banner

[Rule] Rules  [Home] Main Forum  [Portal] Portal  
[Members] Member Listing  [Statistics] Statistics  [Search] Search  [Reading Room] Reading Room 
[Register] Register  
[Login] Loginhttp  | https  ]
 
Messages posted by: conmale  XML
Profile for conmale Messages posted by conmale [ number of posts not being displayed on this page: 0 ]
 

xlove wrote:

conmale wrote:

xlove wrote:
Hi các bạn
Hiện nay mình có 1 data vbb 4 Có dung lượng 7Gb. Chạy server CentOs 5. Mình đã dùng Mysqldumper để restore sang data mới cùng mysql của server đó. Nhưng chạy được 5% thì báo lỗi MySQL server has gone away.
Cho hỏi. Thông báo lỗi kia là gì? Có cách nào backup data lớn như vậy không? Thường những data lớn thì sẽ backup và restore bằng gì? 


mysqldump -u <user> -p -h <host> -P <port> <database> > whatever.sql

Quên mấy cái php/perl script để backup như Mysqldumper, mysqladmin.... đối với các DB lớn vì hầu như là failed.

PS: đừng dùng chữ IN để đặt tiêu đề hoặc để gõ nội dung câu hỏi. 

Đã backup theo cách của bác. Nhưng vẫn vị báo MySQL server has gone away Mong bác chỉ giúp 


Tạm thời ngưng forum, tắt apache rồi mới chạy sqldump.

zGreenz wrote:
Mình muốn học bảo mật về server và web thì nên đọc những cuốn sách khởi đầu nào. Xin mọi người chỉ giáo smilie 


Khởi đầu là vào trang web cụ thể của loại server và loại dịch vụ web mình dùng để đọc hướng dẫn sử dụng cho thật kỹ để hiểu thật rõ và thật chính xác cách cấu hình chúng.

Bảo mật bắt nguồn từ việc hiểu rất sâu cách cài đặt, cách ấn định, cách thiết lập, cách điều chỉnh các giá trị cần thiết cho một (và nhiều) máy chủ, một (và nhiều) dịch vụ.

Nói tóm lại: dùng cái gì thì đọc tài liệu của cái đó thật kỹ.

xlove wrote:
Hi các bạn
Hiện nay mình có 1 data vbb 4 Có dung lượng 7Gb. Chạy server CentOs 5. Mình đã dùng Mysqldumper để restore sang data mới cùng mysql của server đó. Nhưng chạy được 5% thì báo lỗi MySQL server has gone away.
Cho hỏi. Thông báo lỗi kia là gì? Có cách nào backup data lớn như vậy không? Thường những data lớn thì sẽ backup và restore bằng gì? 


mysqldump -u <user> -p -h <host> -P <port> <database> > whatever.sql

Quên mấy cái php/perl script để backup như Mysqldumper, mysqladmin.... đối với các DB lớn vì hầu như là failed.

PS: đừng dùng chữ IN để đặt tiêu đề hoặc để gõ nội dung câu hỏi.

robokk wrote:

conmale wrote:

robokk wrote:



robokk wrote:
nhưng thực tế của Bác ở Úc ko thể áp dụng cho bọn em ở VN được 


Ba điểm đơn giản tôi đưa ra mà "thực tế không thể áp dụng cho bọn em ở VN được" thì cả đống sách, cả đống phương pháp lấy cái gì mà áp dụng được?

Hoá ra chính bồ lại đồng ý với tôi rằng những phương pháp của mấy ông giáo sư dạy tiếng Anh đều không thể áp dụng được ở VN, phải không nào? 
 




Thiết nghĩ Bác là người biết rõ sự khác biệt giữa "phát biểu" và "phương pháp", cái nào có thể áp dụng làm theo, cái nào không thể áp dụng làm theo, nên em mạn phép ko xoay qua phân tích cụ thể cái này nữa smilie 


Hoá ra bồ không có khả năng phân biệt được sự nhận xét, đánh giá và tổng hợp những sự việc đã xảy ra trong thực tế nhằm để tránh là cái gì. Muốn "phát biểu" thì phải có nhận xét, đánh giá và tổng hợp còn không thì cũng chỉ là chém gió.

Có lẽ theo trí tuê của bồ thì những câu giảng dạy trong sách là những câu không phải là phát biểu. Ha ha.

Và "phương pháp" đi chăng nữa thì cũng không áp dụng được bởi vì ngay chính chủ nhân topic mà còn không tránh nổi những lỗi hết sức đơn giản và căn bản như tớ đã nêu ra. Chỉ 3 điểm để tránh trong cách phát âm như thế mà "không làm theo" được thì tớ quả là phí thời gian với một người như bồ. Nhưng không sao, trả lời với bồ không quan trọng bằng để cho những người khác cùng đọc.

Thôi bồ há, đừng cù nhầy nữa. Chán lắm.

robokk wrote:
Trước hết em cần nói rõ vs Bác vài điều:

Ngay từ đầu em ko hề coi Bác là người bảo thủ vì em ko biết bác là ai, chưa tiếp xúc với Bác bao h, nhưng ngay từ đầu thì Bác lại cứ thích "chụp mũ" (xài tạm từ của Bác) là em nguỵ biện... mặc dù Bác biết về em còn ít hơn em biết về Bác=> Bác chỉ võ đoán phán xét người khác rất tuỳ tiện, khi bị phán xét lại thì cho là em nói bừa cần chứng minh-> biểu hiện thái độ tự cao luôn cho ta là đúng!

Bác trả lời rất mơ hồ và chung chung nhưng lại cho là cụ thể rồi,mặc định ai cũng phải hiểu, ko hiểu thì thôi kệ nó, còn em trả lời cũng mang tính chung chung nhưng cụ thể hơn thì Bác lại cho là chưa đủ cụ thể cần nói cụ thể hơn nữa cho Bác xem xét! -> đúng chất Admin và mem smilie

conmale wrote:

robokk wrote:
vì Bác ý muốn ta học và nói như dân bản xứ! 


Đây mới quả thật là nguỵ biện.

Học một ngôn ngữ tận cùng là nói lưu loát, nói càng chính xác như người dân bản xứ (tiếng mẹ đẻ của họ càng tốt), viết một cách chính xác trong từ vựng, giàu có trong ý nghĩa. Chớ nếu học một ngoại ngữ, lôi ra hàng đống sách, hàng tá phương pháp để rồi nói tiếng bồi, viết như kiểu trẻ em ngọng nghịu thì học để làm chi?

Nếu ý bồ muốn nói là dân ở VN không cần phải học tiếng Anh cho tinh, chỉ cần học như tụi bồi thì hoá ra bồ đang chửi vào công sức của chủ topic sao?

Tư duy kiểu này hèn chi cứ hô mãi cái câu "ra biển lớn" nhưng vẫn nằm trong cái ao và tự sướng. 

nếu Bác muốn trích cái này thì phải trích nguyên câu:

robokk wrote:

tmd wrote:

robokk wrote:
mình tranh luận vs Bác comale về vụ kia cũng chỉ xuất phát từ 1 câu Bác ấy cứ lấy cái kinh nghiệm từ thực tế bên ấy để bác bỏ "lý thuyết" này. chứ ko hề tranh luận về khả năng anh văn! vì tự biết anh văn mình chả tới đâu. ko biết khả năng bạn đọc hiểu thế nào mà lại nói thế nhỉ!
Mỗi người 1 nghề về tiếng anh thì mình đúng là đang mộng mơ để vươn tới tầm cao hơn, nhưng về khả năng kinh doanh mình khẳng định hơn hẳn bạn đấy!

Chày cối cũng phải thua Chí Phèo thôi smilie
 

Cái này đúng rồi, mr conmale phải thua dân "kinh doanh" đem chuyện VN so với dân VN ở Úc 25 năm. Đó là khác biệt của Chí Phèo ở ÚC và Chí Phèo ở VN.
Nói vậy hiểu rồi chứ.
Cái dốt của dân VN khi học Ngoại ngữ là tự nhận mình sẽ học được Anh ngữ như dân bản xứ. Có được 100% đâu mà dám nói được như dân bản xứ. Cứ thế mà đi cải với dân thực nghiệm 25 năm trời. Dân kinh doanh dạng nào không cần biết, nhưng mà không tự lượng sức mình khi nói chuyện với dân di cư 25 năm trời là hiểu rồi. Giỏi trong giới hạn , thích cái chủ nghĩa " ao làng" mà thôi.
Dân VN ta có 1 câu này, "ếch ngồi đáy giếng...." 



cái này mới sửa smilie) càng tỏ rõ nguy hiểm hơn! nếu mình muốn nói như dân bản xứ thì đã ko tranh luận vs Comale rồi, bạn nói thế này giống nói Bác Comale dốt hơn vì Bác ý muốn ta học và nói như dân bản xứ! 


Bác nói em nguỵ biện chỗ này là sai hoàn toàn, nếu Bác muốn chụp mũ nguỵ biện hay ko thì phải nói chuyệm vs tmd, khúc này em chỉ đối đáp vs "ông Chí" này để ông biết độ nguy hiểm trong cách lập luận của câu trên thôi! em thấy Bác có vấn đề với từ "nguỵ biện" này rồi smilie

Ngay từ đầu khi tranh luận với Bác em đã biết rõ Bác nói gì và em dùng cái gì để tranh luận với Bác rồi. Nhưng Bác thì đến bây h mới nói đúng cái vấn đề thực tế của Bác(Bác cho rằng thực tế khác hoàn cảnh, vậy thực tế là cái ko nằm trong hoàn cảnh, từ trên trời rới xuống sao), vì thế khi thấy Bác nói
Chỉ có 3 điểm "Vietnamese accent" mà cũng không hiểu nổi và cứ ráng vác cái mớ "hoàn cảnh" ra mà nói. 

thì em phải thốt lên: ô thế nãy h mình post gì Bác ý ko đọc sao? và thả 1 câu chờ phản ứng của Bác.

Bồ cáu tiết là vì tôi cho rằng tôi đánh giá thấp các ông giáo sư dạy tiếng Anh nhưng chính bạn không đủ khả năng đọc và hiểu một câu tôi nói cho trọn vẹn. Nhận định của tôi về các ông giáo sư dạy tiếng Anh không đi sát với thực tế người Việt nói tiếng Anh là chuyện chắc chắn.  


nếu Bác đọc hiểu hết câu em cmt đi đôi vs câu này thì Bác đã ko nói thế! em cũng chắc chắn vs Bác là Thực tế của Bác là thực tế ảo, và chắc chắn luôn mấy ông giáo sư này không nghiên cứu cách dạy tiếng anh cho người bản xứ. 3 điểm yếu Thực tế của Bác chỉ là của Bác và 1 bộ phân nhỏ là du học sinh, còn lý thuyết của mấy ông này là thực tế khó khăn của hầu hết các nước học tiếng anh chứ ko riêng gì Việt Nam.


em nói thêm về 3 điểm yếu mà Bác chỉ ra, em khẳng định lần nữa là ko ai nói 3 cái Bác chỉ ra là sai! mặc dù em ko muốn xoáy vào 3 cái này vì em ko phải là người giỏi tiếng anh, nhưng Bác lại cứ bám vào 3 cái này để nói em nguỵ biện vậy thì em dùng "nguỵ biện" của mình để nói rõ luôn:

về câu trả lời chi tiết và có kiến thức thì Doremon đã trả lời rõ ngay dưới 3 vấn đề Bác Comale nêu ra rồi. em thì thấy thấy giải quyết bằng chìa khoá xuyên suốt topic của Doremon đó là "lặp lại và phân biệt"

Đây là câu trả lời mang tính phản biện (Bác nói nguỵ biện) của em để chứng minh 3 kinh nghiệm thực tế này của Bác là ảo đối với người học Tiếng Anh ở Việt Nam:

Cơ sở thực tế để rút ra 3 điểm yếu:
- ở Úc: Bác có điều kiện tiếp xúc với người úc (người bản xứ) nên chỉ 1 thời gian ngắn là Bác thấy ngay bất cập trong cách phát âm của mình, cụ thể ở đây là 3 điểm yếu Bác đã nêu.
-ở VN: nêu ko có những người như Bác Conmale khai sáng thì người như em cũng chẳng biết 3 điểm yếu đó là gì, nói cách khác Bác mà ở VN Bác cungx ko biết nó là gì! kể cả Bác làm việc trong môi trường tiếng anh "phi bản xứ"
Dựa vào thực tế để khắc phục 3 điểm yếu:
-ở Úc: trong 1 môi trường hoàn toàn tiếng anh, từ việc học tập vui chơi giải trí, đến làm việc suy nghĩ, thậm chí là mơ như Bác nói thì việc fix 3 điểm yếu này để nói như người bản xứ là điều nằm trong tầm tay, vấn đề chỉ là thời gian!
-ở VN: ko có được môi trường lý tưởng như thế, có hay chăng chỉ có dc môi trường tiếng anh trên trường lớp hoặc trong công việc và phim ảnh, nên việc khắc phục 3 điểm yếu là là vô cùng gian nan nếu ko muốn nói là ko thể!

Ứng dụng trong thực tế:
-ở Úc: fix dc rồi thì vô cùng tốt đẹp đối với Bác, nó như mở ra 1 chân trời mới, Bác có thể nói chuyện vs người bản xứ 1 cách vô tư, nói chung là vui chơi giải trí làm việc hay mơ mộng đều "thông thoáng"
-ở VN: cứ cho là có ai đó fix dc rồi thì có 3 hướng:
thứ nhất: là trở thành giáo viên giảng viên, cái này thì những người học tiếng anh tay ngang như em ko ham hố
thứ hai: là du học sinh hoặc tu nghiệp sinh ở nước ngoài, cái này có nhưng cũng ko nhiều, nếu có thì rất tốt vì sẽ ko bỡ ngỡ khi qua nước ngoài như Bác nói
thứ 3: là hỗ trợ trong việc tiếp xúc làm việc và giao dịch với người nước ngoài: cái này thì đa số tiếp xúc với "Tây vàng, Tây trắng" còn "Tây Anh" hay "Tây Úc" thì hiếm. với khả năng anh văn giao tiếp tốt là hoàn toàn có thể làm việc với họ, vì thực tế họ nói tiếng anh cũng "Siêu phàm" như mình thôi. Nếu mình nói tiếng anh như người bản xứ mà Bác Conmale nói thì khéo khi lúc ấy lại giốnng tình huống "người bản xứ lai" nói chuyện với "người Việt lai" như trường hợp các du học sinh qua Úc mà Bác gặp smilie

Từ đó có thể thấy 3 cái này chắc chắn tồn tại ở VN nhưng nó ko ảnh hưởng nhiều tới công việc ở VN như bên Úc, vì thế 3 cái mà Bác nói đáng quan tâm, nhưng ko đáng để coi đó là thực tế để bác bỏ bất kỳ phương pháp nào của 1 ông giáo sư Mỹ!

p/s: Biển lớn mà em hướng tới ko lớn như Bác đâu, em chỉ hướng tời Tây vàng thôi. Tuy nhiên em ko phủ nhận:nghe nói anh văn càng chuẩn càng tốt, cái đấy là điều ai cũng muốn hướng tới, phương pháp Thầy Cô VN đưa ra cũng thế, phương pháp Doremon giới thiệu cũng thế, nên vấn đề này không cần phải bàn! 



Hay thật.

robokk wrote:
nhưng thực tế của Bác ở Úc ko thể áp dụng cho bọn em ở VN được 


Ba điểm đơn giản tôi đưa ra mà "thực tế không thể áp dụng cho bọn em ở VN được" thì cả đống sách, cả đống phương pháp lấy cái gì mà áp dụng được?

Hoá ra chính bồ lại đồng ý với tôi rằng những phương pháp của mấy ông giáo sư dạy tiếng Anh đều không thể áp dụng được ở VN, phải không nào?

canon wrote:
Anh có thể nói sơ qua về cơ chế giao thức bị sniff trong OSI cho em với được không ạ. Bọn em đang tìm hiểu về phần này mà chưa biết rõ được cơ chế sniff của nó ntn? A có thể phân tích rõ hơn?  


http://www.wireshark.org/docs/wsug_html_chunked/
http://www.wireshark.org/docs/dfref/
http://www.wireshark.org/docs/wsdg_html_chunked/

nguyenga86 wrote:
ý em là như vầy ạ : attack server bằng slowloris thì cũng chỉ là 1 hình thức tấn công dos , tức là chỉ có 1 IP tham gia attack , vậy em thắc mắc là không biết có thể dùng biện pháp khoá cái IP đang attack server để ngăn chặn kiểu tấn công này không ? em đã đọc bài về tấn công slowloris trong diễn đàn rồi nhưng trong đó chỉ thấy mọi người nói đến tinh chỉnh apache chứ ko thấy ai nói đến cách ngăn chặn slowloris attack bằng cách chặn cái IP đang tấn công server cả . mong anh giải đáp giúp em .  


Ngăn chặn IP là biện pháp cuối cùng, không còn giải pháp nào khác. Nếu vận dụng biện pháp chặn IP thì rốt cuộc chính mình tạo ra "từ chối dịch vụ" bởi vì 1 IP có thể có nhiều người dùng và chặn 1 IP là chặn cả người vô tội lẫn người quấy nhiễu.

Việc điều chỉnh apache để chặn slowloris cũng là một biện pháp ngăn chặn và biện pháp này cụ thể ngăn chặn những request có dạng slowloris thay vì chặn cả IP. Chống DoS hoặc DDoS luôn luôn có tiêu chí chính:

Ngăn chặn tình trạng bị từ chối dịch vụ (để cho phép người dùng hợp lệ vẫn có thể sử dụng dịch vụ). Ngăn chặn làm sao thì ngăn chặn nhưng không tự đưa mình vào chỗ tự biến mình thành "từ chối dịch vụ".

beginner_hacker wrote:
xin chào các bạn,mình vừa hoàn thành xong website cá nhân nhưng vừa bị hack ngay,khi hoàn thành xong 1 website cá nhân mình thấy rất là hào hứng nhưng khi bị hack thì mình cảm thấy rất mệt mỏi,mong các bạn hướng dẫn mình những cách bảo mật cơ bản và nâng cao cho website,xin cảm ơn và mong được giúp đỡ !

p/s xin admin chỉ giúp cách thỉnh cầu kiểm tra bảo mật giúp,vì nick mình đã xác nhận đăng ký tài khoản nhưng không hiểu sao mình không tạo được chủ để trong mục kiểm tra bảo mật 


Đọc kỹ lại thông báo trong mục "kiểm tra bảo mật".

nguyenga86 wrote:
mình có 1 thắc mắc như vầy mọi người giải đáp giùm với , khi dùng Slowloris attack server chạy apache thì hiệu quả rất rõ ràng chỉ với 1 PC attack đã làm apache sống dở chết dở rồi , nhưng khi tấn công như vậy thì bên server chỉ cần khoá cái IP tấn công ( chưa nói đến config tối ưu này nọ ) thì đã ngăn chặn được các request từ phía attack rồi ( theo lí thuyểt thì là vậy , mình chưa có điều kiện thực hành ) , kiểu tấn công này gần giông như là tấn công Dos thôi , vậy tại sao chống lại slowloris lại khó như vậy ( với apache ) . Mong mọi người giải thích giúp . thanks  


---> rồi ---> không hiểu ý bồ muốn nói cái gì.

robokk wrote:
vì Bác ý muốn ta học và nói như dân bản xứ! 


Đây mới quả thật là nguỵ biện.

Học một ngôn ngữ tận cùng là nói lưu loát, nói càng chính xác như người dân bản xứ (tiếng mẹ đẻ của họ càng tốt), viết một cách chính xác trong từ vựng, giàu có trong ý nghĩa. Chớ nếu học một ngoại ngữ, lôi ra hàng đống sách, hàng tá phương pháp để rồi nói tiếng bồi, viết như kiểu trẻ em ngọng nghịu thì học để làm chi?

Nếu ý bồ muốn nói là dân ở VN không cần phải học tiếng Anh cho tinh, chỉ cần học như tụi bồi thì hoá ra bồ đang chửi vào công sức của chủ topic sao?

Tư duy kiểu này hèn chi cứ hô mãi cái câu "ra biển lớn" nhưng vẫn nằm trong cái ao và tự sướng.

robokk wrote:
mình tranh luận vs Bác comale về vụ kia cũng chỉ xuất phát từ 1 câu Bác ấy cứ lấy cái kinh nghiệm từ thực tế bên ấy để bác bỏ "lý thuyết" này. chứ ko hề tranh luận về khả năng anh văn! vì tự biết anh văn mình chả tới đâu.
 


Bồ vẫn không chứng minh được tôi dùng "kinh nghiệm" của tôi để bác bỏ "lý thuyết này" là việc làm sai.

Tôi nói:

conmale wrote:
"Các ông giáo sư viết sách dạy tiếng Anh, tiếng Mỹ chẳng có mấy ông đi sát thực tế "người Việt nói tiếng Anh" cả. Các ông ấy chỉ dạy cách học (theo các ông là) tốt nhất. " 


Nhấn mạnh: THỰC TẾ NGƯỜI VIỆT NÓI TIẾNG ANH.

là vì trước đó tôi đã nói:

conmale wrote:
Người Việt bị kẹt khi nói và khi phát âm ở 3 điểm sau:

1. Không xác định trọng âm cho nên nói hay đọc cứ bị đều đều, phẳng lỳ. Ví dụ, chữ incredible người VN mình đọc là "in cờ rê đi bô" nhưng thật ra trọng âm nằm ở "cờ rế" cho nên phải đọc là "ìn cờ rế đi bồ".

2. Không phát âm rõ âm đuôi cho nên người bản xứ không hiểu mình nói cái gì. Ví dụ: paint (sơn) và pain (đau). Người Việt thường lờ âm đuôi "t" và "n" kia cho nên dân bản xứ không biết mình "đau" hay mình "sơn".

3. Không phát âm rõ các âm "th" (this, that, then...), "qu" (require, request...), "pr" (price, prize....) ...v..v...  



bồ nói:

robokk wrote:
Thực tế 25 năm Bác học ở Úc khác hoàn toàn với thực tế ở VN, nên cái thực tế của Bác tuy thực tế mà lại ko phải là thực tế. Thực tế của Bác là kinh nghiệm tốt nhất cho những ai đã và đang làm việc trong môi trường tiếng anh!"  


Bồ chứng minh giúp tôi là:

1. Trong mớ sách, mớ lý thuyết mà chủ topic đưa ra có cuốn sách nào, có lý thuyết nào cụ thể trỏ ra những hạn chế về phát âm của người Việt xem. Một trang cũng được, một câu cũng được.

2. Thực tế ở VN có ai dùng những cuốn sách và mớ lý thuyết kia mà ít ra trong khoảng thời gian đầu thoát ra khỏi trở ngại về cách phát âm chưa?

3. Hoàn cảnh thực tế ở VN có cái gì khiến cho 3 điểm tôi đưa ra ở trên không giá trị?

4. Vì thực tế tôi "đã và đang làm việc trong môi trường tiếng anh" cho nên thực tế này không áp dụng được với môi trường Việt Nam và môi trường Việt Nam không cần phải lo đến 3 điểm hạn chế mà tôi nêu ra ở trên?

Ngay cả chủ topic, người liệt kê ra hàng lô sách, nói đến hàng lô chuyện mà còn không phân biệt được cách nói nối và accent. Những thứ cực kỳ đơn giản như:

"Vd: who is he? đọc y chang là who is she? vì họ đọc từ is nối với he= i she. Còn làm sao phân biệt được thì lên cao mới biết " 

--> đó! một chứng minh hùng hồn cho "thực tế ở VN" từ một người lôi ra hàng đống sách và hàng tá phưong pháp đó.

Câu trên cũng để phản biện cho nhận định của bồ:

robokk wrote:
theo em sai ở chỗ phương pháp tốt là phương pháp đã dc nghiên cứu, và dc thực tiễn chứng minh tốt cho mọi người trên thế giới (ngoài những nước sử dụng tiếng anh) học tiếng anh, chứ ko phải phương pháp dựa vào thực tế của bất kỳ ai! 


"thực tiễn chứng minh" rằng hầu như không có ai người Việt, sinh trưởng ở Việt Nam và học tiếng Anh (bằng bất cứ sách nào, bất cứ phương pháp nào) mà trong khoảng những năm đầu mà không bị vướng phải hạn chế accent và cách phát âm cả. Nếu bồ muốn phản biện phần này, bồ cần chứng minh cho tôi thấy rằng với "hoàn cảnh ở VN" và với "phương pháp đã dc nghiên cứu, và dc thực tiễn chứng minh tốt cho mọi người trên thế giới", có bao nhiêu phần trăm người học tiếng Anh ở VN không bị dính vào 3 điểm tôi nêu ra ở trên.

Bồ cáu tiết là vì tôi cho rằng tôi đánh giá thấp các ông giáo sư dạy tiếng Anh nhưng chính bạn không đủ khả năng đọc và hiểu một câu tôi nói cho trọn vẹn. Nhận định của tôi về các ông giáo sư dạy tiếng Anh không đi sát với thực tế người Việt nói tiếng Anh là chuyện chắc chắn.

Bồ còn cáu là vì bồ cho rằng tôi bảo thủ và không bao giờ chấp nhận mình sai. Cái này là cảm giác của bồ chớ thực tế bồ chưa chứng minh được một mảy may tôi sai chỗ nào và ở đâu tôi đã được chứng minh là tôi sai nhưng tôi vẫn bảo thủ. Nói chung, bồ chẳng biết quái gì về tôi và chỉ có thể dùng cảm tính để chụp mũ tôi. Nếu bồ cho rằng tôi bảo thủ thì hãy chứng minh cho rõ.

Bồ phản biện cho tỉnh táo và khoa học trực tiếp vào 3 điểm (1, 2, 3 và 4 ở trên) xem? Đừng quanh co và lòng vòng. Tôi không cần bàn kinh nghiệm và khả năng tiếng Anh của bồ ở đây. Tôi chỉ cần bàn cách lập luận và chứng minh của bồ. Nếu bồ chứng minh một cách hữu lý, vững chắc và khoa học 4 điểm trên, tôi sẳn sàng xin lỗi bồ và công nhận là tôi bảo thủ. Nếu không, tôi lấy làm tiếc vì phí thời gian với bồ, một kẻ vừa thiếu kiến thức lại vừa thiếu khả năng lập luận mà chỉ có thể nguỵ biện.
Chán phèo. Chỉ có 3 điểm "Vietnamese accent" mà cũng không hiểu nổi và cứ ráng vác cái mớ "hoàn cảnh" ra mà nói.

Có ai chứng minh được dân VN ở VN nói tiếng Anh không bị dính accent và dân VN vừa qua Mỹ, Anh, Úc cũng không bị dính accent thì chứng minh đi. Không chứng minh được thì đừng có vác "hoàn cảnh" ra mà nói. Mệt lắm.

Jino_Hoang wrote:

GTB wrote:
Em cũng chả quan tâm đến cái lương tâm của họ ra sao đâu . Cái quan trọng là em muốn những người đọc bài này xong ( ở nơi khác ) >> sẽ biết đến một nơi như HVA , một nơi bao nhiêu kinh nghiệm thực tế, đáng quý ...v..v..vv để >> những người đọc ý biết HVA còn rất nhiều thứ để học nữa, chứ còn họ đọc bài này ở chỗ khác mà k ghi nguồn >> những site đó là 1 site sáo rỗng, >> k giúp cho người đọc khai thác được thêm cái gì ngoài bài viết "Chín thói quen tệ hại cần loại bỏ"

Bản thân Em khi đọc một bài viết bao giờ cũng phải tìm ra nguồn gốc nó ở đâu, ai là người viết ra nó, chính vì thế những 4rum về IT của em rất đuợc nhiều member join và cmt, chứ k như các site chỉ biết copy bài , k tôn trọng tác giả, sẽ chả giúp được gì cho người đọc cả ...và đáng quý ở chỗ là có member thảo luận, mới hay chứ ạ smilie hihi .... 

Người viết ra đầu phải để cho người đọc biết đến HVA. Nếu cần thiết anh em có thể lập một Blog riêng chuyên đăng tải các bài viết có giá trị của HVA lên, như thế chẳng phải tránh cho người đọc tới các trang vớ vẫn hay sao? smilie
Em tham gia rất nhiều Forum IT nhưng chưa Comt ở Forum nào cả, có thì cũng chỉ 1-2 Cmt là cùng. Còn lại thì HVA là nơi cmt nhiều nhất. smilie Vì thế mà cũng hay bị ăn gạch. Nhưng có một điều là chưa bị chú Diêu gõ đầu hay nhắc nhở lần nào. Iu chú. HIHI 


--> có nhiều lần định "gõ đầu" bồ nhưng bỏ qua vì chưa nghiêm trọng đó smilie.

robokk wrote:

conmale wrote:

robokk wrote:


"Các ông giáo sư viết sách dạy tiếng Anh, tiếng Mỹ chẳng có mấy ông đi sát thực tế "người Việt nói tiếng Anh" cả. Các ông ấy chỉ dạy cách học (theo các ông là) tốt nhất. "

em có thể nói:

Thực tế 25 năm Bác học ở Úc khác hoàn toàn với thực tế ở VN, nên cái thực tế của Bác tuy thực tế mà lại ko phải là thực tế. Thực tế của Bác là kinh nghiệm tốt nhất cho những ai đã và đang làm việc trong môi trường tiếng anh!



 


---> chừng nào bạn chưa chứng minh được đoạn màu đỏ ở trên nó "khác" như thế nào thì chừng ấy bạn chỉ đoán mò và nguỵ biện. Tôi chỉ nhắc lại 1 điểm: dù có ở VN hay ở Úc hay ở bất cứ nước nào, người Việt Nam sinh ra ở Việt Nam rồi học ngoại ngữ (tiếng Anh) vẫn sẽ bị cùng một trở ngại về phát âm và accent.

Các thầy cô "đang dậy" ở VN không biết "dậy" như thế nào mà dân đi nước ngoài vào thời gian đầu là.... bơi vì nói dân bản xứ không hiểu. Ngay cả những người được huấn luyện kỹ để đi du học hoặc để làm việc vẫn không tránh khỏi. Đó là sự thật. Bạn cứ việc dùng những biện chứng khoa học để đánh đổ những sự thật tôi đưa ra. Đừng nói chuyện chung chung và không có bằng chứng. 


Bác nói em võ đoán nguỵ biện thì em có thể nói Bác bảo thủ dẫn tới u mê luôn luôn cho rằng mình đúng!
Bác nói em nói chung chung và ko có bằng chứng thì em có thể nói Bác nói 1 mà chỉ hiểu 1!
 

Tôi nói bồ nguỵ biện và tôi chứng minh cụ thể bồ nguỵ biện chỗ nào. Còn bồ nói rằng tôi bảo thủ dẫn tới u mê thì bồ chỉ nói suông mà không chứng minh được điều bồ nói. Bồ hãy chứng minh tôi bảo thủ và tôi nói sai đi, nếu không thì bồ còn vướng thêm một thứ nữa là mạ lị và chụp mũ.

Cụ thể hơn, bồ cần chứng minh là ở VN hoàn cảnh khác cho nên 3 điểm khó khăn về phát âm tôi đưa ra là sai và ở VN vì hoàn cảnh khác nên không bị hạn chế này.

robokk wrote:

đây là cái em ghét nhất khi làm việc nhóm, trước khi nêu ý kiến bao giờ cũng đả kích lẫn nhau trước rồi mới tính tiếp cái khác ^^!

mấy câu bên trên chỉ là em nói ra cho Bác hiểu để nhận xét hay phán xét 1 người rất dễ, chỉ cần 1 câu nói thì em cũng có thể nói họ thế này thế kia dc ngay, chứ ko có ý nói Bác gì đâu smilie
 

Tôi nhận xét rất chính xác bởi vì bồ chỉ cần phang 1 câu "ở VN hoàn cảnh khác" là xong. Đây là trò lấp liếm, tổng quát hoá và nguỵ biện. Nếu bồ là người rạch ròi thì bồ cần phải chứng minh cụ thể "ở VN hoàn cảnh khác" là khác như thế nào và nó ảnh hưởng thế nào đến chuyện phát âm tiếng Anh. Bồ phán trơn như vậy thì được xem là nguỵ biện mà thiên hạ thường nói là "chém gió" đó.

robokk wrote:

còn vấn đề Bác cần em chứng minh, nói ra thì dài dòng nhưng nếu tóm lại thì chỉ 2 chữ là đủ đó là "môi trường". ngay trong câu của em nói ở trên, cái chỗ Bác ko tô đỏ nó bổ sung cho cái chỗ tô đỏ, ai đọc cũng biết em muốn nói tới cài gì mà!
 

Tôi không hiểu bồ muốn nói tới cái gì, bởi vậy tôi mới cần bồ chứng minh. Ở đây chẳng có gì mà phải ẩn ý, úp mở cả.

robokk wrote:

1 vấn đề nữa là người như em học tiếng anh để nói chuyện với tụi "tây vàng, tây đen tây trắng" là chủ yếu, chứ hiếm khi có dịp nói vs người bản xứ, nếu có 1 phương pháp tốt mà tất cả mọi người "khác bản xứ" đều học và chấp nhận nó thì khi đó cái sai lại trở thành cái đúng, cái ko dc thừa nhận lại đựoc thừa nhận! 

Bồ nói là bồ học tiếng Anh để nói chuyện với tụi tây vàng, tây đen, tây trắng... chuyện này chẳng chứng minh là ở VN hoàn cảnh khác cho nên không có hạn chế chuyện phát âm. Tệ hơn nữa, nó càng chứng minh rằng bồ học kiểu đó thì nói chuyện xạ cạ chớ chẳng có chuẩn xác gì hết. Điều này càng chứng minh 3 điểm hạn chế tôi đưa ra là áp dụng khắp nơi chớ chẳng phải "ở VN hoàn cảnh khác" gì hết.

canon wrote:
Vấn đề sniff thì chắc có lẽ ai cũng biết đến. Nhưng tìm hiểu sâu về nó thì chắc có lẽ cũng ít người. Bọn em đang làm về đề tài sniff.
Tìm hiểu về các giao thức bị sniff trên các tầng của mô hình OSI 
Mọi người cho em ý kiến đề hoàn thiện hơn cái ạ. Em đang tìm tài liệu về phần các giao thức bị sniff mà không thấy. Mong các pro giúp đỡ 


Download wireshark về nghiên cứu thì sẽ thấy những giao thức bị sniff.

robokk wrote:
mình thuộc dạng tiếng anh dốt! mấy bữa nay có nhòm ngó topic này nghiên cứu và muốn học theo phương pháp của Doremon đưa ra!

Doremon có thể cho mình hỏi vài câu hơi cá nhân 1 tí ko? mình hỏi câu này để mình xác thực là bạn đã -đang làm theo phương pháp này và đã thành master rồi, để phương pháp này ko phải chỉ mang tính lý thuyết như Bác Comale nói! Bạn đã thành master chưa? đã từng dùng tiếng anh để nói chuyện với người nứoc ngoài chưa? đã dùng tiếng anh để học tập, vui chơi giải trí, làm việc chưa?

@Bác Comale em thấy mấy cái Bác phân biệt rất pro, nhưng thực tế của Bác ở Úc ko thể áp dụng cho bọn em ở VN được! giống như câu Bác nói:

"Các ông giáo sư viết sách dạy tiếng Anh, tiếng Mỹ chẳng có mấy ông đi sát thực tế "người Việt nói tiếng Anh" cả. Các ông ấy chỉ dạy cách học (theo các ông là) tốt nhất. "

em có thể nói:

Thực tế 25 năm Bác học ở Úc khác hoàn toàn với thực tế ở VN, nên cái thực tế của Bác tuy thực tế mà lại ko phải là thực tế. Thực tế của Bác là kinh nghiệm tốt nhất cho những ai đã và đang làm việc trong môi trường tiếng anh!

từ điều Bác nói và điều em nói thì => phương pháp của những thầy cô đang dậy ở Việt Nam ( đã có mấy chục năm học tiếng anh rất thực tế tại Việt Nam và đã thành công ở 1 mức độ nào đó) là tốt nhất cho người Việt Nam học tiếng anh? điều này đúng ko? câu trả lời của đa số mọi người là ko đúng! vậy sai ở đâu? theo em sai ở chỗ phương pháp tốt là phương pháp đã dc nghiên cứu, và dc thực tiễn chứng minh tốt cho mọi người trên thế giới (ngoài những nước sử dụng tiếng anh) học tiếng anh, chứ ko phải phương pháp dựa vào thực tế của bất kỳ ai!


 


---> chừng nào bạn chưa chứng minh được đoạn màu đỏ ở trên nó "khác" như thế nào thì chừng ấy bạn chỉ đoán mò và nguỵ biện. Tôi chỉ nhắc lại 1 điểm: dù có ở VN hay ở Úc hay ở bất cứ nước nào, người Việt Nam sinh ra ở Việt Nam rồi học ngoại ngữ (tiếng Anh) vẫn sẽ bị cùng một trở ngại về phát âm và accent.

Các thầy cô "đang dậy" ở VN không biết "dậy" như thế nào mà dân đi nước ngoài vào thời gian đầu là.... bơi vì nói dân bản xứ không hiểu. Ngay cả những người được huấn luyện kỹ để đi du học hoặc để làm việc vẫn không tránh khỏi. Đó là sự thật. Bạn cứ việc dùng những biện chứng khoa học để đánh đổ những sự thật tôi đưa ra. Đừng nói chuyện chung chung và không có bằng chứng.

thuongsonhuyetha123 wrote:
Có thể Admin mang trí tuệ của một nhà thám tử tư, nhìn đâu cũng thấy tội phạm. Nhân đây cũng xin thanh minh lại đôi lời một chút:
 

Nhảm. Tôi không mang "trí tuệ của một nhà thám tử tư". Tôi chỉ mang trí tuệ một người bình thường không bị một thứ giáo dục quái gở để biến mình thành một con người có những suy nghĩ ngô nghê và tội nghiệp.

thuongsonhuyetha123 wrote:

1. Ý thứ nhất hơi quá phô trương mình sửa lại là giúp ích cho các Website về giáo dục bằng cách tìm ra những lỗi có thể gây hại cho hệ thống và thông báo cho Admin của diễn đàn. Đó là vấn đề kỹ thuật nhưng giúp cho Website bảo mật hơn, an toàn hơn chẳng lẽ là vô dụng ? ( Những lỗi ở đây "mình" nói là bao gồm cả những lỗi kỹ thuật và lỗi về ý thức của rất nhiều bên và mình sẽ trình bày trong một bài viết hoàn chỉnh trong một thời gian tới )
 

Nếu giúp về bảo mật thì nói cho cụ thể là giúp bảo mật. Đừng đại ngôn đến cấp độ "giúp cho nền giáo dục". Nói vậy là nhảm.

thuongsonhuyetha123 wrote:

2. Ý 2 Admin đưa ra mình nói cũng không phải không có cơ sở vì nền giáo dục nước nhà chẳng phải đã đào tạo ra những "cao thủ" Toán học như Ngô Bảo Châu... phải nói là "cao thủ của cao thủ mới đúng". Ngành giáo dục là khởi nguồn cho tất cả những ngành khác, là bệ phóng của các ngành khác chắc là lại sai chứ ?
 

Tiếp tục nhảm. Ngô Bảo Châu được tụi Phớp đào tạo mới vang dôi tiếng tăm như thế. Mà cho dù nhờ nền giáo dục của ta có đào tạo nên Ngô Bảo Châu, 1 người trong 80 triệu thì có gì mà phải tự hào mà "tự sướng" đến cấp độ "cao thủ của những cao thủ"? Ngay cả cái chữ "cao thủ" còn không hiểu đúng và dùng đúng thì có thể hiểu và thấy cái gì cho đúng?

Ngành giáo dục là khởi nguồn cho tất cả các ngành khác (nói về mặt lý thuyết) nhưng bây giờ ngành giáo dục chỉ đào tạo ra những thằng bé ngây ngô là chính.

thuongsonhuyetha123 wrote:

3. Đối với con người có vấp ngã đau thì mới trưởng thành, chả có ai chỉ mới xước móng tay mà đã ngộ ra đạo lí. Mà phải đâm, phải chém đến trọng thương mới biết sợ mới thay đổi được. tưong tự như vậy phải có những "lỗi nguy hiểm" về cả ý thức và lỗi kỹ thuật Ex: Các lỗi của SQL Ịnection trên IIS Server 5.0 và 6.0 ...thì chúng ta mới tỉnh giấc vì thực sự sự quản lý quá lỏng lẻo của các Admin các Website giáo dục ( Điều này là do tôi tự tìm hiểu thực tế )
 

Chúc mừng bạn nhưng chuyện này chẳng dính dáng gì tới đại ngôn "đống góp cho nền giáo dục nước nhà" cả. Cũng chúc mừng thêm là nền giáo dục nước nhà quá ư là tốt đẹp đến độ nó gieo vào đầu bạn những thứ màu đỏ ở trên nhưng bạn lại thấy bình thường và bình thản.

thuongsonhuyetha123 wrote:

Ngay cả như Website này chẳng hạn..., tôi cũng thấy tồn tại một số yếu điểm có thể khai thác để chiếm quyền... hệ thống, nhưng mà bác đã nói như vậy thì thôi cứ để mấy người quản trị tìm ra dần dần vậy, không khéo mình lại vạ miệng.

Tôi sẽ trở lại trong một ngày gần đây.

 

Rất mong bạn chỉ ra những cái bạn gọi là "tồn tại một số yếu điểm có thể khai thác để chiếm quyền". Nếu không chỉ ra, bạn cứ việc mà... "chiếm quyền" để trở thành... "cao thủ".


Chán cho cái kết quả giáo dục.

GTB wrote:

conmale wrote:

GTB wrote:
Anh Conmale cho Em hỏi, đây là kinh nghiệm Anh tự viết ra hay là lấy ở đâu vậy ạ, Tại vì em thấy ở ngoài kia có mấy chỗ nó lấy bài này, mà k ghi rõ nguồn từ HVA ... nên Em bực mình , vì bài nào của anh và mọi người trên này đều chất lượng cả mà chúng nó k ghi nguồn smilie 


Anh không có thói quen lấy bài của người khác để đăng (và làm như bài của mình). 


ok anh , để em lên mấy trang kia cmt chửi cho bọn nó một trận, bọn mất dạy, copy mà k để là cái nguồn smilie
 


Kệ họ. Họ làm gì trái lương tâm thì chính họ thấy kẹt thôi.

thuongsonhuyetha123 wrote:
Chào mọi người !
Hôm nay mình muốn tạo ra một chủ đề mới một chút để mọi người cùng nhau "mổ xẻ" nhằm đống góp cho nền giáo dục nước nhà khi tiến ra biển lớn hội nhập Internet. Ai cũng biết rằng ngành " nhiều chữ " nhất, uyên bác nhất là ngành giáo dục. Tuy nhiên khi tham gia vào mạng internet thì nền giáo dục nước nhà sẽ vẫn là cao thủ ? Những lỗi chết người mà các Website giáo dục mắc phải là gì ? Cùng nhau thảo luận chúng ta cùng nhau đóng góp cho nền giáo dục trên đà hội nhập thế giới.

Hi vọng mọi người chung tay góp sức ! 


"đống góp cho nền giáo dục nước nhà" bằng cách tìm những lỗi nguy hiểm trong các website giáo dục?

"nền giáo dục nước nhà sẽ vẫn là cao thủ"? Nền giáo dục là cái gì mà là "cao thủ"?

"đóng góp nền giáo dục trên đà hội nhập thế giới" là tìm những lỗi nguy hiểm?

Càng lúc càng nản cho cái gọi là... "tương lai của đất nước" smilie.

GTB wrote:
Anh Conmale cho Em hỏi, đây là kinh nghiệm Anh tự viết ra hay là lấy ở đâu vậy ạ, Tại vì em thấy ở ngoài kia có mấy chỗ nó lấy bài này, mà k ghi rõ nguồn từ HVA ... nên Em bực mình , vì bài nào của anh và mọi người trên này đều chất lượng cả mà chúng nó k ghi nguồn smilie 


Anh không có thói quen lấy bài của người khác để đăng (và làm như bài của mình).

doremon-nobita wrote:

conmale wrote:

doremon-nobita wrote:


Những lo lắng của admin conmale hoàn toàn không có cơ sở nếu các bạn học theo phương pháp này.
 


Bạn không nên nói câu này với một người đã ở Úc 25 năm, mỗi ngày dùng tiếng Anh ít nhất là 10 tiếng và ngay cả nằm mơ cũng bằng tiếng Anh.

Đừng chủ quan và dựa vào những thứ lý thuyết để bác bỏ những nhận xét 100% thực tế. 


Có lẽ do bị ấn tượng với Admin conmale qua cuốn sách hacker 1.0, nên đối với Admin conmale thì Doremon có cảm giác thân hơn các Admin còn lại, nên nhiều khi nói không giữ lời, và Doremon nghĩ rằng Admin sẽ bỏ qua, vì dù sao Doremon cũng chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu của Admin. Nếu Admin conmale có cho rằng đó là vô lễ thì Doremon xin lỗi vì không chịu giữ ý tứ.

Dù sao thì topic này được lập ra cũng với ý định giúp đỡ người khác, và Doremon chỉ làm hết mình, không có vụ lợi cũng như ý đồ gì ở đây. Bản thân Doremon đã đầu tư rất nhiều thời gian để học Tâm Lí học, nên cách làm việc cũng như cách sống đều dựa trên tri thức của nó, bởi vì tâm lí con người là quyết định tất cả, nó chi phối đến hành động, đến cách suy nghĩ... của mỗi người... và từ đó nó ảnh hưởng đến cuộc đời của họ

Bởi vậy Doremon chỉ muốn mang lại cảm giác thích thú, cũng như ham học cho mọi người... mà không hề có ý định tranh hơn tranh thua gì ở đây. Cho nên trước hết nếu nói về tri thức thì Doremon không dám bàn, vì thấy mình còn nhỏ bé. Nếu nói về câu in đậm mà Admin đã chỉ trích thì Doremon được xin lỗi Admin vì "cảm giác thân quá thì làm tới"

Tào Tháo ngày xưa khi đi hành quân, toàn bộ họ đều bị khát, thế là Tào Tháo lừa mọi người và bảo rằng phía trước có rừng mơ, thế là ai nấy cũng chảy nước dãi và chạy thẳng về phía trước. Sau khi thoát khỏi nơi cần thoát thì rừng mơ không có, nhưng mục đích mà Tào Tháo muốn đã đạt được

Phương châm của Doremon cũng như vậy. Biết rằng cuộc đời này lắm chông gai, nhưng nếu ta có mục tiêu để đi tới thì sẽ khác. Biết rằng những lời nhận xét của Admin là đúng, nhưng đối với Doremon thì cái đúng này chỉ nên cho người ta thấy khi mà họ đã đủ bản lĩnh để giải quyết, còn bây giờ nhiều khi họ còn chưa đủ trình độ, mà đã bày ra khó khăn, thì hỏi có mấy ai đủ sức leo tới đích. Một lần nữa nhắc lại, phương châm của Doremon là vậy, cho nên không có ý định vô lễ với Admin khi mà Admin đã chịu góp ý 


Bồ lại suy diễn trật lất hết rồi.

Ở trên, khi tôi phân tích 3 hạn chế lớn nhất của người Việt khi nói tiếng Anh, tôi rút tỉa từ thực tế chớ chẳng phải từ sách vở và lý thuyết. Các ông giáo sư viết sách dạy tiếng Anh, tiếng Mỹ chẳng có mấy ông đi sát thực tế "người Việt nói tiếng Anh" cả. Các ông ấy chỉ dạy cách học (theo các ông là) tốt nhất.

Khi tôi đưa ra "in cờ đi bô" và "ìn cờ rế đi bồ", tôi chỉ muốn minh hoạ điểm nhấn trong phát âm chớ chẳng phải muốn truyền đạt cách phát âm. Chuyện phát âm như thế nào cho chỉnh thì cần âm thanh, cần luyện cẩn thận chớ không chỉ post vài dòng trên diễn đàn là đủ.

Khi tôi nói rằng:

"Bạn không nên nói câu này với một người đã ở Úc 25 năm, mỗi ngày dùng tiếng Anh ít nhất là 10 tiếng và ngay cả nằm mơ cũng bằng tiếng Anh."

tôi muốn nói về kinh nghiệm thực tế ngần ấy thời gian chớ chẳng phải nói đến chuyện tuổi tác hay kính trọng gì ở đây hết. Tôi chính là người đã từng vất vả học tiếng Anh, từng gặp phải bao nhiêu là khó khăn, đặc biệt là khía cạnh phát âm. Tôi cũng thấy hầu hết người Việt ở đây cũng bị dính y hệt. Có những người đã ở đây gần 40, họ nói và viết tiếng Anh cực kỳ lưu loát nhưng vẫn không thoát khỏi cái "Vietnamese accent" và đó là sự thật. Bồ cho rằng nhận xét của tôi "hoàn toàn không có cơ sở" là liều lĩnh bởi vì tôi không phải là Hai Lúa ở xó vườn chẳng biết một chữ tiếng Anh mà chỉ nói mò. Tôi có cái "cơ sở" sống, suy nghĩ và thậm chí nằm mơ bằng tiếng Anh suốt 25 năm nay. Cái mới lý thuyết từ trong sách kia mà bồ đọc được, luyện được (cho dù có hoàn hảo rồi) đi chăng nữa cũng không thể dùng để phán rằng những nhận xét thực tế của tôi là "hoàn toàn không có cơ sở".

Chỉ có một câu tiếng Việt đơn giản như trên mà không hiểu chính xác để phải suy diễn trật lất thì khi đụng ngoại ngữ sẽ ra sao?

Tôi không có quan niệm lớn bé, trọng khinh dựa theo tuổi tác. Cái gì hữu lý là hữu lý. Xin đừng đem chuyện kính trọng bởi vì tuổi tác ra đây. Chỉ nên nhận xét và phân tích một cách chính xác, khoa học. Tránh đại ngôn và vơ đũa như thế.

PS: những thứ như "I am in pain", "I am painting" là những thứ sơ đẳng và ăn gian (chẳng ai vác "pain" để phân biệt với "painting" cả). Một ví dụ đơn giản thôi: My car plate is ABC-A8. Dân Việt cứ phang thẳng "ây bi ci ây ây" và đám bản xứ cứ hiểu thành "ABC-AA". Thực tế có hàng triệu trường hợp chớ không phải những thứ như "pain" hay "paint".

doremon-nobita wrote:


Những lo lắng của admin conmale hoàn toàn không có cơ sở nếu các bạn học theo phương pháp này.
 


Bạn không nên nói câu này với một người đã ở Úc 25 năm, mỗi ngày dùng tiếng Anh ít nhất là 10 tiếng và ngay cả nằm mơ cũng bằng tiếng Anh.

Đừng chủ quan và dựa vào những thứ lý thuyết để bác bỏ những nhận xét 100% thực tế.

Jocker wrote:
Tiếng Việt vì sách kt tiếng Anh đọc rất đau đầu toét mắt.

Thôi, em nhận thua trong vụ thách đố này.

Em đang tìm hiểu về php vì trc h chỉ dừng lại ở việc cài cms và giao diện download trên mạng về, h muốn học về php, mong các đại ca trong diễn đàn giúp đỡ! 


Đây là cơ hội tốt nhất để thử nghiệm "đọc lướt" và "đi tắt đón đầu" đó. smilie . Sách và tài liệu về php nhiều vô kể. Chuyện còn lại là "đọc lướt" và cứ theo đó mà "đi tắt, đón đầu" thôi.

Jocker wrote:
Em cũng rất thích đọc sách.

Sách gì thì nên do anh chọn 1 quyển ebook vì em chọn sẽ ko khách quan.

Nhưng em cũng nói là có loại sách phải đọc kỹ và có loại sách chỉ cần đọc lướt.

Cứ đưa em đọc, 1 tuần cơ mà. nếu phải quyển em đọc rồi thì em sẽ thông báo (Sách phải viết bằng tiếng Việt) 


Rất tiếc, tôi chưa đọc cuốn sách kinh tế nào mà tiếng Việt hết. Bạn cứ chọn một cuốn nào đó là sách giáo khoa rồi cho tôi biết.

Jocker wrote:
Oh, không smilie

Em học kt chứ không học về kỹ thuật nên sách trên HVA về ngâm cứu kỹ cũng ko hiểu.

Em chỉ lên đây tìm hiểu về PHP & MýQL thôi!

Quản điểm của em, đi tắt đón đầu là gần giống như người ta dạy trẻ con ở ví dụ vừa rồi ấy, chứ không có nghĩa là lơ lửng như một ngọn cây ko có gốc

Thôi, em xin rút lui khỏi đề tài nay ạ! 


Bạn học kinh tế hả? Vậy bạn được quyền chọn bất cứ cuốn sách nào về kinh tế rồi cho tôi biết. Sau đó, bạn có quyền "đọc lướt" 1 tuần. Sau đó, tôi sẽ hỏi 3 câu có trong cuốn sách đó. Nếu bạn trả lời chính xác 3 câu đó, tôi công khai công nhận "đọc lướt" cũng là một cách trau dồi kiến thức hữu hiệu.

Thử không?

doremon-nobita wrote:

conmale wrote:
"Vd: who is he? đọc y chang là who is she? vì họ đọc từ is nối với he= i she. Còn làm sao phân biệt được thì lên cao mới biết "

---> không chính xác.

who is he đọc như là: hu i-zhi nếu đọc nối. Nếu đọc bình thường thì vẫn là hu iz hi.

who is she đọc như là: hu iz shi.

Sự khác nhau nằm ở chữ "z" hay chữ "sh". Một cái là izhi, 1 cái là izshi. 


Cảm ơn anh già đã ghé qua góp ý. Xem như Doremon biết thêm được 1 cách để phân biệt, riêng Doremon không phải bào chữa cho sự thiếu xót của mình, vì học thức là có hạn, nhưng xin được trình bày thêm

Có nhiều loại Tiếng Anh, nhưng Doremon chỉ biết được 2 loại chính là: Anh và Mỹ. Trong 2 loại này thì Doremon hầu như chỉ làm quen với Tiếng Anh của Mỹ, cho nên sự thiếu sót về cách đọc cũng như cách phân biệt là không tránh khỏi, vì mặc dù cũng là Tiếng Anh, nhưng mỗi nước thì có mỗi đặc điểm riêng

Như Tiếng Mỹ thì từ can đọc y chang là can't=cannot do âm e và a là đọc rất gần nhau. Cho nên đối với Tiếng Mỹ thì những từ như man vs men, can vs can't... Doremon rất khổ sở để phân biệt được chúng nếu chỉ dựa vào cái âm. Còn Tiếng Anh thì sự phân biệt về âm lại trở nên dễ dàng...

Còn về chữ viết thì cũng tương tự như color (Mỹ) vs colour (Anh)...

Đương nhiên trên thế giới không phải chỉ tồn tại mỗi 2 loại Tiếng Anh và Tiếng Mỹ, mà còn nhiều nữa. Cho nên bạn đọc nào am hiểu nhiều thì xin tận tình góp ý, Doremon xin tiếp thu 


Đặc tính của accent (thổ âm) hoàn toàn không phải là cách đọc nối. Cho dù accent có khác nhau, cách đọc nối (và đọc nuốt) cũng như nhau.

Người Việt bị kẹt khi nói và khi phát âm ở 3 điểm sau:

1. Không xác định trọng âm cho nên nói hay đọc cứ bị đều đều, phẳng lỳ. Ví dụ, chữ incredible người VN mình đọc là "in cờ rê đi bô" nhưng thật ra trọng âm nằm ở "cờ rế" cho nên phải đọc là "ìn cờ rế đi bồ".

2. Không phát âm rõ âm đuôi cho nên người bản xứ không hiểu mình nói cái gì. Ví dụ: paint (sơn) và pain (đau). Người Việt thường lờ âm đuôi "t" và "n" kia cho nên dân bản xứ không biết mình "đau" hay mình "sơn".

3. Không phát âm rõ các âm "th" (this, that, then...), "qu" (require, request...), "pr" (price, prize....) ...v..v...

Cấu trúc lưỡi hay miệng là một chuyện nhưng luyện vẫn được. Những đứa bé sang Mỹ, Úc, Anh.... từ nhỏ mặc dù sinh ở VN và có cha mẹ là người Việt vẫn phát âm chuẩn 100%.

Jocker wrote:
Đọc sách cũng có 5, 7 loại sách, có loại sách cần nghiên cứu, suy nghĩ nhưng cũng có loại sách đọc lướt qua cũng đủ để nắm hết những gì tác giả muốn nói.
 

Nguỵ biện.

Ngay cả học sách giáo khoa mà còn lướt thì nói chi chuyện 5, 7 loại sách mơ hồ nào đó?


Jocker wrote:

Về tư duy đi tắc đón đầu thì có lẽ Anh Admin đang có tư duy hơi cũ. Đi tắt đón đầu không có nghĩa là bỏ qua kiến thức cốt lõi, ví dụ điển hình cho việc này là bây giờ có nhiều trường đang dạy cho trẻ con biết đọc hết cả bài văn sau đó mới dạy nó đánh vần và phân tích thành phần câu. Điều này giúp thời gian đọc, viết chữ thành thạo giảm đi rất rất nhiều.

Cách đi tắt đón đầu đúng đắn sẽ giúp giảm thời gian tiếp thu kiến thức mà không bỏ qua cốt lõi. 

Không có kiến thức cốt lõi, không nắm được căn bản thì đi tắt cái gì và đón đầu cái gì?

Loại tư duy "đi tắt đón đầu" đã sản sinh hàng triệu cái đầu trống rỗng, chẳng có một tí kiến thức gì ra hồn cho nên phải xoa dịu bằng những trò thành thích, những thứ "đẳng cấp" gỉa tạo kia kìa.

Bạn muốn tôi test bạn không? Tôi cho bạn chọn bất cứ cuốn ebook nào trong mục "E-book" của HVA. Cho bạn "đọc lướt" trong 1 tuần và cho bạn "đi tắt, đón đầu" thế nào cũng được. Sau 1 tuần bạn quay lại đây, tôi chỉ hỏi bạn 3 câu thôi. Nếu bạn trả lời hoàn hảo 3 câu đó thì bạn chứng minh được quan điểm của bạn, nếu không, bạn chỉ chém gió vô ích. Thử không?
"Vd: who is he? đọc y chang là who is she? vì họ đọc từ is nối với he= i she. Còn làm sao phân biệt được thì lên cao mới biết "

---> không chính xác.

who is he đọc như là: hu i-zhi nếu đọc nối. Nếu đọc bình thường thì vẫn là hu iz hi.

who is she đọc như là: hu iz shi.

Sự khác nhau nằm ở chữ "z" hay chữ "sh". Một cái là izhi, 1 cái là izshi.

Jocker wrote:
Đọc lướt và đi tắt đón đầu theo tôi nghĩ là 2 cách tốt để nắm bắt kiến thức nhanh nhất.
 

Những gì được "nắm bắt" bằng cách đọc lướt và đi tắt đón đầu ở đây chỉ nằm ở mức độ thông tin chớ không thể được xem là kiến thức. Không có thứ kiến thức đích thực nào hình thành từ "lướt" và "đi tắt" cả.

Jocker wrote:

Đọc lướt vì một bài viết dài dòng nhưng chỉ tóm gọn lại ở một vài ý chính, vì vậy chỉ cần nắm bắt ý chính.
 

Cái này chỉ là "ý chính" chớ chẳng phải là kiến thức.

Đừng đánh đồng "thông tin", "ý chính" và "kiến thức". Đọc sách, học tập, nghiên cứu hoàn toàn không giống như đọc báo.

Jocker wrote:

Đi tắt đón đầu là một cách học rất hay khi trình độ của ta đang tụt quá xa so với những người khác. Tại sao phải bỏ công ra nghiên cứu từ đầu trong khi tài liệu và kiến thức về cái đó đã đầy rấy. Việc làm này sẽ chỉ khiến trình độ càng ngày càng tụt hậu. (trong đa số lĩnh vực) 

Đây là thái độ chắp vá và đối phó... cho kịp nhưng hoá ra càng lúc càng tụt lùi vì rỗng tuếch bên trong.

surfl0w wrote:

conmale wrote:


/8 là cái gì mà có .1.0 trong đó? 

Nó là subnet mask. 


Nó là subnet mask của network gì mà có .1.0 ?
 
Go to Page:  First Page Page 4 5 6 7 9 10 11 Page 12 Last Page

Powered by JForum - Extended by HVAOnline
 hvaonline.net  |  hvaforum.net  |  hvazone.net  |  hvanews.net  |  vnhacker.org
1999 - 2013 © v2012|0504|218|