định người ta phải thiết kế thêm mạch dãn ngang và sửa méo, nhiệm vụ của mạch là :
=> Điều chỉnh và tự điều chỉnh kích thước ngang khi độ phân giải màn hình thay đổi .
=> Điều chỉnh và tự điều chỉnh hiện tượng méo gối .

Để hiểu rõ hơn tác dụng của mạch dãn ngang và sửa méo, bạn hãy xem màn hình khi chúng không có hai mạch trên .



Màn hình bị co hai bên và méo gối

 Nguyên lý mạch tổng quát :



Mạch dãn ngang và sửa méo tổng quát

Mạch dãn ngang và sửa méo bao gồm hai mạch :
- Mạch dãn ngang tự động .
- Mạch dãn ngang có điều chỉnh đồng thời là mạch sửa méo gối.
=> Hai mạch trên được mắc nối tiếp với nhau đồng thời song song với mạch nhụt là hai Diode mắc nối tiếp, hai Diode nhụt mắc nối tiếp từ chân C sò dòng xuống mass có tác dụng thoát xung ngược, điểm giữa hai Diode này đấu vào điểm giữa của hai mạch dãn ngang trên

* Mạch dãn ngang tự động :
- Mạch này tự động điều chỉnh độ dãn ngang khi độ phân giải màn hình thay đổi, lệnh điều khiển mạch này xuất phát từ Vi xử lý và hoàn toàn tự động .
* Mạch dãn ngang điều chỉnh và sửa méo gối :
- Mạch này làm hai nhiệm vụ kết hợp, điều chỉnh dãn ngang bằng tay và điều chỉnh độ méo gối bằng tay, lệnh đưa tới mạch này xuất phát từ Vi xử lý và chúng thay đổi khi ta điều chỉnh phím H.size và phím méo biên .

Mô tả các hiện tượng khi hỏng mạch dãn ngang & sửa méo
 - Khi mất lệnh H.size => màn hình co hai bên .
- Khi mất lệnh sửa méo => Màn hình bị méo gối .
- Khi hỏng mạch dãn ngang & sửa méo => màn hình vừa bị co hai bên vừa bị méo gối .

 Mạch chi tiết :

 Mạch Dãn ngang và sửa méo gối

- Q2, Q3 và Q4 là các đèn dãn ngang tự động, các đèn này sử dụng Mosfet và đóng vai trò như một công tắc, đóng hoặc ngắt các tụ vào mạch , các đèn này sẽ đóng hay ngắt tuỳ thuộc vào các lệnh điều khiển từ vi xử lý .
- Cuộn dây L2 mắc nối tiếp với đèn Q6 để tạo thành mạch dãn ngang và sửa méo bằng tay .
- Q5 mắc giữa C và B đèn Q6 nhằm tăng cường hệ số khuếch đại cho toàn mạch .
- Lệnh H.size( kích thước ngang) là điện áp một chiều, khi ta điều chỉnh phím dãn ngang điện áp lệnh này thay đổi => làm cho độ dẫn của đèn Q5 và Q6 thay đổi .
- Nếu Q6 dẫn tăng => màn hình dãn ra hai bên .
- Nếu Q6 dẫn giảm => thì màn hình co lại .



H. tượng màn hình quá dãn H. tượng màn hình co hai bên

- Xung mành sau khi được biến đổi thành dạng Parabol được đưa đến chân B đèn Q5, tụ C1 cho xung mành đi qua ngăn thành phần một chiều, lệnh điều chỉnh méo gối được đưa đến mạch sửa dạng xung (có thể ở trong IC dao động) để thay đổi biên độ xung Parabol.
- Nếu biên độ xung Parabol quá cao => màn ảnh phình ra
- Nếu biên độ xung thấp => màn ảnh võng vào trong .



H. tượng màn hình nở ra H. tượng màn hình võng vào



Nguyên lý của mạch sửa méo

- Các Diode D1 và D2 là hai Diode nhụt có nhiệm vụ thoát xung ngược cho mạch cao áp.

Lưu ý : Diode D2 trong các máy Samsung, LG hàng xuất rất hay bị dò, khi Diode này bị dò => màn hình bị nở theo chiều ngang tuy nhiên ta chỉnh phím H.size vẫn thấy có tác dụng .

 Mạch dãn ngang trên máy :

Khu vực cao áp và mạch dãn ngang
của máy Monitor Samsung .
 Một số đặc điểm nhận biết mạch dãn ngang & sửa méo .
- Đèn dãn ngang thường gắn trên toả nhiệt của sò dòng .
- Đèn dãn ngang ( Q6 ) là đèn BCE có toả nhiệt, chân E tiếp mass, chân C nối tiếp với cuộn dây (như cuộn L2 ở trên), cuộn dây lại được mắc nối tiếp với các đèn Mosfet của mạch dãn ngang tự động

 Hiện tượng khi hỏng các linh kiện trong mạch dãn ngang, sửa méo .
- Nếu hỏng hoặc long mối hàn đèn dãn ngang Q6 => Máy sinh hiện tượng màn hình co hai bên và méo gối, điều chỉnh dãn ngang và sửa méo không có tác dụng .



Màn ảnh bị co và méo gối

- Nếu đèn Q6 bị chập => Màn hình sẽ quá dãn, chỉnh dãn ngang và sửa méo không có tác dụng .



Màn ảnh bình thường Màn ảnh quá dãn

- Nếu bị dò Diode D2 => Màn ảnh cũng quá dãn tuy nhiên trong trường hợp này ta chỉnh nút H.size thấy vẫn có tác dụng .

- Lưu ý : Nếu hỏng đèn Mosfet trong mạch tăng áp => cũng làm cho màn ảnh bị co hai bên nhưng trường hợp này màn ảnh co thẳng mép và chỉnh H.size vẫn có tác dụng .



- Các máy hiện nay thì xung mành dạng Parabo để sửa méo thường được cung cấp từ IC dao động , lệnh sửa méo từ vi xử lý được đưa đến IC dao động để thay đổi biên độ xung .
________________________________________
2. Phân tích mạch dãn ngang Monitor
Samsung 793DFX
 Bạn kích vào sơ đồ để xem chi tiết


Mạch dãn ngang Monitor Samsung 793DFX
________________________________________
3. Hư hỏng của mạch dãn ngang và phương pháp
kiểm tra sửa chữa .
1. Hiện tượng 1 : Máy bị co hai bên và méo gối, điều chỉnh dãn ngang và méo gối không có tác dụng :



* Hiện tượng trên do một trong các nguyên nhân sau :

- Hỏng đèn dãn ngang có điều chỉnh .
- Bong mối hàn đèn dãn ngang .
- Bong mối hàn cuộn dây nối tiếp với đèn dãn ngang

* Phương pháp sửa chữa :
- Trước tiên bạn cần xác định chính xác đèn dãn ngang trên máy (dựa vào các đặc điển sau) :
>> Đèn dãn ngang là đèn BCE có toả nhiệt, thường gắn vào toả nhiệt của sò dòng, chân C nối tiếp với cuộn dây hình trụ có lõi ferit, cuộn dây sẽ nối với các đèn Mosffet, từ đèn mosfet đi qua các tụ gốm về chân lái tia quét dòng ( dây mầu xanh lơ )



- Hàn lại đèn dãn ngang và cuộn dây mắc nối tiếp với đèn này
- Nếu đèn dãn ngang hoạt động tốt thì khi ta điều chỉnh kích thước ngang, điện áp một chiều đo tại chân C đèn này thay đổi khoảng 10V từ 5V đến 15V .
- Thay đèn dãn ngang khác ( lưu ý bạn cần thay đèn đúng số hoặc lấy từ máy khác sang, nếu thay không đúng => máy sẽ có hiện tượng méo đường biên )

2. Hiện tượng 2 : Màn hình bị méo hai bên, chỉnh méo gối không tác dụng nhưng chỉnh dãn ngang không có tác dụng .



* Phân tích nguyên nhân :
- Khi chỉnh dãn ngang vẫn có tác dụng => chứng tỏ các đèn của mạch dãn ngang vẫn hoạt động, vì vậy .
- Nguyên nhân của hiện tượng trên là do mất xung mành dạng Parabol đi đến mạch dãn ngang & sửa méo .

* Phương pháp kiểm tra & khắc phục :
- Bạn hãy thay thử tụ hoá trên đường dẫn xung mành vào chân B đèn dãn ngang Q5 .
- Dùng đồng hồ Digital co thang đo tần số đo tại chân tụ trên xem có tín hiệu không ( báo từ 60Hz đến 90Hz ) , nếu không có bạn cần thay IC dao động .

3. Hiện tượng 3 : Màn hình bị nở sang hai bên, điều chỉnh H.size ít tác dụng .



Nở hình theo chiều ngang Ảnh bình thường

* Nguyên nhân :
- Bị chập đèn dãn ngang
- Bị dò Diode nhụt D2 ( là điôt song song với mạch dãn ngang có điều chỉnh )



2- Mạch Bright và dập điểm sáng
Nội dung
- Chức năng của mạch Bright và dập điểm sáng
- Sơ đồ nguyên lý mạch Bright & dập điểm sáng
- Phân tích mạch dập điểm sáng trên máy Samsung
- Các bệnh thường gặp và phương pháp kiểm tra S/C
________________________________________
1. Chức năng của mạch Bright và dập điểm sáng .
• Mạch Bright và dập điểm sáng có chức năng
- Điều chỉnh độ sáng trên màn hình
- Dập điểm sáng khi tắt máy
- Xoá tia quét ngược trên màn hình .

• Nguyên tắc của mạch điều chỉnh độ sáng Bright .
- Để chỉnh thay đổi độ sáng màn hình, người ta điều chỉnh thay đổi điện áp lưới G1, bình thường lưới G1 được cung cấp khoảng âm 30V, khi điện áp G1 càng âm thì màn ảnh tối đi, khi G1 bớt âm thì màn ảnh sáng lên .



Thay đổi điện áp âm trên lưới G1 để thay đổi độ sáng

- Người ta cũng có thể điều chỉnh Bright bằng cách làm thay đổi điện áp một chiều trên 3 Katôt như trên các máy Samsung mới .

• Nguyên tắc của mạch dập điểm sáng .
- Khi ta tắt máy, lái tia lập tức nghỉ làm việc nhưng điện tích HV trên đèn hình vần còn và sợi đốt vẫn còn nóng vì vậy vẫn còn dòng tia điện tử bay về màn hình, do chúng không được lái ngang và lái dọc nên toàn bộ dòng phát xạ tụ lại thành một điểm sáng trên màn hình có thể gây cháy lớp Phospho, để chống hiện tượng này người ta thiết kế mạch dập điểm sáng hoạt động với nguyên tắc : Làm cho điện áp G1 giảm xuống khoảg - 150V khi tắt máy, khi đó điện áp âm trên G1 sẽ chặn lại dòng tia điện tử còn dư và màn hình không bị đốm sáng .



Hiện tượng màn hình bị đốm sáng khi tắt máy
2. Sơ đồ nguyên lý mạch Bright và dập điểm sáng .
• Mạch Bright và dập điểm sáng trên Monitor Analog


Mạch Bright và dập điểm sáng trên Monitor Analog

* Nguồn -150V :
Là nguồn cấp cho mạch Bright và dập điểm sáng
- D1 và C1 là mạch chỉnh lưu nguồn - 150V, nguồn này lấy từ cao áp .

* Mạch Bright :
- Cầu phân áp R1, triết áp Bright và R2 tạo ra điện áp ở hai đầu triết áp Bright điện áp từ khoảng -20V đến -40V, điểm giữa triết áp Bright được nối đến lưới G1 đèn hình .
=> Khi ta chỉnh Bright thì điện áp lưới G1 thay đổi từ -20V đến
-40V => và độ sáng màn hình thay đổi .

* Mạch dập điểm sáng :
- Mạch D2 và C2 tạo ra nguồn áp +100V, R3 là điện trở thoát
điện +100V khi tắt máy, khi tăt máy nguồn +100V sẽ giảm = 0V rất nhanh do C2 có dung lượng nhỏ và có R3 đấu song song để thoát điện .
- Khi máy đang chạy , cực dương của tụ C3 được nạp +100V, cực âm tụ C3 được nạp khoảng -30V , vì vậy điện áp chênh lệch ở hai đầu C3 là 130V .
- Khi tắt máy, điện áp tại cực dương tụ C3 nhanh chóng giảm = 0V nhưng do tụ C3 còn tích điện áp chênh lệch là 130V nên đẩy cực âm tụ C3 xuống âm -130V => áp G1 bị đẩy xuống -130V => điện áp này chặn lại dòng tia điện tử => không suất hiện đốm sáng .

• Mạch Bright và dập điểm sáng trên Monitor Digital



Mạch Bright và dập điểm sáng trên Monitor Digiatl

* Mạch Bright :
- Mạch cấp nguồn -150 lấy từ cao áp và được chỉnh lưu qua D1 và C1
- R1 và R2 là cầu phân áp trích lấy một phần điện áp âm đưa vào G1
- Khi máy đang chạy, mạch xung quanh đèn Q2 sẽ phân cực cho Q2 dẫn, tại chân C đèn Q2 có điện áp khoảng 6V
- Lện Bright đi vào thay đổi độ dẫn đèn Q3 => thay đổi độ dẫn đèn Q1 => làm thay đổi điện áp trên lưới G1 => làm thay đổi độ sáng màn hình .

* Mạch dập điểm sáng :
- Khi tắt máy , điện áp 24V giảm nhanh về 0V => thông qua tụ C2 kéo điện áp chân E đèn Q2 giảm thấp làm cho đèn Q2 bị phân cực ngược => đèn Q2 tắt => đèn Q1 tắt theo => dòng qua R2 bằng 0 vì vậy điện áp trên G1 giảm xuống âm -150V , điện áp này chặn lại dòng tia điện tử còn dư không làm xuất hiện đốm sáng trên àmn hình

• Mạch Bright và dập điểm sáng trên một số máy mới



Mạch Bright và dập đốm sáng trên một số máy mới

* Mạch Bright :
- Mạch Bright trong một số máy mới đây như Monitor Samsung 793DFX lại sử dụng nguên lý : Thay đổi điện áp phân cực cho 3 Katôt để thay đổi độ sáng màn hình .
- Điện áp trên 3 Katôt được phân cực bởi mạch BIAS, từ CPU sẽ điều khiển mạch BIAS thông qua hai đường Data và Clock, mạch BIAS có chức năng cân bằng trắng và điều chỉnh độ sáng tối cho màn hình .
- Khi điện áp trên 3 katôt đồng thời giảm => độ phát xạ trên 3 katot tăng => độ sáng màn hình tăng .
- Khi điện áp trên 3 katot đồng thời tăng => độ phát xạ trên 3 katot giảm => màn hình tối đi .

* Mạch dập điểm sáng :
- Khi máy đang chạy, đèn Q2 tắt, đèn Q1 được phân cực thuận và Q1 dẫn, cầu phân áp R1, R2 sẽ tạo ra điện áp -30V đưa vào G1
- Xung V_BLK là xung mành đưa đến đèn Q1 để khoá đèn Q1 trong thời điểm xung mành quét ngược, khi đó điện áp G1 giảm thấp làm xoá đi tia quét ngược trên màn hình, nếu mất xung mành thì màn hình sẽ xuất hiện các tia quét ngược như sau :



Màn hình xuất hiện tia quét ngược do mất
xung mành đưa về xoá tia quét ngược
- Khi tắt máy, vi xử lý còn hoạt động sau vài giây, vi xử lý đưa ra lệnh V_MUTE => làm cho đèn Q2 dẫn => điện áp chân E đèn Q1 giảm bằng 0 => vì vậy đèn Q1 tắt => điện áp trên lưới G1 giảm xuống âm -150V và chặn lại dòng tia điện tử => không suất hiện đốm sáng trên màn hình .
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 29/04/2008 06:45:34 (+0700) | #7 | 128034
[Avatar]
thephatcompany
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 27/02/2008 15:13:47
Messages: 453
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!]
3. Phân tích mạch dập điểm sáng và xoá tia quét
ngược trên máy Samsung 793DFX
• Mạch dập điểm sáng và xoá tia quét ngược :

Mạch dập điểm sáng và xoá tia quét ngược trên
Monitor Samsung 793DFX
• Nguyên lý mạch :
- Điện áp ra chân số 9 cao áp được chỉnh lưu qua đi ốt D504 và lọc trên tụ C505 để lấy ra nguồn -150V
- Cấu phân áp R514 và R515 tạo ra điện áp khoảng -30V đưa vào lưới G1
- Xung mành V_BLK kết hợp với đèn Q512 làm nhiệm vụ xoá tia quét ngược trên màn hình, khi xung mành ở trạng thái quét ngược, xung V-BLK tăng cao => khoá đèn Q512 => làm cho điện áp G1 giảm thấp và tia điện tử tạm ngắt trong thời gian quét ngược .
- Lệnh V_MUTE kết hợp với đèn Q511 để dập điểm sáng trên màn hình, khi có lệnh V_MUTE => đèn Q511 dẫn => đèn Q512 tắt => điện áp trên G1 giảm xuống âm -150V => chặn lại dòng phát xạ => không suất hiện đốm sáng trên màn hình .

4. Các bệnh thường gặp và phương pháp kiểm tra
• Bệnh 1 : Màn ảnh quá sáng và mờ, khi tắt máy xuất hiện đốm sáng ở giữa màn hình .



* Hiện tượng trên do các nguên nhân sau :
- Mất điện áp -150 sau cao áp cung cấp cho mạch Bright và dập đốm sáng .
- Hỏng các đèn trong mạch Bright và dập đốm sáng .
- Khô tụ lọc nguồn -150V .

* Phương pháp kiểm tra :
- Trước hết để kiểm tra bệnh trên bạn cần xáv định được các vị trí như :
- Điện áp -150V sau cao áp .
- Các đèn điều khiển sáng tối, dập đốm sáng
- Tụ lọc âm 150V, tụ dập đốm sáng .

+ Để xác định nguồn -150V , bạn hãy tìm một chân cao áp có Diode nắn ngược, sau đi ốt là tụ lọc nguồn âm có cực dương quay xuống mass .



Như ở trên sau khi loại trừ các chân, bạn tìm ra một chân (mũi tên) có Diode nắn ngược, sau Điôt là tụ lọc nguồn âm => đó chính là nguồn âm -150V cấp cho mạch Bright và dập đốm sáng .

Chân B+ và chân G1 đều có điốt hướng ra ngoài nhưng chân
B+ luôn luôn có tụ lọc xuống mass, còn chân G1 thì không.
• + Để xác định các đèn điều khiển độ sáng và xoá đốm: bạn có thể dò từ nguồn âm ở trên hoặc có thể dò ngược từ chân G1 của đèn hình trở lại .



Chân lưới G1 trên vỉ đuôi đèn là chân đầu tiên tính theo thuận chiều kim đồng hồ (không kể chân bỏ trống)
- Từ chân G1 này bạn hãy dò ngược về để tìm ra các đèn điều khiển độ sáng và xoá đốm như trên các sơ đồ nguyên lý đã phân tích .

+ Khi đã xác định được các điểm trên bạn cần đo :
- Đo xem còn điện áp -150V hay không ?
=> Nếu điện áp này mất bạn cần kiểm tra Điôt và điện trở ở chân cao áp ra
=> Nếu điện áp có nhưng giảm thấp bạn cần kiểm tra tụ lọc nguồn -150V
- Đo kiểm tra các đèn ( như đèn Q1 và Q2 ở các sơ đồ đã phân tiích )
- Thay thay thử tụ hoá của mạch dập đốm sáng .

• Bệnh 2 : Màn sáng bình thường , khi tăt máy có đốm sáng tụ lại giữa màn hình .



* Nguyên nhân :
- Do hỏng mạch dập điểm sáng, vì vậy áp G1 không giảm xuống
âm -150V khi tắt máy .
- Thông thường do khô tụ hoá trong mạch dập đốm sáng, tụ này thường có trị số khoảng 10Micro/250V
- Một số trường hợp do hỏng các đèn bán dẫn của mạch dập đốm sáng .
- Nguyên nhân thứ 2 là do đèn hình kém .

* Phương pháp kiểm tra :
- Lưu ý : Trước khi kiểm tra cần giảm thấp G2 xuống, nếu không sẽ bị cháy lớp Phospho đèn hình tại đốm sáng .
- Chỉnh đồng hồ vạn năng về thang 250V, que đỏ kẹp vào mass máy, que đen đặt vào chân G1 trên vỉ đuôi đèn hình, quan sát đồng hồ và tắt máy .
=> Nếu kim đồng hồ vọt lên trên 100V ( khi tắt máy) => thì mạch dập điểm sáng vẫn hoạt động tốt , trường hợp này bạn cần kiểm tra hoặc thay thử đèn hình .



Đo điện áp G1 (que đen vào G1, que đỏ vào mass) và
tắt máy thấy kim vọt lên trên 100V => chứng tỏ mạch
dập điểm sáng vẫn tốt

=> Nếu kim đồng hồ vọt lên không đáng kể là => bị hỏng mạch dập điểm sáng , trường hợp này bạn cần kiểm tra hoặc thay thử tụ điện, transistor trong mạch dập điểm sáng .
=> Như trường hợp sơ đồ dưới dây thì bạn cần kiểm tra đèn Q2, tụ C2, điốt Zener D2, đó là các linh kiện làm nhiệm vụ dập điểm sáng trên màn hình khi tắt máy ..


Ng lý điều khiển của khối CPU
Nội dung
- Nhiệm vụ của khối CPU
- Vị trí khối CPU trên máy
- Phân tích khối CPU trên Monitor Samsung 793DFX
________________________________________
1. Nhiệm vụ của khối CPU ( Center Processor Unit )

Chức năng của khối CPU
• Chức năng điều khiển :
CPU có chức năng điều khiển các hoạt động của máy bao gồm
- Điều khiển tắt mở nguồn thông qua lệnh Power .
- Điều khiển mạch cao áp thông qua lệnh On/Off hoặc Stanby
- Tạo hiển thị trên màn hình
- Điều khiển thay đổi độ tương phản, độ sáng trên màn hình
- Điều khiển thay đổi kích thước ngang, dọc cho phù hợp với độ phân giải .
- Điều khiển thay đổi tần số quét dòng, quét mành cho đồng bộ tần số với máy tính .

=> Nếu CPU không hoạt động thì Cao áp sẽ không hoạt động do không có lệnh Stanby điều khiển cấp nguồn cho mạch dao động vì vậy khi hỏng khối CPU máy thường không lên màn sáng .

• Điều kiện để CPU hoạt động .
+ CPU phải có đủ các điều kiện sau thì chúng mới hoạt động được
- Có nguồn Vcc 5V ( sai số < 10% )
- Có dao động thạch anh
- Có xung Reset
- Các phím bấm trước máy không bị chập hoặc không bị dò điện
- IC Memory hoạt động tốt .

Mạch cấp nguồn 5V cho CPU sử dụng IC ổn áp LA7805


IC ổn áp LA7805, chân 1 điện áp vào, chân 2 là
mass, chân 3 điện áp ra 5V
• + Mạch cấp nguồn 5V cho CPU sử dụng IC ổn áp LA7805 giảm áp từ nguồn 12V hoặc 14V xuống, nguồn 12V được cung cấp từ khối nguồn .
=> Các trường hợp mất nguồn cấp cho CPU thường do hỏng IC ổn áp LA7805 .

Chân lệnh Reset(19) và thạch anh dao
động ở hai chân 13 và 14
• + Reset là chân tạo áp khởi động cho CPU, chân này nếu mất điện áp thì CPU sẽ không hoạt động .
• + Thạch anh tạo xung nhịp cho CPU hoạt động, tần số dao động của thạch anh từ 4MHz đến 15MHz

Hình dáng thạch anh dao động
• + IC nhớ Memory có nhiệm vụ ghi nhớ các mức điện áp điều khiển của CPU, khi hỏng IC nhớ => các mức điện áp điều khiển của CPU sẽ mất hoặc bị sai .

Hình dáng IC nhớ Memory
2. Vị trí khối CPU

Khối vi xử lý trên vỉ máy
• Khối CPU thường nằm gần các phím bấm, cạnh CPU luôn có một thạch anh tạo dao động và một IC nhớ Memory có 8 chân , xung quanh CPU thường rất ít tụ lọc, nếu có thì thường là tụ 10V => đó là điểm khác biệt với các IC khác .
3. Phân tích khối CPU (Vi xử lý) trên Monitor Samsung 793DFX

Sơ đồ chân IC Vi xử lý Monitor Samsung 793DFX
Sau đây là các chức năng điều khiển của CPU
• Chức năng điều khiển mạch dãn ngang tự động .

Mạch dãn ngang tự động
o - Lệnh S1 và S2 từ các chân 3 và 4 của CPU đưa tới điều khiển mạch dãn ngang tự động .
- Khi lệnh S1 > 0V => đèn Q455 dẫn => áp chân C đèn Q455 bằng 0V => đèn Q451 tắt, ngược lại khi lệnh S1 = 0V => đèn Q451 dẫn, khi đèn Q451 dẫn hay ngắt sẽ thêm hay bớt tụ C451 tham gia vào mạch => kết quả là kích thước ngang của màn hình thay đổi .
- Với lệnh S2 cũng tương tự lệnh S1, hai lệnh này sẽ có hay mất phụ thuộc vào tần số H.Syn và V.Syn từ máy tính đưa sang IC vi xử lý.
• Chức năng điều khiển khối nguồn .

- Chân số 5 của CPU đưa ra lệnh OFF1, lệnh này được đưa tới điều khiển đóng mở đèn Q622 => điều khiển biến áp T602 đưa xung Clamp về chân số 5 của IC nguồn, nếu mất lệnh OFF1 => đèn Q622 tắt => xung Clamp không về được chân 5 của IC nguồn => Nguồn hoạt động ở chế độ chờ .

• Chức năng điều khiển sự hoạt động của cao áp .

- Lệnh OFF2 ra ở chân số 6 của CPU được đưa tới điều khiển mạch công tắc cấp nguồn cho IC dao động, các đèn Q624 và Q625 đóng vai trò như một công tắc điện tử, khi lệnh OFF2 > 0V đèn Q624 dẫn => đèn Q625 dẫn => đưa điện áp 14V vào cấp nguồn cho IC dao động => và cáp áp hoạt động .
- Khi lệnh OFF2 = 0V đèn Q624 tắt => đèn Q625 tắt => cao áp không hoạt động .
- Lệnh OFF2 phụ thuộc vào tín hiệu H.Syn và V.Syn từ máy tính đưa sang, khi có đủ hai xung đồng bộ này thì lệnh OFF2 mới xuất hiện , vì vậy khi ta tắt máy tính => mất các xung đồng bộ đưa tới Monitor => vi xử lý ngắt lệnh OFF2 => cao áp không hoạt động.

• Chức năng dập điểm sáng xuất hiện trên màn hình khi tắt máy .

Mạch dập điểm sáng và xoá tia quét ngược
o - Lệnh Mute ra ở chân số 8 của CPU được đưa tới điều khiển đèn Q511 để dập điểm sáng trên màn hình khi tắt máy .
- Khi ta tắt máy => CPU đưa ra lệnh V_MUTE trước khi ngắt lệnh OFF1, lệnh V_MUTE làm đèn Q511 dẫn => Q512 tắt => điện áp đưa tới G1 giảm xuống -150V => chặn lại dòng tia điện tử còn dư làm cho đốm sáng không suất hiện trên màn hình .
- V_BLK ở trên là xung mành, tại thời điểm tia điện tử quét ngược, xung mành có điện áp cao làm cho đèn Q512 tắt => dòng tia điện tử tạm thời tắt trong thời điểm đó => vì vậy tia quét ngược mành không xuất hiện .
• Chức năng bảo vệ máy .

- Với các chân cảm biến "Sense" CPU sẽ bảo vệ máy trong các trường hợp máy bị sự cố nguồn hay sự cố từ mạch cao áp.


- Các chân 19 và 21 của CPU sẽ theo dõi tình trạng của đường nguồn 50V, trong trường hợp bộ nguồn có sự cố như điện áp ra quá cao => CPU sẽ ngắt lệnh OFF2 để bảo vệ cao áp và đèn hình, nếu đường 50V quá thấp => CPU sẽ ngắt lệnh OFF1 để bảo vệ nguồn .
- Chân AFC_SENSE nhận điện áp AFC từ cao áp gửi tới, nếu cao áp bị chập => điện áp AFC sẽ giảm thấp => CPU sẽ ngắt các lệnh OFF1 và OFF2 để bảo vệ nguồn, sò công suất dòng và đèn hình .

• Chức năng điều khiển mạch khử từ dư trên đèn hình .



- Chân số 10 của CPU đưa ra lệnh Degauss đưa tới điều khiển mạch khử từ để khử từ dư trên đèn hình, chống hiện tượng nhiễm từ màn ảnh loang mầu .
- Điện áp lệnh Degauss xuất hiện khi ta mới bật nguồn hoặc khi ta bấm vào nút Degauss trên Menu điều khiển, lệnh này chỉ xuất hiện vài giây rồi ngắt, khi lệnh Degauss xuất hiện => đèn Q621 dẫn => điều khiển đóng Zơle RL602, khi Zơle đóng => có dòng điện AC chạy qua cuộn khử từ quấn xung quanh đèn hình và khử hết từ dư ở trên đèn hình .

• Chức năng điều chỉnh kích thước ngang và sử méo gối .

o - Các lệnh MODE_SIZE và SIZE_ADJ từ các chân 23 và 24 của CPU đưa tới điều chỉnh kích thước ngang màn hình
- Các lệnh SIZE_REG và MODE_REG điều chỉnh sửa méo biên.
• Điều khiển tần số quét dòng và mành .

o - Xung đồng bộ H.SYN và V.SYN từ máy tính đưa sang đi vào các chân HS_IN và VS_IN , CPU sẽ xử lý các tín hiệu này để đưa ra các lệnh điều chỉnh tấn số quét ngang, quét dọc, kích thước ngang, kích thước dọc cho phù hợp với độ phân giải màn hình .
- Ngoài ra CPU còn đưa ra hai tín hiệu đồng bộ sau khi đã được sửa dạng ở hai chân 28 và 29 để cung cấp cho mạch dao động dòng mành có tác dụng đồng bộ tần số quét giữa Máy tính và Monitor .
• Điều khiển các chức năng khác .

o - Các chức năng khác được CPU điều khiển thông qua hai đường tín hiệu Data (SDA) và Clock (SCL), lệnh cụ thể được giải mã trong IC chức năng
- Ví dụ : Lệnh điều chỉnh tương phản Contras và các lệnh cân bằng trắng R-BIAS, G-BIAS và B-BIAS được truyền theo hai đường SDA và SCL đến IC Video Amply, mạch đổi D-A trong IC sẽ giải mã để lấy ra các lệnh điều khiển tương ứng .
• Chức năng tạo hiển thị



- Chức năng tạo hiển thị cũng được truyền theo hai đường SDA và SCL từ CPU đi đến IC Video Amply và chúng cũng được giải mã tại IC Video để lấy ra các tín hiệu hiển thị sau đó cho chèn vào các tín hiệu Video R, G, B
- Để có thể hiển thị trên màn hình các nút chỉnh thì điều kiện cần thiết là :
- Có hai tín hiệu SDA và SCL từ CPU đi tới cấp cho IC Video Amply ở các chân số 11, 12 .
- Có điện áp Vcc 5V cấp vào IC Video Amply ở chân số 10
- Có xung dòng VFLB và xung mành HFLB cấp vào IC Video qua các chân số 1 và số 24

• Giao tiếp với IC nhớ Memory



- CPU giao tiếp với IC nhớ Memory thông qua hai đường tín hiệu Data (IICDATA) và Clock (IICCLK)
- IC nhớ sẽ lưu lại các mức điều chỉnh của CPU, vì vậy nếu hỏng IC nhớ => CPU sẽ mất các lệnh điều khiển hoặc các lệnh ra sai .




1- Phân tích các bệnh khối Video
Nội dung : Phân tích các bệnh khối Video
- Bệnh 1 : Máy có màn sáng mờ, không có hình
- Bệnh 2 : Màn ảnh bị sai mầu, ngả sang mầu tím, vàng hoặc xanh
- Bệnh 3 : Màn ảnh sáng trắng có tia quét ngược, không có hình
Bệnh 4 : Hình ảnh bị nhoè, không rõ chi tiết
- Bệnh 5 : Hình ảnh có bóng kéo sang bên phải thành vệt tối
- Bệnh 6 : Mất hiển thị các chức năng điều chỉnh trên màn hình .
________________________________________
• Trong chương phân tích bệnh, chúng tôi sẽ phân tích các bệnh trên máy Monitor Samsung 793DFX , từ đó các bạn có thể tự rút ra được nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa bệnh trên các máy khác .
________________________________________
Bệnh 1. Máy có màn sáng mờ và không có hình

Bệnh 1 : Máy có màn sáng, không có hình .
Xem sơ đồ khối Video
• Nguyên nhân : => Mất cả 3 tín hiệu Video đi tới Ka tôt .

Chi tiết là do một trong các nguyên nhân sau :
- Hỏng IC tiền khuếch đại Video ( IC102 )
- Mất nguồn 5V cấp vào chân số 10 ( IC102 )
- Mất xung Clamp đi vào chân 23 ( IC102 )
Xung Clamp có nhiệm vụ ghim mức thềm cho tín hiệu Video
- Mất nguồn 8V cấp vào chân số 8 ( IC105 )
Nguồn 8V cấp vào IC công suất để định thiên cho các đèn công
suất trong IC .
- Hỏng IC khuếch đại công suất Video ( IC105 )
- Đứt cáp tín hiệu từ máy tính sang Monitor ( khi đồng thời đứt cả ba đường R,G,B )

• Phương pháp kiểm tra :
- Đo kiểm tra điện áp 5V cấp cho IC tiền khuếch đại Video IC102
- Kiểm tra nguồn 8V cấp vào chân số 8 IC công suất IC105
- Dùng đồng hồ Digital có thang đo tần số đo kiểm tra tín hiệu xung Clamp, xung này có tần số bằng tần số H.syn, nếu đặt ở độ phân giải 800x600 thì tần số H.syn khoảng 38KHz
- Kiểm tra cáp tín hiệu ở các chân R, G, B .





IC tiền khuếch đại và IC khuếch đại công suất Video

Nếu sau khi kiểm tra các điều kiện trên đã tốt thì bạn hãy :
=> Thay thử IC tiền khuếch đại Video IC102
=> Thay thử IC khuếch đại công suất Video IC105

Bệnh 2 : Màn ảnh bị sai mầu, ngả sang mầu
tím, vàng hoặc xanh v v...

Màn ảnh ngả mầu tím do mất mầu G ( xanh lá )

Màn ảnh ngả mầu vàng do mất mầu B ( xanh lơ )

Màn ảnh ngả mầu xanh do mất mầu R ( mầu đỏ )
• Hiện tượng trên do một trong các nguyên nhân sau :
- Đứt cáp tín hiệu từ máy tính sang Monitor
- Bong mối hàn trên IC tiền khuếch đại hoặc khuếch đại công suất
- Hỏng một nhánh của IC tiền khuếch đại Video IC102
- Hỏng một nhánh của IC khuếch đại công suất Video IC105
- Khô tụ nối tầng từ IC công suất sang 3 Katôt
- Hỏng mạch Bias làm cho điện áp trên 3 Katôt bị lệch
- Một Katôt đèn hình mất khả năng phát xạ .

• Phương pháp kiểm tra sửa chữa :
- Đo sự thông mạch của cáp tín hiệu, nếu thấy đứt một trong số các dây mầu R, G, B thì bạn cần phải thay cáp tín hiệu, nếu thay cáp bạn cần đấu đúng các đường R, G, B, H.syn, V.syn .
- Hàn lại IC102 (tiền khuếch đại) và IC105 (khuếch đại công suất) để loại trừ nguyên nhân bong mối hàn .


- Đo các chân tín hiệu ra của IC tiền khuếch đại Video phải có điện áp bằng nhau ( các chân ra là ROUT, GOUT và BOUT ở các chân 19, 20, 21 của IC102 ), điện áp trên các chân này khoảng 2 đến 2,5V nếu một chân nào đó điện áp quá thấp là do hỏng IC .
- Đo vào ba Katôt là KR, KG và KB phải có điện áp một chiều sấp sỉ bằng nhau, nếu các điện áp này bị lệch thì cần kiểm tra các điện áp phân cực R_BIAS, G_BIAS, B_BIAS xem có bằng nhau không ?, nếu các điện áp phân cực quá chênh lệch là do hỏng IC102
- Nếu trên các chân 19, 20, 21 (chân tín hiệu ra) có áp DC bằng nhau và các chân 14, 15, 16 (chân Bias) có áp DC bằng nhau thì IC102 thường không hỏng .
- Bạn hãy kiểm tra các tụ nối tầng sang ba Katôt là CR04, CG04 và CB04 xem có bị khô không ? bạn có thể thay thử tụ mới .
- Thay thử IC công suất Video - IC105



=> Nếu đã kiểm tra và thay thử các bước như trên mà bệnh vẫn còn thì bạn cần kiểm tra độ phát xạ của đèn hình, bạn dùng điện trở 1KΩ/ 2W đấu từ Katôt xuống mass thì màn hình phải sáng mạnh về mầu của Katôt đó, nếu màn hình ít thay đổi là do katôt đèn hình bị hỏng .
Bệnh 3 - Màn ảnh sáng trắng, có tia quét ngược,
không có hình .

Màn ảnh sáng trắng có tia quét ngược, không hình.
• Hiện tượng trên do một trong các nguyên nhân sau :
- Mất điện áp DC trên 3 Katôt, nguyên nhân này thường do mất 80V cấp cho tầng công suất Video, một số ít trường hợp là do hỏng mạch Bias phân cực một chiều cho 3 katôt .
- Điện áp lưới G2 quá cao, trường hợp này thường do hỏng triết áp G2 trên cao áp .
- Do mất điện áp âm trên lưới G1, thông thường G1 có khoảng
-30V

• Phương pháp kiểm tra sửa chữa :
- Kiểm tra điện áp một chiều trên 3 Katôt, bình thường 3 Katot phải có điện áp khoảng 50 - 60V và chúng sấp sỉ bằng nhau .
- Nếu điện áp trên 3 Katôt giảm thấp ( còn khoảng 10V ) thì bạn cần kiểm tra điện áp 80V cấp cho mạch công suất Video ( đo trên tụ lọc to nhất trên vỉ đuôi đèn hình )
- Kiểm tra điện áp lưới G1 xem có khoảng -30V không ?, nếu G1 có điện áp bằng 0V bạn cần kiểm tra điện áp -150V ở sau cao áp cung cấp cho mạch Bright và dập điểm sáng .
- Nếu cả hai điện áp 3 Katôt và G1 đều bình thường thì bạn cần tháo cuộn cao áp ra để đi thay triết áp G2 ( mang đến thợ chuyên sửa cao áp )

Đèn hình và cao áp

Bệnh 4 : Hình ảnh bị nhoè, không rõ chi tiết.

Nhoè hình, nhìn không rõ các chi tiết
• Hiện tượng trên do một trong các nguyên nhân sau :
- Hỏng đế đèn hình : Với nguyên nhân này thì thường sinh ra hiện tượng màn hình nhoè khi mới bật máy, chạy nóng máy thì đỡ dần và hết nhoè .
- Hỏng triết áp Pocus trên thân cuộn cao áp : Với nguyên nhân này thông thường máy có hiện tượng => Mới bật máy hình rõ sau đó càng chạy ảnh càng nhờ đi .
- Đèn hình già : Nếu đèn hình già thì thông thường màn hình tối

• Phương pháp kiểm tra sửa chữa :
- Nếu lúc đầu nhoè sau đó ảnh rõ dần là do hỏng đế đèn hình, bạn cần thay đế đèn hình là OK .



Bạn hãy thay đế đèn hình ( mầu trắng )

- Nếu lúc đầu ảnh rõ sau đó ảnh nhoè dần là do hỏng triết áp Pocus phía trên thân cuộn cao áp .



Cao áp và hai triết áp chỉnh độ sáng (chỉnh G2) và chỉnh nhoè hình (chỉnh Pocus)
- Nếu đã khắc phục các nguyên nhân trên mà ảnh vẫn nhoè là do đèn hình bị già , độ hội tụ kém .
Bệnh 5 : Hình ảnh có bóng kéo sang bên phải
thành vệt tối .
• Hiện tượng trên do một trong các nguyên nhân sau :
- Tầng công suất Video hoạt động yếu
- Tụ nối tầng từ tầng công suất Video sang Katôt bị khô
- Nguồn 80V cấp cho tầng công suất bị giảm thấp .

• Phương pháp kiểm tra sửa chữa :
- Kiểm tra nguồn 80V xem có đủ không ?, nếu điện áp này giảm
< 80V thì bạn hãy thay thử tụ lọc nguồn trên đường này .
- Thay các tụ hoá nối tầng sang 3 Katôt .
- Thay IC công suất IC105
Bệnh 6 : Mất hiển thị các chức năng điều
chỉnh trên màn hình
• Hiện tượng trên do một trong các nguyên nhân sau :
- Mất tín hiệu Data hoặc Clock từ CPU đưa tới IC Video IC102, đi vào chân 11 ( SDA - Signal Data ) và chân 12 ( SCL- Signal Clock )
- Mất xung dòng ( HFLB) đi vào chân số (24) IC102
- Mất xung mành ( VFLB) đi vào chân số (1) IC102
- Mất điện áp 5V cấp cho chân tạo tín hiệu hiển thị .
- Hỏng IC 102

• Phương pháp kiểm tra sửa chữa :
- Dùng đồng hồ Digital có thang đo tần số để đo các xung dòng và xung mành ở chân (24) và chân (1) của IC102 , nếu máy tính đặt độ phân giải 800x600 thì xung dòng có tần số khoảng 38KHz, xung mành có tần số khoảng 75Hz .
- Kiểm tra điện áp 5V cấp vào chân (18) IC102
- Kiểm tra các đường dữ liệu Data và Clock từ IC Vi xử lý đưa tớ các chân (11) và (12) IC102 .

2- Phân tích bệnh khối Quét dòng
Nội dung
- Bệnh 7 : Máy có đèn báo chờ, không lên màn sáng
- Bệnh 8 : Đèn báo nguồn chớp liên tục, không lên màn sáng
- Bệnh 9 : Màn hình co hai bên, chỉnh dãn ngang có tác dụng nhưng không dãn hết .
________________________________________
Bệnh 7 : Máy có đèn báo chờ, không lên màn sáng .
Xem sơ đồ Máy
Máy có đền báo chờ, không lên màn sáng .
• Hiện tượng trên do một trong các nguyên nhân sau :
- Nguyên nhân chính thường do => Cao áp không hoạt động .
- Nguyên nhân làm cho cao áp không hoạt động là :
- Đứt cáp tín hiệu từ máy tính sang Monitor ( nếu đứt các
đường xung đồng bộ H.SYN hoặc V.SYN )
- Mất nguồn B+ cấp cho cao áp
- Mất nguồn cấp cho IC dao động hoặc tầng kích dòng
- Hỏng IC dao động hoặc tầng kích dòng

• Phương pháp kiểm tra sửa chữa :
- Bạn hãy xác định xem cao áp đã chạy chưa? bằng cách => Đo vào chân G2 đèn hình, nếu điện áp = 0V DC thì => cao áp chưa chạy .



Đo xem cao áp hoạt động chưa ?

- Kiểm tra điện áp B+ cấp vào chân cao áp ( chân B+ là chân có trở kháng thông với chân C sò dòng, thông thường là chân số 2 tính theo chiều thuận kim đồng hồ )



Đo áp B+ cấp cho cao áp

=> Điện áp B+ phải có từ 50V đến 120V thì cao áp mới hoạt động, nếu điện áp này mất thì bạn cần xem lại điện áp ra từ nguồn
- Để đồng hồ vạn năng ở thang x10V AC đo vào chân B sò dòng (máy Samsung 793DFX thì sò dòng là Q490 ) xem có dao động không ? , chân B phải có 0,6V AC nếu có sò trong máy hoặc 1,5V AC nếu không có sò dòng => thì cao áp mới chạy .



Đo dao động tại chân B sò dòng

=> Nếu điện áp dao động = 0V AC => nghĩa là máy đang bị mất dao động .
=> Nếu có dao động mà cao áp không chạy thì bạn cần thay sò công suất dòng, nếu mất dao động thì cần kiểm tra tiếp như sau
- Kiểm tra xem chân H.SYN và V.SYN trên cáp tín hiệu còn thông mạch không ?


- Kiểm tra xem có 12V cấp vào chân 29 của IC dao động( IC401) không ?
=> Nếu mất điện áp 12V ở chân 29 IC dao động thì bạn hãy kiểm tra các đèn công tắc Q624 và Q625 , IC ổn áp IC622 , kiểm tra lệnh OFF2 điều khiển vào chân B đèn Q624 ( Lưu ý : lệnh OFF2 chỉ xuất hiện khi có hai xung H.SYN, V.SYN và IC Vi xử lý tốt .
=> Nếu có Vcc 12V thì bạn dùng đồng hồ Digital chuyển thang đo tần số đo xem có dao động ra tại chân 26 ( H.OUT ) không ? tần số chân này khoảng 38KHz nếu máy tính để độ phân giải 600x800 , hoặc đo điện áp chân này phải có khoảng 2 đến 2,5V DC .
=> Nếu có Vcc nhưng không thấy dao động ra thì => Hàn lại chân IC, nếu không được thì => thay IC mới và kiểm tra lại .
- Nếu đã có dao động ra ở chân 26 - IC401 thì bạn hãy kiểm tra kỹ tầng kích dòng xung quanh đèn Q401, biến áp T401 và nguồn 50V cấp vào mạch này .

Bệnh 8 - Đèn báo nguồn chớp liên tục, không
lên màn sáng.

Đèn báo nguồn chớp liên tục, máy không lên màn sáng
• Hiện tượng trên do một trong các nguyên nhân sau :
- Chập phụ tải đầu ra của nguồn, hiện tượng này chiếm tới 80% là do chập sò dòng và hỏng cao áp .
- Do chập đèn Mosfet hoặc Điôt chỉnh lưu trên mạch Regu
- Do hỏng mạch hồi tiếp so quang ( ở các máy có nguồn hồi tiếp so quang )

• Phương pháp kiểm tra sửa chữa :
Lưu ý : Hiện tượng này đa số là do chập sò dòng và hỏng cao áp, nên bạn hãy kiểm tra sò dòng trước :



Vị trí sò công suất dòng trên máy

- Để đồng hồ ở thang x1Ω đo từ chân C sò dòng với mass, nếu trở kháng = 0 Ω thì => Sò dòng bị chập .
=> Nguyên nhân làm cho sò dòng bị chập thường là do bị chập cao áp, thông thường là chập tụ ABL ở trong cao áp => có thể sửa được .

=> Phương pháp kiểm tra cao áp : Để đồng hồ ở thang x 1KΩ đo từ núm HV của cao áp với mass ( Cần tháo núm cao áp ra ngoài, lưu ý thoát điện trước khi tháo, cách tháo => đưa tô vít vào trong núm cao áp rồi dùng tôvit khác chập cán tô vít xuống mass đèn hình, bạn có thể bị giật nếu quên không thoát điện HV trên núm cao áp )



Đo kiểm tra cao áp

=> Khi đo từ núm HV xuống mass nếu kết quả đo là :
- Kim đồng hồ không lên => Cao áp tốt
- Kim đồng hồ lên một chút => Cao áp bị dò tụ ABL
- Kim đồng hồ lên nhiều => Cao áp bị chập tụ ABL
=> Nếu cao áp bị dò hay chập tụ ABL => bạn hãy tháo cao
áp ra mang tới thợ chuyên sửa cao áp để thay tụ là được
=> Nếu đúng là máy bị hỏng cao áp thì thông thường sau khi thay thế sửa chữa cao áp xong ráp lại máy, thay sò dòng mới là => OK .

=> Nếu chập sò dòng nhưng cao áp lại không hỏng thì bạn hãy cẩn
thận => Vì đây là bệnh " Ngốn sò " thay bao nhiêu vào cũng ít, với trường hợp này bạn cần kiểm tra kỹ mạch Regu tăng áp , nguyên nhân thường do mạch này đưa ra áp B+ quá cao => gây hỏng sò dòng .
Để tìm ra được bệnh này đôi khi phải hy sinh mất 1-2 con sò dòng
=> Nếu thay sò dòng vào, bật công tắc vài giây sau lại chết liền thì hãy kiểm tra thật kỹ mạch sau => Mạch hồi tiếp từ cao áp về IC dao động, Hãy Xem sơ đồ Máy bắt đầu từ chân AFC của cáo áp => đi qua R533 => qua D532 => qua R538 => R539 vầ chân 15 - IC401, đó là đường hồi tiếp để ổn định điện áp B+, nếu không tìm thấy hư hỏng, bạn hãy thay thử IC401 .

- Trường hợp sò dòng không chập, bạn cần kiểm tra kỹ các đường phụ tải khác như đường 80V cấp cho mạch khuếch đại công suất Video, đường 14V và -14V cấp cho IC công suất mành
- Một phụ tải có trở kháng bình thường là khi bạn để thang x1Ω đo giữa đường cấp nguồn đó với mass phải có một chiều lên kim ( trở kháng thấp) và một chiều không lên kim hoặc chỉ lên một chút (trở kháng cao)

Đo trở kháng các đường phụ tải của nguồn
- Nếu bạn đã kiểm tra kỹ các phụ tải mà không phát hiện thấy bị chập
thì nguyên nhân sẽ là hỏng mạch hồi tiếp so quang ( với các máy có
nguồn hồi tiếp so quang ) , bạn hãy thay thử IC Opto hoặc IC KA431
của mạch hồi tiếp.

Mạch hồi tiếp so quang của khối nguồn
Bệnh 9 - Màn hình co hai bên ( co thẳng mép )
chỉnh dãn ngang có tác dụng nhưng
không dãn hết .

Bệnh màn hình bị co hai bên
• Hiện tượng trên do một trong các nguyên nhân sau :
- Hỏng mạch REGU tăng áp => làm cho nguồn B+ cấp cho cao áp giảm thấp .
- Mất lệnh H.Size điều chỉnh kích thước ngang màn hình .

• Phương pháp kiểm tra sửa chữa :
- Đo điện áp B+ cấp cho cao áp xem có bao nhiêu vol DC ?



Đo điện áp B+

- Điện áp B1 sau nguồn là 50V , sau khi qua mạch tăng áp ta thu được áp B+, bình thường điện áp B+ phải có từ 70V đến 120V tuỳ theo độ phân giải, độ phân giải càng cao thì áp B+ càng cao .
- Nếu áp B+ = B1 => chứng tỏ mạch REGU không hoạt động .



Sơ đồ nguyên lý mạch REGU tăng áp

Phân tích trên sơ đồ Máy Samsung 793DFX

- Bạn hãy đo kiểm tra chân G đèn Mosfet Q590 phải có khoảng 10V AC , nếu đã có điện áp dao động này bạn hãy thay thử Mofet Q590, nếu mất điện áp hay đó chỉ là điện áp một chiều thì bạn hãy kiểm tra tiếp như sau :
- Sử dụng đồng hồ Digital có thang đo tần số để xác định xem có dao động ra ở chân B OUT ( chân 28 IC dao động IC401 ) không ? , nếu có dao động đồng hồ sẽ báo tần số khoảng 30 đến 40KHz



- Kiểm tra kỹ hai đèn đệm là Q501 và Q502 trên đường khuếch đại xung dao động trước đèn Mosfet .
- Nếu mất dao động ra ở chân 28 - IC401 => bạn hãy thay thử IC dao động IC401 .
- Nếu đã thay IC mà không có dao động => bạn cần kiểm tra các linh kiện sau :
- R506 và R508 của mạch dò điện áp B_SENSE, đây là điện áp bảo vệ mạch REGU, ngắt mạch REGU khi chúng hoạt động quá tải.
- Kiểm tra kỹ mạch hồi tiếp từ cao áp về IC401 qua các linh kiện sau : từ chân AFC qua R593 => qua điôt D592 => qua R538, R539 sau đó cấp áp hồi tiếp vào chân 15 IC dao động IC401
- Kiểm tra các linh kiện xung quanh các chân 14, 15, 16 của IC dao động .

* Nếu điện áp B+ có đủ ( khoảng 90V khi chạy độ phân giải 800x600 ) thì bạn cần kiểm tra lệnh dãn ngang gồm các lệnh SIZE_ADJ , MODE_SIZE từ vi xử lý đưa tới điều khiển mạch dãn ngang .

Lưu ý : Bệnh này không phải hỏng đèn dãn ngang vì nếu hỏng đèn dãn ngang => màn ảnh sẽ bị méo gối .

Bữa sau mình post tiếp các bài về LCD và máy xách tay
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 29/04/2008 10:27:17 (+0700) | #8 | 128063
[Avatar]
Shido
Locked

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 29/07/2007 13:23:57
Messages: 494
Location: Đâu ấy nhỉ ?
Offline
[Profile] [PM] [Yahoo!]
Góp ý chút cho bạn là khi bạn đã đăng lại bài nơi khác thì nên đăng trọn gói, có nghĩa là trong bài gốc có hình gì thì nên đăng luôn hình đó lên đây, đừng có copy-paste, như thế khi coi có mấy cái ghi là "Xem hình dưới" mà chẳng có cái hình nào gọi là "hình dưới" hết ===> rất khó hiểu và ...... khó đọc smilie
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 29/04/2008 11:00:45 (+0700) | #9 | 128068
[Avatar]
tmd
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 28/06/2006 03:39:48
Messages: 2951
Offline
[Profile] [PM]
HVA thành nơi học sửa chửa màn hình khi nào vậy bạn. Post giáo trình của trung tâm nào, của giảng viên nào, để tên của trung tâm đó, của giảng viên đó vào đây. Đó là nguyên tắc , bạn vi phạm sẽ bị lock nick, ráng chịu.
3 giai đoạn của con... người, ban đầu dek biết gì thì phải thăm dò, sau đó biết rồi thì phải thân thiết, sau cùng khi quá thân thiết rồi thì phải tình thương mến thương. Nhưng mà không thương được thì ...
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 29/04/2008 21:40:54 (+0700) | #10 | 128110
[Avatar]
thephatcompany
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 27/02/2008 15:13:47
Messages: 453
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!]
@Shido: Cám ơn bạn đã góp ý nhưng mình copy hình chưa được, mình sẽ đưa hình vào sau, trang mà mình copy giáo trình sửa màn hình đó nó không cho copy đâu bạn, đang tìm cách.
@tmd: Mình đã hỏi quản trị rồi mới dám post vào đây đó bạn. Còn mình cũng đã ghi rõ nơi mình lấy giáo trình ở đầu bài (giảng viên thì trang web đó cũng không để). Để có giáo trình này mình cũng đã tốn chi phí cho mỗi lần đăng nhập (mua mà) nên mình nghĩ giáo trình này thuộc về mình và mình muốn chia sẽ cùng các bạn. Thân
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 29/04/2008 23:41:57 (+0700) | #11 | 128143
[Avatar]
pham.channhan
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 30/12/2007 23:28:22
Messages: 81
Location: Nhàcủamìnhtới
Offline
[Profile] [PM] [Yahoo!]
Anh cứ vew-->Fullscreen sau đó nhấn phím: "PrintScreen" là có hình rùi còn gì? Thế là xong hehe.
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 30/04/2008 00:03:21 (+0700) | #12 | 128152
[Avatar]
Choen
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 18/06/2007 21:14:24
Messages: 132
Offline
[Profile] [PM]

thephatcompany wrote:
@Shido: Cám ơn bạn đã góp ý nhưng mình copy hình chưa được, mình sẽ đưa hình vào sau, trang mà mình copy giáo trình sửa màn hình đó nó không cho copy đâu bạn, đang tìm cách.
@tmd: Mình đã hỏi quản trị rồi mới dám post vào đây đó bạn. Còn mình cũng đã ghi rõ nơi mình lấy giáo trình ở đầu bài (giảng viên thì trang web đó cũng không để). Để có giáo trình này mình cũng đã tốn chi phí cho mỗi lần đăng nhập (mua mà) nên mình nghĩ giáo trình này thuộc về mình và mình muốn chia sẽ cùng các bạn. Thân 


Nếu xài FF thì nhấn CTRL + U
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 30/04/2008 23:12:13 (+0700) | #13 | 128312
[Avatar]
trancongphu0000@yahoo.com
Locked

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 14/07/2006 15:54:46
Messages: 54
Offline
[Profile] [PM]
sao ko gửi tiếp đi bạn , cái này tôi đang tìm.cảm ơn bồ nhiều nha
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 01/05/2008 00:25:00 (+0700) | #14 | 128328
[Avatar]
thephatcompany
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 27/02/2008 15:13:47
Messages: 453
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!]
Mình đã lấy được hết hình rồi và lưu vào file word, up ên đây vài hình nhưng nó lớn quá làm bể trang web và phải úp từng hình lên host lâu quá (nhiều hình lắm), nếu bạn nào cần thì liên hệ mình nhé. Thank các bạn
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 02/05/2008 21:44:34 (+0700) | #15 | 128543
thangquay
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 02/05/2008 10:25:45
Messages: 1
Offline
[Profile] [PM]
Bài viết hay lắm bạn ơi.
Bạn có thể shar hình cho mình được ko ?
Mail của mình : tamjindo@gmail.com

Cảm ơn bạn nhiều .
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 03/05/2008 00:17:07 (+0700) | #16 | 128560
[Avatar]
thephatcompany
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 27/02/2008 15:13:47
Messages: 453
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!]
Mình gởi cho rồi đó. Có ai chỉ cách post hình lên bài viết mà không có khung trắng như hình trên không? chỉ em với. THank
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 03/05/2008 03:01:01 (+0700) | #17 | 128595
[Avatar]
jus1one
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 01/01/2008 23:06:06
Messages: 81
Offline
[Profile] [PM]

thephatcompany wrote:
Mình gởi cho rồi đó. Có ai chỉ cách post hình lên bài viết mà không có khung trắng như hình trên không? chỉ em với. THank 

Cho mình xin một bản: scrkvn@yahoo.com
Tốt nhất, để tiết kiệm thời gian cho bạn thì nên upload lên 1 host free (esnips, sendyourfile).
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 13/05/2008 11:24:19 (+0700) | #18 | 130277
canh_hong
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 25/03/2008 16:41:06
Messages: 5
Offline
[Profile] [PM]
Bạn có thể gửi cho mình một bản đầy đủ được không? Mình cũng đang cần nó. À bạn gửi vào mail cho mình nhé hoabk82@yahoo.co.uk
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 03/07/2008 03:43:01 (+0700) | #19 | 139587
khoalexa
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 02/07/2008 14:05:08
Messages: 2
Offline
[Profile] [PM]
smilie mình đang tìm phần này. Hay quá có bài của bạn nhưng mà không thấy hình như bạn nói xem hình minh hoạ. Nếu được bạn vui lòng gửi cho mình bài này đầu đủ hình minh hoạ.
cảm ơn nhiều nhé! smilie
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 03/07/2008 03:45:27 (+0700) | #20 | 139588
khoalexa
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 02/07/2008 14:05:08
Messages: 2
Offline
[Profile] [PM]
smilie
à quên đc mail của mình là khoalexa@yahoo.com
thanks!
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 04/07/2008 23:03:14 (+0700) | #21 | 139902
chipchipchip
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 26/04/2007 10:26:38
Messages: 5
Offline
[Profile] [PM]
êếu gom lại thành ebook rồi up lên cho anh em dow về học thì tốt quá
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 28/08/2008 07:01:51 (+0700) | #22 | 148699
Bui van Lanh
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 27/08/2008 14:58:33
Messages: 2
Offline
[Profile] [PM]
Bạn có thể gửi cho mình tài liệu này bao gồm cả hình vẽ không?
Email của mình: buivanlanh@gmail.com
Cám ơn bạn nhiều!
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 31/08/2008 12:02:06 (+0700) | #23 | 149164
phamdungit
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 31/08/2008 00:44:32
Messages: 1
Offline
[Profile] [PM]
Chào bạn!! làm phiền bạn gửi cho mình 1 bản có hình ảnh chi tiết luôn nghen bạn!! mail : phamdungtc@gmail.com Chân thành cảm ơn!!!!
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 01/09/2008 07:15:56 (+0700) | #24 | 149210
soncoi211
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 31/08/2008 18:37:26
Messages: 1
Offline
[Profile] [PM]
Ai co hình của giao trinh monitor thì cho minh xin voi.Minh dang học dở chừng,tài liệu chỉ có mot it thoi.Cam on rat nhieu.Email cua minh la:thson.ptit@gmail.com
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 10/09/2008 09:09:59 (+0700) | #25 | 150492
[Avatar]
cuti_ver2
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 01/05/2007 08:56:51
Messages: 115
Offline
[Profile] [PM]
Ai nhận đc tài liệu rùi thì up lên cho anh em down với. Tài liệu rất hay. Cám ơn bạn
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 10/09/2008 22:20:18 (+0700) | #26 | 150534
[Avatar]
thephatcompany
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 27/02/2008 15:13:47
Messages: 453
Offline
[Profile] [PM] [WWW] [Yahoo!]
Mình đang chỉnh sửa chút, các bạn đợi xíu nha
[Up] [Print Copy]
  [Question]   Re: Sửa Monitor (căn bản) 26/09/2008 09:19:30 (+0700) | #27 | 153001
Bui van Lanh
Member

[Minus]    0    [Plus]
Joined: 27/08/2008 14:58:33
Messages: 2
Offline
[Profile] [PM]
Nhanh nhanh lên nhé bạn ơi !
Mình nóng ruột quá !
Cám ơn bạn !
[Up] [Print Copy]
[digg] [delicious] [google] [yahoo] [technorati] [reddit] [stumbleupon]
Go to: 
 Users currently in here 
1 Anonymous

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|