banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: tranvanminh  XML
Profile for tranvanminh Messages posted by tranvanminh [ number of posts not being displayed on this page: 1 ]
 

vietwow wrote:
Thanx lão 777 rất nhiều, vậy còn cái IP loopback thì giải thích ra sao nhỉ smilie  


Cũng thế thôi , lão vào file config sửa rồi thử khởi động lai apache xem ? smilie)

vietwow wrote:
Khi show bảng netstat -nat ra thì nó sẽ hiện ra trạng thái của tất cả những port như đang listen, established, time_wait, fin_wait... nhưng mình ko hiểu 1 điều, đó là cách "diễn tả" 1 port đang được listen của nó, vd mình bật apache thì có khi là :

0.0.0.0:80 0.0.0.0:*

Cũng có khi là :

:::80 :::*

Và đôi khi lại là :

127.0.0.1:80 0.0.0.0:*

Vậy các kiểu "diễn tả" vậy có gì khác nhau ? và mục đích của nó để làm gì ? tại sao ko dùng chung 1 kiểu ? 

Cũng là từ trong file httpd.conf mà ra , ví dụ chỉnh trong file httpd.conf như sau
Listen 192.168.0.100:80 


thì netstat -nat sẽ xuất ra là

Proto Recv-Q Send-Q Local Address Foreign Address State
tcp 0 0 192.168.0.100:80 0.0.0.0:* LISTEN 


Còn trường họp chỉnh trong file httpd.conf

Listen *:80 


thì khi netstat -nat sẽ là
tcp 0 0 0.0.0.0:80 0.0.0.0:* LISTEN
 


đối với các chương trình khác thì tui nghĩ cũng thế .
Cấu hình webmail (SquirrelMail)

Nội dung

1. Giới thiệu
2. Cài đặt, cấu hình cơ bản
3. Mở rộng, thông tin thêm
4. Tham khảo

Giới thiệu

Xem http://www.squirrelmail.org/

Bắt đầu viết: tháng 5 năm 2003.
Thay đổi lần cuối vào lúc: Sun Feb 1 12:47:44 JST 2004.

Cài đặt và cấu hình

Bước 1: cài đặt web server (apache), imap server (cyrus-imap, courier-imap), php, và squirrelmail. Hãy chắc chắn là web server, imap server, và php đã hoạt động tốt trước khi sang bước 2.

Bước 2: cấu hình giao diện web cho webmail. Chỉ cần ghi thêm 1 dòng sau đây vào file httpd.conf

###------------------------------------------------------------
# chú ý: RH, FC user không cần làm bước này
# vì đã có file /etc/httpd/conf.d/squirrelmail.conf

Alias /webmail /usr/share/squirrelmail

# URL của trang webmail sẽ là
# http://www.domain.name/webmail
###--------------------------------------------------------------

Xong khởi động lại apache.

Bước 3: cấu hình squirrelmail

###-------------------------------------------------------
# thực hiện lệnh cấu hình conf.pl
/usr/share/squirrelmail/config/conf.pl

# sẽ thấy
SquirrelMail Configuration : Read: config.php (version)
-------------------------------------------------
Main Menu --
1. Organization Preferences
2. Server Settings
3. Folder Defaults
4. General Options
5. Themes
6. Address Books (LDAP)
7. Message of the Day (MOTD)
8. Plugins
9. Database

D. Set pre-defined settings for specific IMAP servers

C. Turn color off
S Save data
Q Quit

Command >>
###------------------------------------------------------------ 


Chọn menu thích hợp và cung cấp những thông tin cần thiết. Quan trọng nhất ở bước này là "2. Server Settings", phần IMAP server. Sau khi chỉnh sửa xong, chọn "S Save data" (lưu giữ cấu hình) và "Q Quit" (thoát). Cấu hình sẽ được ghi lại trong file "/etc/squirrelmail/config.php".

Bước 4: kiểm tra lại file config.php lần cuối, chỉnh sửa (lặp lại bước 3, hoặc ghi trực tiếp lên file config.php). Sau đây là ví dụ về một phần (chính) của file config.php.

###--------------------------------------------------------------
$org_name = "My Webmail Service";
$squirrelmail_default_language = 'en_US';
$domain = 'real.domain.name';
$imapServerAddress = 'localhost';
$imapPort = 143;
$useSendmail = true;
$smtpServerAddress = 'localhost';
$smtpPort = 25;
$sendmail_path = '/usr/sbin/sendmail';

// trường hợp IMAP server là courier-imap
$imap_server_type = 'courier';
$default_folder_prefix = 'INBOX.';
$trash_folder = 'Trash';
$sent_folder = 'Sent';
$draft_folder = 'Drafts';
###------------------------------------------------------- 


Mở rộng, thông tin thêm


1. sau khi logout khỏi squirrelmail, muốn trang web chuyển đến www.domain.name: tìm và sửa trong file config.php như sau: $signout_page = 'http://www.domain.name';
2. muốn dùng Unicode: $default_charset = 'utf-8';
3. muốn secure login, bắt buộc user dùng https (không dùng http): trong httpd.conf, ghi thêm những dòng sau đây

###---------------------------------------------------
Alias /webmail /usr/share/squirrelmail
<Directory /usr/share/squirrelmail>
SSLRequireSSL
</Directory>
###--------------------------------------------------- 


Tham khảo


1. http://www.squirrelmail.org/
Cấu hình POP3 server với solid-pop3d

Nội dung

1. Giới thiệu
2. Cài đặt, cấu hình
3. Tham khảo, tài liệu liên quan

Giới thiệu
solid-pop3d là một trong số rất ít pop3 server (tại thời điểm viết bài này 5/2003) cho phép người dùng nhận mail lưu giữ dạng Maildir bằng giao thức APOP. Bài viết này giới thiệu cách sử dụng solid-pop3d để dựng một pop3 server trong những điều kiện sau đây:

* máy chủ chạy hệ điều hành Linux
* mail đang được lưu giữ ở dạng Maildir
* lấy mail bằng một trong hai giao thức: POP3 hoặc APOP

Bắt đầu viết: tháng 5 năm 2003.
Thay đổi lần cuối vào lúc: Sun Feb 1 12:47:44 JST 2004.

Cài đặt, cấu hình
Thứ tự cài đặt

// tải solid-pop3d
$ wget http://solidpop3d.pld.org.pl/solid-pop3d-0.15.tar.gz

// tạo một account riêng để chạy solid-pop3d
$ su -
# /usr/sbin/useradd -d /dev/null -s /dev/null -M spop3d


// cài đặt
$ tar zxvf solid-pop3d-0.15.tar.gz
$ cd solid-pop3d-0.15
$ ./configure --enable-apop
$ make
$ su -
# make install
# cd /usr/local/sbin
# strip spop3d


Cấu hình

// tham khảo cấu hình mặc định
# cp solid-pop3d-0.15/doc/config.example /usr/local/etc/spop3d.conf

// sửa đổi file /usr/local/etc/spop3d.conf như sau
<Global>
MailDropName Maildir
MailDropType maildir
AllowAPOP yes
</Global> 


Khởi động

Bài viết này giới thiệu cách khởi động solid-pop3d bằng xinetd. Sao lưu file /etc/xinetd.d/pop3 (nếu đã có), và tạo file /etc/xinetd.d/pop3 mới với nội dung như sau

### --- start of /etc/xinetd.d/pop3
# default: off
# pop3 for solid-pop3d (spop3d)
service pop3
{
socket_type = stream
protocol = tcp
wait = no
user = root
server = /usr/local/sbin/spop3d
}
### --- end of /etc/xinetd.d/pop3 


Sau đó khởi động lại xinetd
# killall -HUP xinetd

Đến đây, pop3 server đã được khởi động. Kiểm tra pop3 server bằng một trong những cách sau đây

// kiểm tra bằng nmap
$ nmap localhost
...
110/tcp open pop-3
...

// kiểm tra bằng ps
$ ps aux | grep spop3d
...
spop3d 24816 0.0 0.0 1664 4 ? S Jan11 0:00 spop3d 

...

Cuối cùng, mỗi user tự tạo APOP password cho mình bằng lệnh

$ /usr/local/bin/pop_auth

Tham khảo

1. Hai cách lưu giữ mail: Mailbox và Maildir
2. Tìm hiểu thêm về giao thức APOP
3. Những mail client có thể dùng giao thức APOP
4. bổ sung tháng 5/2005: ngày 3/5/2005, mpop http://mpop.sf.net) ver 0.6.2 support APOP/Maildir
Postfix + amavisd-new + ClamAV


Nội dung

1. Giới thiệu
2. Cài đặt, cấu hình
3. Tham khảo

Giới thiệu

ClamAV: http://www.clamav.net/
amavisd-new: http://www.ijs.si/software/amavisd/
Postfix: http://www.postfix.org/

Bắt đầu viết: tháng 5 năm 2003.
Thay đổi lần cuối vào lúc: Sun Feb 1 12:47:44 JST 2004.

Cài đặt và cấu hình

1. Phần 1: Cài đặt, cấu hình Clam AntiVirus
* tải rpm và cài đặt

// tải rpm cho FC2
// rpm cho FC phiên bản khác: tìm ở http://crash.fce.vutbr.cz/crash-hat/
$ wget http://crash.fce.vutbr.cz/crash-hat/2/clamav/clamav-version.i386.rpm

// cài đặt
# rpm -ivh clamav-version.i386.rpm

* Cấu hình: sửa đổi 2 file /etc/freshclam.conf và /etc/clamav.conf
Chú ý: phiên bản trước 0.80 : clamd.conf, từ 0.80: clamav.conf

file /etc/freshclam.conf (tự động cập nhật thông tin virus)

##
## ví dụ về freshclam.conf
## đọc clamd.conf(5) manual để biết cách cấu hình
##

# nơi giữ thông tin virus
DatabaseDirectory /var/lib/clamav

# vị trí log
UpdateLogFile /var/log/clamav/freshclam.log

# thông tin pid
PidFile /var/run/clamav/freshclam.pid

# chạy freshclam bằng tài khoản sau đây
DatabaseOwner clamav

# dùng DNS TXT record để xác định phiên bản
DNSDatabaseInfo current.cvd.clamav.net

# địa chỉ cập nhật thông tin virus (round-robin DNS)
# XY là mã quốc gia, xem http://www.iana.org/cctld/cctld-whois.htm
DatabaseMirror db.XY.clamav.net
#DatabaseMirror database.clamav.net

# thử làm lại, trường hợp không kết nối được
MaxAttempts 3

# cập nhật thông tin virus, 12 lần/ngày (every 2 hour)
Checks 12

# Nếu dùng proxy
#HTTPProxyServer myproxy.com
#HTTPProxyPort 1234
#HTTPProxyUsername myusername
#HTTPProxyPassword mypass

# RELOAD clamd nếu có thông tin virus mới
NotifyClamd /etc/clamd.conf 



file /etc/clamav.conf (chương trình chính)

##
## ví dụ về clamav.conf
## đọc clamd.conf(5) manual để biết cách cấu hình
##

# vị trí log
LogFile /var/log/clamav/clamd.log

# giới hạn cỡ log file, mặc định là 1 MB.
# 0: không giới hạn
LogFileMaxSize 0

# dùng system logger
LogSyslog

# thông tin pid
PidFile /var/run/clamav/clamd.pid

# vùng tạm
TemporaryDirectory /tmp

# nơi giữ thông tin virus
DatabaseDirectory /var/lib/clamav

# chỉ nhận yêu cầu từ cổng 3310 của localhost
TCPSocket 3310
TCPAddr 127.0.0.1 


# những option khác: có thể dùng giá trị mặc định


* khởi động ClamAV

# chkconfig --level 3 freshclam on
# chkconfig --level 3 clamd on

# /etc/init.d/freshclam start
# /etc/init.d/clamd start


2. Phần 2: Cài đặt, cấu hình amavisd-new
3. Phần 3: Cấu hình Postfix
4. Phần 4: Kiểm tra hoạt động

Tham khảo

1. /usr/share/doc/postfix-version/README_FILES/FILTER_README
2. http://www.ijs.si/software/amavisd/README.postfix
3. http://www.eicar.org/anti_virus_test_file.htm
Chống spam bằng SpamAssassin

Nội dung

1. Giới thiệu
2. Cài đặt, cấu hình cơ bản
3. Mở rộng, nâng cao
4. Tham khảo

Giới thiệu

SpamAssassin phát hiện và đánh dấu spam mail bằng cách phân tích thông tin trong header và nội dung mail. SpamAssassin tiêu tốn khá nhiều tài nguyên (cpu, memory, thời gian xử lý) của server, đặc biệt khi phải xử lý những mail có size lớn. Cấu hình để SpamAssassin hoạt động tốt, đồng thời giảm nhẹ sự tiêu tốn tài nguyên cho server là một vấn đề quan trọng.

Bài viết này giới thiệu cách dùng SpamAssassin và procmail để đánh dấu spam mail cho Postfix server (postfix 2.x). Phương pháp này có những đặc điểm

* ít thay đổi cấu hình mặc định của Postfix (chỉ sửa một dòng trong file main.cf, không thay đổi file master.cf)
* giảm tải cho server bằng cách dùng spamc/spamd (không dùng trực tiếp chương trình spamassassin) và chọn cỡ mail thích hợp
* cho phép mỗi user tự xây dựng quy tắc kiểm tra spam riêng cho mình
* chú ý: ở đây chỉ dùng SpamAssassin để đánh dấu mail. Việc xử lý những mail bị đánh dấu spam (như xóa, phân loại vào hộp thư riêng) được thực hiện ở mail client.

Bắt đầu viết: tháng 5 năm 2003.
Thay đổi lần cuối vào lúc: Sun Feb 1 12:47:44 JST 2004.

Cài đặt và cấu hình

Mail đến server sẽ được xử lý như sau: postfix → procmail → spamassassin → hộp thư của user.

Bài viết này giả sử postfix, spamassassin, và procmail đã được cài đặt và hoạt động. Những file cấu hình cần thiết và vị trí của chúng giả sử như sau

1. postfix: /etc/postfix/main.cf
2. procmail: /etc/procmailrc
3. SpamAssassin: /etc/mail/spamassassin/local.cf

Trước hết, sửa file main.cf để procmail xử lý mail

### chỉ cần uncomment (xóa #) dòng này
mailbox_command = /usr/bin/procmail
 

Tiếp đến, tạo một file /etc/procmailrc như sau

### tôi thích dùng Maildir
MAILDIR=$HOME
DEFAULT=$MAILDIR/Maildir/
DROPPRIVS=yes

# spam thường có size nhỏ hơn 10 KiB (10*1024=10240 bytes),
# kiểm tra những file lớn chỉ làm tốn tài nguyên của server!
:0fw
* < 10240
| /usr/bin/spamc
 

Sau đó lập những quy tắc kiểm tra mail cho SpamAssassin. File local.cf ghi những quy tắc chung cho mọi user.

# thường chỉ nhận mail tiếng Việt, tiếng Anh
ok_locales vi en
# ngưỡng spam, nên sử dụng những giá trị từ 5-10
required_hits 5
# thay đổi tiêu đề mail nếu là spam
rewrite_subject 1
# đánh dấu spam
subject_tag [*** SPAM ***]

# với SpamAssassin 3.x: thay thế "rewrite_subject" và "subject_tag" bằng
# rewrite_header Subject [*** SPAM ***]

# đây là mail của những người quan trọng,
# không bao giờ được đánh dấu spam!
whitelist_from gf@domain-1.name
whitelist_from *@domain-2.name 


Khởi động SpamAssassin (xem script khởi động phía dưới) với option: SPAMDOPTIONS="-d -c -a -m5", trong đó

1. -d: (daemonize) chế độ daemon
2. -c: (create-prefs) tạo file cấu hình riêng cho các user
3. -a: (auto-whitelist) tự động điều chỉnh whitelist
4. -m: (max-children) số process tối đa

Gõ "man spamd" để xem thêm về các option.

Sau đây là một ví dụ về script khởi động /etc/init.d/spamassassin (tham khảo từ file của FC1).

#!/bin/sh
# spamassassin This script starts and stops the spamd daemon
#
# chkconfig: 3 80 30
#
# description: spamd is a daemon process which uses SpamAssassin to check
# email messages for SPAM. It is normally called by spamc
# from a MDA.

# Source function library.
. /etc/rc.d/init.d/functions

# Source networking configuration.
. /etc/sysconfig/network

# Check that networking is up.
[ ${NETWORKING} = "no" ] && exit 0

# Source spamd configuration.
if [ -f /etc/sysconfig/spamassassin ] ; then
. /etc/sysconfig/spamassassin
else
SPAMDOPTIONS="-d -c -a -m5 -H"
fi

[ -f /usr/bin/spamd -o -f /usr/local/bin/spamd ] || exit 0
PATH=$PATH:/usr/bin:/usr/local/bin

# See how we were called.
case "$1" in
start)
# Start daemon.
echo -n "Starting spamd: "
daemon spamd $SPAMDOPTIONS
RETVAL=$?
echo
[ $RETVAL = 0 ] && touch /var/lock/subsys/spamassassin
;;
stop)
# Stop daemons.
echo -n "Shutting down spamd: "
killproc spamd
RETVAL=$?
echo
[ $RETVAL = 0 ] && rm -f /var/lock/subsys/spamassassin
;;
restart)
$0 stop
$0 start
;;
status)
status spamd
;;
*)
echo "Usage: $0 {start|stop|restart|status}"
exit 1
esac

exit 0 


Sau khi khởi động, spamd (spamassassin daemon) sẽ chờ ở cổng 783 của localhost (address 127.0.0.1).

### khởi động spamassassin
/etc/init.d/spamassassin start

### kiểm tra bằng nmap
$ nmap localhost

### kết quả nmap
...
783/tcp open hp-alarm-mgr
...

Đến đây kết thúc phần cấu hình. Khởi động lại postfix (lệnh "postfix reload"), gửi thử 1 mail và kiểm tra phần header

### đây là ví dụ về header một mail bình thường, không phải spam
X-Spam-Checker-Version: SpamAssassin ver (YYYY-MM-DD) on ServerName
X-Spam-Level: *
X-Spam-Status: No, hits=1.2 required=5.0 tests=xxx autolearn=xxx version=x.yz

### đây là ví dụ về header của một spam mail
X-Spam-Checker-Version: SpamAssassin ver (YYYY-MM-DD) on ServerName
X-Spam-Level: ******************
X-Spam-Status: Yes, hits=18.3 required=5.0 tests=FORGED_AOL_HTML,
FORGED_MUA_AOL_FROM,HTML_90_100,HTML_IMAGE_ONLY_02,HTML_MESSAGE,
MIME_HTML_NO_CHARSET,MIME_HTML_ONLY,MIME_HTML_ONLY_MULTI,
MISSING_MIMEOLE,MISSING_OUTLOOK_NAME,NO_DNS_FOR_FROM,RCVD_IN_DSBL,
RCVD_IN_NJABL,RCVD_IN_NJABL_PROXY,RCVD_IN_SORBS,RCVD_IN_SORBS_HTTP,
RCVD_IN_SORBS_MISC autolearn=spam version=x.yz
 


Tham khảo, thông tin thêm

1. mẫu thử spam
2. ví dụ về một spam mail sau khi qua bộ lọc SpamAssassin
3. http://www.peregrinehw.com/downloads/SpamAssassin/INSTALL-RH9-NOTES
4. tại sao dùng spamc/spamd hiệu quả hơn dùng trực tiếp chương trình spamasassin?

man spamc: Spamc is the client half of the spamc/spamd pair. It should be used in place of "spamassassin" in scripts to process mail... Spamc has extremely low overhead in loading, so it should be much faster to load than the whole spamassassin program.

man spamd: The purpose of this program is to provide a daemonized version of the spamassassin executable. The goal is improving throughput performance for automated mail checking. This is intended to be used alongside "spamc", a fast, low-overhead C client program.
5. Theo cấu hình spamd như trong bài viết này, mỗi user có thể dùng bộ lọc mặc định (là file /etc/mail/spamassassin/local.cf do system admin quản lý), hoặc có thể tự điều chỉnh bộ lọc riêng cho mình nếu không thỏa mãn với cấu hình của bộ lọc mặc định. Cấu hình bộ lọc spam cho user nằm ở file $HOME/.spamassassin/user_prefs

Mỗi khi kiểm tra mail, spamd sẽ sử dụng bộ lọc user_prefs trước (ưu tiên), nếu không tìm thấy user_prefs, spamd sẽ dùng bộ lọc mặc định local.cf. Những option để cấu hình user_prefs hoàn toàn giống như của local.cf

6. Xem list tất cả những option của bộ lọc spam ở đây
http://spamassassin.apache.org/tests.html
Chống spam bằng DNS-based Blocklists (DNSBL, RBL)

Nội dung

1. Giới thiệu
2. Cài đặt, cấu hình cơ bản
3. Mở rộng, thông tin thêm
4. Tham khảo

Giới thiệu

UCE (unsolicited commercial email), hay spam, thường được gửi từ những mail server có vài đặc điểm nhất định. Ví dụ, từ những server có cấu hình không hoàn chỉnh (open relay, không tuân thủ tiêu chuẩn RFC), những server không có thông tin rõ ràng về người quản trị (máy kết nối bằng dial-up, máy không có reverse DNS), hay từ những server chuyên gửi spam. Người ta đã lập được danh sách những mail server như vậy, danh sách này được update thường xuyên, gọi chung là RBL (real-time blackhole list), hay DNSBL (DNS-based Blocklist).
Bài viết này giới thiệu cách chống spam cho Postfix server (version 2) bằng cách dùng RBL. Đặc điểm của phương pháp này là kiểm tra nhanh và ít tốn tài nguyên của server, vì bước kiểm tra được thực hiện trước khi gửi dữ liệu mail, và việc kiểm tra chỉ dựa vào kết quả tìm kiếm DNS.

Bắt đầu viết: tháng 5 năm 2003.
Thay đổi lần cuối vào lúc: Sun Feb 1 12:47:44 JST 2004.

Cài đặt và cấu hình

Ghi thêm vào file main.cf (/etc/postfix/main.cf) những dòng sau

smtpd_client_restrictions =
permit_mynetworks,
reject_rbl_client list.dsbl.org,
reject_rbl_client relays.ordb.org,
reject_rbl_client sbl-xbl.spamhaus.org

smtpd_recipient_restrictions =
permit_mynetworks,
reject_rbl_client list.dsbl.org,
reject_rbl_client relays.ordb.org,
reject_rbl_client sbl-xbl.spamhaus.org 


Và reload Postfix

# postfix reload

Phần này nói thêm về cách block spam bằng cách kiểm tra trước khi email thực sự được gửi đi. Không liên quan đến RBL, tuy nhiên có những đặc điểm giống cách lọc spam bằng RBL: chỉ kiểm tra header, dựa vào DNS.

# yêu cầu client phải gửi lệnh HELO (EHLO)
smtpd_helo_required = yes
smtpd_helo_restrictions = permit_mynetworks, reject_invalid_hostname
###----------------------------------------
# từ chối relay (Reject) nếu không tìm thấy A, MX record
# tham khảo bài viết về DNS để biết ý nghĩa của A, MX
smtpd_sender_restrictions = reject_unknown_sender_domain
###----------------------------------------
# từ chối relay từ một số địa chỉ IP nhất định (vì nhiễm virus?)
# ví dụ 192.168.1.100, 172.16.1.0/24
smtpd_client_restrictions =
permit_mynetworks,
check_client_access hash:/etc/postfix/reject_client
# nội dung file /etc/postfix/reject_client
192.168.1.100 REJECT
172.16.1 REJECT
# tạo database /etc/postfix/reject_client.db bằng lệnh sau
/usr/sbin/postmap /etc/postfix/reject_client
###----------------------------------------
# từ chối relay từ một số người nhất định (spammer)
# ví dụ spammer@domain1.name, *@domain2.name
smtpd_sender_restrictions =
reject_unknown_sender_domain,
reject_non_fqdn_sender,
hash:/etc/postfix/reject_sender
# file /etc/postfix/reject_sender có nội dung như sau
spammer@domain1.name REJECT
domain2.name REJECT
# tạo database /etc/postfix/reject_sender.db
/usr/sbin/postmap /etc/postfix/reject_sender 


Thông tin thêm

1. Thế nào là open-relay server?
2. Những lỗi thường gặp (do vi phạm RFC)
3. Có bao nhiêu RBL? Hàng trăm cái như vậy. Mỗi loại RBL có những đặc điểm khác nhau: tiêu chuẩn đánh giá spam, có cho phép người dùng cung cấp thông tin và cập nhật database hay không, database có thường xuyên được cập nhật hay không v.v...; và những điều này quyết định uy tín, số người dùng của RBL. Tất nhiên chọn dùng những RBL khác nhau (và sử dụng theo những thứ tự khác nhau) sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau. Trong số những RBL tốt, phổ biến có
* ORDB (Open Relay Database, http://www.ordb.org).
* DSBL (Distributed Server Boycott List, http://www.dsbl.org).
* Spamhaus (The Spamhaus Project, http://www.spamhaus.org).
* và đây là danh sách hàng trăm RBL. Hãy tìm kiếm, dùng thử và chọn cho mình những RBL thích hợp.
http://moensted.dk/spam/

Tham khảo

1. http://www.postfix.org/uce.html
Hướng dẫn sử dụng tiếng Việt trong Linux

Thái Ngọc Duy Nguyễn

<pclouds@users.sourceforge.net>

Fonts in AbiWord, Gnumeric, GEdit: Nguyên Vũ

<vncasper@yahoo.com>

Fonts in Open Office: Hải Lâm Đào

<daohailam@yahoo.com>

uvconv: Kim Long Phan

<p.k.long@sh.cvut.cz>

vntovn: Thế Thành Hán

<hanthethanh@gmx.net>

Guido Gonzato

ggonza@tin.it

Table of Contents

Lời mở đầu

Gói là gì?

1. Cài đặt bằng RPM

Dùng lệnh rpm

Cài đặt
Gỡ cài đặt
Quản lý gói

Dùng kpackage

Cài đặt
Gỡ cài đặt

Dùng GnoRPM

Cài đặt
Gỡ cài đặt

2. Cài đặt bằng DPKG

Cài đặt
Gỡ cài đặt

3. Cài đặt bằng Slackware

Cài đặt
Gỡ cài đặt

4. Cài đặt từ mã nguồn

Cài đặt

Giải nén
Cài đặt kiểu GNU
Cài đặt kiểu khác

Gỡ cài đặt
Quản lý gói bằng checkinstall

Cài đặt checkinstall
Sử dụng checkinstall

Nguyễn Thái Ngọc Duy

Dịch giả : Nguyễn Thái Ngọc Duy


Tác giả: Kostromin V. A.
Dịch bởi : Pham Vĩnh Thịnh

Nguồn : http://iatp.vspu.ac.ru/phan/l4u/




nhocbmt wrote:
mysql -u root -p <--- khi em tye pass dô thì nó đen thui ko quay ra lại # được ! em đành phải close putty rồi login dô lại ! em đã dùng các lệnh của anh conmale rồi nhưng vẫn ko được !

Khi em cat /etc/my.cnf thì nó báo no such file ! em nghi chắc file my.cnf bị del rồi quá huhu !

smilie


File my.cnf mất thì có thể đưa vào lại , không sao . :twisted:

bạn cài đặt từ source hay RPM ? post script của mysqld (/etc/rc.d/init.d/mysqld) với /etc/my.cnf lên đây cho mọi người xem thử nó thế nào ?

nhocbmt wrote:
àh ! em coppy lộn smilie(

Em bị thế này nè anh :

[root@server ~]# service mysqld restart
Shutting down MySQL................................... ERROR!
Starting MySQL SUCCESS!


đó anh smilie( ! đây là sub serv anh àh ! híc ! 


Trong log file có báo gì không ?

File /etc/my.cnf có nội dung gì ? bạn post lên luôn .

VMware wrote:
5 Cuốn làm quen với Linux bằng Tiếng Việt cho ai bắt đầu làm quen với OpenSource (Tui rất ghét cái này nhưng sao giờ ở đâu tuyển dụng cũng đòi biết nó nhỉ, đành mò chút smilie ).

Download: http://rapidshare.de/files/28714787/Linuxvn.rar.html
Password: VMware 


Cái này tôi đã up hết lên HVA và còn nhiều bài hướng dẫn khác , thành viên HVA có thể down trực tiếp từ server HVA .

http://vnhacker.org/hvaonline/posts/list/2118.html


Tóm tắt Linux Shell Programming


Tạo file script

* Soạn thảo file text, đặt tên file shellfile (có đuôi bất kỳ), dòng đầu tiên có dòng sau: #!/bin/sh, sau đó là các lệnh Shell hoặc các lệnh Linux.
* Chạy các lệnh sau để có thể chạy được chmod +x shellfile , sau đó có thể chạy bằng lệnh ./shellfile

Ý nghĩa các ký tự

* Bắt đầu bằng dấu '#'- ký hiệu rằng dòng đấy là comment.
* Dấu ngoặc đơn 'a' sẽ in nguyên văn đoạn text trong ngoặc.
* Dấu "a", sẽ in nguyên văn đoạn text, trong đó biến có thể được thay giá trị.

Các biến

* Biến không cần phải khai báo trước, bắt đầu bằng chữ cái (ví dụ là var), khi tham chiếu thì thêm dấu $ ở trước, ví dụ $var. (gán var=2; thì khi echo $var, sẽ cho kết quả là 2).
* có thể dùng biến và nối với ký tự như sau: ${var}nd thì kết quả trả về 2nd.

Pipes, wwwection and backtick

* pipes (|) gửi đầu ra output (stdout) của một tiến trình sang đầu vào (stdin) của mộ tiến trình khác.

Code:
grep "hello" file.txt | wc -l


* wwwection: ghi đầu ra output của mọt chương trình ra một file khác hoặc nối vào file khác
> ghi ra file, nếu nó đã tồn tại thì ghi đè nó
>> Nối vào file cũ nếu đã tồn tại hoặc nếu chưa có thì tạo ra file mới và ghi dữ liệu vào đó.

* Backtick
Đầu ra của một chương trình được sử dụng làm tham số cho chương trình khác (không phải như đầu vào stdin như ở trên) cho một lệnh khác. Bạn cũng có thể dùng đầu ra output như là biến, tham số của chương trình khác.
Lệnh

Code:
find . -mtime -1 -type f -print


sẽ tìm tất cả các file được thay đổi trong vòng 24 giờ qua (-mtime -2 sẽ là 48). Nếu bạn muốn nén lại thành một file để lưu trữ thì lệnh có thể được sử dụng như:

Code:
tar xvf file.tar infile1 infile2 ...


Bạn có thể gộp hai lệnh đó và dùng dấu (`), không phảit dấu ngoặc đơn ('):

Code:
#!/bin/sh
# Sử dụng dấu (`) không phải dấu ('):
tar -zcvf lastmod.tar.gz `find . -mtime -1 -type f -print`


Lệnh có cấu trúc

* Lệnh "if": kiểm tra điều kiện đúng :

Code:
if ....; then
....
elif ....; then
....
else
....
fi


* Lệnh "test" thường được viết như " [ ] ". Lưu ý là phải có dấu cách sau và trước dấu "[ ]". Ví dụ:

[ -f "somefile" ] : Test if somefile is a file.
[ -x "/bin/ls" ] : Test if /bin/ls exists and is executable.
[ -n "$var" ] : Test if the variable $var contains something
[ "$a" = "$b" ] : Test if the variables "$a" and "$b" are equal

Gõ lệnh "man test" để có thêm các tham số.

* Gõ tắt bằng các dấu &&||:

[ -f "/etc/shadow" ] && echo "This computer uses shadow passwors"

Dấu && được sử dụng như điều kiện và. Trong ví dụ trên : "Nếu /etc/shadow tồn tại và (AND) lệnh echo sẽ được thực hiện". Toán tử OR smilie) cũng được sử dụng như ví dụ sau:

Code:
#!/bin/sh
mailfolder=/var/spool/mail/james
[ -r "$mailfolder" ] || { echo "Can not read $mailfolder" ; exit 1; }
echo "$mailfolder has mail from:"
grep "^From " $mailfolder


Nếu có thư thì hiện các thư, còn không thì thông báo là không đọc được và kết thúc.

* Lệnh Case: kiểm tra thoả mãn (using shell wildcards such as * and ?).

Code:
case ... in
...) do something here;;
esac


Ví dụ chúng ta có thể viết một chương trình smartzip có thể giải nén một cách tự động với các dạng:
Code:
#!/bin/sh
ftype=`file "$1"`
case "$ftype" in
"$1: Zip archive"*)
unzip "$1" ;;
"$1: gzip compressed"*)
gunzip "$1" ;;
"$1: bzip2 compressed"*)
bunzip2 "$1" ;;
*) error "File $1 can not be uncompressed with smartzip";;
esac

Ở đây $1 là tham số (có thể đến $9, $* là tất cả các tham số) ví dụ
smartzip articles.zip.

* Lệnh select được sử dụng để tương tác lựa chọn các phương án khác nhau:

Code:
select var in ... ; do
break
done
.... now $var can be used ....


Ví dụ:

Code:
#!/bin/sh
echo "What is your favourite OS?"
select var in "Linux" "Gnu Hurd" "Free BSD" "Other"; do
break
done
echo "You have selected $var"

Chương trình sẽ in ra màn hình:

What is your favourite OS?
1) Linux
2) Gnu Hurd
3) Free BSD
4) Other
#? 1
You have selected Linux
 

* Lệnh while-loop

Code:
while ...; do
....
done


* Lệnh for-loop

Code:
for var in ....; do
....
done



Nguồn : http://vkopensource.blogspot.com/
Tại vì em sợ mấy mod nói Spam rồi ban nick nữa  

Không vi phạm nội qui thì không có ban nick của member đâu mà sợ , bồ lo xa quá chăng ? smilie)

Với lại là chỗ tán gẫu thì cũng đâu cần tính bài làm gì.  

Mình hỏi thêm nhé , nếu tính bài thì sao ? không tính bài thì thế nào ?

Bigball_hacker wrote:
Em có ý kiến là các bác trong BQT nên chỉnh sửa box Tán Gẫu thành không tính bài viết. Có như thế mới giúp bọn em chat chit thoải mái (tất nhiên không post bài vi phạm). Em thấy những site khác đều làm vậy 


Cho mình hỏi một chút nhé , mình thấy bài viết tăng nhiều cũng đâu có được gì đâu mà phải riêng box tán gẫu không được tính bài ?

Thân
1. Cấu trúc Spec File

Các file RPM (gói phần mềm) được sử dụng rất nhiều trong nhiều distro Linux: Redhat, Fedora, Turbo Linux... Cấu trúc RPM do Redhat phát triển. Để tạo ra các file RPM chúng ta dùng lệnh rpmbuild với tham số là file spec.

File spec bao gồm sáu phần chính: header (đầu mục), %prep, %build, %install, %clean, %files, %changelog, các mục này chỉ có một và theo trình tư như đã liệt kê, trong mỗi mục đó có thể có một số macro (lưu ý là các macro cũng có dấu % ở trước). Trong các mục này có thể thực hiện các lệnh shell (sh), nhưng không cần có #!/bin/sh.


Các macro có thể xuất hiện nhiều lần trong một mục.


File Spec được sử dụng để tạo các gói rpm. Tên file chúng ta nên đặt theo quy ước chuẩn: têngói-gạchngang-sốhiệuphiênbản-sốhiệupháthành-chấm-spec.


Đây là một ví dụ (eject-2.0.2-1.spec):


Summary: A program that ejects removable media using software control.
Name: eject
Version: 2.0.2
Release: 3
Copyright: GPL
Group: System Environment/Base
Source: http://metalab.unc.edu/pub/Linux/utils/disk-management/eject-2.0.2.tar.gz
Patch: eject-2.0.2-buildroot.patch
BuildRoot: /var/tmp/%{name}-buildroot

%description
The eject program allows the user to eject removable media
(typically CD-ROMs, floppy disks or Iomega Jaz or Zip disks)
using software control. Eject can also control some multi-
disk CD changers and even some devices' auto-eject features.

Install eject if you'd like to eject removable media using
software control.

%prep
%setup -q
%patch -p1 -b .buildroot

%build
make RPM_OPT_FLAGS="$RPM_OPT_FLAGS"

%install
rm -rf $RPM_BUILD_ROOT
mkdir -p $RPM_BUILD_ROOT/usr/bin
mkdir -p $RPM_BUILD_ROOT/usr/man/man1

install -s -m 755 eject $RPM_BUILD_ROOT/usr/bin/eject
install -m 644 eject.1 $RPM_BUILD_ROOT/usr/man/man1/eject.1

%clean
rm -rf $RPM_BUILD_ROOT

%files
%defattr(-,root,root)
%doc README TODO COPYING ChangeLog

/usr/bin/eject
/usr/man/man1/eject.1

%changelog
* Sun Mar 21 1999 Cristian Gafton
- auto rebuild in the new build environment (release 3)

* Wed Feb 24 1999 Preston Brown
- Injected new description and group.

[ Some changelog entries trimmed for brevity. -Editor. ] 


2. Tiêu đề (The Header)

Tiêu đề bao gồm một số mục sau:

Summary: Một dòng mô tả về sản phẩm.

Name: tên gói mà bạn sẽ sử dụng.

Version: chuỗi số phiên bản.

Release: chuỗi phát hành.

Copyright: Bản quyền.

Source: Là thư mục chứa mã nguồn hoặc nơi chứa mã nguồn. Bạn cũng có thể mô tả nhiều nơi chứa mã nguồn như sau::

Source0: blah-0.tar.gz
Source1: blah-1.tar.gz
Source2: fooblah.tar.gz
 

Patch: nơi mô tả các gói patch, các goi snày phải có tên file chính xác sẽ được sử dụng sau này trong quá trình patch:

Patch0: blah-0.patch
Patch1: blah-1.patch
Patch2: fooblah.patch 

Các file này phải nằm trong thư mục mã nguồn (SOURCES directory).

Group: Là nhóm mà gói phần mềm thuộc trong đó, có thể là mức cao nhất trong bộ gói cài đặt của Red Hat (Red Hat's gnorpm). Bạn cũng có thể tìm thấy một số thông tin ở /usr/doc/rpm*/GROUPS. Ví dụ về cây của các nhóm gói phần mềm:

Amusements/Games
Amusements/Graphics
Applications/Archiving
Applications/Communications
Applications/Internet
Applications/Multimedia
Applications/Publishing
Applications/System
Development/System
Development/Tools
Documentation
System Environment/Base
System Environment/Shells
User Interface/Desktops
User Interface/X
User Interface/X Hardware Support 



BuildRoot: Dòng này quy định thư mục "gốc" cho mã nguồn để biên dịch và cài đặt.


%description mô tả về phần mềm, có thể được viết ở dạng nhiều dòng.


3. Prep

Đây là phần chuẩn bị để biên dịch, bao gồm giải nén, vá chuẩn bị để chạy chương trình make.

Bạn có thể tạo ra file shell để làm các công tác chuẩn bị, tuy nhiên rpm có sẵn một số macro để làm đơn giản quá trình đó.
Macros đầu tiên là %setup . nếu không có tham số thì nó đơn giản là giải nén mã nguồn và chuyển (cd) đến thư mục chứa mã nguồn. %setup có một số tham số sau:


-n name Quy định tên thư mục mã nguồn biên dịch khác với mặc định với tên là name. Mặc định là $NAME-$VERSION. Hoặc có thể là $NAME, ${NAME}${VERSION}, hoặc bất kỳ thế nào do tar file sử dụng. (Chú ý rằng dấu "$" ở đây không hẳn là biến thực trong file spec. Bạn phải dùng tên và version thật.

-c tạo và chuyển thư mục đến thư mục trước khi giải nén (untar).

-b sẽ giải nén mã nguồn thứ #n trước khi chuyển thư mục tới thư mục mã nguồn. Tham số này có ích nếu có nhiều file mã nguồn.

-a sẽ giải nén mã nguồn thứ #n sau khi chuyển tới thư mục mã nguồn.

-T Tham số này sẽ không giải nén và yêu cầu các tham số -b 0 hoặc -a 0 để có mã nguồn giải nén.

-D không xoá thư mục trước khi giải nén. Thường được dùng khi có nhiều %setup, để tránh xoá phần giải nén ở %setup trước, tuy nhiên thường không dùng nếu chỉ có 1 %setup.

Macro tiếp theo là %patch. Phần này sẽ tự động vá (patch mã nguồn), có một số tham s sẽ thực hiện patch#n như là các patch file.

-p chỉ ra số thư mục sẽ thực hiện patch(n) command.

-P Mặc định sẽ thực hiện Patch (hay Patch0). This flag inhibits the default action and will require a 0 to get the main source file untarred. This option is useful in a second (or later) %patch macro that required a different number than the first macro.

Bạn có thể thực hiện %patch thay cho thực hiện lệnh thực tế:
%patch #n -P 


-b extension sẽ lưu lại các file gốc với phần mở rộng là filename.extension trước khi thực hiện vá (patching).

Ngoài các macro này ra bạn cũng có thể thực hiện bất kỳ lệnh nào dạng shell (sh) cho đến mục %build.


4. Build

Bạn có thể liệt kê các lệnh ở đây để biên dịch mã nguồn sau khi đã giải nén và chuyển thư mục hiện thời tơi sthư mục mã nguồn.


Biến RPM_OPT_FLAGS được thiết lập với các giá trị trong /usr/lib/rpm/rpmrc. Hãy kiểm tra với các giá trị thích hợp. Hoặc có thể không cần sử dụng trong file spec.


5. Install

Ở đây không có macro nhưng bạn có thể thực hiện bất kỳ lệnh nào dạng shell để cài đặt, thường bạn dùng lệnh make install để thực hiện phần cài đặt.Bạn lưu ý rằng thư mục hiện thời phải là thư mục mã nguồn.

Biến RPM_BUILD_ROOT cũng được sử dụng để quy định về thưc mục trong phần tiêu đề Buildroot.



6. Dọn dẹp (clean)


Thông thường trước khi buil, tạo gói bạn nên xoá bỏ các file xuất hiện trong quá trình biên dịch, và macro %clean sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.


7. Một số scripts dành cho trước và sau khi cài đặt


Bạn có thể thực hiện một số scripts trước và sau khi cài đặt hoặc gỡ bỏ (installation and uninstallation) của các gói nhị phân (binary). Mục đích chính là có thể chạy ldconfig sau khi cài đặt hoặc gỡ bỏ các gói dùng các thư viện chi sẻ (shared libraries). Bao gồm các macro sau::


%pre là macro thực hiện trước khi cài đặt (pre-install scripts).

%post là macro thực hiện sau khi cài đặt (post-install scripts).

%preun là macro thực hiện trước khi gỡ bỏ (pre-uninstall scripts).

%postun là macro thực hiện sau khi gỡ bỏ (post-uninstall scripts).

Nội dung các macro này là các lệnh shell (sh) nhưng không cần dòng #!/bin/sh ở đầu.


8. Files


Mục này liệt kê các danh sách file và thư mục cho gói nhị phân. Thường danh sách này bạn có thể xem ở trong phần make install.

Ở đây cũng có một số macro để phục vụ cho một số mục đích nào đó:


%doc chỉ ra các file tài liệu (doc) sẽ được đóng gói trong file nhị phân. Tài liệu sẽ được cài trong thư mục /usr/doc/$NAME-$VERSION-$RELEASE. Bạn có thể liệt kê nhiều tài liệu sau phần macro này, hay có thể liệt kê từng tài liệu sau từng macro này.

%config đánh dấu rằng đây là các file config. Bao gồm cả các file như sendmail.cf, passwd, etc. Sau này dù các file config có thay đổi thì nó cũng vẫn được remove.

%dir chỉ ra rằng chỉ có riêng thư mục được liệt kê ở đây như là thành phần của gói. Bình thường nếi liệt kê thư mục không có macro %dir, thì tất cả những gì có trong thư mục đó sẽ được cho vào gói.

%defattr cho phép bạn đặt thuộc tính mặc định cho các file được liệt kê ở dưới. Thuộc tính được mô tả theo dạng (mode, owner, group) , mode là số cơ số 8 mô tả bit pattern (giống như trong lệnh chmod), owner là username , group là tên group mà bạn có thể gán được. Bạn cũng có thể đặt ở một trường nào đấy dấu '-' nếu sử dụng mặc định.

%files -f cho phép bạn liệt kê các file trong một file nào đó của bạn trong thư mục mã nguồn. Chức năng này thường được sử dụng khi gói có file liệt kê danh sách riêng, trong trường hợp đó bạn không phải liệt kê tất cả các file ở đây mà chỉ cần chèn file chứa danh scáh file là được.

Ghi chú: nếu bạn chẳng may liệt kê /usr/bin thì gói nhị phân sẽ bao gồm tất cả các file có trong thư mục này.


9. Changelog

log ghi lại những cập nhật và thay đổi của gói, mỗi khi thay đổi RPM bạn nên ghi lại những thay đổi ở đây.


Định dạng khá là đơn giản, mỗi mục bắt đầu bằng một dòng có dấu '*' sau đó là ngày tháng, tên người cập nhật, địa chỉ email, theo định dạng sau:


date +"%a %b %d %Y" 

Phần còn lại là text theo một trình tự nhất định nào đó, thường là các dòng có gạch đầu dòng ở đầu.


http://vkopensource.blogspot.com/
Lão dùng phiên bản khác thử xem ? vẩn không được luôn ?
Trong bài thảo luận về cách cài đặt FEDORA CORE 5, khoai đã có dịp bàn với anh JAL và anh conmale về swap. Theo lời 2 anh thì swap là phải có cho dù RAM có "dồi dào" thế nào đi nữa. Vậy mong các bạn nào hiểu rõ vì sao swap lại phải có cho dù luôn 0% used thì giải thích cho Khoai dùm 


Hi Mr.Khoai

Quan điểm của mình cũng giống như Mr.Khoai về việc không cần thiết SWAP đến 1G đối với case của topic trước . nhưng không phủ nhận việc cần phải có SWAP trên hệ thống.

theo mình biết thì SWAP có 2 chức năng , chức năng thứ nhất thì cũng như Khoai đã biết là áp dụng SWAP thành Virtual Memory , khi hệ thống thiếu memory (RAM) thì đưa vào SWAP để có thể xử lý tiếp tục , chứ năng thứ 2 là xử lý các chương trình và các thư viện không cần thiết được kernel lọc từ hệ thống đưa vào SWAP.
điển hình cụ thể thì Khoai có thể xem bằng lệnh free . kết quả rất rõ ràng là RAM không thiếu nhưng SWAP vẩn được kernel sử dụng . ở đây không nhất định phải sử dụng SWAP dưới hình thức Virtual Memory , mà cũng có thể là kernel tự động tìm kiếm những chương trình hoặc các thứ viện không cần thiết của hệ thống đẩy ra khỏi RAM đưa vào SWAP xử lý .
tuy nhiên lựa chọn "RAM dồi dào " vẫn là 1 trong những giải pháp tốt nhất về vấn đề của RAM .

Từ bài trả lời của anh conmale cũng có thể tham khảo được 2 giải đáp về SWAP nên trích vào đây luôn nhé .


swap trên Linux là phần phải có. Em thử disable swap thì sẽ thấy hậu quả như thế nào. Tất nhiên càng nhiều ram càng tốt nhưng không thể bỏ hẳn swap được. Trên Linux có rất nhiều chương trình cần swap để có thể hoạt động. Cho dù có hàng... tấn RAM, swap vẫn được dùng. Disk hiện giờ quá rẻ , nên mua 1 disk có kích thước nhỏ để tạo swap và /tmp trên đó là yên.

Thân.

http://vnhacker.org/hvaonline/posts/list/2387.html
 


dotNET wrote:
Hô hô, bác này chắc là học viên của vsec đang mò trong phòng lab. vsec chắc là không ai biết cài php, hehe. 


Bài đầu tiên đã thế thì không biết sau này thế nào ? bạn dotNET vui lòng quay về link dưới đọc nội qui trước khi post bài :wink:

http://hvaforum.net/hvaonline/posts/list/110.html#422


vietwow wrote:
Mình build & íntall xong apache 2.0.59 (nằm trong thư mục /usr/local/vietwow) thì tiếp tục build & install php 4.4.3 nhưng khi chạy lệnh :

sudo ./configure --enable-safe-mod --with-apxs=/usr/local/vietwow/bin/apxs --prefix=/usr/local/vietwow/php

Thì nó báo lỗi :

vsec@vsec18-nix:~/Desktop/php-4.4.3$ sudo make
/bin/sh /home/vsec/Desktop/php-4.4.3/libtool --silent --preserve-dup-deps --mode=compile gcc -Iext/ftp/ -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/ext/ftp/ -DPHP_ATOM_INC -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/include -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/main -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3 -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/ext/xml/expat -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/TSRM -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/Zend -g -O2 -prefer-non-pic -c /home/vsec/Desktop/php-4.4.3/ext/ftp/php_ftp.c -o ext/ftp/php_ftp.lo
/bin/sh /home/vsec/Desktop/php-4.4.3/libtool --silent --preserve-dup-deps --mode=compile gcc -Iext/ftp/ -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/ext/ftp/ -DPHP_ATOM_INC -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/include -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/main -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3 -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/ext/xml/expat -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/TSRM -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/Zend -g -O2 -prefer-non-pic -c /home/vsec/Desktop/php-4.4.3/ext/ftp/ftp.c -o ext/ftp/ftp.lo
/bin/sh /home/vsec/Desktop/php-4.4.3/libtool --silent --preserve-dup-deps --mode=compile gcc -Iext/standard/ -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/ext/standard/ -DPHP_ATOM_INC -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/include -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/main -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3 -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/ext/xml/expat -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/TSRM -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/Zend -g -O2 -prefer-non-pic -c /home/vsec/Desktop/php-4.4.3/ext/standard/info.c -o ext/standard/info.lo
/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/ext/standard/info.c: In function 'php_info_write_wrapper':
/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/ext/standard/info.c:69: warning: pointer targets in passing argument 1 of 'php_escape_html_entities' differ in signedness
/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/ext/standard/info.c: In function 'php_info_html_esc':
/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/ext/standard/info.c:216: warning: pointer targets in passing argument 1 of 'php_escape_html_entities' differ in signedness
/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/ext/standard/info.c: In function 'php_print_info':
/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/ext/standard/info.c:505: warning: pointer targets in passing argument 3 of 'zend_hash_get_current_key_ex' differ in signedness
/bin/sh /home/vsec/Desktop/php-4.4.3/libtool --silent --preserve-dup-deps --mode=compile gcc -I/usr/local/vietwow/include -Isapi/apache/ -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/sapi/apache/ -DPHP_ATOM_INC -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/include -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/main -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3 -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/ext/xml/expat -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/TSRM -I/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/Zend -g -O2 -prefer-non-pic -c /home/vsec/Desktop/php-4.4.3/sapi/apache/sapi_apache.c -o sapi/apache/sapi_apache.lo
/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/sapi/apache/sapi_apache.c: In function 'apache_php_module_main':
/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/sapi/apache/sapi_apache.c:45: error: 'NOT_FOUND' undeclared (first use in this function)
/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/sapi/apache/sapi_apache.c:45: error: (Each undeclared identifier is reported only once
/home/vsec/Desktop/php-4.4.3/sapi/apache/sapi_apache.c:45: error: for each function it appears in.)
make: *** [sapi/apache/sapi_apache.lo] Error 1

Vậy là sao? ai biết xin giúp mình với. Thanks 


Chạy lệnh này thử xem được không ?
sudo ./configure --with-apxs=/usr/local/vietwow/bin/apxs --prefix=/usr/local/vietwow/php
 


Còn nếu không đựợc thì lão copy hết nội dung file config.nice trong directory chứa source apache lên luôn xem thử ?

Còn không được nữa thì dùng phiên bản khác thử luôn xem ?

Phohongtuyet wrote:
Nhân tiện đây cho em hỏi muốn down FC5 thì down ở đâu vậy ???????????? 

http://fedora.redhat.com/Download/mirrors.html

-------------------

Lần sau chú ý khi đặt câu hỏi về vấn đề khác thì tạo topic mới nha :wink:
Nguồn : http://www.galaxycd.com/



bmuht_gpj.76252_6fdc89f8f1868865ed542df2e962c239/6/8/6002/daolpu/enilnoavh/ten.murofavh.www//:ptth
Kiến thức cơ bản về Slackware Linux

1 Mở đầu
1.1 Đôi lời của tác giả
1.1.1 Các tiêu chuẩn được sử dụng trong cuốn sách
1.2 Đôi lời của người dịch
1.2.1 Website chứa bài dịch

2 Giới thiệu chung
2.1 Mở đầu về Slackware Linux
2.1.1 Linux là gì?
2.1.2 Slackware là gì?
2.1.3 Chương trình ứng dụng với mã mở(Open Source) và các chương trình tự do(Free Software)
2.2 Nhận được sự đảm bảo và giúp đỡ
2.2.1 Phương pháp lấy help(sự giúp đỡ)
2.2.2 Online Help
3 Cài đặt
3.1 Cài Đặt
3.1.1 Lấy Slackware Linux ở Đâu
3.1.2 Yêu cầu hệ thống
4 Cấu hình
4.1 Cấu hình hệ thống
4.1.1 Hình ảnh hệ thống
4.1.2 Chọn kernel
4.2 Cấu hình mạng
4.2.1 Thiết bị mạng
4.2.2 Các chương trình làm việc với mạng
4.2.3 /etc
4.2.4 rc.inet1
4.2.5 rc.inet2
4.2.6 NFS(Hệ thống tập tin mạng)
4.2.7 tcp_wrappers
4.3 Cấu hình X
4.3.1 Xorg(New)
4.3.2 XFree86Config
4.4 Khởi động hệ thống
4.4.1 LILO
4.4.2 LOADLIN
4.4.3 Hai Tầng khởi động
5 Sử dụng Slackware Linux
5.1 Shell
5.1.1 Tài khoản sử dụng
5.1.2 Vỏ lệnh
5.1.3 The Bourne Again Shell (bash)
5.1.4 Virtual Terminal
5.2 Cấu trúc hệ thống tệp tin(Filesystem Structure)
5.2.1 Quyền chủ sở hữu
5.2.2 Quyền truy cập
5.2.3 Liên kết(link)
5.2.4 Mount devices(Kết nối các thiết bị)
5.2.5 NFS ( Network Filesystem)
5.3 Làm việc với files,catalogs
5.3.1 ls
5.3.2 cd
5.3.3 more
5.3.4 less
5.3.5 cat
5.3.6 touch
5.3.7 echo
5.3.8 mkdir
5.3.9 ln
5.3.10 cp
5.3.11 mv
5.3.12 rm
5.3.13 rmdir
5.4 Điều khiển các tiến trình(Process Control)
5.4.1 Chuyển sang chế độ phông nền(backgrounding)
5.4.2 Thoát khỏi chế độ phông nền
5.4.3 ps
5.4.4 kill
5.4.5 top
5.5 Hệ thống Administrator
5.5.1 Tài khoản và Nhóm tài khoản
5.5.2 Tắt máy an toàn
5.6 Các lệnh cơ bản về mạng(Basic Network commands)
5.6.1 ping
5.6.2 finger
5.6.3 telnet
5.6.4 FTP
5.6.5 ncftp
5.6.6 Thư điện tử(e-mail)
5.6.6.1 pine
5.6.6.2 elm
5.6.6.3 mailx
5.6.7 Trình duyệt Web
5.6.7.1 lynx
5.6.7.2 wget
5.6.7.3 links
5.6.8 traceroute
5.6.9 Giao tiếp qua mạng
5.6.9.1 talk
5.6.9.2 ytalk
5.6.9.3 wall
5.6.10 Các công cụ DNS
5.6.10.1 host
5.6.10.2 dig
5.7 Dạng lưu trữ tập tin(Archive Files)
5.7.1 gzip
5.7.2 bzip2
5.7.3 tar
5.7.4 zip
5.8 vi
5.8.1 Khởi động vi
5.8.2 Chế độ làm việc
5.8.3 Mở tập tin
5.8.4 Lưu lại các tập tin
5.8.5 Thoát khỏi vi
5.8.6 Cấu hình vi
5.8.7 Các phím điều khiển vi
5.9 Quản Lý Packages Slackware
5.9.1 Dạng format packages
5.9.2 Công cụ làm việc với packages
5.9.3 Tạo packages
5.9.4 Tạo tags và tagfiles(cho chương trình cài đặt)
5.10 ZipSlack và BigSlack
5.10.1 Thế nào là ZipSlack/BigSlack?
5.10.2 Cách nhận được ZipSlack/BigSlack
5.10.3 Cài đặt
5.10.4 Khởi động ZipSlack/BigSlack
5.10.5 Bổ sung,xóa và nâng cấp các chương trình
5.10.6 Các vấn đề chính
5.10.7 Cách nhận được sự giúp đỡ


Site gốc: http://khigiacmoquayve.narod.ru/vietbook/linux/slackware/index.html
Hướng Dẫn Cài Đặt Debian GNU/Linux

Cài đặt 4.0 Debian GNU/Linux trên hppa
1. Chào mừng bạn dùng Debian

1.1. Debian là gì vậy?
1.2. GNU/Linux là gì vậy?
1.3. Debian GNU/Linux là gì vậy?
1.4. Debian GNU/Hurd là gì vậy?
1.5. Lấy Debian
1.6. Lấy phiên bản mới nhất của tài liệu này
1.7. Cấu trúc của tài liệu này
1.8. Mời bạn giúp đỡ tạo tài liệu hướng dẫn
1.9. Về tác quyền và giấy phép phần mềm

2. Cần thiết hệ thống

2.1. Phần cứng được hỗ trợ

2.1.1. Kiến trúc được hỗ trợ
2.1.2. Đơn vị xử lý trung tâm (CPU), bo mạch chính và khả năng hỗ trợ ảnh động
2.1.3. Thẻ đồ họa
2.1.4. Đa bộ xử lý

2.2. Vật chứa trình cài đặt

2.2.1. Đĩa CD-ROM/DVD-ROM
2.2.2. Đĩa cứng
2.2.3. Mạng
2.2.4. Hệ thống Un*x hay GNU
2.2.5. Hệ thống cất giữ được hỗ trợ

2.3. Ngoại vi và phần cứng khác
2.4. Mua phần cứng đặc biệt cho GNU/LInux

2.4.1. Tránh phần mềm sở hữu hay bị đóng
2.4.2. RAM giả hay tính chẵn lẻ “ảo”

2.5. Bộ nhớ và sức chứa trên đĩa cần thiết
2.6. Phần cứng khả năng kết nối mạng

3. Trước khi cài đặt Debian GNU/Linux

3.1. Toàn cảnh tiến trình cài đặt
3.2. Sao lưu mọi dữ liệu đã có đi !
3.3. Thông tin cần thiết

3.3.1. Tài liệu hướng dẫn
3.3.2. Tìm nguồn thông tin về phần cứng
3.3.3. Khả năng tương thích của phần cứng
3.3.4. Thiết lập mạng

3.4. Thoả tiêu chuẩn phần cứng tối thiểu
3.5. Phân vùng sẵn cho hệ thống đa khởi động
3.6. Phần cứng cài đặt sẵn và thiết lập hệ điều hành

3.6.1. Vấn đề phần cứng có thể

4. Lấy vật chứa cài đặt hệ thống

4.1. Bộ đĩa CD Debian GNU/Linux chính thức
4.2. Tải tập tin xuống nhân bản Debian

4.2.1. Nơi tìm ảnh cài đặt

4.3. Chuẩn bị tập tin để khởi động qua mạng TFTP

4.3.1. Thiết lập trình phục vụ BOOTP
4.3.2. Thiết lập trình phục vụ DHCP
4.3.3. Bật chạy trình phục vụ TFTP
4.3.4. Xác định vị trí của ảnh TFTP

4.4. Cài đặt tự động

4.4.1. Cài đặt tự động bằng trình cài đặt Debian

5. Khởi động hệ thống cài đặt

5.1. Tham số khởi động

5.1.1. Tham số trình cài đặt Debian

5.2. Giải đáp thắc mắc trong tiến trình cài đặt

5.2.1. Cấu hình khởi động
5.2.2. Giải thích thông điệp khởi chạy hạt nhân
5.2.3. Bộ thông báo lỗi
5.2.4. Đệ trình báo cáo cài đặt

6. Sử dụng trình cài đặt Debian

6.1. Cách hoạt động của trình cài đặt
6.2. Giới thiệu thành phần
6.3. Sử dụng thành phần riêng

6.3.1. Thiết lập trình cài đặt Debian và cấu hình phần cứng
6.3.2. Phân vùng và chọn điểm lắp
6.3.3. Thiết lập Hệ thống
6.3.4. Cài đặt Hệ thống Cơ bản
6.3.5. Cài đặt phần mềm thêm
6.3.6. Cho hệ thống khả năng khởi động
6.3.7. Cài đặt xong
6.3.8. Lặt vặt

7. Khởi động vào hệ thống Debian mới

7.1. Giờ phút thử thách
7.2. Gắn kết khối tin đã mật mã

7.2.1. loop-AES
7.2.2. dm-crypt
7.2.3. Giải đáp thắc mắc

7.3. Đăng nhập

8. Bước tiếp và đi đâu vậy?

8.1. Cho người dùng UNIX mới
8.2. Giới thiệu về Debian

8.2.1. Hệ thống quản lý gói Debian
8.2.2. Quản lý phiên bản ứng dụng
8.2.3. Quản lý công việc định kỳ

8.3. Thông tin thêm
8.4. Biên dịch hạt nhân mới

8.4.1. Quản lý ảnh hạt nhân

8.5. Phục hồi hệ thống bị hỏng

A. Cài đặt thế nào

A.1. Chuẩn bị
A.2. Khởi động trình cài đặt

A.2.1. CD-ROM
A.2.2. Khởi động từ mạng
A.2.3. Khởi động từ đĩa cứng

A.3. Cài đặt
A.4. Gởi báo cáo cài đặt cho chúng tôi
A.5. Vậy cuối cùng...

B. Tự động hoá việc cài đặt bằng chèn trước

B.1. Giới thiệu

B.1.1. Phương pháp chèn trước
B.1.2. Hạn chế
B.1.3. Chạy lệnh riêng trong khi cài đặt
B.1.4. Dùng khả năng chèn trước để thay đổi giá trị mặc định

B.2. Dùng khả năng chèn trước

B.2.1. Tải tập tin định cấu hình sẵn
B.2.2. Dùng máy phục vụ DHCP để xác định tập tin định cấu hình sẵn
B.2.3. Dùng tham số khởi động để bổ sung chèn trước

B.3. Tạo tập tin định cấu hình sẵn
B.4. Nội dung của tập tin định cấu hình sẵn

B.4.1. Địa phương hoá
B.4.2. Cấu hình mạng
B.4.3. Thiết lập nhân bản
B.4.4. Phân vùng
B.4.5. Thiết lập đồng hồ và múi giờ
B.4.6. Thiết lập apt
B.4.7. Thiết lập tài khoản
B.4.8. Cài đặt hệ thống cơ bản
B.4.9. Cài đặt bộ tải khởi động
B.4.10. Chọn gói phần mềm
B.4.11. Làm xong giai đoạn cài đặt thứ nhất
B.4.12. Cấu hình trình thư
B.4.13. Cấu hình X
B.4.14. Chèn trước gói khác

B.5. Tùy chọn cấp cao

B.5.1. Lệnh hệ vỏ
B.5.2. Tải dây chuyền tập tin định cấu hình sẵn

C. Phân vùng cho Debian

C.1. Chọn phân vùng Debian, đặt kích cỡ phân vùng
C.2. Cây thư mục
C.3. Bố trí phân vùng khuyến khích
C.4. Tên thiết bị dưới Linux
C.5. Chương trình tạo phân vùng Debian

C.5.1. Phân vùng cho PA-RISC

D. Lặt vặt

D.1. Thiết bị Linux

D.1.1. Thiết lập con chuột

D.2. Sức chứa trên đĩa cần thiết cho công việc
D.3. Cài đặt Debian GNU/Linux từ hệ thống UNIX/Linux

D.3.1. Bắt đầu
D.3.2. Cài đặt debootstrap
D.3.3. Chạy debootstrap
D.3.4. Cấu hình hệ thống cơ bản
D.3.5. Cài đặt hạt nhân
D.3.6. Thiết lập bộ tải khởi động

E. Linh tinh quản trị

E.1. Về tài liệu này
E.2. Cách đóng góp cho tài liệu này
E.3. Đóng góp chính
E.4. Lời báo nhận thương hiệu

F. Giấy phép Công cộng GNU

Bản quyền © 2004, 2005, 2006 nhóm trình cài đặt Debian

bmuht_gpj.76252_a617e35bcd192bbe07e1db5430e772de/6/8/6002/daolpu/enilnoavh/ten.murofavh.www//:ptth
Sử dụng Knoppix

* 1 Cách khởi động đĩa Knoppix Tiếng Việt
* 2 Sử dụng Tiếng Việt trong Knoppix
* 3 In tiếng Việt trong Knoppix

Nguồn : http://oss.netnam.vn/


Tôi up lên tại đây anh em down cho tiện .

 
Go to Page:  First Page Page 9 10 11 12 14 15 16 Page 17 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|