banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: mR.Bi  XML
Profile for mR.Bi Messages posted by mR.Bi [ number of posts not being displayed on this page: 0 ]
 
quanta: thế thì phí công lắm, theo em thì cứ chia thời gian synchronize lần đầu ra là được, mà cho dù có sử dụng VPN, anh cũng phải chia thời gian chứ không thể làm một lúc được vì cho dù giải pháp VPN in LAN có làm giảm tình trạng nghẽn mạng, thì dữ liệu lớn đẩy cùng lúc lên server cũng làm server chết đứ đừ.
Em không hiểu "local vpn" là gì anh. Anh nói rõ hơn được không?
Dropbox là dịch vụ chia sẻ file trực tuyến, cho phép người dùng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu với dung lượng miễn phí 2GB. Điểm đặc biệt của dropbox là khả năng đồng bộ dữ liệu thời gian thực, theo đó, ta chỉ định một directory cụ thể trên máy tính kết nối với dropbox client, dữ liệu sẽ được đồng bộ hóa lên dropbox server bất cứ khi nào có kết nối Internet.
Bài viết này hướng dẫn bạn xây dựng một mô hình server – client tương tự dropbox, với sự kết hợp của rsync server và rsync client (lsyncd).
Rsync: là một application được viết dành cho các hệ điều hành Unix và Unix likes, cho phép đồng bộ hóa dữ liệu từ một directory này sang một directory khác, hoặc giữa dữ liệu ở máy tính trạm sang một máy tính khác trong một network, hay internet với nhiều options khác nhau. (Wikipedia)
Ở chế độ daemon mode, rsync lắng nghe trên port 873, chờ đợi kết nối từ rsync client thông qua remote shell như ssh hay rsh

Bài viết này dựa vào daemon mode của rsync để thiết lập một rsync server.

Lsyncd sử dụng rsync để đồng bộ hóa một hoặc nhiều directory với máy chủ rsync. Lsyncd có thể đồng bộ hóa dữ liệu theo thời gian thực thông qua một subsystem process của Unix là inotify. Inotify có chứ năng giám sát sự thay đổi của dữ liệu: tăng giảm dung lượng, sửa xóa...Khi dữ liệu có bất cứ sự thay đổi nào, lsyncd sẽ dựa vào inotify event để đồng bộ hóa dữ liệu với rsync server. (Lsyncd homepage)

Mục tiêu của bài viết là cung cấp một giải pháp back up trong suốt với người dùng cuối, đối với những dạng dữ liệu vừa phải (không quá lớn). Sử dụng rsync là một cách để giảm thiểu tối đa dữ liệu truyền qua network dùng để back up. Ta chỉ đồng bộ những thay đổi.

Với cách này, ta cũng có thể backup cơ sở dữ liệu, dữ liệu của một web server đến một máy chủ ở xa, cung cấp khả năng mirroring, backup một cách kịp thời nhất.

Cài đặt:

1. Rsync Server:

Rsync có sẵn trên hầu hết các hệ điều hành Linux, mặc định rsync là một công cụ như ssh hoặc scp. Để cài đặt rsync server cần làm các bước sau.
Distro mà tôi sử dụng là Debian Lenny, các bước cài đặt hầu như tương tự trên bất kì distro Linux nào khác:

Tạo user:
Code:
debian:~# adduser hungnv

Sao chép file cấu hình mẫu của rsync vào thư mục /etc/
Code:
debian:~# cp /usr/share/doc/rsync/examples/rsyncd.conf /etc/

Sửa file cấu hình để tạo shared module
Code:
debian:~# cat /etc/rsyncd.conf
pid file=/var/run/rsyncd.pid syslog facility=daemon
# MODULE OPTIONS
[hungnv]
comment = hungnv's private stuff
path = /home/hungnv/sync
use chroot = yes
max connections=10
lock file = /var/lock/rsyncd
# the default for read only is yes...
read only = no
list = yes
uid = hungnv
gid = hungnv
# exclude =
# exclude from =
# hosts allow =
# hosts deny =
ignore errors = no
ignore nonreadable = yes
transfer logging = no
log format = %t: host %h (%a) %o %f (%l bytes). Total %b bytes.
timeout = 600
refuse options = checksum dry-run
dont compress = *.gz *.tgz *.zip *.z *.rpm *.deb *.iso *.bz2 *.tbz

Các option ở trên hầu như là mặc định, trừ uid, gid và read only option. Vì ta chỉ muốn user có username hungnv được phép đồng bộ file ở /home/hungnv/sync nên sử dụng gid và gid này.

Tôi sử dụng xinetd (superserver) để quản lí rsync daemon. Sở dĩ xinetd được gọi là superserver vì xinetd có thể hoạt động như một daemon lắng nghe trên tất cả các port của các dịch vụ liệt kê trong cấu hình của xinetd. (Wikipedia)

Cài đặt xinetd:
Code:
debian:~# aptitude install xinetd

Tao và sửa chữ nội dung file rsync ở /etc/xinetd.d/rsync
Code:
debian:~# cat /etc/xinetd.d/rsync
service rsync {
disable = no
socket_type = stream
wait = no user = root
server = /usr/bin/rsync
server_args = --daemon
log_on_failure += USERID
}


Restart xinetd:

Code:
debian:~# /etc/init.d/xinetd restart
Stopping internet superserver: xinetd.
Starting internet superserver: xinetd.

Kiểm tra sự hoạt động của rsync:

Code:
debian:~# netstat -ntl
Active Internet connections (only servers)
Proto Recv-Q Send-Q Local Address Foreign Address State
tcp 0 0 0.0.0.0:873 0.0.0.0:* listEN

Kiểm tra module được share:

Code:
debian:~# rsync localhost::
hungnv hungnv's private stuff


2. Chuyển sang client:
Cài đặt lsyncd, trong bài viết này tôi sử dụng gentoo, ở các distro khác bạn download source code của lsyncd tại link cung cấp trong bài viết.

Code:
g3n2 ~ # echo "=app-admin/lsyncd-1.26" >> /etc/portage/package.keywords
g3n2 ~ # emerge -av lsyncd


Cấu hình: Do quá dài và chứa nhiều kí tự đặc biệt, nên bạn có thể xem ở đây http://osvn.pastebin.com/W6f3fQk1

**Chú ý phần tag directory

Phần source: là đường dẫn đến directory mà bạn muốn đồng bộ với server
Phần target: là địa chỉ server và module đã tạo ra trước đó.

Ở Server và client: setup authentication sử dụng public key:
Client: gen key và copy key lên server:

Code:
hungnv@g3n2 ~ $ ssh-keygen -t rsa -b 1024
hungnv@g3n2 ~ $ cat .ssh/id_dsa.pub |ssh 192.168.1.11 "cat - >> ~/.ssh/authorized_keys"
hungnv@g3n2 ~ $ ssh 192.168.1.11 chmod 700 ~/.ssh
hungnv@g3n2 ~ $ ssh 192.168.1.11 chmod 600 ~/.ssh/authorized_keys

Kiểm tra bằng cách ssh 192.168.1.11 mà không bị hỏi password login, ta có thể tiếp tục bước cuối cùng.
Kiểm tra kết nối đến lsync server:

Code:
hungnv@g3n2 ~ $ rsync 192.168.1.11::
hungnv hungnv's private stuff


Kiểm tra cấu hình lsyncd:

Code:
hungnv@g3n2 ~ $ lsyncd –conf /etc/lsyncd.conf.xml –debug


nếu có lỗi gì xảy ra, ta trở về sửa chữa file /etc/lsync.conf.xml, kiểm tra directory và quyền trên server.
Khởi động lsycd:

Code:
hungnv@g3n2 ~ $ sudo lsyncd


Xem quá trình đồng bộ xảy ra

Code:
Sat Mar 27 22:53:18 2010: Starting up
Sat Mar 27 22:53:18 2010: watching /mnt/data/sync
Sat Mar 27 22:53:18 2010: found new directory: Terpinus in /mnt/data/sync -- added on tosync stack.
Sat Mar 27 22:53:18 2010: found new directory: pydiction-1.2 in vimdict -- added on tosync stack.
Sat Mar 27 22:53:18 2010: found new directory: vimdict in /mnt/data/sync -- added on tosync stack.
Sat Mar 27 22:53:18 2010: found new directory: squid in ftp-conf -- added on tosync stack.
Sat Mar 27 22:53:18 2010: found new directory: namespace in alchemist -- added on tosync stack.
Sat Mar 27 22:53:18 2010: found new directory: switchboard in alchemist -- added on tosync stack.
Sat Mar 27 22:53:18 2010: found new directory: alchemist in ftp-conf -- added on tosync stack.
Sat Mar 27 22:53:18 2010: found new directory: templates in jabberd -- added on tosync stack.
Sat Mar 27 22:53:18 2010: found new directory: jabberd in ftp-conf -- added on tosync stack.
Sat Mar 27 22:53:18 2010: found new directory: policy in targeted -- added on tosync stack.
Sat Mar 27 22:53:18 2010: found new directory: files in contexts -- added on tosync stack.
Sat Mar 27 22:53:18 2010: found new directory: users in contexts -- added on tosync stack.
Sat Mar 27 22:53:18 2010: found new directory: contexts in targeted -- added on tosync stack.
Sat Mar 27 22:53:18 2010: found new directory: modules in previous -- added on tosync stack.
Sat Mar 27 22:53:18 2010: found new directory: previous in modules -- added on tosync stack.
Sat Mar 27 22:53:18 2010: found new directory: modules in active -- added on tosync stack.
Sat Mar 27 22:53:18 2010: found new directory: active in modules -- added on tosync stack.

Tôi có viết một init script để start lsyncd như một service của hệ thống, hữu ích nếu bạn muốn start lsyncd lúc khởi động
Code:
#!/bin/sh
# Start/stop the lsyncd daemon.
### BEGIN INIT INFO
#hungnv[at]opensource[dot]com[dot]vn
#License: GPL Version 2
#http://opensource.com.vn
test -f /usr/bin/lsyncd || exit 0
. /lib/lsb/init-functions
case "$1" in
start) log_daemon_msg "Starting periodic command scheduler" "lsyncd"
start-stop-daemon --start --quiet --pidfile /var/run/lsyncd.pid --name lsyncd --startas /usr/bin/lsyncd
log_end_msg $?
;;
stop) log_daemon_msg "Stopping periodic command scheduler" "lsyncd"
start-stop-daemon --stop --quiet --pidfile /var/run/lsynd.pid --name lsyncd
log_end_msg $?
;;
restart) log_daemon_msg "Restarting periodic command scheduler" "lsyncd"
start-stop-daemon --stop --retry 5 --quiet --pidfile /var/run/lsyncd.pid --name lsyncd
start-stop-daemon --start --quiet --pidfile /var/run/lsyncd.pid --name lsyncd --startas /usr/bin/lsyncd
log_end_msg $?
;;
reload|force-reload) log_daemon_msg "Reloading configuration files for periodic command scheduler" "lsyncd"
# lsyncd reloads automatically
log_end_msg 0
;;
*) log_action_msg "Usage: /etc/init.d/lsyncd {start|stop|restart|reload|force-reload}"
exit 2
;;
esac
exit 0

Thêm một scripts giúp việc cấu hình rsyncd nhanh hơn:
Code:
#!/usr/bin/python
import os
root = '/home/'
names = os.listdir(root)
#names = open('/mnt/data/names.txt','r')
names.sort()
for line in names:
# if not line:
# break
if not os.path.isdir(root + line):
continue
if line == 'lost+found':
continue
print "[" "%s" "]" %line
print ' comment = ''%s' %line
print ' path ='+root +line
print """ use chroot = yes
max connections=10
lock file = /var/lock/rsyncd
read only = no
list = yes
"""
print ' uid= '+line
print ' gid= '+line
print """ ignore errors = no
ignore nonreadable = yes
transfer logging = no
log format = %t: host %h (%a) %o %f (%l bytes). Total %b bytes.
timeout = 600
refuse options = checksum dry-run
dont compress = *.gz *.tgz *.zip *.z *.rpm *.deb *.iso *.bz2 *.tbz
"""

Đến đây hoàn tất.

Khi quá trình syncing hoàn tất, lsyncd sẽ chuyển sang trạng thái theo dõi (monitoring), bất cứ khi nào có sự thay đổi, lsyncd sẽ cập nhật sự thay đổi gần như tức thì.
Nếu lượng dữ liệu muốn backup lớn, thì công cụ trong bài viết này không phải là công cụ mà bạn cần, có nhiều giải pháp đáp ứng nhu cầu này tốt hơn.
Nên chia thời gian back up dữ liệu (lần đầu) giữa các máy client để tránh tình trạng nghẽn mạng xảy ra.
Lsync có thể hoạt động, sau đó dừng nếu có vấn đề về network, nhưng có thể hoạt động bình thường ngay sau khi mạng hoạt động trở lại.

Tham khảo:
Rsync: http://samba.anu.edu.au/rsync/documentation.html
Lsyncd: http://code.google.com/p/lsyncd/
Xinetd: http://linux.about.com/library/cmd/blcmdl8_xinetd.htm
Dropbox: http://dropbox.com

mình thấy buồn cười bạn F10 quá. mình thì mình thấy zimbra support external ldap chỉ đơn giản vì một lí do, là khi triển khai zimbra bạn đã có sẵn một ông ldap đang sử dụng rồi (Như AD) chăng hạn, lúc này dựng zimbra lên mới kết nối đến ông ldap kia.

mình thì mình chả thấy lí do gì mà mình dựng zimbra từ đầu lại đi xây thêm một ông ldap rồi dính vào cái mớ rắc rối kia. cái mình nhìn được từ post của bạn là bạn không có khả năng sử dụng ldap có sẵn của zimbra để triển khai dự án của mình, mới vác external ldap gắn vào. cứ cho cái bạn tìm được là hay ho và có công tìm kiếm, nghiên cứu đi, nhưng nó vô_dụng_với_mình thì mình chả coi nó là cái gì cả.

mình thấy mình chả cần phải đôi co với bạn làm gì, mà thực chất mình đang tự hỏi bạn đã triển khai dự án nào chưa mà tự tin đến vậy? thôi thì dù sao cũng chúc bạn tiếp tục vững tiến với con đường nghiên cứu và cất giữ của mình nha :-D.
@F10: ha ha. hóa ra cũng có người chú ý đến topic này của mình, nếu làm như bạn thì mình cũng làm được chứ không cần bạn supports, mà triển khai cái như bạn nói, đúng ra nếu đã triển khai một lần thì đem đi chỗ khác apply vào nhanh như ăn cháo, 4-5 triệu nhiều thế :-p.

1. Nếu bạn có khả năng đọc được cái schema ldap của zimbra thì bạn nên theo hướng. Edit lại cái schema đó và tích hợp với samba để cung cấp một bộ giải pháp toàn vẹn để tạo và lưu trữ tài khoản mail bởi openldap của zimbra. Tài khoản này vừa làm tài khoản cho mail zimbra. vừa làm tài khoản cho ftp login vào. vừa làm tài khoản cho dịch vụ chia sẻ file trong local. Tuy nhiên phương án này cực kỳ khó khăn. Thậm trí bạn mà làm được vậy thì thôi khỏi phải làm ở công ty bạn luôn đi làm cho bọn Zimbra luôn.  

Ô thế à, thế mà trong quá trình mình tìm hiểu thì thấy có khối người làm được, sao không thấy zimbra contact mình nhỉ smilie .

Hệ thống mình làm thế này: Mail server zimbra (LDAP server), NFS, FTP, HRM, DMS, và các máy client authenticate thông qua LDAP của zimbra, hiện giờ vẫn đang chạy. Tuy là có vấn đề, nhưng không phải vấn đề với ldap mà do triển khai client hơi...chụp dựt nên chưa ổn định .

À, nếu bạn có cần support thì có thể liên hệ mình, giá cả thì như bạn nêu ở trên nha :-D.
Kiểm tra trên router của bạn xem.
Luật là luật, sai là xóa. Khi tham gia đã nhấn vào đồng ý bản nội quy thì coi như đã biết, trường hợp không đọc rồi bị xóa bài, khiếu nại thắc mắc đã có nhiều.
Biện minh mình không có thời gian để làm cái này cái nọ chẳng nói lên được điều gì cả.
Dạy con phải dạy từ thuở còn thơ, chứ để lớn lên tiêm nhiễm nhiều thứ không hay ho gì mới bắt đầu dạy thì e rằng muộn mất. Anh quanta làm thế là giúp bạn đấy, đáng ra bạn phải cảm ơn mới phải.
@nguyenluu: ở VN có ĐH dạy chuyên ngành An Toàn Thông tin sao?
Sao anh không là phụ nữ nhở? Yêu anh quá smilie
Chào mọi người,
Không biết ở HVA có ai làm việc với Linux và gặp vấn đề với máy in khi in file PDF (có chứa ảnh) chưa? Mình gặp vấn đề nhức đầu là nếu mình in file doc, odft, xls...thì ok, nhưng khi dùng evince để mở file pdf, sau đó in thì một là không in được, 2 là in rất lâu, 1 phút/1 trang hoặc hơn. Trong lúc lệnh in đang chờ xử lí và có người in nữa là...tèo. Users khá đông, số lượng máy in cũng khá lớn nhưng cứ gặp file pdf là có vấn đề.
Mình đã thử thay evince bằng Adobe reader và epdfviewer để cải thiện tình trạng, vì theo như google thì vấn đề nằm ở bộ nhớ đệm của máy in, có thể khắc phục bằng cách mua thêm modules để cải thiện bộ nhớ này, nhưng ở VN thì có vẻ khó tìm, vả lại có một vài model máy in hơi cũ, chắc không support gắn thêm module.
Vậy nếu ai đã từng gặp tình trạng này và đã giải quyết được (làm cho việc in nhanh hơn) thì cùng thảo luận giúp mình đưa ra solution, dẫu sao thì nếu ai làm linux thì chắc cũng sẽ gặp vấn đề như mình.

Thêm nữa, bên mình có một Document center hiệu Xerox (Xerox Document center 286), máy in chuyên dụng này có làm việc được với Linux không?

Xin cảm ơn.
mình giải quyết được rồi, trên máy mình dùng fastcgi nhưng mình dùng perl cgi nến không lấy được dữ liệu từ form. Mình thay bằng CGI::Fast thì ok, thay đổi một tí thế này là được.
Code:
#!/usr/bin/perl
use Shell;
use CGI::Fast;
$cgi = new CGI::Fast;
print "Content-type: text/html", "\n\n";
$user_name = $cgi->param ( 'user_name' );
print "ping pong ping pong", "\n";
print "==========#####==========", "\n";
print "username is $user_name", "\n";


**sorry, mình nhẫm lẫn gì đó, code trên sai và script mình vẫn không chạy. vẫn cần sự giúp đỡ smilie
Mình có viết một đoạn html lấy hiển thị một form cho người dùng nhập vào dữ liệu, sau đó dùng một script perl để lấy giá trị này để xử lí.
Form mình viết như sau:
Code:
<form name="form" action="/cgi-bin/script.pl" method="post">
<table align="center" width="450" cellpadding="0" cellspacing="0" >
<tr style="background-color: #EEEEEE;">
<td width="35%" align="right" style="font-weight: bold; padding: 5px;">User Name:</td>
<td width="45%" align="left">
<input onkeydown="validate()" onblur="validate()" onmousemove="validate()" type="text" name="user_name" value="" size="30"/>
</td>

Để nhập vào username
Script perl mình dùng cgi để lấy giá trị đó

Code:
use CGI;
my $name = new CGI;
my $user_name = $name->param ( 'user_name' );
print "username is $user_name","\n";
.....

Thì khi in ra giá trị của user_name là rỗng, mình không biết lập trình perl, chỉ đọc và làm theo thôi. Xin mọi người cho biết lí do và làm sao để lấy giá trị user_name này dùng được.
Xin cảm ơn.
Bạn boot vào single user Mode, cho user hiện tại quyền sudo, boot lại vào default level, dùng sudo view log xem thử có vấn đề gì.
Em đang dùng TinyCA đây, nhưng nó không đáp ứng được nhu cầu trên.
Btw, cám ơn bác đã trả lời smilie
Có thứ gì không cần đơn giản thế mà....free mà trên Linux không bác? Em không dùng M$ AD, dùng openLDAP (nhưng cái này không quan trọng).
Chào mọi người,
Hiện tại mình muốn cấp client certificate cho toàn bộ users, nhưng không biết có cách nào kiểu như tạo ra một local website, ở đó users điền vào tên, phòng ban, xong xuôi thì nhấn ok sẽ tự động generate certificate cho user này dựa trên CA của mình không?

Có ai từng làm cái này hoặc cái gì tương tự thì suggest dùm mình một web-app nào đó làm được việc này.
Cám ơn.
http://www.faqs.org/docs/securing/chap21sec164.html
caching nameserver của bạn nó chứa "cache" vào đâu?
Ăn theo tí smilie . Tên ban nhạc hoặc album mà có khoảng trắng như Bon Jovi thì mấy bạn thêm vào thành "Bon Jovi" nha.
Code:
#! /usr/bin/env python
# Script to download Music from Dreammedia.ru
# Try to find your favorite Band and Album, then use this script
# hungnv coded
import os
import urllib2
import sys
def usage():
print "Usage:",sys.argv[0], "\"bandname\" \"albumname\""
def st_replace(string):
new = string.replace(' ','%20')
return new
def download(url,pl,band,album):
band1 = st_replace(band)
album1 = st_replace(album)
temp = (url + pl[:8] + '/' + band1 + '/' + album1 + '/' + pl)
try:
response = urllib2.urlopen(temp)
except:
print 'Connection error'
response = urllib2.urlopen(temp)
content = response.readlines()
for line in content:
a = line.find('music/')
b = line.find('.mp3')
if a <> -1 and b <> -1:
path = line[a:b+4]
semi = (url + '%s') %path
final = st_replace(semi)
os.system('wget '+final)
else:
continue
if __name__ == '__main__':
band = sys.argv[1]
album = sys.argv[2]
url = "http://dreammedia.ru/"
pl = 'playlist.xml'
if len(sys.argv) <> 3:
usage()
exit()
else:
download(url,pl,band,album)
exit()



Hi hi, bạn myquartz có nhầm không vậy? 2 ổ cứng SATA2 chạy RAID0 tốt hơn hay là...tồi hơn vậy ?
Bạn myquartz chú ý đây là squid chứ không phải là các applications khác nha :-p
Hơ, lần đầu tiên mình thấy có người biết tắt mà không biết bật đấy :-D
Boot từ livecd cũng không gõ được? Thế bạn gõ lên HVA bằng...virtual keyboard à?
Muốn chroot thì bạn boot livecd Debian lên, mount phân vùng Debian cũ, chroot, add hald vào default run level, unmount, restart rồi boot Debian lên bình thường xem thử.
P/s: cài gentoo rồi mà không biết chroot smilie
hald có...chạy không bạn?
Thật ra thì cái link bạn đưa ra với câu hỏi của bạn chủ topic...không liên quan gì đến nhau cả :-p. Btw, trước mình không dùng EPEL, cũng compile từ source như bạn kia, không chỉ có một lỗi.

C0pyl3ft wrote:
127.0.0.1 là localhost, nó không phải là Public IP mà là Private IP.
.....
 

127.0.0.1 là Private IP ? Mình nghĩ nó là loopback address chứ nhỉ ?

C0pyl3ft wrote:
Bạn install thế nào, có xem file readme trước khi install không? Sao tớ install bình thường nhỉ, có thấy lỗi gì đâu. Bạn vui lòng trường thuật lại quá trình install của bạn lên đây xem, có lẽ là sai sót ở bước nào đấy smilie

Thân 

Mình cũng muốn hỏi bạn cài thế nào? Trước đây mình có một lần compile gyachi trên Centos 5.2 Enterprise thì phải, cài tới cài lui, sửa mãi không được nên....thôi không cài nữa.

juchiro wrote:
smilie có liên quan chứ anh smilie , em cài cái centos ko cài GUI làm muốn chết luôn, lần đầu đụng vào mà. Cảm ơn anh đã trả lời giúp em. Nhưng em vẫn còn đang hơi phân vân 1 chút. Em "tưởng" là với các xp client thì mình phải xét ip cho nó theo cùng với ip của LAN chứ ạ và gateway phải là 172.16.1.1 smilie . Mong anh giảng kỹ cho em thêm phần này với. Nếu làm như em là được thì mình cần cái địa chỉ LAN đó để làm gì ? smilie  

Bạn chưa đọc kĩ câu trả lời của mình. Mình bảo những câu hỏi mình dành cho bạn không liên quan gì đến *NIX nhưng nếu trả lời được thì bạn cài được.
Đúng là client sẽ lấy IP LAN nằm trong network 172.16.1.0/16, gateway là 172.16.1.1, giờ làm sao để client ra được Internet đi, rồi mới tính đến squid.
Bạn hiểu thế nào là một router ?
Giờ bỏ squid đi, làm thế nào client lấy IP trong dãy 172.16.1.2-172.16.1.254 và ra được Internet ?
Squid là proxy, nó không làm nhiệm vụ forward packet từ NIC này sang NIC khác.
Những câu hỏi đó không liên quan gì đến *NIX cả, nhưng trả lời được là bạn cài được.
Code:
chown squid:squid /var/cache/squid

Nhưng mà trong cấu hình của bạn có những directive khá vô lí. Chẳng hạn như:
Code:
cache_dir ufs /var/cache/squid 2000 16 256

Như vậy bạn cấp 2GB disk cho squid, nhưng chỗ này
Code:
maximum_object_size 4000 MB

bạn lại cho phép squid lưu trữ cache file lớn nhất là 4GB, sao squid làm được điều này?

Cấu hình squid server của bạn ra sao? Với cache_dir là 2000 MB thì cache_mem chỉ định 512 MB là hơi thừa mem, nhưng không phải thừa là tốt đâu.
Thề là chưa thấy chỗ nào "chậm" smilie
Với lại sao anh không ban 3 ip kia đi, mà đó là output của lệnh gì?
 
Go to Page:  First Page Page 2 4 5 6 Page 7 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|