banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: PXMMRF  XML
Profile for PXMMRF Messages posted by PXMMRF [ number of posts not being displayed on this page: 19 ]
 

hack2prison wrote:

PXMMRF wrote:
Ừ cho là như vậy. Nhưng bạn viết tiếng Việt đi. Bạn viết tiếng Anh thấy "lộn tùng phèo" lên mất rồi. Thử hack cái này "microsoft.com" xem có được không? 

Nhìn lại cái tiêu đề đi, .COM là tên miền của quốc gia nào vậy, LOL smilie
Hay là đọc mà chẳng hiểu gì, lại còn khích bác nữa mới kinh chứ. Tớ biết sau bài viết này có thể bị banned nhưng không sao. 


Bận quá tôi quên khuấy topic này từ lâu. Nay mới có dịp đọc lại và xin mở lại khóa topic mà Mod Sleep đã khóa. Và trả lời bổ sung như sau:

- Bạn là người VN, viết trên diễn đàn của người VN, tốt nhất nên viết tiếng Việt. Có thể viết tiếng Anh một lúc nào đấy , nhưng đã viết thì viết cho đúng. Không thể viết các câu sai ngữ pháp cơ bản như thế này:

I have detectd a security hole in Tonga domain management system (.TO). I reported Tonic.to and they fixed 2 time but it still exploit now.  

hay
Some country use same source code may be attacked, ex: vunic.vu  


- Trong mọi trường hợp không nên viết một cách tư cao tự đại như thế này:
Hiện thời tớ thích get domain nào là get, chỉ cần 3 phút . 


- Ngoài ra bài viết đã vi phạm qui định của HVA: không chủ trương, khuyến khích, hỗ trợ việc thâm nhập vào hệ thống của nhà nứoc, tổ chức, cá nhân của Việt nam và tất cả các nước trên TG

- Cuối cùng bạn thử xem lại kỹ cái HTTP request gửi đến cổng 80 của máy nạn nhân có referred đến một exploit shellcode đang ở một website khác, thì có lỗi gì không? Nếu áp dụng thì nó có " chạy "không ?. Nhớ xem lại thật kỹ, từng chi tiết, cái code mà bạn đã copy lên forum.
Tôi copy lại nó:

http://www.tonic.to/%3Cbody%20bgcolor=%22black%22%3E%3Cbr%3E%3Cbr%3E%3Cbr
%3E%3Cbr%3E%3Cbr%3E%3Cbr%3E%3Cbr%3E%3Ccenter%3E%3Cfont%20color=%22white
%22%20size=%2220%22%3E%3Ca%20href=http://vnbrain.net%3EHACK2PRISON%3C/a%3E%3C/font%3E 


Xin lỗi MrSleep, tôi khóa topic lại, như trứoc Mr Sleep đã khoá.

PureMoon wrote:

Sorry mình hơi nhầm chút .

Trên M$ phải cài thêm 1 gói để cấu hình Teaming tải trực tiếp từ HP và cũng phải cấu hình đôi chút. ( Tuy nhiên đây là box *nix nên tạm bỏ qua M$,).

Mình chọn cấu hình là Automatic . Cấu hình này support khá nhiều thứ và dễ dàng:
Active path failover , Fast path failover, Fault tolerance, Tx/Rx load balancing, Có thể cắm cùng 1 Broadcastdomain, không yêu cầu switch support, Có thể support Teaming các NIC khác nhau, Load balance TCP/IP, ...

Tuy nhiên Automatic chỉ hỗ trợ trên M$ ( thấy bọn HP bảo thế_ vì cái Server của mình xài là HP Series NIC cũng của HP nên mình check của nó). Trên *nix thấy nó bảo ko hỗ trợ : Active Path Failover, Fast Path Failover.

Trên Nix chỉ hỗ trợ : 802.3ad Dynamic Dual Channel LB, SLB(Dual Channel Teaming, cái này cần Sw hỗ trợ) , TLB( Transmit LoadBalancing), NFT(Network Fault Tolerance).

Cái bond có lẽ là TLB ( trên *nix mình cũng mới làm đọc cái này vài hôm và cũng chưa rành lắm) . Trafic chỉ đến 1 Interface ( No Recieve LoadBalancing) . Nên khi ping từ Client vào sẽ có 1 thời gian timeout ngăn ngắn .

Cảm ơn các bạn đã quan tâm !
 

Sorry mình hơi nhầm chút . 

Vâng, bạn không thể chỉ dùng hai NIC và rồi cố config. trên nền của Windows hay kể cả Linux Platforms ( không cài thêm bất cứ third party software[s] nào) mà đạt đựoc hiệu quả mong muốn từ việc Teaming. Ngoài ra nếu bạn muốn có Teaming features đầy đủ khi áp dụng một Teaming mode nào đó, thí dụ Automatic mode, thì có khi bạn phải có thêm các Active switch cho mỗi NIC, tôi xin nhấn mạnh cho mỗi NIC.
Tuy nhiên một vài Teaming mode lại không cần các active switches.

Tôi đang Teaming hai Intel NIC trên nền Linux, sử dụng DELL sever, tôi đã phải cài thêm Broadcom® Advanced Server Program (BASP) và Advanced Network Services (ANS) software và đang cố gắng biến cái switch của mình hiện có thành môt Active switch. Nếu không làm như vậy ngay cả những features cơ bãn, thông dụng của Teaming như Fault tolerance và Load balancing cũng không hoàn chỉnh hay gặp rất nhiều trục chặc.

Tuy nhiên Automatic chỉ hỗ trợ trên M$ ( thấy bọn HP bảo thế_ vì cái Server của mình xài là HP Series NIC cũng của HP nên mình check của nó). Trên *nix thấy nó bảo ko hỗ trợ : Active Path Failover, Fast Path Failover. 


Automatic là một Teaming mode cơ bản, tiện dụng của Teaming . Linux và Windows đều hỗ trợ Teaming Automatic mode, sau khi nó đựoc cài thêm các software cần thiết, phù hợp như tôi đã nói ở trên.

Tuy nhiên phải thấy rằng TEAMING liên quan chặt chẽ đến kết cấu và tính năng, tức là model cùa NIC, vì teaming ở đây chính là combine ( kết nối) hai NIC để có đựoc các hiệu quà mong muốn. Vì vậy chỉ có một số model (kiểu, loại ) của NIC trong tổng số các NIC models do môt công ty nào đó sản xuất (như Intel, 3Com, HP ...) là hỗ trợ TEAMING. Không phải NIC nào cũng teaming đựoc, cũng như ngay cả các NIC có thể teaming nhưng thưc tế chúng chỉ hỗ trợ một số Teaming modes và vì vậy trong trừong hợp này ta chỉ thu đựoc môt số Teaming features nào đó.

Trong trưong hợp của bạn thì vấn đề không phải từ HP server hay cơ bản không từ LINUX, mà vấn đề có thể là từ cấu hình ( model ) của HP NIC đang lắp trên server, chúng không hỗ trợ mọi kiểu Teaming, trong đó có Automatic mode. Cũng có thể HP chưa "tìm thấy" một software nào hổ trợ việc Teaming HP NICs của bạn trong nền Linux. Bạn thử thay bằng các INTEL NIC hỗ trợ Teaming, trong đó hỗ trợ cả Automatic mode xem sao?

Cái bond có lẽ là TLB ( trên *nix mình cũng mới làm đọc cái này vài hôm và cũng chưa rành lắm) . Trafic chỉ đến 1 Interface ( No Recieve LoadBalancing) . Nên khi ping từ Client vào sẽ có 1 thời gian timeout ngăn ngắn . 


Hiện tựong trên chứng tỏ là quá trình Teaming chưa được hoàn tất, các teaming features cơ bản chưa thu đựoc.

Thanks for your recent comments

PureMoon wrote:
Cảm ơn các Mod ( 4 Mod lận T_T) và các bạn đã trả lời dùm mình .

Trước tiên cho mình xin lỗi vì viết tắt gây nhiểu nhầm .

........................................
Cái server của em là HP DL380G5 có 2 NIC giống hệt nhau .

Nếu Cài M$ thì HP nó support cái Network Teaming , em đã test cái Teaming này khi sử dụng FTP No Resume Support, thì thấy khi rút lần lượt 1 cáp ra nó vẫn chạy như thường . Như vậy về mặt SOCKET (hoặc transaction ) có thể ko bị ngắt giữa chừng .

Nếu cài *nix em có xem thì HP nó bảo là Support rất tốt nhưng em tìm ko thấy chỗ nào config đc như cái Teaming ở M$.
Về mặt Critical thì Server của em chạy mail và Proxy( 2 con ) nên em nghĩ ko đến nỗi Critical . Nhưng dù sao ko có timeout thì vẫn tốt T_T .

Cảm ơn mọi người đã nhiệt tình thảo luận. 


Tôi cũng phải xin lỗi bạn vì đã đọc nhầm giữa Ent3 và Ext3. Trời đêm, ngồi trứoc 3, 4 con server cái thì Linux cái thì Windows, làm nhiều việc một lúc ( tìm, viết bài vụ BMT; check security website, đọc email, trả lời bài của bạn...). Ngoài ra cũng xin lỗi vì chưa biết bạn thế nào. Già cả lú lẫm, quá date là vậy - hề hề hề.
Teaming là một Advanced Networking service, vì vậy việc thực hiện và config. nó hoàn toàn không dễ. Tôi vừa đang thư nghiệm Teaming trên một DELL server dùng hai Intel NIC khác model, nối với hai Dynamic WAN IP source ( VDC 2 và Viettel).
Bạn có viết:

Nếu cài *nix em có xem thì HP nó bảo là Support rất tốt nhưng em tìm ko thấy chỗ nào config đc như cái Teaming ở M$. 

Tôi không nghĩ là việc không phải config., thậm chí không cài thêm một Software packages, có thể thu đựoc đày đủ mọi teaming features, dù chỉ là các tính năng cần thiết nhất như Fault tolerance ( luôn hiện diện trên mang dù một IP source bị hỏng ), Load balancing, Link Aggregation.
Vậy thì bạn đã áp dụng kiểu Teaming gì ( Teaming Modes hay cũng gọi là Type of Teaming)? Automatic hay 802.3ad Dynamic Dual Channel Load balancing, 802.3ad dynamic,SLB,TLB,NFT ? ( Cách gọi Teaming mode trong Windows và Linux khác nhau)
Bạn có lắp thêm môt hardware nào không ngoài 2 NIC, có cài thênm software package nào không ?
Ngoài ra bạn đã thu đựoc các Teaming features nào?

Mong có dịp trao đổi thêm học tập lẫn nhau

PureMoon wrote:
Chào các bạn !

Mình đang có 1 Server chạy Linux Red Hat Ent 3 . Có 2 NIC giống hệt nhau .

Mình muốn config để loadbalance cho 2 cái NIC này . ( Server đang chạy rút 1 sợi ra vẫn chạy tốt , cắm vào rồi rút sợi kia ra vẫn chạy tốt _có thể có timeout chút xíu. Không yêu cầu 100% No downtime . )

Bạn nào đã config trường hợp này chỉ dùm mình chút . ( Có google key cũng đc ).

Cảm ơn các bạn!

 


Không rõ bạn đang chạy Linux dítribution nào Fedora 5 hay Fedora 6?
Vì Ent 3 chỉ là hệ thống file ( file system ) áp dụng cho LInux, Ent 3 là Ent2+lớp ghi nhật ký riêng , không phải là một distribution

Tôi thì không balancing hệ thống bằng hai NIC mà dùng một Advanced Security Router. Với router này tôi có thể balancing đến 3 WAN source và có điểm thuận lợi là nó có thể áp dụng cho Linux system hoă.c Windows. Vì vậy tôi chưa thủ trường hợp của bạn trong thưc tế.

Nhưng theo tôi nghĩ có những nguyên tắc sau cần phải thực hiện theo một trình tự. Tôi nêu ra chỉ là để bạn tham khảo .

- Nếu hệ thống của bạn có hai NIC thì một cái sẽ đựoc Linux ghi nhận là eth0 còn cái kia là eth1
- Bạn mờ " Network" kiểm tra tình trạng active hay inactive của cả hai NIC
( System----> Admistration---->Network ( nếu bạn đang chay hệ thống với User không có quyền root thì tại đây Linux đòi hỏi root password - Tôi đang giả dụ khi hệ thống cài Fedora 5 hoặc 6), cừa sổ "Network configuration "sẽ hện ra.
- Bạn có thể xác định là NIC nào là đã active , NIC nào còn inactive ( eth0 hay eth1). Thừong thì chỉ có NIC eth0 là active.Kiểm tra thêm Hardware model của các NIC cho rõ..( nhấn Hardware). Dù chỉ một NIC đã active , nhưng status của cả hai phải là OK ( có nghĩa là chúng phải tốt về mặt ... hardware ).Nhưng từ đây bạn thường không thể active ngay NIC vẫn còn inactive.
Tuy nhiên hệ thống sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin quan trọng , thí dụ module tương ứng với NIC nói trên (inactive)
- Cũng từ cửa sổ "Network configuration " nhấp New ---> chọn Ethernet---OK--> ở " Device " chọn eth 1----" OK . Lúc này Linux thông báo môt lỗi FATAL vì NIC module không tìm thấy ( không thấy ở file /etc/module.config hay /etc/config.modules- bạn cũng có thề mở /etc ra kiểm tra lại -/etc chứa các file cấu hình của toàn bộ hệ thống )
- Từ Terminal dùng command : cd /lib/modules/2.2.5-15/net/
Ở đây thí dụ 2.2.5-15 là kernel version của Linux dítribution bạn đang cài . Bạn phải xác định đúng kernel version của mình
Bạn sẽ tìm ra module của NIC inactive , thí dụ nó là alias eth1 3c59x ( Bạn so sánh vói module mà Linux thông báo nói ở trên- khi mở network configuration.)
- Sau đó bạn dùng lệnh : /sbin/insmod -v 3c59x để đưa module vào.
- Dùng lệnh ifconfig ... hay mở network configuration để active eth1

Trên đây tôi giả dụ bạn dùng hai NIC khác nhau và một cái không active đựoc.
Bạn nên dùng hai NIC khác nhau cho dể xác dịnh lỗi, ít nhất lúc thử nghiệm

Còn khi dùng hai NIC hoàn toàn giống nhau mà không active môt NIC đưôc thì có thể bạn phải config lại trên cửa sổ Network configuration nói trên phần DNS.
Nếu Primary DNS của eth0 thí dụ là 192.168.1.1 ( đây là Default private IP cũa ADSL modem thứ nhất ) thì bạn phãi config lại ADSL modem thứ hai để nó có môt Default Private IP khác , không trùng với IP riêng mặc định của ADSL modem thứ nhất nói trên , bằng cách vào modem control panel (web) và sử dụng Advanced setup.
Tôi chỉ nói vài điểm thô thiển để bạn tham khảo thêm mà thôi .

Ngoài ra bạn nên tham khảo bài ở link mà 777-thanbai-tranvanminh hướng dẫn.

Tôi đã trả lời aoden227 khá kỹ sau bài viết trên đây , trong các PM gửi cho aoden227

PXMMRF wrote:

aoden227 wrote:
thanks để mình thử xem trong mạng lan mình nghĩ ko cần mở port mà  


Đúng rồi, tôi còn quên nhắc bạn 1 điểm nữa là bạn phải config. NAT của modem để mở cổng Public 5900- 5900 TCP ( start -end). Không cần mở cổng 5900 UDP, vì cổng connection default của VNC là 5900 TCP. Ngoài ra cũng không cần mở cửa 5800 TCP, trừ khi chọn thêm option " Serve Java Viewer via HTTP on port 5800".

Thôi tôi tóm tắt các bước chính cần làm:

1- Cài VNC tại server và client như nói ở trên.
2- Áp đặt môt IP riêng không thay đổi ( static private IP )cho máy dùng làm server trong LAN, thí dụ 10.0.0.7 hay 192.168.1.7 chẳng hạn.
3- Nếu modem cho phép-tùy loại modem- thì config. modem để địa chỉ IP riêng nói trên phù hợp với hostname ( computer name ) của chính máy làm server.
4- Mở cổng 5900- 5900 TCP trên modem.
5- Access server từ client dùng VNC thông qua hostname và password.
===================

Trừong hợp modem không cho phép config. IP riêng static của server theo hostname thì:

- Thực hiên bước 1 và 2
- Mở cổng 80-80 TCP cho IP riêng static nói trên.
-Cài môt web sever thí dụ Apache sử dụng môt domain ,thí dụ www.tenban.com
- Access server từ client dùng VNC thông qua domain và password.

Cũng còn môt hai cách khác nhưng không thuận tiện
 

Xin bổ sung thêm để cho rõ hơn là trong trường hơp đầu ( dùng hostname) thì đia chỉ IP public của ADSL modem-hay cũng của chính mạng LAN sau modem của bạn- phải là một static public IP . Còn trong trừong hợp sau ( dùng domain ) thì phải áp dụng kỹ thuật Dynamic DNS ( hệ thống tên miền năng đông ).

Nói một cách đơn giản là bạn phải "nhìn thấy đươc" server mà mình muốn access trên mạng trước đã, rồi mới có thể tính đến chuyện kết nối vào sâu trong máy để điều khiển nó, dùng VNC hay các trình Remote control khác như RADMIN , RemoteEverything....

Mà muốn để máy mình có thể đươc mọi ngừoi nhìn thấy trên mạng bạn phải có môt static public IP cho modem-mạng LAN( mà máy bạn chỉ là một trong nhiều máy nằm trong LAN) hoặc phải dùng Dynamic DNS cho môt tên miền của bạn.

1- Muốn đóng một cổng nào thì phải xác định cổng đó là cổng gì, thí dụ cổng 21 ( cái này là đương nhiên)
2- Sau đó cần biết service gì chạy trên cổng đó và xác định process nào (.exe) của service đóng vai trò chính. Các cổng well known thì dễ nhớ service và process tương ứng với nó (từng service đều có một hay vài default port). Các cổng khác thì tra service , process tương ứng trên mạng.
Muốn check bảo mật cần thuộc lòng nhiều cổng , cho thuận tiện.
3- Muốn đóng cổng thì kill ( disable) các process tương ứng. Cẩn thân hơn thì delete process và cả service tương ứng( nhưng muốn mở lại port thì phải cài lại service này).
4-Kill process thì dủng "Task manager' hay dùng phần mềm theo rõi port , thí dụ Active port ( free), hay chỉnh Registry tương ứng với process.
Kill đây không phải là giết chết mà là disable . Khi restart lại máy thì process chạy lại.
5- Delete process -service thì mọi ngửoi đã quá rõ. Có nhiều trừong hợp chỉnh hay xóa registry có thể làm ngừng service vĩnh viễn.

Ngoài ra có thể dùng Firewall để đóng mở môt cổng, rất thuận tiện và khoa học.

Xin chú ý là không nên chỉ nói " giúp tôi đóng cổng này hay cổng kia" mà phải nói rõ là giúp tôi đóng cổng này phía "inbound" hay phía "outbound" hay cả hai phía "inbound" và "outbound ", cũng như phải nói rõ thêm là cổng TCP hay UDP , thí dụ cổng 445TCP hay cổng 445TCP và UDP.... , cẩn thận hơn là còn cần đề cập: đóng tạm thời hay vĩnh viễn.
( Vây thì các cổng 135,137,139,445... thì nên đóng phía nào "inbound" hay "outbound" hay cả hai , TCP hay UDP để bảo mật cho hệ thống mà vẫn bảo đảm cho hệ thống hoạt động bình thường và làm như vậy thì có thể áp dụng cho mọi trừong hơp đưoc chăng ? Ngoài ra cái ADSL modem của ta thì nó liên hệ với router trung tâm của ISP qua các cổng nào? )

Ngoài ra muốn diệt môt số virus-trojạn mà chỉ xóa registry tương ứng của nó thì chưa đủ vì còn phải xóa file chủ chốt của nó nằm trong thư muc của OS. Vi khi khởi động máy lại thì file chủ chốt này lại tạo lâp lại một file mới vào registry cũa máy. Và như vậy cổng default mà virus-trojạn sử dụng để đưa thông tin ra ngoài vẫn lại đươc mở, dù trứoc đó ta đã từng đóng nó.

aoden227 wrote:
thanks để mình thử xem trong mạng lan mình nghĩ ko cần mở port mà  


Đúng rồi, tôi còn quên nhắc bạn 1 điểm nữa là bạn phải config. NAT của modem để mở cổng Public 5900- 5900 TCP ( start -end). Không cần mở cổng 5900 UDP, vì cổng connection default của VNC là 5900 TCP. Ngoài ra cũng không cần mở cửa 5800 TCP, trừ khi chọn thêm option " Serve Java Viewer via HTTP on port 5800".

Thôi tôi tóm tắt các bước chính cần làm:

1- Cài VNC tại server và client như nói ở trên.
2- Áp đặt môt IP riêng không thay đổi ( static private IP )cho máy dùng làm server trong LAN, thí dụ 10.0.0.7 hay 192.168.1.7 chẳng hạn.
3- Nếu modem cho phép-tùy loại modem- thì config. modem để địa chỉ IP riêng nói trên phù hợp với hostname ( computer name ) của chính máy làm server.
4- Mở cổng 5900- 5900 TCP trên modem.
5- Access server từ client dùng VNC thông qua hostname và password.
===================

Trừong hợp modem không cho phép config. IP riêng static của server theo hostname thì:

- Thực hiên bước 1 và 2
- Mở cổng 80-80 TCP cho IP riêng static nói trên.
-Cài môt web sever thí dụ Apache sử dụng môt domain ,thí dụ www.tenban.com
- Access server từ client dùng VNC thông qua domain và password.

Cũng còn môt hai cách khác nhưng không thuận tiện

aoden227 wrote:
máy kia cài VNC rùi,mà trong cùng mạng lan thì mở port thế nào chứ em chưa nghe bao giờ cả.còn khả năng lỗi VNC thì yên tâm em đã từng làm rùi với máy khác giống hệt nhau,máy khác thì em vào vẫn ok còn mỗi máy đó
máy của em cài win 2000 pro còn máy kia cài XP,chắc ko sao chứ các bác 

Cái máy "kia" chạy Win XP thì phải cài VNC server , nó đựoc coi như là một "server", còn cái máy "này " chạy Win 2000 Pro thì đựoc coi như một "client", phải cài VNC Viewer ( mà cài tất cả VNC sever + VNC Viewer cũng OK).
Ngoài việc phải tắt hay config . cho đúng Firewall của chính Win XP và Firewall cài thêm (nếu có) thì phải "cho" cái "kia" có thể hiện diện trên mạng Internet, nghĩa là phải config. lại modem của nó(config. phần NAT trong modem theo hostname hay domain của cái "kia"), để mọi cái, kể cả cái "này" có thể nhìn thấy cái "kia" trên mạng, rồi dùng VNC từ cái "này" mà vào điều khiển mọi thứ trong cái "kia".

aoden227 wrote:
em post topic help VNC lên trong phần thâm nhập và bảo mật mà sao bây giờ ko thấy thế hic hic có vi phạm nội quy đâu smilie-)) chỉ muốn hỏi các bro thôi mà 


VNC thì không liên quan đến thâm nhập và bảo mật thật, trừ khi bài viết của bạn đề cập đến môt vài lỗ hổng bảo mật mới phát hiện gần đây trong bản VNC free và cả bản Enterprise, hay ít nhất cũng có phần so sánh về phương diện bảo mật giữa phiên bản VNC free và phiên bản VNC Enterprise... vân vân.

À cái bài " ấy" nó ở "đây" nè, chỉ là câu hỏi thôi mà. Mà bác conmale đã trả lời cho bạn rồi mà.
http://vnhacker.org/hvaonline/posts/list/5089.html

thanhyeu999 wrote:
các anh cho em hỏi về cái này , em mua 1 adsl planet (1port) được tặng 1 splitter (hình như là để chống sét hay là phân ra 2line gì đóa) em kiu người ta bắt cái splitter vào luôn thì nhân viên viettel kiu là bắt vào là mạng k xài được nên phải thào, ông kiu là sét mà đánh thì có chống cũng như không , bắt làm gì cho mệt ,mấy anh nào biết chỉ giùm em với 


Tín hiệu ADSL sử dụng đừong dây điện thoại để được truyền đến modem
ngừoi dùng. Do vậy tín hiệu ADSL sẽ bị "trộn lẫn" với tín hiệu âm thoại. Nhưng vì chúng có tần số ( frequency)và biến điệu(modulation) khác nhau nên có thể trôn lẫn đựoc, như là tín hiệu hình ảnh và tín hiệu âm thanh đựoc trôn lẫn vào nhau trong sóng truyền hình.

Tuy nhiên tại nơi sử dụng cần có môt bộ lọc giữa tín hiệu âm thoại và tín hiệu ADSL để không ảnh hửong đến thiết bị dùng riêng , thí dụ không làm âm thoại có tiếng ù tiếng rít (dù nhỏ )gây ra do ảnh hửong từ tín hiệu ADSL và ngược lại. Bộ lọc này gọi là SPLITTER.

Xin chú ý rằng âm thoại thì có thể khuyếch đại đựoc tại vị trí ngừoi dùng. Vì vậy trong các hôp điện thoại của người dùng đều có bộ phận khuyếch đại tín hiệu âm thanh.
Còn tín hiệu ADSL thì không thể khuyếch đại đựoc vì sẽ làm tín hiệu bị méo mó hay "mất" môt phần. Chính vì vậy mà đăc tính của ADSL là "distance sensible", nghĩa là ngừoi dùng càng xa trạm ADSL của ISP ( nhà cung cấp dich vụ Internet) thì tín hiệu ADSL càng yếu, kết nối truy cập Internet sẽ chậm hơn.
Splitter không có liên quan gì đến việc chống sét. Chống sét phải dùng một thiết bị (hộp)khác.
 
Go to Page:  First Page Page 24 25 26 27 29 30 31 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|